Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ea súp tỉnh đắk lắk

.PDF
109
640
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỖ THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN EA SÚP - TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỖ THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN EA SÚP - TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S HỒ HỮU TIẾN Đà Nẵng – Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả phương án trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công tình nào khác. Tác giả luận văn Đỗ Thị Thanh Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .................................................................. 1 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 2 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ................................................................ 3 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 3 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................. 3 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................ 6 1.1. TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU ..................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm nợ xấu .......................................................................... 6 1.1.2. Phân loại nợ xấu ............................................................................ 7 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ........................................................ 9 1.1.4. Hậu quả của nợ xấu ..................................................................... 12 1.2. CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NHTM ......................................... 15 1.2.1. Vai trò của công tác xử lý nợ xấu trong NHTM ......................... 15 1.2.2. Nội dung công tác xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM............. 16 1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác xử lý nợ xấu ................. 22 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác xử lý nợ xấu của NHTM . 24 1.3. CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ NHTM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............................................................................................. 30 1.3.1. Công tác xử lý nợ xấu của các NHTM nƣớc ngoài .................... 30 1.3.2. Công tác xử lý nợ xấu của các NHTM trong nƣớc ..................... 33 1.3.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................... 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 36 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK EA SUP – TỈNH DĂKLĂK ................................... 37 2.1. GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM VỀ CHI NHÁNH AGRIBANK EA SUP – TỈNH DĂKLĂK ............................................................................................. 37 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Agribank Ea Sup Tỉnh Dak Lak .................................................................................................. 37 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak ........................................................................................................... 39 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank Ea Sup Tỉnh Dak Lak giai đoạn 2011 – 2014 ............................................................. 40 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK EA SUP – TỈNH DAK LAK .................................................... 44 2.2.1. Tình hình nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak ......................................................................................................................... 44 2.2.2. Thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup – Tỉnh Dak Lak trong thời gian qua ................................................................ 50 2.2.3. Kết quả công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup – Dak Lak trong thời gian qua ........................................................................... 58 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK EA SUP – TỈNH DAK LAK ..................................... 61 2.3.1. Những thành công ....................................................................... 61 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ......................................... 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 71 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK EA SUP – TỈNH DAK LAK ................. 72 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................... 72 3.1.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ................................................................... 72 3.1.2. Định hƣớng xử lý nợ xấu của NHNo&PTNT tỉnh Dak Lak ...... 73 3.1.3. Định hƣớng hoạt động tín dụng và công tác xử lý nợ xấu của chi nhánh Agribank Ea Sup - Dak Lak ................................................................. 73 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK EA SUP - DAK LAK ................................................ 74 3.2.1. Tổ chức lại hoạt động của tổ xử lý nợ xấu.................................. 74 3.2.2. Tổ chức phân tích danh mục cho vay theo định kỳ .................... 75 3.2.3.Tăng cƣờng đôn đốc xử lý đối với từng khoản vay ..................... 75 3.2.4. Triển khai một số biện pháp xử lý nợ xấu chƣa đƣợc áp dụng... 76 3.2.5. Xây dựng quy trình xử lý nợ xấu thống nhất .............................. 78 3.2.6. Thực hiện cơ chế động viên và chế tài phù hợp ......................... 80 3.2.7. Các giải pháp khác ...................................................................... 81 3.3 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 83 3.3.1. Kiến nghị đối với Agribank Tỉnh Dak Lak ................................. 83 3.3.2. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam........................................ 84 3.3.3. Kiến nghị đối với NHNN, Chính phủ ......................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CN Chi nhánh CBTD Cán bộ tín dụng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc DPXLRR Dự phòng xử lý rủi ro HSX Hộ sản xuất NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTW Ngân hàng Trung ƣơng TCTD Tổ chức tín dụng TSBD Tài sản bảo đảm SXKD Sản xuất kinh doanh VN Việt Nam XLNX Xử lý nợ xấu XLRR Xử lý rủi ro DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 40 2.2 Nguồn vốn huy động của chi nhánh 41 2.3 Tình hình cho vay của chi nhánh 42 2.4 Tình hình cơ cấu nhóm nợ của chi nhánh 45 2.5 Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế 47 2.6 Phân loại nợ xấu theo thời hạn cho vay 48 2.7 Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồi đƣợc 59 2.8 Chi tiết kết quả XLNX theo các biện pháp xử lý nợ 59 2.9 Tỷ lệ tổn thất vốn của chi nhánh 61 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2012 – 2014 44 2.2 Tỷ lệ nhóm nợ theo mức độ nghiêm trọng 46 2.3 Tỷ trọng nợ xấu theo thành phần kinh tế 48 2.4 Tỷ trọng nợ xấu theo thời hạn vay 50 2.5 Tỷ trọng nợ xấu xử lý đƣợc theo cách thức xử lý nợ 60 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian vừa qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã và đang trải qua nhiều khó khăn và thách thức. Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo nhiều hệ lụy và gây ra không ít những hậu quả nghiêm trọng. Việc tăng trƣởng nóng tín dụng, sự lơ là buông lỏng quản lý, giám sát của Nhà nƣớc đã hình thành nên khối nợ xấu khổng lồ. Nợ xấu không những làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế mà còn ảnh hƣởng không nhỏ đến uy tín, chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Do vậy, xử lý nợ xấu là bƣớc đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam - một trong những NHTM nhà nƣớc lớn và có tầm ảnh hƣởng mạnh trong hệ thống tài chính ngân hàng những năm gần đây đã đến mức „Siêu khủng”. Nó không những gây ra những tổn thất rất lớn cho hệ thống ngân hàng nông nghiệp mà còn để lại những hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn vấn đề: “Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ea Súp - Tỉnh Đăk Lăk” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Góp phần hệ thống hoá lý luận cơ bản về công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại. - Phân tích, đánh giá công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak. Qua đó xác định những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế cùng nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak trong thời gian tới. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu - Nợ xấu là gì ? Nội dung của công tác xử lý nợ xấu của NHTM ? Các tiêu chí dùng để đánh giá kết quả công tác XLNX? Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác xử lý nợ xấu ? - Thực tế công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup – Tỉnh Dak Lak nhƣ thế nào ? Các biện pháp xử lý nợ xấu nào đang đƣợc áp dụng và kết quả ? Những hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu và nguyên nhân của những hạn chế đó ? - Chi nhánh Agribank Ea Sup – Tỉnh Dak Lak cần làm gì để hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu của mình trong thời gian đến ? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Lý luận về xử lý nợ xấu của NHTM và thực tiễn công tác xử lý nợ xấu của chi nhánh Agribank Ea Sup – Tỉnh Dak Lak. Phạm vi nghiên cứu : + Về nội dung: Đi sâu nghiên cứu công tác xử lý nợ xấu sau khi nợ xấu phát sinh. + Về không gian: Tại chi nhánh Agribank Ea Sup – Tỉnh Dak Lak . + Về thời gian: Căn cứ vào dữ liệu của 3 năm, từ năm 2012 đến năm 2014. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống nhƣ phƣơng pháp phân tích, kết hợp phƣơng pháp diễn giải và quy nạp, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp lịch sử xem xét vấn đề trong bối cảnh thời gian, không gian… để từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết các mục đích nghiên cứu của luận văn. Trong quá trình phân tích, tác giả sử dụng các bảng biểu, số liệu để so sánh, minh họa, rút ra những kết luận cần thiết. 3 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác xử lý nợ xấu của NHTM. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu của Chi nhánh Agribank EaSup – Tỉnh Dak Lak. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về công tác xử lý nợ xấu của NHTM. Chƣơng 2: Thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup – Tỉnh Dak Lak. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup – Tỉnh Dak Lak. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để đảm bảo quá trình nghiên cứu đề tài đúng hƣớng, tôi cũng tham khảo các công trình nghiên cứu trƣớc đây về xử lý nợ xấu nhƣ : 1/ Nghiên cứu của Lê Thị Hoài Diễm, luận văn thạc sỹ, năm 2012 với đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánh Đà Nẵng”. Luận văn đánh giá về rủi ro tín dụng, giải pháp phòng ngừa và kết quả xử lý nợ xấu. Tác giả đã đƣa ra đƣợc các giải pháp phòng ngừa nợ xấu nhƣ xây dựng mô hình nhận dạng, quy trình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập. Tác giả cũng đƣa ra các giải pháp xử lý nợ xấu nhƣ: giải pháp về phân loại nợ và trích lập xử lý quỹ dự phòng rủi ro, các giải pháp nhƣ chuyển nợ thành vốn góp, tiếp nhận quản lý, tái đầu tƣ….. 4 Tuy nhiên tác giả không nghiên cứu sâu vào vấn đề nhận dạng nợ xấu từ đó tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu hiệu quả hơn. 2/ Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền, luận văn thạc sỹ, năm 2012 với đề tài: “ Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lai”. Luận văn đánh giá rủi ro tín dụng, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, các giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu. Luận văn đƣa ra đƣợc các giải pháp hạn chế nợ xấu nhƣ: chấp hành đúng quy trình cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát, hạn chế giải ngân bằng tiền mặt….. Tuy nhiên tác giả không nghiên cứu sâu các giải pháp để tìm phƣơng án tối ƣu để xử lý các khoản nợ xấu. 3/ Nghiên cứu của Nguyễn Bá Diệp, luận văn thạc sỹ năm 2011 với đề tài: “Một số giải pháp xử lý nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Quảng Nam” Luận văn đã nghiên cứu nợ xấu, các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu, các biện pháp hạn chế nợ xấu phát sinh và xử lý nợ xấu nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất. Tác giả cũng đƣa ra các giải pháp xử lý nợ xấu nhƣ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, sử dụng tài sản đảm bảo…. Tuy nhiên tác giả chƣa đƣa ra đƣợc các dấu hiệu nhận biết nợ xấu cũng nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc tiêu chí đánh giá kết quả hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng. 4/ Nghiên cứu của Võ Hải Lan, luận văn thạc sỹ, năm 2013 với đề tài: “Hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà nẵng”. Luận văn đã bàn về các vấn đề rủi ro tín dụng, nợ có vấn đề, vai trò của công tác xử lý nợ có vấn đề trong NHTM. Từ đó tác giả đã đƣa ra đƣợc các 5 dấu hiệu, nguyên nhân của nợ có vấn đề để lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch xử lý nợ có vấn đề. Tác giả cũng đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề nhƣ: tổ chức lại hoạt động quản lý nợ có vấn đề, nhận cấn trừ tài sản, chuyển nợ thành vốn góp,vận dụng một số mô hình đo lƣờng rủi ro vỡ nợ để hỗ trợ công tác quản trị tín dụng….. 5/ Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Hồng Thảo, luận văn thạc sỹ năm 2013 với đề tài: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Tỉnh Quảng Nam”. Luận văn đã nghiên cứu rủi ro tín dụng, đƣa ra các nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng. Từ đó tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp xử lý nợ có vấn đề và xử lý tổn thất tín dụng nhƣ: cho vay thêm, bổ sung tài sản, sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu…. Tuy nhiên tác giả chỉ nghiên cứu mang tính chất sơ bộ, chƣa nêu đƣợc các giải pháp tối ƣu để quản trị tốt rủi ro tín dụng. Xử lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại đã đƣợc nghiên cứu trong một số đề tài khoa học trƣớc đây, tuy nhiên mục tiêu nghiên cứu dành nhiều sự quan tâm về phần lý luận chung và đề xuất các giải pháp mang tính tổng thể. Với luận văn cao học này, vấn đề xử lý nợ xấu của NHTM đƣợc xem xét, đánh giá dựa vào những cơ sở thực tiễn để đƣa ra những luận chứng tin cậy về xử lý nợ xấu của chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak hiện nay, những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế cần khắc phục, những giải pháp của xử lý nợ xấu … tác giả đánh giá yếu tố ứng dụng thực tiễn trong suốt quá trình nghiên cứu là mục tiêu quan trọng nhất của luận văn, bởi điều này thực sự có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu trong tƣơng lai của chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak . 6 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU 1.1.1. Khái niệm nợ xấu - Nợ xấu thƣờng đƣợc nhắc đến với các thuật ngữ “bad debt”, “nonperforming loan”, “doubtful debt”, tức là những món nợ không có khả năng hoàn lại, những món vay không thực hiện đúng hợp đồng hoặc có thể là nợ khó đòi. Hiện nay có một số khái niệm về nợ xấu nhƣ: - Khái niệm của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc: “Về cơ bản một khoản nợ đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, hoặc các khoản lãi chƣa trả từ 90 ngày trở lên đã đƣợc nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận, hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dƣới 90 ngày nhƣng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ đƣợc thanh toán đầy đủ”. - Theo một số tiêu chí của NHTW Liên minh châu Âu: nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ có những khoản vay quá hạn thông thƣờng không có khả năng thu hồi theo họp đồng mà còn có các khoản nợ chƣa quá hạn nhƣng tiềm ẩn các rủi ro dẫn đến việc có thể không thanh toán đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. - Khái niệm nợ xấu của Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF): trong Hƣớng dẫn tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia (IFRS)2, IMF đƣa ra định nghĩa về nợ xấu nhƣ sau: “Một khoản vay đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã đƣợc vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dƣới 90 ngày nhƣng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngƣời vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy 7 đủ (ngƣời vay phá sản). Sau khi khoản vay đƣợc xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên đƣợc xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi đƣợc lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi đƣợc khoản vay thay thế”. - Quan điểm của Việt Nam: Kể từ sau khi Quyết định 493/2005/ỌĐNHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đƣợc ban hành, Việt Nam mới thực sự đề cập đến khái niệm về nợ xấu. Nợ xấu theo khoản 6 Điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam: “Là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuấn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5)” Từ những khái niệm trên có thấy đƣợc sự tƣơng đồng trong cách nhận thức về nợ xấu giữa các định chế tài chính trên thế giới. 1.1.2. Phân loại nợ xấu a. Nợ xấu phân theo mức độ nghiêm trọng Căn cứ vào Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và điều 6 quyết định 18/2007/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, TCTD của NHNN Việt Nam nợ xấu đƣợc phân loại theo 3 nhóm nhƣ sau: - Nợ nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo Quy định tại điểm b Khoản này. + Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. 8 + Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này. - Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. + Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này. - Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. + Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. + Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo Quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này. b. Nợ xấu phân theo đối tượng khách hàng Trên cơ sở phân theo đối tƣợng khách hàng, nợ xấu có thể chia thành: - Nợ xấu của cá nhân/hộ: Bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân có nợ xấu tại ngân hàng. - Nợ xấu của doanh nghiệp: Là doanh nghiệp có nợ xấu tại ngân hàng. c. Nợ xấu phân theo thời hạn cho vay Căn cứ vào thời hạn vay vốn, nợ xấu có thể chia thành: 9 - Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn: Là những khoản nợ xấu có thời hạn vay dƣới 12 tháng. - Nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn: Là những khoản nợ xấu có thời hạn vay từ 12 tháng trở lên. 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu a. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh - Môi trƣờng tự nhiên: Khách hàng vay vốn gặp nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhƣ: thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh,...có thể làm phá sản cả một hệ thống kinh doanh và đặt ngƣời đi vay từng làm ăn có hiệu quả vào thế thua lỗ, mất khả năng trả nợ. - Môi trƣờng kinh tế: Môi trƣờng kinh tế tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại. Khi nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và sẽ có nhiều khả năng trả nợ cho NHTM. Ngƣợc lại khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị đình trệ, sức mua bị giảm sút, hàng hóa bị ứ đọng và tất yếu là sẽ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. - Môi trƣờng pháp lý, chính sách: Các chính sách vĩ mô của Chính Phủ cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của các NHTM. Nếu Chính Phủ theo đuổi mục tiêu tăng trƣởng kinh tế sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát, khi lạm phát tăng cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các khách hàng, gây khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hoặc thay đổi trong các cơ chế chính sách của Chính phủ nhƣ: thay đổi quy hoạch hạ tầng, thay đổi cơ chế lãi suất, chính sách thuế,...làm ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngƣời đi vay. Hậu quả là năng lực trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng sẽ giảm. Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động cho vay còn chƣa đầy đủ, rõ ràng, vấn đề này gây rất nhiều khó khăn cho các NHTM trong việc ngăn ngừa, phân 10 loại và xử lý các khoản nợ xấu. Hành lang pháp lý liên quan tới tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập, các quy định về kế toán, kiểm toán chƣa đủ khả năng và hiệu lực buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán chính xác, kịp thời gây nhiều khó khăn trong việc thẩm định cho vay của ngân hàng. b. Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Do sự yếu kém về trình độ phân tích tài chính của cán bộ tín dụng dẫn đến không có khả năng nhận diện đƣợc rủi ro, thực hiện chƣa nghiêm túc các quy định cho vay, đánh giá sai về khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của khách hàng. - Sự sa sút về đạo đức của CBTD và ngƣời phê duyệt tín dụng, thiếu tinh thần trách nhiệm, có tính cho vay vì lợi ích riêng. Ngân hàng chƣa có đƣợc cơ chế ràng buộc nghiêm khắc về trách nhiệm đối với những ngƣời thực hiện công tác cho vay nhƣ chịu trách nhiệm về tài sản, luật pháp liên quan đến khoản nợ xấu của ngân hàng hoặc làm thất thoát vốn của ngân hàng ... đây là một sự yếu kém trong chính sách tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. Nếu ngƣời ra quyết định cho vay không hoặc ít chịu trách nhiệm không chịu bất cứ ràng buộc nào về quyết định của mình, thì cán bộ tín dụng sẽ có thể không cần quan tâm nhiều đến công tác thẩm định, phân tích ... và đây là một trong những nguyên nhân gây ra nợ xấu tại các ngân hàng. - Hệ thống thông tin còn kém, chất lƣợng thông tin không tốt dẫn đến quá trình phân tích bị sai lệch, đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách hàng. - Chính sách tín dụng không họp lý, thể hiện ở các mục tiêu đầu tƣ tín dụng của ngân hàng về tăng trƣởng tín dụng, cơ cấu tín dụng không phù hợp. Mục tiêu tăng trƣởng về tín dụng có thể gây sức ép làm cho việc đầu tƣ tín dụng của ngân hàng chạy theo số lƣợng mà không đảm bảo chất lƣợng. Cơ cấu kinh tế là cơ cấu các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế; và nó tồn 11 tại một cách khách quan, vì vậy một khi ngân hàng không nắm đƣợc nó sẽ làm cho cơ cấu tín dụng không phù hợp, do đó không tạo nên sự bền vững trong chất lƣợng tín dụng. - Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chƣa phát huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD. - Cạnh tranh giữa các ngân hàng quá gay gắt thậm chí còn chƣa thật sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lƣợng các khoản vay. - Ngoài ra còn có nguyên nhân từ công tác bảo đảm tiền vay. Bản chất của bảo đảm tiền vay, là công cụ bảo đảm cho việc thực hiện trách nhiệm trong quan hệ vay vốn giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng thƣờng coi trọng tài sản thế chấp mà không quan tâm kỹ tới các điều kiện khác. Ngân hàng thƣờng yên tâm với tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh mà thiếu sự giám sát chặt chẽ đối với các khoản cho vay. Trong khi đó điều kiện đảm bảo về tài sản, không đƣợc duy trì phù họp với cam kết trong hợp đồng tín dụng do quyền sở hữu về tài sản của khách hàng không hợp pháp hoặc không còn giá trị pháp lý, hay tính khả mại của tài sản bị giảm sút vì tác động của nền kinh tế thị trƣờng. c. Nguyên nhân từ phía khách hàng - Đối với khách hàng là cá nhân/hộ: Do nguồn trả nợ của họ chủ yếu dựa vào lƣơng, từ việc kinh doanh và từ trồng trọt, chăn nuôi…. Vì vậy khi bị mất việc hoặc kinh doanh thua lỗ hoặc bị mất mùa, dịch bệnh… thì thu nhập của họ không đảm bảo để trả nợ. Hơn nữa do ngân hàng chỉ dựa chủ yếu trên thông tin mà khách hàng khai để tính toán, nên để vay đƣợc khách hàng có thể cung cấp thông tin không đúng về chi phí và thu nhập của mình. Việc khách hàng gặp phải những đột biến trong cuộc sống và trong công việc cũng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan