Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại chi nhánh công ty cổ phần sông đ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại chi nhánh công ty cổ phần sông đà 1

.DOC
39
54
54

Mô tả:

Trường Đại học Thương Mại LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo C. Mác , bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng là sự kết hợp của ba yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, tư liệu lao động là nhân tố quan trọng nhất để thể hiện thành quả của quá trình sản xuất. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển nh nước ta hiện nay đang từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá toàn diện để mở rộng cánh cửa hội nhập với các nước trên thế giới. Chính vì thế nhiệm vụ của các doanh nghiệp hiện nay là phải hoạt động sao cho có hiệu quả để có thể đứng vững trong điều kiện nền kinh tế đang có sự cạnh tranh gay gắt không những giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài. Muốn làm được điều đó các doanh nghiệp phải hiểu rõ vấn đề mấu chốt làm nên sù thành công của doanh nghiệp mình là làm ra sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý. Để làm được điều này thì chi phí đầu vào luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ các doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí luôn là mục tiêu tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trong các doanh ngiệp sản xuất kinh doanh thì khoản mục chi phí nguyên vạt liệu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do vây, biện pháp biện pháp cơ bản nhất để hạ giá thành sản phẩm là sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu nhng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc hạch toán nguyên vật liệu không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình hình biến động tăng giảm nguyên vật liệu mà còn cung cấp thông tin cho hoạt động quản trị doanh nghiệp. Nhất là trong điều kiện hiện nay sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu hiệu quả là mục tiêu quan trọng giúp doanh nghiệp hạ giá thành và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do đó, việc hạch toán công tác kế toán nguyên vật liệu một cách khoa học, phù hợp, hợp lý với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và công nghệ sản xuất là một yêu cầu quan trọng trong doanh nghiệp. Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 1 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tổ chức nguyên vật liệu và bằng thực tể được thực tập tại công ty cổ phần tập đoàn công nghiệp Việt toàn cầu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị trong phòng kế toán và đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo TS Nguyễn Viết Tiến em đã chọn và hoàn thành xong chuyên đề tốt nghiệp “ Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Sông Đà 1”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Hoàn thiện những kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập trên líp và đối chiếu, so sánh từ lý thuyết với thực tế. Nhằm khảo sát thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Sông Đà 1 và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu tại Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Sông Đà 1 trong hai năm 2008 và 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuát phát từ thực tế thực tập kết hợp với các phương pháp thống kê toán học, các phương pháp hạch toán của chuyên nghành kế toán… Kết cấu nội dung của chuyên đề được chia làm hai phần: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng kế toán nguyên vật liệu để sản xuất “cho công trình CT4 Văn Khê.”.ỏ Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 1 Chương 2: Đánh giá thực trạng và các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu “cho công trình CT4 Văn Khê” á Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 1 Chương 3 : Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiên kế toán nguyên vật liệu tại chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 1. Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 2 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT “ CHO CÔNG TRÌNH CT4 VĂN KHÊ” CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 1 1.1. Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. 1.1.1 Nguyên vật liệu công nghiệp và phân loại nguyên vật liệu. 1.1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu (NVL) là đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh không giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu. NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá trị của NVL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc vào chi phí kinh doanh trong kỳ. 1.1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: NVL trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, có giá trị, công dụng, nguồn hình thành… khác nhau. Do vậy cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu nhằm tạo điều kiện cho việc hạch toán và quản lý vật liệu. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chia làm các loại sau: - Nguyên vật liệu chính: Là những thứ NVL mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. - Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi mầu sắc, hình dáng mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức( dầu nhờn, thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, xà phòng, giẻ lau…) Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 3 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại - Nhiên liệu: Là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh như :xăng dầu, hơi đốt, khí đốt… - Phô tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị phương tiện vận tải… - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị( cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ…) mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản. - Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài( phôi bào, vải vụn, gạch, sắt,…) - Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên nh bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng… 1.1.2. Tính giá nguyên vật liệu. 1.1.2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho. Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”. Nội dung giá gốc của NVL được xác định theo từng nguồn nhập. Giá gốc của NVL mua ngoài bao gồm: Giá mua nghi trên hoá đơn, thuế nhập khẩu phải nép, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nép ( nếu có), thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,…NVL từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua NVL và số hao hụt tự nhiên trong định mức( nếu có). 1.1.2.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Việc tính trị giá của NVL xuất kho được thực hiện theo mét trong bốn phương pháp sau: - Phương pháp giá đích danh: Theo phương pháp này, trị giá thực tế NVL được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 4 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại lúc xuất kho( trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất kho lô nào (hay cái nào) sẽ tính theo giá thực tế của lô hay cái đó. Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có Ýt loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. - Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ: Theo phương pháp này, trị giá thực tế NVL xuất kho trong kỳ được tính theo giá đơn vị vật liệu bình quân gia quyền (bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ, hay bình quân gia quyền cuối kỳ hoặc bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập). Trị giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL x Giá đơn vị bình xuất kho quân gia quyền NVL xuÊt kho Trong đó, giá đơn vị bình quân theo từng phương pháp được tính như sau: + Giá đơn vị bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ (Tháng, quý) Giá đơn vị bình quân gia quyền Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ = + Giá đơn vị bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập Giá đơn vị bình quân gia quyền = Trị giá thực tế NVL trước và sau từng đợt nhập Số lượng thực tế NVL trước và sau từng đợt nhập + Giá đơn vị bình quân gia quyền cuối kỳ trước (hay đầu kỳ này) Giá đơn vị bình Trị giá thực tế NVL trước và sau từng đợt nhập Số lượng thực tế NVL trước và sau từng đợt nhập quân gia quyền Phương pháp giá đơn vị bình quân gia quyền cuối kỳ trước có ưu điểm = phản ánh kịp thời tình hình xuất dùng NVL trong kỳ; tuy nhiên, do không đề cập đến giá cả NVL kỳ này nên độ chính xác không cao. Ngược lại, phương pháp đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ chỉ xác định được khi kết thúc kỳ hạch toán nên không phản ánh kịp thời NVL dự trữ. Phương pháp giá đơn vị bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập tuy tốn nhiều công sức khi tính toán nhưng độ chính xác cao, phản ánh được tình hình biến động giá cả trong từng giai đoạn. Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 5 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại - Phương pháp nhập trước, xuất trước: Theo phương pháp này giả thiết rằng số NVL nào nhập trước thì xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. Phương pháp này chỉ thích hợp với điều kiện giá cả ổn định. - Phương pháp nhập sau, xuất trước: Phương pháp này giả định những vật liệu nhập sau cùng sẽ được xuất trước tiên, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. Phương pháp này sẽ đảm bảo được nguyên tắc thận trọng trong điều kiện lạm phát. Doanh nghiệp lùa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán. 1.1.3. Hướng dẫn của chuẩn mực kế toán và quy định của chế độ kế toán Doanh nghiệp về kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. 1.1.3.1. Hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt Nam về kế toán NVL. a. Nguyên vật liệu được tính theo giá gốc: Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. * Giá gốc của NVL bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh, để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Trong đó: - Chi phí mua của NVL bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khái chi phí mua. Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 6 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại b. Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của NVL trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. c. Phương pháp tính giá NVL: Việc tính giá trị NVL được áp dụng theo mét trong các phương pháp sau: - Phương pháp tính theo giá đích danh; - Phương pháp bình quân gia quyền; - Phương pháp nhập trước, xuất trước; - Phương pháp nhập sau, xuất trước. d. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: - Nguyên vật liệu dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của NVL mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì NVL tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. - Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập được ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc( nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được( nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được). 1.1.3.2. Phương pháp kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành. 1.1.3.2.1. Chứng từ sử dụng: - Phiếu xuất kho( mẫu 02- VT); - Phiếu nhập kho( mẫu 01- VT); Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 7 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại - Hoá đơn GTGT; - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ( mẫu 07- VT); - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hoá; - Và các chứng từ khác có liên quan. 1.1.3.2.2. Tài khoản sử dụng là TK “ 152” Nguyên liệu, vật liệu Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại NVL trong kho của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK “ 152”- Nguyên vật liệu: Bên Nợ: - Trị giá thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác; - Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ( Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá thực tế của NVL xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn; - Trị giá NVL trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua; - Chiết khấu thương mại NVL khi mua được hưởng; - Trị giá NVL hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ( Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ. 1.1.3.2.3: Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nguyên vật liệu mua về dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. * Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 8 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại 1. Khi mua NVL về nhập kho đơn vị, căn cứ hoá đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị NVL nhập kho: Nợ TK 152_ NVL( Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133_ Thuế GTGT được khấu trừ(1331) Có các TK 111, 112, 141, 331,…( Tổng giá thanh toán). 2. Trường hợp mua NVL được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc NVL đã mua đối với khoản chiết khấu thương mại thực tế được hưởng, ghi: Nợ TK 111, 112, 331,… Có TK 152_ NVL( Phần chiết khấu thương mại được hưởng) Có TK 133_ Thuế GTGT được khấu trừ( 1331) (nếu có). 3. Trường hợp NVL mua về nhập kho nhưng đơn vị phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại người bán hoặc được giảm giá, kế toán phản ánh giá trị hàng mua xuất kho trả lại hoặc được giảm giá, ghi: Nợ các TK 111, 112, 331,… Có TK 152_ NVL( Giá mua chưa có thuế GTGT) Có TK 133_ Thuế GTGT được khấu trừ( 1331) ( nếu có). 4. Trường hợp doanh nghiệp nhận vốn góp bằng NVL, ghi: Nợ TK 152_ NVL Có TK 411_ Nguồn vốn kinh doanh. 5. Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hoá đơn mua hàng nhưng NVL chưa về nhập kho đơn vị thì kế toán lưu hoá đơn vào một tập hồ sơ riêng “ Hàng mua đang đi đường” chờ đến khi NVL về nhập kho sẽ ghi sổ. 6. Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 331_ Phải trả cho người bán Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 9 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại Có TK 515_ Doanh thu hoạt động tài chính( Phần chiết khấu thanh toán được hưởng). 7. Đối với NVL nhập khẩu: - Kế toán phản ánh vào giá gốc NVL nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu, ghi: Nợ TK 152_ NVL( Giá có thuế nhập khẩu) Có TK 331_ Phải trả cho người bán Có TK 3333_ Thuế xuất, nhập khẩu( Chi tiết thuế nhập khẩu). Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nép được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133_ Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331_ Thuế GTGT phải nép( 33312_ Thuế GTGT hàng nhập khẩu). - Nếu NVL nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nép được phản ánh vào giá gốc NVL nhập khẩu, ghi: Nợ TK 152_ NVL( giá có thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu) Có TK 331_ Phải trả cho người bán Có TK 333_ Thuế và khoản phải nép nhà nước( 3332). 8. Các chi phí về thu mua, bốc xếp vận chuyển NVL từ nơi mua về kho doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 152_ NVL Nợ TK 133_ Thuế GTGT được khấu trừ(1331) Có các TK 111, 112, 141, 331,… 9. Đối với NVL nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến: - Khi NVL đưa đi gia công chế biến ghi: Nợ TK 154_ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 152_ NVL. - Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công chế biến ghi: Nợ TK 154_ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133_ Thuế GTGT được khấu trừ( 1331) (nếu có) Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 10 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại Có các TK 111, 112, 141,… - Khi nhập lại kho sè NVL thuê ngoài gia công chế biến xong, ghi: Nợ TK 152_ NVL Có TK 154_ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. 10.Đối với NVL nhập kho do tự chế: - Khi xuất kho NVL để tự chế biến ghi: Nợ TK 154_ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 152_ NVL - Khi nhập kho NVL đã tự chế ghi: Nợ TK 152_ NVL Có TK 154_ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. 11. Đối với NVL thừa phát hiện khi kiểm kê nếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý thì căn cứ vào giá trị NVL thừa ghi: Nợ TK 152_ NVL Có TK 338_ Phải trả, phải nép khác( 3381_ Tài sản thừa chờ giải quyết). - Khi có quyết định xử lý NVL thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý ghi: Nợ TK 338_ Phải trả, phải nép khác( 3381) Có các tài khoản có liên quan. - Nếu xác định ngay khi kiểm kê số NVL thừa là của các đơn vị khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có TK 338(3381) mà ghi vào bên Nợ TK 002 “ Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi trả lại NVL cho đơn vị khác ghi vào bên Có TK 002( Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán). 12. Khi xuất kho NVL sử dụng vào sản xuất, kinh doanh ghi: Nợ các TK 154, 642,… Có TK 152_ NVL 13. Xuất NVL sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ, ghi: Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 11 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại Nợ TK 241_ Xây dựng cơ bản dở dang Có TK 152_ NVL. 14. Đối với NVL đưa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư vào công ty liên kết ghi: Nợ TK 221_ Đầu tư dài hạn( 2212, 2213) (Theo giá đánh giá lại) Nợ TK 811_ Chi phí khác( Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của NVL) Có TK 152_ NVL(Theo giá trị ghi sổ) Có TK 711_ Thu nhập khác( Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị nghi sổ của NVL) 15. Đối với NVL thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê: Mọi trường hợp thiếu hụt NVL trong kho bạc hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán: - Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán; - Nếu giá trị NVL hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép( Hao hụt vật liệu trong định mức) ghi: Nợ TK 632_ Giá vốn hàng bán Có TK 152_ NVL - Nếu hao hụt mất mát chưa xác định được rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi: Nợ TK 138_ Phải thu khác( 1381_ Tài sản thiếu chờ xử lý) Có TK 152_ NVL Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định ghi: Nợ TK 111_ Tiền mặt( Người phạm lỗi nép tiền bồi thường) Nợ TK 138_ Phải thu khác( 1388)( Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi) Nợ TK 334_ Phải trả cho ngường lao động( Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi) Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 12 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại Nợ TK 632_ Giá vốn hàng bán ( Phần giá trị hao hụt, mất mát NVL còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán) Có TK 138_ Phải thu khác( 1381_ Tài sản thiếu chờ xử lý) * Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 1. Đầu kỳ, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ, ghi: Nợ TK 611_ Mua hàng Có TK 152_ NVL 2. Trong các trường hợp nhập NVL kế toán ghi nh sau: - Khi mua ngoài, căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn kế toán ghi trị giá mua của hàng nhập: Nợ TK 611_ Mua hàng Nợ TK 133_ Thuế GTGT được khấu trừ( Nếu thuế đầu vào được khấu trừ) Có TK liên quan( 111, 112, 331,…) - Lưu ý: Khi phản ánh trị giá vốn thực tế của NVL nhập do mua ngoài cũng phải phân biệt các trường hợp: hàng hoá và hoá đơn cùng về; hàng về chưa có hoá đơn; hàng mua đang đi đường, được sử lý hạch toán giống phương pháp kê khai thường xuyên. - Phản ánh các chi phí thu mua NVL căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi: Nợ TK 611_ Mua hàng Nợ TK 133_ Thuế GTGT được khấu trừ( Nếu thuế GTGT được khấu trừ) Có TK liên quan( 111, 112, 331…) - Phản ánh số thuế nhập khẩu( Nếu hàng nhập khẩu) Nợ TK 611_ Mua hàng Có TK 333_ Thuế và các khoản phải nép nhà nước. - Phản ánh khoản chiết khấu thanh toán được hưởng Nợ TK 111, 112( Nếu đã trả tiền) Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 13 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại Nợ TK 331( Nếu chưa trả tiền) Có TK 515_ Doanh thu hoạt động tài chính - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá và hàng mua trả lại, căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112( Nếu đã trả tiền) Nợ TK 331( Nếu chưa trả tiền) Có TK 611( Ghi giảm giá trị hàng mua) Có TK 133( Ghi giảm thuế GTGT của hàng mua trả lại) - Trị giá NVL nhập kho do nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác do được cấp phát; căn cứ vào chứng từ kế toán ghi: Nợ TK 611_ Mua hàng Có TK 411_ Nguồn vốn kinh doanh - Trị giá NVL nhập kho do tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi: Nợ TK 611_ Mua hàng Có TK 631_ Giá thành sản xuất 3. - Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ, ghi: Nợ TK 152_ NVL Có TK 611_ Mua hàng - Căn cứ vào kết quả tính toán trị giá vốn thực tế NVL xuất kho và mục đích sử dụng từng loại NVL, kế toán ghi: Nợ TK 154_ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 611_ Mua hàng * Sổ sách kế toán: Sổ kế toán: Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 14 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại Các loại sổ kế toán: Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. - Sổ kế toán tổng hợp: + Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp. Sổ Nhật ký phản ánh đầy đủ các nội dung sau: Ngày, tháng ghi sổ; Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. + Sổ Cái dùng để ghi chếp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: Ngày, tháng ghi sổ; Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản. - Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chếp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 15 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ cái. Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán và ứng với mỗi hình thức kế toán thì kế toán NVL cần phải sử dụng các sổ sách kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung: Căn cứ vào chứng từ kế toán về nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào sổ Nhật ký chung, sau đó vào Sổ Cái tài khoản 152, 151, 611 và các sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái: Căn cứ vào chứng từ kế toán vào Sổ Nhật ký- Sổ Cái và Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ vào chứng từ gốc để lập các Chứng từ ghi sổ. Sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Cái tài khoản 152, 611. Căn cứ vào chứng từ gốc vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Hình thức sổ kế toán Nhật ký – Chứng từ: Sử dụng các sổ sau: + Bảng kê số 3 “ Tính giá thành thực tế nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ”. + Nhật ký chứng từ số 5: Tình hình thanh toán với người bán, người cung cấp. + Nhật ký chứng từ số 6: Phản ánh hàng mua đang đi đường. + Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4: Ghi Có 111, 112, 311 phản ánh quan hệ thanh toán. + Các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Hình thức kế toán trên máy vi tính: Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 16 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại trong bốn hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức Kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó. Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán, xác định tài khoản ghi Nợ , tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái tài khoản 152, 611, .. hoặc Nhật ký- Sổ Cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 1 2.1. Phương pháp ngiên cứu 2.2. Đặc điểm chung của tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán ở Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 1 2.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 1 : Tổ chức bộ máy của Công ty gọn nhẹ, khoa học, điều hành theo phương thức trực tuyến tạo khả năng làm việc độc lập và phát huy tối đa năng lực của mỗi cán bộ nhân viên Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 17 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại §¹I HéI §åNG Cæ §¤NG HéI §ång qu¶n trÞ BAN KIÓM SO¸T Tæng gi¸m ®èc C¸C PHã TæNG GI¸M §èC Phßng tæ chøc hµnh chÝnh Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng kinh tÕ kÕ ho¹ch C¸c ®¬n vÞ trùc thuéc Phßng qu¶n lý kü thuËt thiÕt bÞ Ban qu¶n lý c¸c dù ®Çu t c«ng ty C¸c ®éi trùc thuéc 2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 1 Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 18 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là theo hình thức tập trung. Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này, toàn đơn vị tổng thể chỉ tổ chức một Phòng kế toán- tài chính, còn ở các bộ phận trực thuộc (các xưởng sản xuất) đều không có tổ chức kế toán riêng. Phòng kế toán- tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê của Công ty. Còn ở các bộ phận trực thuộc, Phòng kế toán chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ ngắn (một vài ngày) chuyển chứng từ về Phòng kế toán của Công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán của Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 1: KÕ to¸n trëng KÕ to¸n tæng hîp vµ kÕ to¸n c«ng nî KÕ to¸n TSC§ vµ kÕ to¸n hµng tån kho KÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh KÕ to¸n l¬ng vµ BHXH KÕ to¸n thuÕ vµ kÕ to¸n kh¸c Thñ quü C¸c nh©n viªn h¹ch to¸n ë c¸c bé phËn trùc thuéc 2.3. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu để sản xuất cho công trình CT4 Văn Khê ở Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 1 Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 1 sản xuất và kinh doanh rất nhiều loại sản phẩm, nhưng tiêu biểu nhất có thể kể đến là sản phẩm: " cho công trình CT4 Văn Khê”, đây là một trong những sản phẩm có tính năng vượt trội nhất và được đa số các bệnh viện trên toàn quốc đặt hàng với số lượng lớn. Nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm này bao gồm: Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 19 Líp K39DK26 Trường Đại học Thương Mại Nguyên vật liệu chính: Nguyªn vËt liÖu chÝnh: - Trạm trộn bê tông45/m3/h - Xe trộn bê tông 7m3 - Máy bơm bê tông BSA 1406d/em - Xe tải tự đổ hd370 - Đầm rung SD -170f - Vận thăng lồng 1.200kg - Hệ thống giàn giáo đặc chủng loại phi tiêu chuẩn - Xi măng - Gạch đãi - Gạch 2 lỗ - Thép D16 - ....................... Nguyên vật liệu phụ - Sơn chống rỉ - Que hàn - Cầu dao 60A/3pha - Cầu dao 20A/1 pha - - Ôr cắm đôi - Dầu Diezen - ……………………. 2.3.1. Chứng từ kế toán. Công ty đã sử dụng các chứng từ kế toán: - Hoá đơn GTGT của người bán - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho Và các chứng từ khác có liên quan Cụ thể, trong tháng 12/2009 Công ty đã sử dụng một số chứng từ kế toán nh sau: Mẫu số 01 GTKT-3LL BC/2004B Sinh viên: LÊ Thị Thuý Hằng 20 Líp K39DK26
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan