Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại kho bạc nhà nước huyện cẩm giàng ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại kho bạc nhà nước huyện cẩm giàng hải dương

.PDF
90
8
119

Mô tả:

ĐạI HọC QUốC GIA HÀ NộI TRƢờNG ĐạI HọC KINH Tế ------------- TRầN THị MINH THU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HUYỆN CẨM GIÀNG - HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NộI - 2015 ĐạI HọC QUốC GIA HÀ NộI TRƢờNG ĐạI HọC KINH Tế ------------TRầN THị MINH THU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HUYỆN CẨM GIÀNG - HẢI DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ Số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN ĐỊNH XÁC NHậN GVHD XÁC NHậN CHủ TịCH HĐ HÀ NộI - 2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................... ii LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1....................................................................................................... 6 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT CHI .................... 6 NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ............................................................. 6 1.1. Một số vấn đề về ngân sách Nhà nƣớc và chi ngân sách Nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nƣớc và chi ngân sách nhà nƣớc .............................. 6 1.1.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nƣớc: ......................................................... 6 1.1.3. Phân loại chi ngân sách nhà nƣớc: .......................................................... 7 1.2. Một số vấn đề chung về công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN ............. 7 1.2.1 Khái niệm về quản lý, kiểm soát chi NSNN ............................................ 7 1.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát chi NSNN .................................................... 8 1.2.3. Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc: .............. 10 1.3 Nhiệm vụ quyền hạn của KBNN trong kiểm soát chi NSNN. ................ 11 1.3.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống kho bạc nhà nƣớc. ................ 11 1.3.2. Chức năng , nhiệm vụ chủ yếu của KBNN. .......................................... 12 1.3.3 Trách nhiệm, quyền hạn của KBNN trong kiểm soát chi NSNN. ......... 15 1.3.4 Nguyên tắc kiểm soát các khoản chi NSNN và điều kiện chi NSNN qua KBNN.............................................................................................................. 16 1.3.5. Nội dung, quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN......................... 19 1.3.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chi ngân sách của Kho bạc nhà nƣớc ................................................................................................................. 30 CHƢƠNG 2..................................................................................................... 34 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KBNN CẨM GIÀNG - HẢI DƢƠNG ................................................. 34 2.1 Khái quát về KBNN Cẩm Giàng- Hải Dƣơng. ......................................... 34 2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của KBNN Cẩm Giàng -Hải Dƣơng. ............................................................................................................. 34 2.1.2. Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN .................................................. 37 2.1.3 Tình hình hoạt động của KBNN Cẩm Giàng- Hải Dƣơng .................... 38 2.2 Thực trạng công tác quản lý, kiểm sóat chi NSNN qua KBNN Cẩm Giàng ............................................................................................................... 40 2.2.1.Tình hình kinh tế - xã hội Cẩm Giàng- Hải Dƣơng ............................... 40 2.2.2 Kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Giàng ................ 41 2.2.3. Kiểm soát chi đầu tƣ XDCB. ................................................................ 51 2.3. Đánh giá chung về kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cẩm giàng- Hải Dƣơng. ............................................................................................................. 55 2.3.1 Những kết quả đã đạt đƣợc .................................................................... 55 2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân. ........................................................... 58 CHƢƠNG 3..................................................................................................... 65 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KBNN CẨm giàng ................................................................................ 65 3.1. Mục tiêu và định hƣớng đổi mới cơ chế kiểm soát chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc. .......................................................................... 65 3.1.1. Mục tiêu đổi mới và hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc. ................................................................................................................ 65 3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện nâng cao chất lƣơng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc ................................................... 67 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Cẩm Gìang ....................................... 69 3.2.1. Công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ................................................... 69 3.2.2. Công tác kiểm soát chi đầu tƣ ............................................................... 76 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT KÍ HIỆU NGUYÊN NGHĨA 1 KBNN Kho bạc Nhà nƣớc 2 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 3 NSTW Ngân sách Trung ƣơng 4 NSĐP Ngân sách địa phƣơng 5 QLDA Quản lý dự án 6 XDCB Xây dựng cơ bản i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Trình độ cán bộ làm công tác kiểm soát chi ở Kho bạc ................ 38 Nhà nƣớc Cẩm Giàng - Hải Dƣơng hiện nay .................................................. 38 Bảng 2.2. Bảng tổng hộp các chỉ tiêu hoạt động KBNN Cẩm Giàng ............. 39 Bảng 2.3: Tổng hợp thực hiện chi thƣờng xuyên NSNN địa bàn Huyện Cẩm giàng giai đoạn 2010 - 2013 ............................................................................ 43 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các khoản chi thanh toán cá nhân trên địa bàn KBNN Cẩm Giàng giai đoạn từ 2010-2013.................................................... 46 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi nghiệp vụ chuyên môn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2010-2013 ............................................................................. 48 Bảng 2.6. Tình hình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua KBNN Cẩm Giàng giai đoạn 2010 - 2013 ............................................................................................. 54 Bảng 2.7. Tình hình kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cẩm Giàng ................ 58 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy KBNN Cẩm Giàng - Hải Dƣơng ........................ 36 Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Cẩm Giàng ......................................................................... 41 Sơ đồ 3.1: quy trình thanh toán 1 cửa ............................................................. 60 ii LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra hàng loạt những giải pháp tài chính, tiền tệ để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến 2015 và 2020, trong đó nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng đồng bộ thể chế tài chính phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện các công việc đƣợc ngân sách cấp kinh phí. Tăng cƣờng phân cấp quản lý ngân sách, bảo đảm tính thống nhất về thể chế của ngân sách nhà nƣớc. Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong quản lý ngân sách nhà nƣớc. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ; hiện đại hoá công nghệ giám sát. Chuẩn mực hoá hệ thống kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế… Trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, khi nguồn thu ngân sách còn nhiều hạn chế, bội chi ngân sách có xu hƣớng tăng thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi ngân sách đƣợc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả có ý nghĩa cấp bách trong tình hình hiện nay. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có rất nhiều biện pháp tích cực, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nƣớc (NSNN) nói chung và trong lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nói riêng. Điều đó thể hiện bằng việc Quốc hội đã thông qua Luật NSNN ngày 20 tháng 3 năm 1996 (bổ sung, sửa đổi 1998) và sau đó đƣợc thay thế bằng Luật Ngân sách (sửa đổi) năm 2002 có hiệu lực từ năm 2004 là hành lang pháp lý cao nhất để quản lý NSNN. Song, qua 5 năm triển khai thực hiện Luật NSNN năm 1996 và 10 năm thực hiện Luật ngân sách (sửa đổi) trong lĩnh vực quản lý chi NSNN đã 1 bộc lộ không ít những tồn tại. Do đó làm hạn chế hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng và tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN. Để khắc phục những hạn chế này, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc tăng cƣờng kiểm soát chi NSNN đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách tại Kho bạc nhà nước huyện Cẩm Giàng Hải Dương” với mong muốn đƣa ra những giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn cụ thể. 2. Tình hình nghiên cứu: Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật NSNN. Kể từ năm 1945, đây là lần đầu tiên Việt Nam có đƣợc một bộ Luật điều chỉnh các mối quan hệ về việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán NSNN, phân định trách nhiệm, quyền hạn của các bộ, ngành, địa phƣơng trong việc quản lý và điều hành NSNN. Đối với chi ngân sách, Luật NSNN đã quy định rõ các điều kiện để một khoản chi NSNN đƣợc thực hiện cũng nhƣ quy trình cấp phát kinh phí NSNN qua cơ quan tài chính và KBNN. Hệ thống KBNN đƣợc thành lập và đi vào hoạt động năm 1990 và từ khi có Luật NSNN năm 1996, đặc biệt là Luật NSNN năm 2002 đƣợc ban hành đến nay, đã có nhiều đề tài khoa học, một số công trình nghiên cứu đƣợc công bố liên quan đến đề tài nhƣ: - Bài viết: "Nâng cao vai trò KBNN cơ sở trong quản lý kiểm soát chi NSNN" của tác giả Phan Đình Tý, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số Xuân Kỷ Sửu 2009. - Bài viết: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN của KBNN” của tác giả Ths. Phạm Thị Thanh Vân, tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia tháng 12/2010. 2 - Luận văn thạc sĩ kinh tế: "Về hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Vũ Hoàng Nam, Học viện Tài chính, năm 2008. Trong các đề tài khoa học, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến quản lý NSNN nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng. Đặc biệt trên địa bàn huyện Cẩm Giàng Hải Dƣơng với những điều kiện đặc thù và hoàn cảnh cụ thể, chƣa có các đề tài nghiên cứu nhằm đƣa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. * Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản của cơ chế kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nƣớc (KBNN), từ thực tế nghiên cứu công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nƣớc Cẩm giàng, Luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát chi qua KBNN nói chung và tại Kho bạc nhà nƣớc Cẩm giàng nói riêng. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN, chi NSNN và công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. - Trên cơ sở lý thuyết cơ bản về NSNN, chi NSNN và công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN, tiến hành khảo sát, thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin tại địa bàn khảo sát để phân tích, đánh giá một cách chính xác, khách quan thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cẩm Giàng - Hải Dƣơng; xác định nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cẩm Giàng - Hải Dƣơng 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là nghiệp vụ quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cẩm Giàng- Hải Dƣơng, bao gồm việc quản lý, kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN của KBNN Cẩm Giàng- Hải Dƣơng. 3 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN đƣợc quy định trong luật NSNN, nghị định hƣớng dẫn luật và các văn bản có liên quan. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nƣớc Cẩm giàng giai đoạn từ năm 2010-2013 để đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi qua KBNN nói chung và ở Kho bạc nhà nƣớc Cẩm giàng nói riêng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Từ nhận thức những vấn đề lý luận về quản lý và kiểm soát chi NSNN nói chung, thực trạng hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cẩm giàng Hải Dƣơng nói riêng để tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát hóa vấn đề tìm ra các giải pháp pháp hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cẩm giàng - Hải Dƣơng trong thời gian tới. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp thống kê gồm : Số liệu đƣợc thu thập thƣờng rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chƣa đáp ứng đƣợc cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải đƣợc xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có đƣợc sẽ giúp khái quát đƣợc đặc trƣng của tổng thể. - Điều tra mẫu: Trong một số trƣờng để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổng thể là một điều không hiệu quả, xét cả về tính kinh tế(chi phí, thời gian) và tính kiệp thời, hoặc không thực hiện đƣợc.chính điều này đã đặc ra cho thống kê xây dựng các phƣơng pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tƣợng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép. đó là phƣơng pháp điều tra chọn mẫu. - Dự đoán: Dự đoán dựa vào định lƣợng và dựa vào định tính - Tổng hợp số liệu: Phƣơng pháp nầy là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập đƣợc từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. 4 - Phƣơng pháp phân tích và so sánh số liệu từ các báo cáo tổng kết, quyết toán năm của KBNN Cẩm giàng- Hải Dƣơng. 6. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN Chương 2: Thực trạng quản lý, kiểm soát chi NSNN qua kho bạc Nhà nước Cẩm Giàng - Hải Dương. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước Cẩm Giàng. 5 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. Một số vấn đề về ngân sách Nhà nƣớc và chi ngân sách Nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc. NSNN là một hệ thống thống nhất, bao gồm NSTW và ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng (gọi chung là NSĐP). Chi ngân sách nhà nƣớc là các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy nhà nƣớc và thực hiện chức năng chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc. Chi Ngân sách nhà nƣớc là sự phối hợp giữa quá trình phân phối (quá trình phân chia kinh phí NSNN để hình thành các quỹ trƣớc khi đƣa vào sử dụng) và quá trình sử dụng (quá trình trực tiếp chi dùng các khoản tiền cấp phát từ NSNN không phải trải qua việc hình thành các quỹ trƣớc khi đƣa vào sử dụng). 1.1.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước: - Chi NSNN gắn chặt với hoạt động của bộ máy nhà nƣớc và những nhiệm vụ chính trị, kinh tế và xã hội. Quy mô tổ chức bộ máy nhà nƣớc, khối lƣợng, phạm vi nhiệm vụ do Nhà nƣớc đảm đƣơng có quan hệ tỷ lệ thuận với tổng dự toán chi NSNN. - Các khoản chi NSNN thƣờng đƣợc xem xét tính hiệu quả ở tầm vĩ mô, tức là các khoản chi NSNN phải đƣợc xem xét một cách toàn diện và dựa vào mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà Nhà nƣớc đã đề ra trong từng thời kỳ. 6 - Các khoản chi NSNN thƣờng mang tính chất không bồi hoàn trực tiếp. Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng, các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh,… - Các khoản chi NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác nhƣ tiền lƣơng, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái và các phạm trù khác thuộc lĩnh vực tiền tệ. 1.1.3. Phân loại chi ngân sách nhà nước: Phân loại các khoản chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theo những tiêu thức, tiêu chí nhất định vào các nhóm, các loại chi. Có nhiều tiêu thức để phân loại các khoản chi NSNN, song tựu chung lại có thể sắp xếp theo những tiêu thức phân loại chủ yếu sau: - Theo mục đích kinh tế - xã hội của các khoản chi, thì chi NSNN đƣợc chia thành: chi tiêu dùng và chi đầu tƣ phát triển. - Theo tính chất các khoản chi thì chi NSNN đƣợc chia thành: chi cho y tế, chi cho giáo dục, chi phúc lợi, chi quản lý Nhà nƣớc, chi đầu tƣ kinh tế,… - Theo yếu tố thì chi NSNN đƣợc chia thành: chi đầu tƣ, chi thƣờng xuyên và chi khác. - Theo chức năng của Nhà nƣớc thì chi NSNN đƣợc chia thành: chi nghiệp vụ và chi phát triển. - Theo tính chất pháp lý, thì chi NSNN đƣợc chia thành: các khoản chi theo luật định, các khoản chi đã đƣợc cam kết; các khoản chi có thể điều chỉnh. 1.2. Một số vấn đề chung về công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN 1.2.1 Khái niệm về quản lý, kiểm soát chi NSNN Quản lý chi NSNN là quá trình Nhà nƣớc vận dụng các chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nƣớc trong quản lý NSNN, đồng thời sử dụng các công cụ và phƣơng pháp quản lý nhằm tác động đến quá trinhf sử dụng các 7 nguồn vốn của NSNN để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do nhà nƣớc đảm nhiệm một cách có hiệu quả nhất. Đối tƣợng quản lý chi là toàn bộ các khoản chi của Nhà nƣớc đã đƣợc bố trí trong dự toán NSNN và đƣợc cấp phát thanh toán để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Quản lý chi NSNN là hoạt động phức tạp, gắn liền với nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều địa phƣơng, tất cả các cơ quan công quyền, trong đó hệ thống KBNN là đơn vị có vai trò đặc biệt trong quản lý chi NSNN. Thực chất của hoạt động quản lý chi NSNN qua KBNN chính là quá trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Thông tƣ 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN: Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nƣớc quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phƣơng pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ. 1.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát chi NSNN Đổi mới cơ chế tài chính đòi hỏi mọi khoản chi NSNN phải đƣợc chi tiêu một cách tiết kiệm, hiệu quả. Đây là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc. Thực hiện tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế, xã hội, chống các hiện tƣợng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Đồng thời cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quản lý và sử dụng NSNN. 8 Các cơ chế, chính sách mặc dù đã đƣợc thƣờng xuyên sửa đổi, nhƣng chỉ quy định đƣợc các vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc, không thể bao quát hết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Hơn nữa cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, các hoạt động chi NSNN ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này làm cho cơ chế nhiều khi không theo kịp với sự biến động của hoạt động chi NSNN. Chẳng hạn các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, chế độ quản lý, kiểm soát đối với lĩnh vực đầu tƣ XDCB…. Từ đó, một số đơn vị, cá nhân đã lợi dụng kẽ hở của cơ chế để trục lợi. Vì vậy phải có những cơ quan có thẩm quyền để thực hiện kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tiêu cực của các đơn vị, đồng thời phát hiện những kẽ hở trong quản lý để kiến nghị, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Các đơn vị sử dụng NSNN thƣờng có tƣ tƣởng tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí đƣợc cấp, nhiều đơn vị không quan tâm đến việc chấp hành đúng chế độ chi tiêu và dự toán đã đƣợc duyệt. Vì vậy cần có một bên thứ ba độc lập, khách quan có kỹ năng và địa vị pháp lý thực hiện việc kiểm tra và đƣa ra lời kết luận đối với khoản chi của đơn vị có đúng chính sách, chế độ hay không. Các khoản chi thƣờng mang tính không hoàn trả trực tiếp, tức là các đơn vị sử dụng NSNN không phải hoàn trả trực tiếp cho nhà nƣớc số kinh phí đã sử dụng, cái hoàn trả của họ là kết quả công việc. Tuy nhiên việc đánh giá kết quả công việc lại rất khó khăn. Vì vậy phải có một cơ quan kiểm soát, kiểm tra các khoản chi NSNN, đảm bảo cho việc trả tiền của nhà nƣớc tƣơng xứng với cái mà nhà nƣớc sẽ nhận đƣợc, tức là kết quả công việc của đơn vị sử dụng NSNN. Theo kinh nghiệm của các nƣớc và khuyến nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì việc kiểm tra, kiểm soát trực tiếp các khoản chi NSNN từ KBNN đến từng đối tƣợng cung cấp hàng hóa, dịch vụ là cần thiết, đảm bảo yêu cầu, 9 kỷ cƣơng quản lý tài chính nhà nƣớc và sử dụng vốn NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. 1.2.3. Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước: Công tác kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Chính sách và cơ chế kiểm soát chi NSNN phải làm cho hoạt động của NSNN đạt hiệu quả cao, có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng trong quá trình điều hành NSNN. Vì vậy, cơ chế và chính sách kiểm soát chi NSNN phải quy định rõ ràng các điều kiện, trình tự cấp phát theo hƣớng: cơ quan tài chính thực hiện cấp phát kinh phí phải căn cứ vào dự toán ngân sách năm đã đƣợc giao; về phƣơng thức thanh toán phải đảm bảo mọi khoản chi của NSNN đƣợc thanh toán, chi trả trực tiếp qua KBNN cho các đối tƣợng thụ hƣởng trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt, đƣợc thủ trƣởng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chuẩn chi và phù hợp với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nƣớc. - Công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN là một quy trình phức tạp, bao gồm từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán đến cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán NSNN, có liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phƣơng và các cấp ngân sách. Vì vậy, kiểm soát chi NSNN phải đƣợc tiến hành hết sức thận trọng, đƣợc thực hiện dần từng bƣớc; sau mỗi bƣớc có tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình kiểm soát chi cho phù hợp tình hình thực tế. Có nhƣ vậy mới đảm bảo tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính. Mặt khác, cũng không khắt khe, máy móc, gây ách tắc, phiền hà cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp. - Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN phải gọn nhẹ theo hƣớng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đồng thời, cũng cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các 10 cơ quan quản lý ngân sách, các cơ quan Nhà nƣớc, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, trong quá trình thực hiện chi NSNN từ khâu lập dự toán, cấp phát ngân sách, thực hiện chi đến khâu thông tin, báo cáo, quyết toán chi NSNN để tránh những trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đảm bảo sự công khai, minh bạch và kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan, đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN. - Kiểm soát chi NSNN cần đƣợc thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với việc quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán NSNN. Đồng thời, phải thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác nhƣ chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách tiết kiệm, chính sách ổn định phát triển kinh tế - xã hội,... 1.3 Nhiệm vụ quyền hạn của KBNN trong kiểm soát chi NSNN. 1.3.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống kho bạc nhà nước. Ngày 4/1/1990 Hội đồng bộ trƣởng( nay là Chính Phủ) đã ký quyết định thành lập hệ thống Kho bạc nhà nƣớc trực thuộc Bộ tài chính ( Quyết định 07/HĐBT). Ngày 01/04/1990 hệ thống Kho bạc nhà nƣớc thống nhất từ Trung ƣơng đến cấp huyện đã chính thức đi vào hoạt động. Sự ra đời của hệ thống Kho bạc nhà nƣớc là một sự kiện quan trọng đánh dấu bƣớc chuyển đổi mạnh mẽ của hệ thống quản lý tài chính- tiền tệ sang cơ chế mới. Qua 25 năm hoạt động và phát triển, hệ thống Kho bạc nhà nƣớc từng bƣớc xây dựng, ổn định, hoàn thiện và phát triển một cách vững chắc, khẳng định vị trí vai trò không thể thiếu của mình trong hệ thống các công cụ quản lý tài chính- Ngân sách nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.. Thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nƣớc, ngày 26/08/2009 Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 108/2009/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền han và cơ cấu tổ chức của Kho bạc nhà nƣớc trực thuộc Bộ tài chính. Theo 11 quyết định này Kho bạc nhà nƣớc đƣợc tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng theo đơn vị hành chính, đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất: - Trung ƣơng có KBNN ở Trung ƣơng; - Tỉnh, thành phố trực thộc Trung ƣơng có Kho bạc nhà nƣớc cấp tỉnh trực thuộc Kho bạc nhà nƣớc. - Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có Kho bạc nhà nƣớc huyện. 1.3.2. Chức năng , nhiệm vụ chủ yếu của KBNN. Theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ: “KBNN là co quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nƣớc; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật ”. Với chức năng trên, theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, hệ thống KBNN có một số nhiệm vụ chủ yếu sau: - Quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc, quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác đƣợc giao theo quy định của pháp luật: a) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nƣớc; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nƣớc các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc; thực hiện hạch toán số thu ngân sách nhà nƣớc cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc và của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; 12 b) Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nƣớc và các nguồn vốn khác đƣợc giao theo quy định của pháp luật; c) Quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nƣớc, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi ngân sách nhà nƣớc bằng ngoại tệ; d) Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác do Kho bạc Nhà nƣớc quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; đ) Quản lý tài sản quốc gia quý hiếm đƣợc giao theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nƣớc. - Đƣợc trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nƣớc để nộp ngân sách nhà nƣớc hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. - Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nƣớc, các quỹ và tài sản của Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nƣớc cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nƣớc liên quan theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. - Tổ chức thực hiện công tác thống kê kho bạc nhà nƣớc và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. - Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ kho bạc nhà nƣớc tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống: 13 a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nƣớc; b) Mở tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhà nƣớc và các ngân hàng thƣơng mại để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính; c) Đƣợc sử dụng ngân quỹ kho bạc nhà nƣớc để tạm ứng cho ngân sách nhà nƣớc theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính; d) Xây dựng và phát triển hệ thống các công cụ, nghiệp vụ quản lý hiện đại theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả ngân quỹ kho bạc nhà nƣớc. - Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc và đầu tƣ phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ. - Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Kho bạc Nhà nƣớc; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí đƣợc giao theo quy định của pháp luật. - Hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc: a) Xây dựng cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam; b) Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hóa cơ sở vật chất của hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất