Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hạch toán tscđ hh tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi thanh trì...

Tài liệu Hoàn thiện hạch toán tscđ hh tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi thanh trì

.DOC
85
75
50

Mô tả:

Lời nói đầu Tài sản cố định là yếu tố cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với mỗi doanh nghiệp, TSCĐ là bộ phận cơ bản của vốn kinh doanh, là hình thái biểu hiện của vốn cố định, nó thể hiện trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đồng thời là điều kiện cần thiết để giảm bớt sức lao động và nâng cao năng suất lao động. TSCĐ gắn liền với doanh nghiệp trong mọi thời kỳ phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của TSCĐ lại càng quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần ở việc có và sử dụng TSCĐ mà điều quan trọng là phải bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả các TSCĐ hiện có. Vì vậy các doanh nghiệp phải có chế độ quản lý thích đáng, toàn diện đối với TSCĐ từ tình hình tăng, giảm cả về số lượng và giá trị đến tình hình sử dụng, hao mòn và sữa chữa TSCĐ, phải sử dụng hợp lý, đầy đủ phát huy hết công suất của TSCĐ tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất trang bị và đổi mới công nghệ từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước cải thiện đời sống cho người lao động. Xuất phát từ đặc điểm riêng của TSCĐ là có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, cũng như vị trí quan trọng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi công tác kế toán TSCĐ ngày càng được chú trọng và nâng cao tạo điều kiện củng cố và hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ của nhà nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, đồng thời phát huy được khả năng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp thông qua trang bị TSCĐ. Việc thực hiện công tác kế toán tốt hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Việc thực hiện quản lý TSCĐ một cách khoa học không những giúp cho doanh nghiệp hạch toán TSCĐ một cách chính xác mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, chống thất thoát tài sản. Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô và giá trị TSCĐ tương đối lớn. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ, chính xác, kịp thời số lượng TSCĐ hiện có còng nh tình hình biến động TSCĐ, vốn khấu hao TSCĐ là một yêu cầu tất yếu hiện nay nhằm giảm bớt chi phí, tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Với mong muốn sử dụng những kiến thức học tập trong nhà trường kết hợp với hoạt động thực tiễn của một doanh nghiệp cụ thể, em chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán TSCĐ HH tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài của em gồm 3 phần chính: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp SX Chương II: Thực trạng hạch toán TSCĐ HH tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì Chương III: Hoàn thiện hạch toán TSCĐ HH tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì. Trong quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng kế toán tài chính cũng như sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn Tiến sỹ- Nguyễn Thị Lời đã giúp em hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên giữa lý luận và thực tiễn còn có một khoảng cách nhất định, tình hình TSCĐ trong năm Ýt biến động bản thân lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong muốn và chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp bổ sung của các anh chị phòng kế toán cũng như nhận xét đánh giá của giáo viên hướng dẫn Rất chân thành cảm ơn cô giáo và các anh chị! CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. I.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH (TSCĐHH) 1.1 Khái niệm tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH): -TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất ( từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐHH,tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị và những tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài theo quy định trong chế độ quản lý TSCĐHH hiện hành. Như vậy, tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được. Tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng của tài sản cố định hữu hình được nhà nước quy định tuỳ theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế trong thời gian nhất định. Theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của bé trưởng bé tài chính về giá trị và thời gian của tài sản cố định hữu hình hiện nay là: -Chắc chắn thu được lợi Ých kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. -Nguyên giá tài sản cố định phải được xác định một cách đáng tin cậy. -Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. -Có giá trị từ 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng trở lên). -Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tàu sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là mét tài sản cố định hữu hình độc lập. 1.2. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình: Khi tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh, tài sản cố định hữu hình có đặc điểm: -Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh từ khi bắt đầu sử dụng cho đến khi loại thải vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu của nó. - Trong quá trình tham gia sản xuất, tài sản cố định bị hao mòn dần về mặt giá trị. Phần giá trị này được chuyển dịch từng phần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua con đường khấu hao. Xuất phát từ đặc điểm này để kế toán quản lý về mặt giá trị. 1.3. Yêu cầu quản lý TSCĐ: -Do đặc điểm của TSCĐ như đã nói ở trên, cần phải quản lý chặt chẽ TSCĐ cả hiện vật và giá trị. Về hiện vật, cần phải quản lý chặt chẽ việc bảo quản, sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. Về mặt giá trị, cần phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong các doanh nghiệp. 1.4. Nhiệm vụ tổ chức hạch toán TSCĐ. Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 1. Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, việc hình thành và thu hồi các khoản đầu tư dài hạn nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư,việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. 2. Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tình hình trích lập và sử dụng các khoản giảm giá đầu tư dài hạn, tính toán, phân bổ chính xác số khấu hao và các khoản dự phòng vào chi phí sản xuất kinh doanh. 3. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về TSCĐ phát sinh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. 4. Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. II. Phân loại và đánh giá TSCĐ 1. Phân loại TSCĐ. TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy để thuận tiện cho việc quản lý sử dụng và hạch toán TSCĐ cần sắp xếp TSCĐ theo từng nhóm và theo những tiêu thức đặc trưng nhất định. Thông thường có các cách phân loại sau: 1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm TSCĐHH và TSCĐVH . *TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể đảm bảo đúng tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ quy định hiện hành như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc. *TSCĐ Vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng phản ánh một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã thực sự đầu tư xuất phát từ lợi Ých quyền hay đặc quyền của doanh nghiệp đại diện cho một quyền hợp pháp nào đó và người chủ sở hữu được hưởng quyền lợi kinh tế như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu và phát triển, bằng phát minh,sáng chế, chi phí về lợi thế thương mại. Phân loại theo hình thức này giúp cho người quản lý có mét cách nhìn tổng thể cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để xác định các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế. 1.2. Phân loại theo quyền sở hữu: Theo cách phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ tự có và TSCĐ đi thuê. * TSCĐ tự có: là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu, tặng. Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. * TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. + TSCĐ thuê tài chính: Là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê trao quyền quản lý và sử dụng trong hầu hết thời gian tuổi thọ của TSCĐ .Tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ đó. +TSCĐ thuê hoạt động: Là những tài sản đơn vị đ i thuê của đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng ký kết. 1.3.Phân loại theo nguồn hình thành: Căn cứ vào nguồn vốn dùng để đầu tư, mua sắm tài sản, TSCĐ được chia: -Tài sản đầu tư, mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng. -Tài sản đầu tư, mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung nh quỹ đầu tư phát triển, quỹ phóc lợi. -Tài sản thuộc nguồn vốn liên doanh do các bên tham gia liên doanh đóng góp. Cách phân loại này có thể giúp cho doanh nghiệp sử dụng và phân phối vốn khấu hao chính xác, hợp lý nh để trả tiền vay, trả vốn góp liên doanh, nép ngân sách. Ngoài ra trong kế toán tài chính còn có các cách phân loại TSCĐ khác nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp như phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế, theo tình hình sử dụng. 2.Đánh giá TSCĐ: Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng, TSCĐ được đánh giá theo 3 loại giá: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. 2.1Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ đó và đưa TSCĐ đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng. -TSCĐHH mua sắm: Nguyên giá TSCĐ HH mua sắm bao gồm giá mua ( (-) trừ các khoản được chiết khấu thương mại), các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử ( trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. -TSCĐ HH do đầu tư xây dùng cơ bản theo phương thức giao thầu: Đối với TSCĐ HH hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ ( nếu có). -TSCĐHH mua trả chậm: Trường hợp TSCĐHH mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐHH đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐHH ( vốn hoá) theo quy định của chuẩn mực “ chi phí đi vay”. -TSCĐ HH tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐHH tự xây dùng là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Các chi phí không hợp lý như nguyên vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ HH. -TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ HH không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của các TSCĐ HH nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điểu chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. -Nguyên giá TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ HH tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tù ( tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự trong cùng lĩnh vực kinh doanh). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi. Ví dô: Việc trao đổi các TSCĐ HH tương tù nh trao đổi máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ HH khác.  Các trường hợp đặc biệt khác: - Nguyên giá TSCĐ HH nhận của đơn vị khác góp vốn liên doanh, liên kết là giá trị vốn góp được hội đồng liên doanh chấp thuận (+) cộng với chi phí tiếp nhận ( nếu có). -Nguyên giá TSCĐ HH do được viện trợ, biếu tặng là giá thị trường của TSCĐ HH tương đương. - Nguyên giá TSCĐ HH do được cấp phát: + Cấp mới: Nguyên giá TSCĐ HH cấp mới (+) cộng với chi phí lắp đặt chạy thử mới. + Nhà nước cấp: Là giá trị còn lại của TSCĐ HH được cấp (+) cộng với chi phí lắp đặt chạy thử mới. + Cấp trên cấp: Là giá trị còn lại của TSCĐ HH được cấp (+) cộng với giá trị hao mòn luỹ kế (+) cộng với chi phí lắp đặt chạy thử mới. Việc ghi sổ TSCĐ theo nguyên giá cho phép đánh giá tổng quát năng lực sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ HH còn là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư ban đầu và xác định hiệu suất sử dụng TSCĐ HH. Kế toán TSCĐ HH phải triệt để tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá. Nguyên giá của từng TSCĐ HH trên sổ và báo cáo kế toán chỉ được xác định một lần khi tăng TSCĐ HH và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của TSCĐ HH ở doanh nghiệp trừ các trường hợp sau:  Xây dùng trang bị thêm một số bộ phận của TSCĐ HH.  Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực hoạt động và kéo dài tuổi thọ của TSCĐ HH.  Tháo bít một số bộ phận của TSCĐ HH làm giảm nguyên giá của TSCĐ HH.  Do nhà nước cho phép đánh giá lại TSCĐ HH ( tăng, giảm). 2.2. Đánh giá theo giá trị hao mòn: Là phần vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp coi nh đã thu hồi tại một thời điểm nhất định nào đó. Giá trị hao mòn = Nguyên giáTSCĐ HH - Giá trị còn lại củaTSCĐ HH 2.3. Đánh giá theo giá trị còn lại: - Là phần vốn đầu tư của doanh nghiệp chưa thu hồi được tại một thời điểm nhất định nào đó. - Giá trị còn lại ( còn gọi là giá trị kế toán) của TSCĐ HH là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế . Giá trị còn lại = Nguyên giá - Khấu hao luỹ kế . - Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại thì giá trị còn lại của TSCĐ cũng được xác định lại. Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại cho biết được số vốn cố định hiện có của đơn vị, biết được hiện trạng của TSCĐ cũ hay mới để có phương pháp đầu tư có kế hoạch bổ sung và hiện đại hoá TSCĐ. III. HẠCH TOÁN CHI TIẾT TSCĐ HH: 3.1. Chứng từ, thủ tục: a). Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01: TSCĐ). -Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để kế toán ghi sổ, thẻ TSCĐ nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm , được cấp phát, tặng biếu, viện trợ, nhận vốn góp liên doanh đưa vào sử dụng tại đơn vị ( không dùng trong trường hợp nhượng bán thanh lý hoặc thừa thiếu khi kiểm kê). - Phương pháp ghi: Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều chuyển tài sản cho đơn vị khác thì doanh nghiệp phải lập hội đồng giao nhận gồm có đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một uỷ viên. Biên bản giao nhận TSCĐ phải lập cho từng loại. Đối với TSCĐ từng loại, giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản sau đó phòng kế toán phải sao chụp cho mỗi đối tượng 01 bản để lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ này gồm có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ liên quan khác. Hồ sơ được lập thành 02 bộ: một lưu ở phòng kỹ thuật, một lưu ở phòng kế toán. b) Thẻ TSCĐ ( Mẫu 02: TSCĐ). - dùng để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. - Phương pháp ghi: Thẻ TSCĐ gồm 04 phần chính: + Các chỉ tiêu chung về TSCĐ nh: Tên, ký mã hiệu, quy cách, số hiệu. + Các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ: Từ khi bắt đầu hình thành TSCĐ và qua từng thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt các bộ phận và giá trị hao mòn đã trích qua các năm. + Ghi số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo. + Ghi giảm TSCĐ. Thẻ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận và được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. c) Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu 03: TSCĐ). - Dùng để xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ Trên sổ kế toán. - Phương pháp ghi: Khi có quyết định thanh lý TSCĐ,đơn vị phải lập ban thanh lý TSCĐ gồm có đại diện kỹ thuật, kế toán tài vụ, bộ phận sử dụng TSCĐ.Ban thanh lý TSCĐ sẽ tiến hành việc thanh lý tài sản và lập biên bản thanh lý TSCĐ. Biên bản phải ghi rõ kết quả thanh lý TSCĐ và có đủ chữ ký, họ tên của trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. d) Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn và hoàn thành ( Mẫu 03:TCSĐ). - Dùng xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ và bên thực hiện sữa chữa TSCĐ. Đây là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa TSCĐ. - Phương pháp ghi: Khi có TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao phải tiến hành lập biên bản giao nhận gồm đại diện bên thực hiện sửa chữa và đại diện bên có TSCĐ sửa chữa. Biên bản phản ánh nội dung việc sửa chữa và được lập thành 02 bản. Mỗi bên giữ một bản, sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ và lưu trữ. e) Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( Mẫu 04: TSCĐ ). - Dùng để xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ ghi sổ kế toán về chênh lệch ( tăng, giảm ) của TSCĐ. - Phương pháp ghi: Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ đơn vị phải thành lập hội đồng đánh giá TSCĐ. Sau khi đánh giá xong, hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong hội đồng ký, ghi rõ họ tên. Biên bản được lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ, 01 bản lưu cùng hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ. 3.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ HH: - Việc chi tiết TSCĐ nhằm cung cấp cho quản lý của doanh nghiệp các thông tin kịp thời, chi tiết và chính xác. Kế toán chi tiết TSCĐ sẽ cung cấp những thông tin về chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân loại TSCĐ theo địa điểm sử dụng, số lượng và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. Tình hình huy động và sử dụng TSCĐ cũng như tình hình bảo quản, trách nhiệm vật chất của các bộ phận và cá nhân trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Do đó việc tổ chức công tác kế toán chi tiết TSCĐ vừa phải dùa vào cách phân loại TSCĐ vừa phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu phân cấp quản lý, chế độ hạch toán kinh tế nội bộ áp dụng trong doanh nghiệp. - Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ bao gồm: + Đánh sè ( ghi số hiệu ) TSCĐ. + Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán và tại các đơn vị bộ phận sử dụng, quản lý TSCĐ. Mẫu biên bản bàn giao TSCĐ Đơn vị: Địa chỉ: Mẫu sè: 01- TSCĐ Ban hành theo QĐ số 186 TC/CĐKT Ngày 14 tháng 03 năm 1995 của bộ tài chính Biên bản giao nhận TSCĐ Ngày....tháng...năm Sè: Sè: Nợ: Có: Cã: Căn cứ quyết định số, ngày...tháng...năm của về bàn giao TSCĐ bàn giao nhận TSCĐ: - Ông, Bà...Chức vụ:....đại diện bên giao ...Chøc vô: ....®¹i diÖn bªn giao - Ông, bà...Chức vô: ....đại diện bên nhận ...Chøc vô: ....®¹i diÖn bªn nhËn - Ông, bà ...Chức vô: .....đại diện T T A Tên ký – mã hiệu Số hiệu B C Côn g Nước SX hay xây dùng Nă m sản xuất Nă m đưa vào sử dụn g suất đượ c tính Giá mua tính theo SX D 1 2 3 4 * * * * Tính nguyên giá TSCĐ Cướ Chi Nguyê n giá c phí phí TS vận chạy CĐ chu thử yển 5 6 7 Hao mòn TSCĐ Tỷ lệ Số haom đã òn % hao mò n 8 9 Tài liệu kỹ thuật kèm theo 10 * Địa điểm giao nhận TSCĐ.... . .. . . Xác nhận việc giao nhận TSCĐ nh sau: * DÔNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO TT Tên quy cách phụ tùng ĐVT Số lượng Giá trị A B C 1 2 Thủ trưởng đơn vịKế toán trưởngNgười nhận Người giao Ngêi nhËn Ngêi giao (ký họ tên, đóng dấu) (ký họ tên) (ký họ tên) tªn) (ký hä tªn) (ký hä tªn) KÕ to¸n trëng (ký họ tên) (ký hä Mẫu thẻ TSCĐ Mẫu sè 02- TSCĐ Đơn vị: Ban hành theo QĐ số 1141-TC/CĐKT Ban hµnh theo Q§ sè 1141-TC/C§KT Địa chỉ: Ngày 1 tháng 11 năm 1995 Ngµy 1 th¸ng 11 n¨m 1995 của Bộ tài chính cña Bé tµi chÝnh THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Sè:... Ngày.. .. tháng . .. năm.. .. .lập thẻ Kế toán trưởng (ký họ tên) Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ... .. .sè. .. .ngày. .. .tháng. .. năm. .. Tên, ký hiệu mã quy cách(cấp hạng) TSCĐ... .. . .. sè hiệu TSCĐ Nước sản xuất(xây dùng) năm sản xuất. . .. . . Bộ phận quản lý sử dông . . ...năm đưa vào sử dông.... . . Công suất (diện tích thiết kế) Đình chỉ sử dụng ngày.. . ..tháng... . .năm . . .. Lý do đình chỉ.... . .. . . Số hiệu Chứng từ A Nguyên giá TCSĐ Ngày tháng năm B Giá trị hao mòn Diễn giải Nguyên giá Năm C 1 2 Giá trị hao mòn 3 Cộng dồn 4  DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO TT Tên quy cách dụng cụ phụ tùng ĐVT Số lượng Giá trị A B C 1 2 Ghi giảm TSCĐ chứng từ sè:. .. . ngày . .. ...tháng.. .. ...năm. .. . Lý do giảm:. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. . Mẫu sổ chi tiết tài sản cố định SỔ CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Loại tài sản Ghi tăng TSCĐ Chứng từ Tên Nướ Th/ Số Ngày đặc c sản năm hiệu tháng điểm xuất đưa ký vào hiệu sử TS dụng Số hiệu tài sản Khấu hao Ng/giá Khấu hao Khấu tài sản Tỉ lệ Mức hao tính khấu khấu đến hao hao khi giảm Ghi giảm Chứng từ Số ngày hiệu tháng Cộng IV. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TSCĐ HH 4.1.Hạch toán tăng TCSĐ HH: 4.1.1.Tài khoản sử dụng: - TK 211” TSCĐ HH”: Phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ HH của doanh nghiệp theo nguyên giá. Kết cấu: Bên nợ: - Nguyên giá TSCĐ HH tăng do tăng TSCĐ - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ Bên có: - Nguyên giá TSCĐ giảm do TSCĐ giảm - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ HH hiện có ở đơn vị Tài khoản 211được mở thành các tài khoản cấp 2: + Tk 211.2: Nhà cửa, vật kiến trúc + Tk 211.3: Máy móc thiết bị + TK 211.4: Phương tiện vận tải, truyền dẫn + TK 211.5: Thiết bị, dụng cụ quản lý + TK 211.6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm + TK 211.8: TSCĐ khác - TK 214:” Hao mòn TSCĐ” Kết cấu: Bên nợ: Giá trị hao mòn của các TSCĐ giảm trong kỳ Bên có: Giá trị hao mòn của các TSCĐ tăng trong kỳ Dư ( có): Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ hiện có TK 214 có các tài khoản cấp 2 sau: + TK 214.1: Hao mòn TSCĐ HH + TK 214.2: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính + TK 214.3: Hao mòn TSCĐ VH - TK 242:” Chi phí trích trước dài hạn” Kết cấu: Bên nợ: Chi phí trích trước dài hạn phát sinh trong kỳ Bên có: Các khoản chi phí trích trước dài hạn phân bổ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Dư ( có): Các khoản chi phí trích trước dài hạn chưa tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của năm tài chính - TK 335:” Chi phí phải trả” Kết cấu: Bên nợ: Chi phí thực tế phát sinh Bên có: Trích trước chi phí Dư( có): Chi phí đã trích vào chi phí nhưng thực tế chưa phát sinh Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 411 và nhiều tài khoản liên quan khác - TK 411:” Nguồn vốn kinh doanh” Kết cấu: Bên nợ: Nguồn vốn kinh doanh giảm do trả vốn cho ngân sách, cho các bên liên doanh hoặc cho cổ đông Bên có: Nguồn vốn kinh doanh tăng do ngân sách nhà nước cấp, các bên tham gia liên doanh và các cổ đông góp vốn do bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh hoặc do nhận quà , viện trợ không hoàn lại Dư( có): Nguồn vốn kinh doanh hiện có ở doanh nghiệp Ngoài ra còn sử dụng TK 111” tiền mặt”, TK 112” Tiền gửi ngân hàng”, TK 331” phải trả người bán”, TK 341” vay dài hạn”, TK 241” xây dựng cơ bản dở dang”. Trường hợp doanh nghiệp nép thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán sử dụng TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ ( TK 1332- thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của TSCĐ). 4.1.2 Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ HH : a) Trường hợp tăng TSCĐ HH do mua sắm( được khấu trừ thuế GTGT), kế toán ghi: Nợ TK 211: Giá mua không thuế. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111,112,331,341: Tổng giá thanh toán. Nếu doanh nghiệp nép thuế theo phương pháp trực tiếp thì nguyên giá TSCĐ được tính theo tổng giá thanh toán. Đồng thời, căn cứ vào kế hoạch sử dụng nguồn vốn kế toán ghi: Nợ TK 441 : Nếu mua bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản. Nợ TK 414 : Nếu mua bằng quỹ đầu tư phát triển. Có TK 411 : Theo nguyên giá( không thuế). Nếu việc xây dựng, mua sắm TSCĐ được sử dụng bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản , ghi: Có TK 009( Ghi đơn) b) Tăng do trao đổi: - Trao đổi tương tự: Nợ TK 2141 : Giá trị đã hao mòn Nợ TK 211 : Giá trị còn lại của TSCĐ mang đi trao đổi Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ mang đi trao đổi - Trao đổi không tương tự: + Xoá sổ TSCĐ mang đi trao đổi gồm xoá nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại: Nợ TK 214( 2141): Giá trị đã hao mòn Nợ TK 811 Có TK 211 : Giá trị còn lại : Nguyên giá + Phản ánh giá trị hợp lý của TSCĐ nhận trao đổi: Nợ TK 211 : Giá trị hợp lý của tài sản nhận trao đổi Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 131 : Tổng giá thanh toán + Phản ánh giá trị hợp lý phải thu của TSCĐ mang đi trao đổi: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán Có TK 711: Giá trị hợp lý của TSCĐ mang đi trao đổi Có TK 333( 3331) : Thuế GTGT phải nép + Thanh toán số tiền thừa thiếu giữa hai bên trao đổi:  Nếu thiếu, doanh nghiệp trả thêm tiền: Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 111,112  Nếu thừa, doanh nghiệp đòi lại ghi: Nợ TK 111,112: ( Sè tiền đã thu thêm) Có TK 131: Phải thu của khách hàng c) Tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao: -Tự xây dựng, ghi : Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 241(2412) - Thuê ngoài xây dựng:  Phản ánh số tiền phải trả cho người nhận thầu xây dựng cơ bản: Nợ TK 241(2412) : Sè tiền phải trả Nợ TK 133 Có TK 331 : Thuế GTGT được khấu trừ : Tổng giá thanh toán  Khi bàn giao công trình hoàn thành: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 241( 2412) Đồng thời căn cứ vào kế hoạch sử dụng nguồn vốn, ghi: Nợ TK 414,441 Có TK 411 d) Tăng do nhận góp liên doanh, liên kết với đơn vị khác: Nợ TK 211: Nguyên giá( giá thoả thuận) Có TK 411: Nguyên giá e) Tăng do được tài trợ, biếu tặng: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 711 Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ HH được tài trợ, biếu tặng tính vào nguyên giá, ghi: Nợ TK 211: TSCĐ HH Có TK 111,112,331 f) Tăng do tự chế: - Khi sử dụng sản phẩm doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ HH sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155: Thành phẩm( nếu xuất kho ra sử dụng) Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang( nếu sản xuất xong đưa vào sử dụng ngay không qua kho) Đồng thời ghi tăng TSCĐ HH: Nợ TK 211: TSCĐ HH CóTK 512: Doanh thu nội bộ( doanh thu là giá thành thực tế của sản phẩm) - Chi phí lắp đặt, chạy thử liên quan đến TSCĐ HH, ghi: Nợ TK 211: TSCĐ HH Có TK 111,112,331 g) Tăng do chuyển từ công cụ dụng cụ thành TSCĐ: - Chuyển mới, ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 153( 1531): Nguyên giá - Chuyển công cụ dụng cụ đã sử dụng: Nợ TK 211 Có Tk 142, 242: Giá trị còn lại chưa phân bổ h) Tăng do được cấp phát: - Cấp mới: Nợ TK 211 Có TK 411: Nguyên giá - Cấp giá sử dụng: + Cấp trên cấp: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 2141: Giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 411 : Giá trị còn lại + Nhà nước cấp: Nợ TK 211 Có TK 411: Giá trị còn lại 4.2 Hạch toán giảm TSCĐ: a) Giảm do thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ: - Xoá sổ TSCĐ: Nợ TK 214( 2141): Giảm giá trị đã hao mòn Nợ TK 811 : Giá trị còn lại Có TK 211 : Nguyên giá - Phản ánh số thu, thanh lý nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 111,112,152: Sè thu không thuế Có TK 711 : Sè thu không thuế Có TK 333(3331): VAT đầu ra - Phản ánh chi phí thanh lý nhượng bán: Nợ TK 811:Chi phí vận chuyển, tháo gỡ,sửa chữa Có TK 111,112.... b) Giảm do chuyển cho đơn vị khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Nợ TK 214(2141): Giảm giá trị đã hao mòn Nợ TK 136( 1361): Chuyển cho thành viên( giá trị còn lại) Nợ TK 411 : Chuyển cho đơn vị khác theo quy định nhà nước Có TK 211: Nguyên giá c) Giảm do góp liên doanh, liên kết với các đơn vị khác: Nợ TK 214(2141): Giảm giá trị đã hao mòn Nợ TK 128(222): Giá trị vốn góp được chấp thuận Nợ TK 412 : phần chênh lệch Có TK 211 : Nguyên giá d) Giảm do chuyển thành công cụ, dụng cô: - Tài sản mới chưa sử dụng: Nợ TK 153(1531): Giá thực tế CóTK 211: nguyên giá - TSCĐ đã sử dụng: Nợ TK 214( 2141): Giá trị đã hao mòn Nợ TK 142,242: Giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá e) Giảm do kiểm kê phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân: Nợ TK 214( 2141): giảm giá trị đã hao mòn Nợ TK 138( 1381): Giá trị còn lại Có TK211 : Nguyên giá f) điều chỉnh giảm nguyên giá theo quy định của nhà nước: Nợ TK 412: Có TK 211: Chênh lệch giảm nguyên giá V/ HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ HH: 5.1: Hao mòn và khấu hao TCSĐ Trong quá trình tham gia vào sản xuất, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn này được biểu hiện dưới hai dạng: Hao mòn hữu hình và vô hình Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự giảm dần về mặt giá trị sử dụng và giá trị do chúng được sử dụng trong sản xuất hoặc do các yếu tố tự nhiên gây ra. Còn hao mòn vô hình là sự giảm giá của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao và chi phí thấp hơn. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra. Xét theo khía cạnh chi phí, khấu hao TSCĐ là sự biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn TSCĐ và chúng được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Việc trích khấu hao TSCĐ hiện nay phải tuân thủ theo nguyên tắc sau đây: - Mọi tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là TSCĐ của doanh nghiệp đều phải tiến hành trích khấu hao. - TSCĐ tăng hay giảm hoặc thôi sử dụng từ ngày nào trong tháng phải tính khấu hao tăng giảm, hoặc thôi khấu hao từ ngày đó của tháng. - TSCĐ đã khấu hao đủ ( thu hồi đủ vốn) mà vẫn còn sử dụng được thì doanh nghiệp không tính khấu hao cơ bản nữa. - Những TSCĐ khấu hao cơ bản chưa đủ ( chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư háng thì doanh nghiệp phải làm thủ tục thanh lý TSCĐ đó. Số thu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan