Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh wil...

Tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh williams sonoma việt nam

.PDF
135
1
109

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ ********* BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH WILLIAMS SONOMA VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Nhung MSSV : 1725106010087 Lớp : D17QC02 Ngành : Quản Lý Công Nghiệp Niên khóa : 2017 -2021 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thụy Vũ Bình Dương, tháng 11/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ ********* BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH WILLIAMS SONOMA VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Nhung MSSV : 1725106010087 Lớp : D17QC02 Ngành : Quản Lý Công Nghiệp Niên khóa : 2017 -2021 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thụy Vũ Bình Dương, tháng 11/2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin được cam đoan: Đề tài “Hoàn thiện công tác tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam” được tiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của mình và sự giúp đỡ không nhỏ từ phía Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam, dưới sự hưỡng dẫn nhiệt tình khoa học của Thạc Sĩ Trần Thụy Vũ. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bình Dương, tháng 11 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nhung LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được báo cáo tốt nghiệp này, trước hết tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến ThS. Trần Thụy Vũ người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài và những gì đạt được hôm nay, tôi không thể quên được công lao giảng dạy và hướng dẫn của các giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn các anh chị trong Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam đã hỗ trợ cho tôi có cơ hội cọ sát thực tế, cung cấp cho tôi những tài liệu và thông tin bổ ích trong quá trình thực tập cũng như nghiên cứu, xin cảm ơn những người bạn đã đóng góp ý kiến, chia sẻ tài liệu, động viên hỗ trợ tôi để hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu có hạn và trình độ của bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Do đó tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 11 năm 2020 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................................2 3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu .........................................................................4 4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................6 4.1 Đối với doanh nghiệp ................................................................................................ 6 4.2 Đối với lao động ........................................................................................................7 4.3 Đối với xã hội ............................................................................................................7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................8 5.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 8 5.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................8 6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................8 7. Kế hoạch thực hiện ......................................................................................................9 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................11 1.1 Tuyển dụng nhân lực ............................................................................................... 11 1.1.1 Khái niệm tuyển dụng .......................................................................................... 11 1.1.2 Khái niệm quá trình tuyển chọn ...........................................................................11 1.1.3 Mục đích và vai trò của công tác tuyển dụng ....................................................... 12 1.1.4 Nguyên tắc tuyển dụng ......................................................................................... 13 1.1.5 Nguồn và phương pháp tuyển dụng .....................................................................15 1.1.5.1 Đối với nguồn tuyển mộ từ bên trong doanh nghiệp.........................................15 1.1.5.2 Đối với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài doanh nghiệp ........................................16 1.1.6 Các hình thức phỏng vấn ...................................................................................... 17 1.1.6.1 Phỏng vấn theo mẫu .......................................................................................... 17 1.1.6.2 Phỏng vấn theo tình huống ................................................................................17 1.1.6.3 Phỏng vấn theo mục tiêu ...................................................................................17 1.1.6.4 Phỏng vấn không chỉ dẫn ..................................................................................17 1. 1.6.5 Phỏng vấn hội đồng .......................................................................................... 18 1.1.6.6 Phỏng vấn căng thẳng ........................................................................................ 18 1.1.6.7 Phỏng vấn theo nhóm ........................................................................................ 18 i 1.1.7 Kế hoạch tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp .............................................19 1.1.7.1 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng .........................................................................19 1.1.7.2 Tổ chức thực hiện tuyển dụng nhân lực ............................................................ 24 1.1.7.3 Kiểm tra, đánh giá công tác tuyển dụng ............................................................ 30 1.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp..................... 31 1.1.8.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .................................................................31 1.1.8.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.................................................................33 1.2 Phát triển nguồn nhân lực ........................................................................................ 35 1.2.1 Khái niệm .............................................................................................................35 1.2.2 Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực..............................................36 1.2.3 Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ..................................37 1.2.4 Các phương pháp đào tạo ..................................................................................... 39 1.2.4.1 Đào tạo tại nơi làm việc ..................................................................................... 39 1.2.4.2 Đào tạo theo phương thức từ xa ........................................................................41 1.2.5 Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................................................43 1.2.5.1 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực ..............................................43 1.2.5.2 Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực. ..........................................44 1.2.5.3 Triển khai thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển ........................................45 1.2.5.4 Đánh giá kêt quả đào tạo và phát triển nhân lực ...............................................46 1.3 Mối quan hệ giữa tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực ...................................47 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH WILLIAMS SONOMA VIỆT NAM .............................................................................................................................. 48 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam....................48 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty .................................................................................48 2.1.2 Tổng quan về công ty ........................................................................................... 49 2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................50 2.1.4 Một số hình ảnh sản phẩm của công ty ................................................................ 51 2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty...................................................................................53 2.1.5.1 Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận .......................................................... 53 2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam .......................................................................................... 61 ii 2.2.1 Thực trạng của công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam ............................................................................................................................... 61 2.2.1.1 Đặc điểm về nhân sự trong Công ty trong giai đoạn vừa qua ........................... 61 2.2.1.2 Nguồn và hình thức tuyển dụng hiện tại của công ty ........................................67 2.2.1.3 Quy trình tuyển dụng hiện tại của công ty ........................................................ 69 2.2.1.4 Kết quả đạt được trong công tác tuyển dụng của Công ty ................................ 77 2.2.1.5 Những điều cần khắc phục trong công tác tuyển dụng của Công ty .................78 2.2.2 Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Williams - Sonoma Việt Nam trong thời gian qua ............................................80 2.2.2.1 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện tại của Công ty .......................................................................................................................................80 2.2.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ..................................................................................................................................89 2.2.2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Williams Sonom Việt Nam ...............................................................................92 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH WILLIAMS SONOMA VIỆT NAM ................................................................................................ 95 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ............................................95 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự ........................... 95 3.2.1 Đề xuất kế hoạch tuyển dụng ...............................................................................95 3.2.2 Đầu tư cho quảng bá hình ảnh của Công ty.......................................................... 96 3.2.3 Xây dựng thang đo thử việc .................................................................................98 3.2.3 Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyển dụng ..............................100 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân sự ...........101 3.3.1 Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đạo tạo ...................................................101 3.3.2 Hoàn thiện quá trình đánh giá sau khóa đào tạo.................................................104 3.3.3 Tạo động lực cho người được đào tạo và người làm công tác đào tạo. .............107 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................110 PHỤ LỤC ...................................................................................................................111 iii 1. Mô tả công việc và tiêu chuẩn tuyển dụng đối với một số vị trí công việc cụ thể hiện tại của Công ty .............................................................................................................111 1.1 Kỹ thuật viên màu (Finishing Technician) ............................................................111 1.2 Nhân viên ngành hàng, nội thất (Merchandiser, Furniture) ..................................113 1.3 Đảm bảo chất lượng sản xuất chì (Lead Production Quality Assurance) .............115 2. Hồ sơ dự tuyển.........................................................................................................118 3. Hợp đồng lao động ..................................................................................................122 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Chú thích 1 WSI 2 MOQ 3 PO 4 BHXH Bảo hiểm xã hội 5 BHYT Bảo hiểm y tế 6 TD Tuyển dụng 7 DN Doanh nghiệp 8 NNL 9 BHTN Williams - Sonoma Vietnam LLC Công Ty TNHH Williams - Sonoma Việt Nam Minimum Order Quantity Số lượng đặt hàng tối thiểu Purchase order Đơn đặt hàng, bưu điện Nguồn nhân lực Bảo hiểm thất nghiệp v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 4 Bảng 2: Kế hoạch thực hiện ............................................................................................ 9 Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển......................................................... 36 Bảng 2.1: Cơ cấu số lượng nhân lực từ năm 2011 đến nay...........................................61 Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính từ năm 2017 đến nay ....................................62 Bảng 2.3: Cơ cấu nhân sự theo trình độ cấp bậc từ năm 2017 đến nay ........................ 63 Bảng 2.4: Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi và thâm niên công tác ........................... 64 từ năm 2017 đến nay .....................................................................................................64 Bảng 2.5: Tình hình biến động nhân sự ........................................................................66 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động được tuyển dụng từ các nguồn năm 2017 đến nay ............68 Bảng 2.7: Xác định nhu cầu tuyển dụng qua các năm ..................................................70 Bảng 2.8: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu .........................................................................76 Bảng 2.9: Bảng thống kê nhu cầu đào tạo của công ty TNHH Williams - Sonoma Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2020 ..................................................................................81 Bảng 2.10: Tỉ lệ nhân viên được đi đào tạo so với tổng số nhân viên .......................... 85 Bảng 2.11: Số lượng người lao động được đào tạo qua các năm tại công ty ................86 Bảng 2.10: Bảng thống kê chi phí bình quân cho một người được đào tạo ..................89 Bảng 3.1: Đề xuất kế hoạch tuyển dụng ........................................................................96 Bảng 3.2: Bảng kế hoạch thực hiện ...............................................................................97 Bảng 3.3: Đề xuất xây dựng bảng báo cáo công việc ...................................................98 Bảng 3.4: Bảng đánh giá sau thời gian thử việc ............................................................ 99 Bảng 3.5: Bảng kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ......................100 Bảng 3.5: Bảng đánh giá thực hiện công việc .............................................................102 Bảng 3.6: Bảng khảo sát thăm dò về nhu cầu đào tạo .................................................103 Bảng 3.7: Phiếu đánh giá khóa học .............................................................................105 vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Sơ đồ quy trình tuyển dụng ...........................................................................19 Hình 1.2: Sơ đồ quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ..................................43 Hình 2.1: Logo công ty ..................................................................................................48 Hình 2.2: Tổng quan về công ty ....................................................................................48 Hình 2.3: Lò nướng .......................................................................................................51 Hình 2.4: Máy xay sinh tố ............................................................................................. 51 Hình 2.5: Ghế sofa ngoài trời Manchester ....................................................................52 Hình 2.6: Bộ khăn trải giường ....................................................................................... 52 Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức của công ty .............................................................................53 Hình 2.8: Biểu đồ cột thể hiện cơ cấu số lượng nhân sự từ năm 2011 đến nay ............61 Hình 2.9: Biểu đồ cột thể hiện cơ cấu nhân sự theo giới tính .......................................62 từ năm 2017 đến nay .....................................................................................................62 Hình 2.10: Biểu đồ cột thể hiện cơ cấu nhân sự theo trình độ cấp bậc ......................... 63 từ năm 2017 đến nay .....................................................................................................63 Hình 2.11: Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động phân theo độ tuổi năm 2017 ...........65 Hình 2.12: Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động phân theo độ tuổi năm 2020 ...........65 Hình 2.13: Biểu đồ cột thể hiện cơ cấu lao động được tuyển dụng từ các nguồn năm 2017-2020 ...................................................................................................................... 68 Hình 2.14: Sơ đồ tuyển dụng hiện tại của công ty ........................................................ 69 Hình 2.15: Mẫu thông báo tuyển dụng của công ty ...................................................... 72 Hình 2.16: Thông báo tuyển dụng tại Linked In ........................................................... 73 Hình 2.17: Thông báo tuyển dụng tại trang sự nghiệp của công ty .............................. 74 Hình 2.18: Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ..........................................80 Hình 2.19: Biểu đồ cột thể hiện số lượng nhân viên được đào tạo ............................... 84 từ năm 2018 - 2020 ........................................................................................................84 Hình 2.20: Biểu đồ tròn thể hiện số lao động được đào tạo năm 2018 ......................... 87 Hình 2.21: Biểu đồ tròn thể hiện số lao động được đào tạo năm 2019 ......................... 87 Hình 2.22: Biểu đồ tròn thể hiện số lao động được đào tạo năm 2020 ......................... 87 vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân lực là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ một đơn vị doanh nghiệp nào. Không một đơn vị nào có thể tồn tại nếu không có nguồn nhân lực đáp ứng được sự hoạt động và vận hành của bộ máy công ty. Nguồn nhân lực là vốn quý nhất của bất cứ một xã hội hay một tổ chức nào. Chỉ khi nào nguồn nhân lực được tuyển dụng đầy đủ và sử dụng một cách có hiệu quả thì tổ chức ấy mới có thể hoạt động một cách trơn tru và đạt được những thành công như mong đợi. Hoạt động của mỗi tổ chức đều chịu ảnh hưởng và chịu sự chi phối bởi các nhân tố và mức độ ảnh hưởng khác nhau qua các thời kỳ, nhưng nguồn nhân lực vẫn luôn giữ được vai trò quyết định trong hoạt động của bất cứ tổ chức nào. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng của mình thì nguồn nhân lực trong các tổ chức cũng phải ngày càng tự hoàn thiện để có thể đáp ứng được những nhu cầu đặt ra. Các doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì phải tìm mọi cách để trang bị cho mình đội ngũ lao động lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng thời nhiều công việc và một trong số đó là công tác tuyển dụng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp có thể nâng cao cả về mặt số lượng và chất lượng đội ngũ lao động trong công ty, đồng thời cũng tạo điều kiện để có thể thu hút và gìn giữ được lao động tới công ty làm việc và cống hiến. Tuyển dụng, đào tạo và phát triển là công tác thu nhận người lao động vào làm việc tại công ty đồng thời đào tạo những kỹ năng và kiến thức để người lao động có thể vận dụng chúng một cách linh hoạt vào quá trình thực hiện công việc thường ngày. Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa và tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, con người đang được coi là nguồn tài sản vô giá và là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cũng như các tài sản khác, tài sản con người cần được mở rộng và phát triển. Như vậy việc tuyển dụng nguồn nhân lực có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp, đây là quá trình “đãi cát tìm vàng”, nếu một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên không đủ năng lực cần thiết để đáp ứng theo đúng yêu cầu công việc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản trị và hoạt động kinh 1 doanh của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến tình trạng không ổn định về mặt tổ chức, thậm chí gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, gây xáo trộn trong doanh nghiệp, lãng phí chi phí kinh doanh…Tuyển dụng nhân viên không phù hợp sau đó lại sa thải họ không những gây tốn kém cho doanh nghiệp mà còn gây tâm lý bất an cho các nhân viên khác. Và quan điểm về phát triển vốn nhân lực ở trình độ cao. Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao là phát triển vốn quý của đất nước; thứ hai, lao động có trình độ cao là lao động sáng tạo và rất phức tạp; thứ ba, xã hội phải tạo động lực làm việc cho lao động có trình độ cao; thứ tư, giáo dục đào tạo là một nhân tố quan trọng bậc nhất đối với phát triển nhân lực trình độ cao; thứ năm, sử dụng lao động hiệu quả là yếu tố quan trọng thúc đầy phát triển vốn nhân lực trình độ cao; cuối cùng, đảm bảo quyền lựa chọn việc làm của lao động trình độ cao cũng như có tác động thúc đẩy phát triển nhân lực trình độ cao. Tại Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “…nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển và tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ”, “…con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết đñịnh sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hoá…”. Đại hội Đảng lần thứ X cũng nhấn mạnh: “ phát triển mạnh kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức ”. Chính vì những lý lo đó tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực tại Công Ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam” làm báo cáo tốt nghiệp. 2. Tổng quan nghiên cứu Đề cập đến vấn đề tuyển dụng cũng như phát triển nhân sự thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Trên nhiều phương diện và góc độ khác nhau, với quy mô khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau, có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Luận văn Tiến sỹ “Nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” năm (2011) của Đoàn Gia Dũng đã đưa ra được số liệu cụ thể về nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các khu công nghiệp, chế xuất 3 năm gần đây. Từ đó, tác giả đã phân tích khá sâu những thực trạng, nguyên nhân biến động nhu cầu lao động qua các năm. Điểm nổi bật của bài viết là tác giả đi sâu phân tích thực trạng nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các khu công nghiệp và số nhân viên được tuyển mới 2 tương ứng với nhu cầu tuyển dụng là bao nhiêu? Qua đó thấy rõ được thực trạng thiếu hụt hay dư thừa lao động để đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho thực trạng đó. Theo tác giả, khâu xác định nhu cầu tuyển dụng là vô cùng quan trọng để định hướng tiếp theo cho công tác tuyển dụng nhân lực tại các doanh nghiệp nói chung. Một nghiên cứu khác liên quan đến công tác tuyển dụng của các tác giả Lê Thị Lan, Lê Quang Hiếu, Nguyễn Thị Huyền được đăng trên tạp chí Kinh tế và phát triển, số 182 (II) tháng 8 năm 2012, trang 86-90 với nội dung “Giải pháp thu hút lao động đáp ứng nhu cầu phát triển của khu kinh tế Nghi Sơn đến năm 2020”. Các tác giả nhận định chính sách thu hút lao động của khu kinh tế đầy tiềm năng này vẫn chưa thực sự hấp dẫn, những lao động cần thu hút vẫn chưa tiếp cận một cách đầy đủ được với thông tin và chính sách về lao động của khu kinh tế, cuộc sống của người lao động đang làm việc tại khu kinh tế còn nhiều khó khăn. Bài viết khẳng định khâu thông báo tuyển dụng trong công tác tuyển dụng là hết sức quan trọng, cần đa dạng hóa các nguồn tuyển dụng để mọi người dân được tiếp cận với thông tin chung. Bài viết đã chỉ ra được một số hạn chế trong công tác thu hút nhân sự, từ đó trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp để thu hút lao động đáp ứng nhu cầu phát triển của khu kinh tế Nghi Sơn đến năm 2020. Nghiên cứu “Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực” của tác giả Tạ Ngọc Hải (2011), bài viết đã trình bày các phương pháp đánh giá nguồn nhân lực với các nội dung như chất lượng, cơ cấu, kết quả lao động… tùy theo mục đích, yêu cầu mà việc đánh giá phải đáp ứng. Để việc đánh giá thực hiện một cách khoa học, chuẩn xác từ đó lại các kết quả tích cực có thể dự kiến trước. Nghiên cứu “Phát triển Nguồn nhân lực Chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh” của Võ Thị Kim Loan (2015). Nghiên cứu đã nêu lên những yêu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, những bài học kinh nghiệm đúc rút từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước bạn bè như Hàn Quốc, Trung Quốc, và Malaysia. Ngoài việc phân tích thực trạng nguồn nhân lực, bài học kinh nghiệm, nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh hội nhập. Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định” của tác giả Nguyễn Văn Chiến (2013), hệ thống hóa những lý luận về nguồn 3 nhân lực thông qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời dự báo về phát triển nguồn nhân lực trong tương lai, đề ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định trong thời gian tới. Như vậy, mỗi nghiên cứu của các tác giả nêu trên đều có những cách viết khác nhau nhưng đều hướng tới mục đích góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng cũng như phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức nói chung. Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng chỉ nêu lên một phần hoặc một số vấn đề liên quan đến tuyển dụng nhân lực, chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến quy trình tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực mới tuyển một cách hợp lý và hiệu quả. Hơn nữa, tại Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về tuyển dụng và phát triển nhân lực, với mục tiêu nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty, tác giả chọn vấn đề “Hoàn thiện công tác tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực tại Công Ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam” để nghiên cứu và viết báo cáo tốt nghiệp của mình. 3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu Bảng 1: Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu STT Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu - Mục đích của đề tài này là nghiên - Nguồn số liệu thu thập từ sách báo, cứu, phân tích những cơ sở lý thuyết Internet, các website và được thu thập của vấn đề tuyển dụng và phát triển từ các báo cáo của các luận văn lưu 1 nhân sự, cũng như thực trạng hoạt động giữ ở một số trường, các ấn phẩm tuyển dụng và phát triển của phòng định kỳ, các báo cáo tốt nghiệp và các Nhân sự tại Công Ty TNHH Williams công trình nghiên cứu có liên quan … - Phương pháp nghiên cứu tại bàn Sonoma Việt Nam. - Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng hiện tại nhằm phát hiện được những ưu nhược của vấn đề tuyển dụng 2 và phát triển nhân sự, cũng như thực trạng hoạt động tuyển dụng và phát triển của phòng Nhân sự tại Công Ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam. 4 - Nguồn số liệu thu thập từ các phòng ban của Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam phòng hành chính – kế toán, từ các phòng ban có liên quan, Website của công ty. - Phương pháp phân tích: Phân tích qui trình công tác tuyển dụng nhân sự, những số liệu mà phòng nội vụ cung cấp. Kết hợp với lý thuyết để phân tích từng vấn đề, từ đó rút ra kết luận một cách chính xác và đưa ra các giải pháp sát thực - Phương pháp tổng hợp: Qua các số liệu thống kê từ đó tổng hợp, phân tích số liệu, từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm của hoạt động tuyển dụng nhân lực ở Phòng nhân sự tại công ty. Qua việc nghiên cứu này, tôi mong muốn được đóng góp một số giải pháp tham khảo đối với phòng nhân sự trong vấn đề tuyển dụng và phát triển nhân sự, từ đó có thể phần nào thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá và thực hiện công tác tuyển dụng và phát triển nhân sự - Tham khảo ý kiến của một số cán bộ 3 theo hướng tích cực và có hiệu quả làm công tác tuyển dụng liên quan hơn. Giúp Công ty TNHH Williams đến đề tài ở phòng Nhân sự. Sonoma Việt Nam có nguồn nhân lực ổn định, năng động để công ty hoàn thành các mục tiêu đề ra trong kinh doanh, phát triền bền vững trong tương lai. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. 5 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1 Đối với doanh nghiệp Tuyển dụng tốt giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất, bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm ra người thực hiện công việc có năng lực, phẩm chất để hoàn thành công việc được giao. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa. Chất lượng của đội ngũ nhân sự tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp, tuyển dụng nguồn nhân lực tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra “đầu vào” của nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ nhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhân sự của doanh nghiệp. Tuyển dụng nguồn nhân lực tốt giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp và hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh đã định. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực sẽ đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo sát sự tiến hoá và phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp có một lực lượng lao động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thế giới đang dần chuyển sang một phương thức sản xuất mới, hùng hậu hơn trước đây, nền kinh tế đã làm cho các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải thích ứng tốt đối với môi trường kinh doanh và phải đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ càng nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng và công tác này còn làm cải thiện được mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới xoá bỏ được sự thiếu hiểu biết, sự tranh chấp, sự ngăn chặn sự căng thẳng, mâu thuẫn tạo ra bầu không khí đoàn kết thân ái cùng phấn đấu phát triển. Để đạt được hiệu quả cao hơn và khả năng công tác tốt hơn. Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế. 6 4.2 Đối với lao động Tuyển dụng nguồn nhân lực giúp cho người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ thêm về triết lý, quan điểm của các nhà quản trị, từ đó sẽ định hướng cho họ theo những quan điểm đó. Trong điều kiện sự phát triển của khoa học công nghệ, người lao động luôn phải nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp chuyên môn để không bị tụt hậu. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp họ nâng cao kiến thức và tay nghề giúp họ tự tin hơn làm việc có hiệu quả hơn. Phát huy khả năng, khám phá khả năng của từng ngưười, trở nên nhanh nhẹn đáp ứng sự thay đổi của môi trường. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có nhiều tác dụng, nó giảm bớt đợc sự giám sát. Vì đối với người lao động được đào tạo họ có thể tự giám sát. Giảm bớt được những tai nạn lao động, bởi vì nhiều tai nạn xảy ra là do những hạn chế của con người là do những hạn chế của trang thiết bị hay những hạn chế về điều kiện làm việc. 4.3 Đối với xã hội Giúp cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội: người lao động có việc làm, có thu nhập, giảm bớt gánh nặng xã hội như thất nghiệp và các tệ nạn xã hội khác. Đồng thời việc tuyển dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp còn giúp cho việc sử dụng nguồn lực của xã hội một cách hữu ích nhất. Đối với một quốc gia, giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia và khả năng cạnh tranh quốc tế của các quốc gia đó. Ngoài ra công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực còn có ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội, nhờ có hoạt động này mà người lao động không những nâng cao được tay nghề mà còn tăng sự hiểu biết về pháp luật. Đây mạnh sự hợp tác và phát triển trong đoàn thể và góp phần cải thiện được thông tin giữa các nhóm và cá nhân trong xã hội, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, các doanh nghiệp có vị trí hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, mà ngày nay các nhà quản lý giỏi không chỉ dừng lại các chương trình đào tạo có tính chất đối phó mà họ có nhãn quan nhạy cảm, nhìn xa trông rộng trong nhiều năm tới. Để chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai, thực tế đã khẳng định những doanh nghiệp nào thích ứng một cách năng động với những thay đổi thì nhất định sẽ thành công. 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này tôi đi sâu nghiên cứu về công tác tuyển dụng và phát triển nhân sự trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Qua đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tuyển dụng và phát triển nhân lực ở phòng nhân sự tại Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động tuyển dụng và phát triển nhân lực tại phòng nhân sự tại Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam để từ đó đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong gia đoạn 2019 -2020 khi nền kinh tế gặp khó khăn bởi dịch Covid 19 và những giải pháp được đề xuất áp dụng trong tương lai. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ tháng 08 năm 2020 đến tháng 11 năm 2020. Do giới hạn về thời gian, nên đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu về thực trạng tuyển dụng và phát triển nhân lực ở phòng nhân sự tại Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam trong những năm gần đây. Đồng thời phân tích các số liệu thu thập từ phòng hành chính nhân sự cung cấp. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trong khi thực hiện đề tài này tôi khảo sát tại tại Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam, nơi mà phòng nhân sự đã thực hiện việc tuyển dụng nhân sự. 6. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Williams Sonoma Việt Nam Phần kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 8 7. Kế hoạch thực hiện Bảng 2: Kế hoạch thực hiện Tiến độ STT Nhiệm vụ Tháng 8 1 1 2 Định 3 4 1 2 hướng nghiên cứu Xác định đề tài Hoàn 3 2 Tháng 9 thành đề cương chi tiết Hoàn thành phần mở đầu 4 và Chương 1: Cơ sở lý thuyết Giảng viên góp ý hoàn 5 thiện phần mở đầu và chương 1 Chỉnh sửa phần mở đầu, 6 chương 1 và hoàn thành 2: chương Thực trạng Giảng 7 góp chỉnh viên ý và sửa 9 3 Tháng 10 4 1 2 3 Tháng 11 4 1 2 3 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất