Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư x...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sở xây dựng tỉnh quảng bình

.PDF
126
525
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------------------- ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG – SỞ XÂY DỰNG TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ THỊ HƯƠNG LAN Huế, năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đặng Thị Phương Thảo, xin cam đoan rằng: - Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu. - Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Đặng Thị Phương Thảo i LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Huế, phòng Đào tạo sau đại học đã tận tình giúp đỡ tôi về mọi mặt suốt quá trình học tập và nghiên cứu trong thời gian qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô giáo Tiến sĩ Hồ Thị Hương Lan – người trực tiếp hướng dẫn đã định hướng và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo, các cán bộ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình, các Doanh nghiệp trong ngành xây dựng ở tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu, tìm kiếm thông tin cho việc hoàn thành luận văn. Cuối cùng, một lần nữa xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo, các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Mặc dù, bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những sai sót, tôi mong nhận được sự đóng góp chân thành của Quý Thầy, Cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Đặng Thị Phương Thảo ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ THỊ HƯƠNG LAN Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG – SỞ XÂY DỰNG TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý dự án là một hình thức đầu tư trong một thời gian dài chính vì thế việc tính toán của dự án cũng như các vấn đề nảy sinh thường xuyên xảy ra. Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng được thực hiện Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn có liên quan, tạo nên một quy trình đầu tư tương đối khép kín và kết quả đã tạo ra những sản phẩm dự án được đánh giá có chất lượng, đạt được hiệu quả đầu tư. Trong thời gian qua, công tác quản lý dự án vẫn còn những tồn tại, bất cập thể hiện ở tiến độ thi công bị kéo dài, chất lượng công trình chưa đảm bảo, các hình thức và phương pháp quản lý còn lõng lẽo chưa chặt chẽ ảnh hưởng đến chi phí quản lý. Do vậy, việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án là cần thiết để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn tìm hiểu thực tế công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình nhằm có những giải pháp đề xuất hợp lý, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ. 2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu được tìm hiểu, thu thập tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình giai đoạn 2010-2016 * Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập từ việc khảo sát các bên liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thông qua phiếu điều tra. * Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp so sánh - Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng; Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2016. Qua đó, xác định những điểm mạnh, hạn chế và tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý trong thời gian qua. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. iii MỤC LỤC Lời cam đoan............................................................................................................... i Lời cám ơn ................................................................................................................. ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ............................................................. iii Mục lục...................................................................................................................... iv Danh mục các bảng biểu ........................................................................................... ix Danh mục các hình vẽ ............................................................................................... xi PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 5. Kết cấu luận văn......................................................................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...............................................................................................5 1.1. Lý luận về dự án đầu tư xây dựng........................................................................5 1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng ......................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng................................................................6 1.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng.......................................................................7 1.1.4. Các giai đoạn hình thành dự án đầu tư xây dựng............................................10 1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng ..........................................................................13 1.2.1. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng .................................................13 1.2.2. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng ..................................................15 1.2.3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng ....................................................17 1.2.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng.......................................................17 1.2.4.1 Quản lý thời gian thực hiện dự án.................................................................18 1.2.4.2 Quản lý chi phí dự án ....................................................................................18 iv 1.2.4.3 Quản lý định mức dự toán, giá và chỉ số giá xây dựng.................................20 1.2.4.4 Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng...................................................22 1.2.4.5 Quản lý rủi ro ................................................................................................22 1.2.4.6 Quản lý cung ứng (mua sắm) cho dự án .......................................................22 1.2.4.7 Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường ..........................................23 1.2.5. Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng .....................................23 1.3. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng...................26 1.3.1. Các nhân tố chủ quan ......................................................................................26 1.3.1.1. Bộ máy của Ban quản lý dự án ....................................................................26 1.3.1.2. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý dự án (theo quy định của pháp luật và kỹ năng mềm)............................................................................................................26 1.3.1.3. Văn hóa trong Ban quản lý dự án.................................................................26 1.3.1.4. Cơ chế chính sách ........................................................................................27 1.3.1.5. Khả năng cấp vốn cho dự án ........................................................................27 1.3.2. Các nhân tố khách quan ..................................................................................27 1.3.2.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án .........................................................27 1.3.2.2. Môi trường của dự án...................................................................................28 1.3.2.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng.....................................................................................................................28 1.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng..........................29 1.4.1. Chất lượng công trình .....................................................................................29 1.4.2. Tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành......................................................30 1.4.3. Chi phí .............................................................................................................30 1.4.4. An toàn lao động .............................................................................................30 1.4.5. Bảo vệ môi trường...........................................................................................31 1.5. Kinh nghiệm về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại một số địa phương ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình .................................31 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý dự án ĐTXDCB ở một số địa phương .........................31 v 1.5.1.1. Kinh nghiệm trong công tác QLDA tại tỉnh Nghệ An .................................31 1.5.1.2. Kinh nghiệm trong công tác QLDA tại Thành phố Đà Nẵng ......................32 1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình..........................................32 1.5.2.1. Tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án ........................................................32 1.5.2.2. Chất lượng thực hiện....................................................................................33 1.5.2.3. Chi phí thực hiện dự án ................................................................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG – SỞ XÂY DỰNG TỈNH QUẢNG BÌNH ...............................................................................................34 2.1. Tổng quan về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình ...............................................................................................................34 2.1.1. Giới thiệu chung về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình ...............................................................................................................34 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình ......................................................................35 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức..............................................................................................36 2.1.3. Thực trạng về nguồn nhân lực của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình ..............................................................................................38 2.1.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình ..............................................................................................40 2.1.5. Đánh giá kết quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình ......................................................42 2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình...........................................................44 2.2.1. Các dự án đầu tư xây dựng trong thời gian từ năm 2010-2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ........................................................................................................44 2.2.1.1. Các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng...................44 2.2.1.2. Các dự án đầu tư xây dựng đang triển khai thực hiện..................................45 vi 2.2.2. Tình hình thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình..........................................47 2.2.2.1. Quản lý về tiến độ thực hiện triển khai dự án đầu tư xây dựng ...................47 2.2.2.2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng ..................................................................51 2.2.2.3. Quản lý về chất lượng xây dựng ..................................................................56 2.2.2.4. Quản lý rủi ro ...............................................................................................59 2.2.2.5. Quản lý cung ứng (mua sắm) cho dự án ......................................................60 2.2.2.6. Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường .........................................62 2.3. Đánh giá của các bên liên quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình............................63 2.3.1. Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác quản lý dự án.......................................63 2.3.1.1 Mô tả mẫu điều tra ........................................................................................64 2.3.1.2. Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác chuẩn bị dự án ..................................65 2.3.1.3. Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác giải phóng mặt bằng.........................66 2.3.1.4. Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác điều hành dự án ................................68 2.3.1.5. Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán công trình ..................................................................................................................69 2.3.2. Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác quản lý dự án .........70 2.3.2.1 Mô tả mẫu điều tra ........................................................................................70 2.3.2.2. Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác giải phóng mặt bằng....................................................................................................................71 2.3.2.3. Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác tư vấn đấu thầu, lựa chọn nhà thầu ......................................................................................................72 2.3.2.4. Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác giám sát chất lượng công trình ........................................................................................................73 2.3.2.5. Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác quản lý hợp đồng các gói thầu tư vấn, xây lắp.......................................................................................75 2.3.3. Đánh giá của bên nhà thầu thi công về công tác quản lý dự án ......................76 2.3.3.1 Mô tả mẫu điều tra ........................................................................................76 vii 2.3.3.2. Đánh giá của nhà thầu thi công về công tác nghiệm thu và đưa vào sử dụng....77 2.3.3.3. Đánh giá của nhà thầu thi công về công tác kiểm soát hồ sơ quản lý chất lượng công trình ........................................................................................................78 2.3.3.4. Đánh giá của nhà thầu thi công về công tác giám sát chất lượng công trình...................................................................................................................79 2.4. Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng Quảng Bình.......................................................................80 2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ........80 2.4.2. Tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng .................81 2.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................................83 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG – SỞ XÂY DỰNG TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................................................................85 3.1. Định hướng trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình................................................85 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình.............................86 3.2.1 Nhóm giải pháp theo nội dung quản lý dự án ..................................................86 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý .....................................................94 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................98 1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................98 2. KIẾN NGHỊ .........................................................................................................100 PHỤ LỤC................................................................................................................103 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLDA ĐTXD - SXD QB ...................36 Bảng 2.1. Tình hình nhân lực của Ban Quản lý dự án.........................................38 Bảng 2.2. Bảng thống kê thiết bị phục vụ công tác quản lý dự án ......................41 Bảng 2.3. Bảng thống kê các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý dự án .............41 Bảng 2.4. Tổng số các dự án giai đoạn 2010-2016 .............................................43 Bảng 2.5. Các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ..........44 Bảng 2.6. Các dự án đầu tư xây dựng đang được triển khai................................45 Bảng 2.7. Tiến độ thực hiện các dự án ................................................................49 Bảng 2.8. Bảng tình hình thực hiện quản lý chi phí các dự án giai đoạn 2010 – 2016 .....................................................................................................52 Bảng 2.9. Tình hình quản lý chi phí dự án ..........................................................54 Bảng 2.10. Đánh giá về chất lượng công trình của các dự án ...............................57 Bảng 2.11 Thống kê một số rủi ro trong quản lý..................................................60 Bảng 2.12. Thống kê một số sai sót trong quản lý cung ứng (mua sắm) cho dự án giai đoạn 2010-2016............................................................................61 Bảng 2.13. Thống kê một số sự cố liên quan đến an toàn lao động giai đoạn 2010-2016............................................................................62 Bảng 2.14. Một số thông tin của chủ đầu tư ..........................................................64 Bảng 2.15. Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác chuẩn bị dự án .........................65 Bảng 2.16. Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác giải phóng mặt bằng ................66 Bảng 2.17. Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác điều hành dự án .......................68 Bảng 2.18. Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán công trình.............................................................................................69 Bảng 2.19. Một số thông tin của cán bộ làm tại Ban Quản lý dự án .....................70 Bảng 2.20. Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác giải phóng mặt bằng ..............................................................................................71 ix Bảng 2.21. Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác tư vấn đấu thầu, lựa chọn nhà thầu........................................................................72 Bảng 2.22. Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác giám sát chất lượng công trình...........................................................................73 Bảng 2.23. Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác quản lý hợp đồng các gói thầu tư vấn, xây lắp........................................................75 Bảng 2.24. Một số thông tin của Nhà thầu thi công ..............................................76 Bảng 2.25. Đánh giá của nhà thầu thi công về công tác nghiệm thu và đưa vào sử dụng .....................................................................................................77 Bảng 2.26. Đánh giá của nhà thầu thi công về công tác kiểm soát hồ sơ quản lý chất lượng công trình...........................................................................78 Bảng 2.27. Đánh giá của nhà thầu thi công về công tác giám sát chất lượng công trình .....................................................................................................79 x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng........................................10 Hình 1.2. Chu trình quản lý dự án [17] .....................................................................15 Hình 1.3. Tổng hợp ba chiều Thời gian – Chi phí – Chất lượng [17] ......................16 Hình 1.4. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư dự án [7]....................................19 Hình 1.5. Các chủ thể tham gia quản lý dự án ..........................................................23 xi PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư là hoạt động chính quyết định sự tăng trưởng và phát triển, trong đó công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là khâu then chốt. Để đảm bảo hoạt động đầu tư có hiệu quả, việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư ngày càng được chú trọng và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể thấy, quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó đòi hỏi sử dụng tương đối lớn nguồn lực tài chính cũng như con người. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Vậy nên, việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định. Đầu tư dự án có xây dựng là một hình thức đầu tư trong một thời gian dài chính vì thế việc tính toán của dự án cũng như các vấn đề nảy sinh thường xuyên xảy ra. Sự khác biệt cơ bản đó là năng lực xác định vấn đề và quản lý chúng trong các dự án, đặc biệt các dự án có đầu tư xây dựng cơ bản: bằng việc thiết lập một quy trình quản lý hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để có thể xác định và hạn chế cũng như lường trước được những nảy sinh trong thực hiện. Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng được triển khai thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn có liên quan, tạo nên một quy trình đầu tư tương đối khép kín và đồng bộ. Do đó, kết quả là tạo ra những sản phẩm dự án được đánh giá có chất lượng, đạt được hiệu quả đầu tư. Không thể phủ nhận rằng, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án 1 mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý dự án ở nhiều địa phương vẫn còn những tồn tại, bất cập thể hiện ở một số điểm: tiến độ thi công bị kéo dài, chất lượng công trình chưa đảm bảo, các hình thức và phương pháp quản lý còn lỏng lẽo chưa chặt chẽ ảnh hưởng đến chi phí quản lý. Chính vì thế hoạt động quản lý các dự án xây dựng đã trở thành hạt nhân cơ bản trong cơ chế quản lý của Ban Quản lý dự án nhằm nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Do vậy, việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án là cần thiết để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn tìm hiểu thực tế công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình nhằm có những giải pháp đề xuất hợp lý, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình, nghiên cứu hướng đến đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng; - Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng giai đoạn 2010-2016; - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình. * Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu này tập trung đánh giá công tác quản lý đầu tư XDCB đối với các dự án đầu tư xây dựng (những dự án đã hoàn thành thuộc nhóm B, nhóm C) của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Xây dựng Quảng Bình trên địa bàn tỉnh. - Không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Xây dựng Quảng Bình. - Thời gian: Nghiên cứu tiến hành đánh giá dựa trên số liệu thứ cấp của đơn vị nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2016, số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 12/2017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu * Đối với dữ liệu thứ cấp Dữ liệu liên quan đến công tác quản lý dự án được tìm hiểu, thu thập tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình giai đoạn 2010-2016 bao gồm các tài liệu, báo cáo của phòng tài chính – kế hoạch, phòng giám sát và phòng quản lý dự án và các văn bản pháp lý của các công trình, dự án có liên quan. * Đối với dữ liệu sơ cấp Để có cơ sở đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư XDCB một cách khách quan, nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua việc khảo sát bằng bảng hỏi (có phụ lục kèm theo) các bên liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, cụ thể: - Chủ đầu tư: 20 người - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình: 25 người - Nhà thầu thi công: 35 người 3 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Nghiên cứu đã ứng dụng phần mềm Excel và SPSS 22 để xử lý dữ liệu trong đó, phân tích so sánh và thống kê mô tả là hai phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn. * Phương pháp so sánh Đây là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. Thông qua so sánh, nghiên cứu có thể làm rõ được sự thay đổi (biến động) của các chỉ tiêu xem xét ở thời điểm nghiên cứu so với thời điểm gốc và phân tích nguyên nhân của nó. * Thống kê mô tả Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế. Các bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thu thập thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó có thể đưa ra nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu. Luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua việc lập bảng tần suất để mô tả mẫu thu thập được theo các đặc điểm liên quan đến nhận diện doanh nghiệp, tính toán trung bình các nhóm tiêu chí liên quan đến các khía cạnh đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư XDCB của Ban quản lý dự án. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các hình vẽ và bảng biểu, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2016. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình. 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1. Lý luận về dự án đầu tư xây dựng 1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng Khái niệm dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 như sau: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời gian và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng” [13]. Dự án đầu tư xây dựng là tổng thể các hoạt động với các nguồn lực và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với quy trình thời gian và địa điểm xác định nhằm đạt đươc mục tiêu đã định trước. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư xây dựng, phải xem xét ở các góc độ khác nhau. - Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư xây dựng là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Xét về góc độ quản lý, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian dài. - Xét trên góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển KT-XH, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư xây dựng là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung.[16] 5 Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì một dự án đầu tư xây dựng cũng đều bao gồm: mục tiêu của dự án, các kết quả, các hoạt động và các nguồn lực. Các kết quả được xem là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi các đánh giá kết quả đạt được. 1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng Các đặc điểm cơ bản của dự án xây dựng: - Dự án đầu tư xây dựng có sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng (CTXD) hoàn thành đảm bảo các mục tiêu ban đầu đã đặt ra về thời gian, chi phí, chất lượng, an toàn, vệ sinh và bảo vệ môi trường… Sản phẩm là công trình của dự án đầu tư xây dựng mang tính đơn chiếc, độc đáo và không phải là sản phẩm của một quá trình sản xuất liên tục, hàng loạt. - Dự án đầu tư xây dựng có chu kỳ riêng trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển, có thời gian tồn tại hữu hạn, nghĩa là có thời điểm bắt đầu xuất hiện ý tưởng về xây dựng công trình dự án và kết thúc khi CTXD hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, khi công trình dự án hết niên hạn khai thác và chấm dứt tồn tại. - Dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là chủ đầu tư, chủ công trình, đơn vị thiết kế, đơn vị quản lý dự án, đơn vị giám sát, đơn vị thi công, nhà cung ứng…. Các chủ thể này có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối tác. Môi trường làm việc mang tính đa phương và dễ xảy ra xung đột quyền lợi giữa các chủ thể. Vì vậy, khi tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong quản lý quá trình đầu tư. - Dự án đầu tư xây dựng luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực là tiền vốn, nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, vật tư thiết bị…kể cả thời gian, ở góc độ là thời gian cho phép. - Dự án đầu tư xây dựng thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dài, phụ thuộc vào quy mô, tính chất sản phẩm và có tính chất bất định rủi ro cao. - Dự án đầu tư xây dựng luôn trong môi trường hoạt động phức tạp và có tính rủi ro cao chủ yếu là do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài. Trong thời gian này các yếu tố kinh tế, chính trị và của tự nhiên biến động sẽ gây nên những thất thoát, 6 lãng phí, gọi chung là những tổn thất mà nhà đầu tư không lường trước được hết khi lập dự án. Chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan khác nhau mà con người không thể làm chủ được như nắng, mưa, bão…. Vì vậy, điều kiện sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, luôn luôn biến động và thường bị gián đoạn. Sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước như thay đổi chính sách thuế, thay đổi nguồn nhiên liệu, nhu cầu sử dụng cũng có thể gây nên thiệt hại cho hoạt động đầu tư. [15] 1.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng Phân loại đầu tư xây dựng là sắp xếp các dự án đầu tư theo từng nhóm dựa trên các tiêu thức nhất định. Việc phân loại các dự án là tiền đề để xác định chu trình thích hợp, giúp việc quản lý các dự án được dễ dàng và khoa học. Theo Điều 5, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì phân loại đầu tư xây dựng như sau: ♦ Theo nguồn vốn đầu tư, gồm: - Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; - Dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách, gồm: + Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh; + Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; + Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; + Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp công. - Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. [11,12] ♦ Theo quy mô dự án: + Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tùy theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, các dự án công trình được chia ra gồm dự án quan trọng quốc gia và 3 nhóm A, B, C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công. [11,12] Dự án quan trọng quốc gia Các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vố đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Các dự án đầu tư xây dựng có mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: nhà máy điện hạt 7 nhân; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. Các dự án này không tính đến mức vốn đầu tư.[11,12] Dự án nhóm A Các dự án đầu tư xây dựng: tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; các dự án đầu tư xây dựng: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. Các dự án này không tính đến mức vốn đầu tư. Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai thác dầu khí; hóa chất, phân bón, xi măng; chế tạo máy, luyện kim; khai thác, chế biến khoáng sản, xây dựng khu nhà ở có vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên. Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (trừ các dự án cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), thủy lợi, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, hóa dược, sản xuất vật liệu (trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng), công trình cơ khí (trừ các dự án chế tạo máy, luyện kim), bưu chính, viễn thông có vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên. Các dự án đầu tư xây dựng: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp có vốn đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Các dự án đầu tư xây dựng: y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dân dụng (trừ xây dựng khu nhà ở) có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên.[11,12] 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan