Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng với việc nâng ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty sản xuất và kinh doanh xe máy

.PDF
48
114
68

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Lời nói đầu Bất kỳ Doanh nghiệp nào khi bước vào kinh doanh đều tìm kiếm lợi nhuận. Một ông chủ thông minh không chỉ thoả mãn rằng công ty mình đang làm ăn có lãi mà bằng cách này hay cách khác để đạt được lợi nhuận cao nhất- Tối đa hoá lợi nhuận. Hoặc giả sử nếu như công ty buộc phải kinh doanh không có lãi trong một thời gian thì điều chắc chắn rằng công ty sẽ cố gắng để khả năng thua lỗ là thấp nhất- Tối thiểu hoá thua lỗ. Để đạt được lợi nhuận hoạt động kinh doanh cao doanh nghiệp phải đẩy mạnh doanh thu bán hàng và quản lý tốt các khoản chi phí. Doanh thu bán hàng cao thể hiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín của Doanh nghiệp, sự hợp lý hoá các dây chuyền công nghệ, sự thích ứng với thị hiếu người tiêu dùng. Hay nói cách khác, doanh thu bán hàng cao hay thấp phản ánh khá đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đứng trên góc độ một Doanh nghiệp, doanh thu bán hàng hàng năm có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp vì nó là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho Doanh nghiệp tiếp tục tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh liên kết với các đơn vị khác ...Nếu doanh thu bán hàng hàng năm không đủ trang trải các khoản chi phi phí đã bỏ ra, Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng trên kéo dài sẽ làm cho Doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tất yếu sẽ đi tới phá sản. Nhận thức được tầm quan trọng của doanh thu bán hàng đối với doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty SX & KD xe máy “ 1 Luận văn tốt nghiệp PHẦN THỨ NHẤT LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG I. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Vai trò và yêu cầu quản lý qúa trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. Bán hàng là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh, nó có vai trò quan trọng không chỉ đối với mỗi đơn vị kinh tế mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với bản thân các đơn vị kinh tế, có bán được hàng thì mới có thu nhập để bù đắp những chi phí bỏ ra và hình thành kết quả kinh doanh. Xác định chính xác lượng hàng bán ra là cơ sở để xác định các chỉ tiêu kinh tế khác để đánh giá trình độ hoạt động của đơn vị như: xác định tốc độ luân chuyển vốn, xác định tỷ suất lợi nhuận trên doanh số ....Là cơ sở để thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước như nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt. Bán hàng là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra , bán hàng góp phần điều hoà giữa sản xuất và tiêu dùn, giữa khả năng và nhu cầu. Một doanh nghiệp đợc coi là kinh doanh có hiệu quả khi toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh đều được bù đắp lại bằng doanh thu bán hàng và thu được lợi nhuận. Mở rộng bán hàng, tăng doanh thu nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng mở rộng thị trường hoạt động, 2 Luận văn tốt nghiệp củng cố khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đứng vững trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. 2. yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Để đáp ứng yêu cầu quản lý của qúa trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây : - Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình mua bán về khối luợng và giá trị của hàng hoá bán ra, về Số liệu từ các tài khoản doanh thu, giảm trừ doanh thu và chi phí. - Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình bán hàng phục vụ cho việc điều hành hoạt động kinh doanh thương mại, báo cáo thưởng xuyên kịp thời tình hình bán hàng, tình hình thanh toán với khách hàng theo từng loại khách hàng và từng hợp đồng kinh tế. - Tính toán xác định đúng số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT đầu vào phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Phản ánh, kiểm tra tiến độ , tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng, kỷ luật thanh toán và quản lý chặt chẽ tiền bán hàng. - Ghi chép, phản ánh đúng giá trị của hàng bán ra trong kỳ kinh doanh. - Thực hiện phân phối về kết quả hoạt động kinh doanh đúng với quy định của cơ chế tài chính hiện hành. II. Nội dung kế toán bán hàng. 1. Các khái niệm liên quan chủ yếu * Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng. Nói cách khác, doanh thu chỉ bao gồm tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ 3 Luận văn tốt nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. - Tuỳ thuộc doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp nào hoặc được miễn thuế GTGT mà doanh thu bán hàng được xác định như sau: + Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ ( Chưa có thuế GTGT) + Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT. - Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm thu được tiền bán hàng hoặc thời điểm khách hàng nhận nợ ( chấp nhận thanh toán) * Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là trị giá của sản phẩm. hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Đối với sản phẩm, lao vụ , dịch vụ tiêu thụ , giá vốn là giá thành sản xuất ( Giá thành công xưởng ). Đối với vật tư tiêu thụ, giá vốn là giá thực tế ghi sổ, còn đối với hàng hoá tiêu thụ, giá vốn bao gồm trị giá mua của hàng tiêu thụ cộng với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ. * Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như: chi phí bao gói, bảo quản, chi phí vận chuyển, chi phí tiếp thị, quảng cáo, chào hàng... * Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí chi cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. 4 Luận văn tốt nghiệp 2. Kế toán giá vốn hàng bán 2.1. Kế toán giá vốn hàng xuất bán Do hàng hoá mua về nhập kho hoặc xuất bán ngay , gửi bán ...được mua từ những nguồn khác nhau, thời điểm khác nhau nên giá trị của chúng không hoàn toàn giống nhau, do vậy khi xuất kho phải tính được giá trị thực tế của hàng xuất kho tuỳ theo từng loại hoạt động, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán mà có thể áp dụng một trong những phương pháp tính sau: * Phương pháp tính giá theo giá thực tế bình quân gia quyền ( Bình quân cả kỳ dự trữ ) Giá thực tế hàng hoá = Số lượng hàng hoá * Đơn giá thực tế xuất kho xuất kho Đơn giá thực bình quân Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ +Giá thực tế hàng nhập trong kỳ = tế bình quân Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ Cách tính này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung. * Phương pháp tính giá theo giá thực tế bình quân gia quyền liên hoàn Theo phương pháp này, kế toán tiến hành tính giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập xuất. Như vậy trong tháng có bao nhiêu lần nhập, xuất thì có bấy nhiêu lần tính giá. Phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền ( Bình quân cả kỳ dự trữ ), vừa chính 5 Luận văn tốt nghiệp xác, vừa cập nhật. Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần. * Phương pháp tính giá theo giá thực tế nhập trước xuất trước ( FIFO) Theo phương pháp này lô hàng nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá trị thực tế của lô hàng xuất trước. Nói cách khác, cơ sở cuả phương pháp này là giá trị thực tế của hàng mua trước sẽ được làm giá để tính giá thực tế hàng xuất trước và do vậy giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng mua vào sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. * Phương pháp tính giá theo giá nhập sau xuất trước ( LIFO ) Theo phương pháp này hàng mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước. Nhập sau, xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm phát. * Phương pháp tính giá theo giá thực tế đích danh Theo phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý hàng hoá theo lô hàng. Khi xuất kho, hàng hoá thuộc lô nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và giá trị nhập kho ( mua ) thực tế của lô hàng đó để tính giá thực tế xuất kho. Phương pháp này thường sử dụng với các hàng hoá có giá trị cao và tính cách biệt. * Phương pháp hệ số giá Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập, xuất sản phẩm hàng hoá. Cuối kỳ xác định hệ số giá để làm cơ sở tính giá thực tế sản phẩm, hàng hoá xuất kho trong kỳ. 6 Luận văn tốt nghiệp Giá thực tế của hàng hoá xuất kho trong kỳ = Trị giá hạch toán hàng hoá * Hệ số giá xuất trong kỳ Trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng hoá nhập kho theo giá mua thực tế trong kỳ theo giá mua thực tế Hệ số giá-= Trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng hoá nhập kho theo giá mua hạch toán trong kỳ theo giá mua hạch toán 2.2. Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán Để xác định đúng kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cần xác định đúng trị giá vốn của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ. Để phản ánh trị giá vốn hàng bán và việc kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán sử dụng TK 632” giá vốn hàng bán” Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên ( phụ lục số 1 ) Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ ( phụ lục số 2 ) 3. Kế toán doanh thu bán hàng 3.1. Các phương thức bán hàng * Phương thức tiêu thụ trực tiếp 7 Luận văn tốt nghiệp Theo phương thức này, người bán giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng mà người bán đã giao. * Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi Là phương thức mà bên chủ hàng ( gọi là bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi ( còn gọi là bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Theo luật thuế GTGT, nếu bên đại lý bán hàng theo đúng giá do bên giao đại lý quy định thì toàn bộ thuế GTGT sẽ do chủ hàng chịu, bên đại lý không phải nộp thuế GTGT trên phần hoa hồng được hưởng. Ngược lại, nếu bên đại lý hưởng chênh lệch giá thì bên đại lý sẽ phải chịu thuế GTGT trên phần GTGT này, bên chủ hàng thì chịu thuế GTGT tính trên phần GTGT trong phạm vi doanh thu của mình. * Phương thức bán hàng trả góp Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán một phần lần đầu ngay tại thời điểm mua . Số tiền còn lại người mua chấp nhận thanh toán ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Phương thức này, về mặt kế toán khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. Về mặt thực chất, chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu. * Phương thức hàng đổi hàng. Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem vật tư, sản phẩm của mình để đổi lấy vật tư, sản phẩm, hàng hoá của người 8 Luận văn tốt nghiệp mua. Giá trao đổi là giá bán của hàng hoá, vật tư, sản phẩm đó trên thị trường. 3.2. Kế toán doanh thu bán hàng theo các phương thức 3.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng a. Chứng từ sử dụng Tuỳ theo các phương thức, hình thức bán hàng mà kế toán sử dụng các chứng từ sau: Hóa đơn GTGT Hoá đơn bán hàng Hoá đơn bán lẻ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho Các phiếu thu Các giấy báo Có của ngân hàng b. Tài khoản sử dụng TK 511” Doanh thu bán hàng” : TK này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. TK 512” Doanh thu bán hàng nội bộ”: TK này dùng để phản ánh doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu về số hàng hoá, lao vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty, tập đoàn liên hiệp xí nghiệp....Ngoài ra, TK này còn sử dụng để theo dõi các khoản một số nội dung được coi là tiêu thụ nội bộ khác như : sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay trả lương, thưởng cho công nhân viên chức. 9 Luận văn tốt nghiệp TK 531” Hàng bán bị trả lại”: Là số hàng đã được coi là tiêu thụ ( đã chuyển giao quyền sở hữu, đã thu tiền hay được người mua chấp nhận ) nhưng bị người mua trả lại và từ chối thanh toán do lỗi của doanh nghiệp. TK 532” Giảm giá hàng bán” : Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân như: + Do khách hàng quen thuộc + Trong trường hợp khách hàng mua với số lượng lớn trong thời gian ngắn + Hàng hoá, sản phẩm kém chất lượng. c. Sổ kế toán sử dụng: Sổ cái TK 511, 512, 131 Sổ chi tiết bán hàng Sổ chi tiết Nợ phải thu của khách hàng. d. Hạch toán doanh thu bán hàng Phương thức tiêu thụ trực tiếp : Trình tự hạch toán được thể hiện qua ( phụ lục số 3 ) Phương thức bán hàng qua đại lý, ký gửi: Trình tự hạch toán được thể hiện qua ( Phụ lục số 4 ) Phương thức bán trả góp : Trình tự hạch toán được thể hiện qua ( Phụ lục số 5) Phương thức hàng đổi hàng: Trình tự hạch toán được thể hiện qua ( Phụ lục số 6) III. Nội dung kế toán xác định kết quả bán hàng 1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.1. Kế toán chi phí bán hàng a. Nội dung: 10 Luận văn tốt nghiệp Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ quá trình tiêu thụ hàng hoá, theo quy định hiện hành, chi phí bán hàng của doanh nghiệp được phân thành các loại sau: - Chi phí nhân viên : là các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản, vận chuyển hàng hoá và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương theo quy định. - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo lường tính toán, làm việc trong khâu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ của các tài sản dùng trong khâu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ như : nhà kho, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển... - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho khâu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ như: chi phí tiếp khách, chi phí giới thiệu hàng hoá, chi phí quảng cáo, tiếp thị... b. Chứng từ kế toán sử dụng: - Phiếu chi, uỷ nhiệm chi - Phiếu xuất kho, các hợp đồng dịch vụ và các chứng từ khác c. Tài khoản sử dụng: Kế toán chi phí bán hàng sử dụng TK 641- Chi phí bán hàng TK 641 có 7 Tk cấp hai: - Tk 6411: Chi phí nhân viên - Tk 6412: Chi phí vật liệu, bao bì - Tk 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng - TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6415: Chi phí bảo hành - TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài 11 Luận văn tốt nghiệp - TK 6418: Chi phí bằng tiền khác Đối với các doanh nghiệp thương mại, nếu doanh nghiệp dự trữ hàng hoá giữa các kỳ có biến động lớn cần phân bổ chi phí bán hàng cho số hàng còn lại cuối kỳ. d. Trình tự chi phí bán hàng: Xem phụ lục số 7 1.2. Chi phí Quản lý Doanh nghiệp a. Nội dung: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản cụ thể, có nội dung, công dụng khác nhau bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, thuế.... b. Chứng từ kế toán sử dụng: - Phiếu chi, uỷ nhiệm chi - Phiếu xuất kho, các hợp đồng dịch vụ và các chứng từ khác c. Tài khoản sử dụng TK 642 có 8 TK cấp hai: - TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý - TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý - TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng - TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6425: Thuế, phí và lệ phí - TK 6426: Chi phí dự phòng - TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6428: Chi phí bằng tiền khác d. Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Xem sơ đồ số 8 2. Kế toán xác định kết quả bán hàng 12 Luận văn tốt nghiệp a. Nội dung Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn của sản phẩm bán ra, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp quan tâm nhất đến thông tin về kết quả kinh doanh, để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và có hướng đầu tư, sản xuất kinh doanh đúng và có hiệu quả cao. Do vậy, chủ doanh nghiệp thường đòi hỏi kế toán phải cung cấp những thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm, từng loại hoạt động, từng đơn vị phụ thuộc ... Kết quả hoạt động = Doanh thu – Giá vốn - Chi phí kinh doanh bán hàng thuần hàng bán - Chi phí QLDN b. Các tài khoản sử dụng Để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 911” Xác định kết quả” và TK 421” Lãi chưa phân phối” Cuối kỳ kinh doanh, kế toán dựa vào số liệu đã hạch toán trên các tài khoản liên quan : Tk 632, Tk 511, TK 641, Tk 642, Tk 1422. Tính toán kết chuyển sang TK 911 c. Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng Xem sơ đồ số 9 IV. Các chỉ tiêu phân tích tình hình doanh thu bán hàng của doanh nghiệp Doanh thu bán hàng là tổng số tiền thu được do việc bán hàng hoá, sản phẩm cung cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng. 13 Luận văn tốt nghiệp Doanh thu thuần là phần còn lại của tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu ( Hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán) Doanh thu thuần= Tổng doanh thu- các khoản giảm trừ Giá vốn hàng bán : trị giá mua vào của hàng hoá + chi phí thu mua Lợi nhuận gộp =doanh thu thuần – giá vốn hàng bấn Chi phí bán hàng: chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá Chi phí quản lý doanh nghiêp: Chi phí phát sinh trong quá trình quản lý Lợi nhuận thuần = lợi nhuận gộp – ( Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN ) 14 Luận văn tốt nghiệp Phần thứ hai Thực trạng về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất và kinh doanh xe máy I.Đặc điểm chung của công ty sản xuất và kinh doanh xe máy 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất và kinh doanh xe máy Những năm gần đây, nhu cầu đi lại của người dân nói chung đã tăng lên rất nhanh. Giao thông công cộng không thoả mãn được nhu cầu đó, cho nên xe máy đã trở thành phương tiện chủ yếu. Được sự cho phép của Chính phủ về việc thành lập các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô các loại xe hai bánh gắn máy dạng IKD, một số doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp liên doanh đã được thành lập và đầu tư để sản xuất, lấp ráp xe hai bánh gắn máy dạng IKD. Công ty sản xuất & kinh doanh xe máy ra đời trong hoàn cảnh đó. Với sự chỉ đạo nhất trí của Hội đồng quản trị tại phiên họp ngày 28/05/1999 phê duyệt thành lập Xí nghiệp sản xuất lắp ráp và kinh doanh xe gắn máy và quyết định của chủ tịch HĐQT số 198/QĐ TCCB-LĐ ngày 25/08/1999 V/v”Thành lập Xí nghiệp sản xuất, lắp ráp và kinh doanh xe gắn máy”. Sau đó đổi tên thành “Công ty sản xuất và kinh doanh xe máy” theo quyết định số 120/TCCB-LĐ ngày 23/10/2001. Trụ sở của công ty đặt tại số 18 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: ’’Enterprise for production and business of motor cycles’’ (EFBM). Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý và hoàn thiện cơ sở hạ tầng (văn phòng, nhà xưởng, trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm, trung tâm sửa chữa 15 Luận văn tốt nghiệp bảo hành và thay thế) hoàn thành quy trình công nghệ. Công ty bước đầu đã hoàn thành tốt kế hoạch ngắn hạn đề ra, từng bước hoàn thành các kế hoạch trung và dài hạn. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty SX & KD xe máy 2.1. Chức năng Chức năng hoạt động kinh doanh của công ty thông qua hoạt động sản xuất, lắp ráp và kinh doanh trong và ngoài nước và liên doanh hợp tác với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để hoàn thiện mặt hàng, đáp ứng nhu cầu của thị trường , đưa sản phẩm vào lưu thông, thúc đẩy phát triển nghành công nghiệp xe máy và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. 2.2. Nhiệm vụ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính cuả công ty theo chính sách, luật pháp, chế độ của Nhà nước và các quy định quốc tế có liên quan. Công ty có những nhiệm vụ chính sau đây: 1/ Sản xuất phụ tùng xe máy phục vụ chương trình lắp ráp xe gắn máy dạng IKD và cung cấp cho nhu câù thay thế, sửa chữa của thị trường. 2/ Lắp ráp xe gắn máy dạng IKD. 3/ Thực hiện các dịch vụ bảo hành các loại xe do tổng công ty lắp ráp bán ra và xe do tổng công ty nhận bán uỷ thác. Bảo dưỡng, sửa chữa tân trang xe máy các loại theo nhu cầu của khách hàng. 4/ Bán buôn, bán lẻ xe máy và phụ tùng. 5/ Thực hiện dịch vụ thương mại và các lĩnh vực kinh doanh khác do tổng công ty giao khi có yêu cầu. 16 Luận văn tốt nghiệp Như vậy nhiệm vụ của công ty là phải đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tích luỹ để phục vụ tái sản xuất, đảm bảo thu nhập cho người lao động và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. 2.3. Cơ cấu tổ chức các phòng ban. Do đặc điểm là công ty hạch toán theo phương thức hạch toán phụ thuộc nên công ty chịu sự chỉ đạo, kiểm tra trực tiếp của tổng công ty. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty đứng đầu là giám đốc- người tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật về mọi hoạt động của công ty, giúp giám đốc là các phó giám đốc. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty như sau: Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc sản xuất Xưởng lắp ráp Phòng kinh Phòng vật tư Phòng tài Phòng tổ doanh kỹ thuật chính kế chức hành toán chính 17 Luận văn tốt nghiệp 3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty Công ty thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/19995 do bộ tài chính ban hành thống nhất áp dụng trong cả nước từ ngày 01/01/1996 Công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung tại phòng kế toán của công ty. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư hàng hoá Kế toán thanh toán Quỹ kiêm thanh toán ngân hàng Tất cả các công việc hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất trực tiếp của giám đốc, trưởng phòng kế toán đến các nhân viên. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ và có sự phân công chuyên môn hoá rõ ràng. Phòng kế toán có 5 người trong đó có một kế toán trưởng và 4 kế toán viên. Công ty lựa chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Ngày tháng ghi sổ của doanh nghiệp theo định kỳ ngắn (3 ngày) Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ (sơ đồ 1) 18 Luận văn tốt nghiệp II. Thực trạng về công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất và kinh doanh xe máy. 1. Đặc điểm hoạt động bán hàng ở công ty 1.1. Đặc điểm về sản phẩm tiêu thụ của công ty Với chức năng chính của công ty là lắp ráp và bán sản phẩm xe máy dạng IKD cho nên doanh nghiệp rất quan tâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm của công ty khá đa dạng, nhiều chủng loại chủ yếu được nhập linh kiện từ Trung Quốc và Hàn Quốc như: Team 110 CQ,Team 100CQ Prealm Quick Hyosung Wazalet 110T,Wazalet 100T Wake up World Xe Hyosung FX110 tổng công ty cơ khí giao thông vận tải được độc quyền nhập khẩu nên giá cả tương đối ổn định và được người tiêu dùng tín nhiệm. Các xe gắn máy nhập khẩu từ Trung Quốc (LONCIN) tuy chất lượng chưa cao nhưng giá thành rẻ, nên giá bán cũng rẻ và được người tiêu dùng chấp nhận. Công ty đạt doanh số bán ra 22 tỷ (4 tháng cuối năm 2001) và 20 tỷ (4 tháng đầu năm 2002) 1.2.Các phương thức bán hàng Hoạt động tiêu thụ của công ty sản xuất và kinh doanh xe máy chủ yếu thông qua cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, trung tâm sửa chữa, bảo 19 Luận văn tốt nghiệp duỡng xe gắn máy và các cửa hàng trên toàn quốc, được thực hiện thông qua 2 hình thức chủ yếu: *Phương thức bán hàng trực tiếp : Hình thức tiêu thụ trực tiếp của công ty được thực hiện thông qua trung tâm giới thiêu và bán sản phẩm, trung tâm bảo hành bảo dưỡng và thay thế của công ty. Với hình thức tiêu thụ này, công ty tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng và được nghe phản ánh trực tiếp của họ về chất lượng xe của mình để từ đó công ty từng bước hoàn thiện qúa trình tiêu thụ về nguồn nhân lực, về phương thức, về trang thiết bị...Từ đó hoàn thiện đổi mới nhằm thích ứng nhanh, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và hoạt động tiêu thụ của công ty. *Phương thức bán hàng gián tiếp: Là hình thức chính trong chiến lược tiêu thụ của công ty, Công ty thông qua khâu trung gian là các nhà môi giới, các nhà buôn bán lẻ, cửa hàng trên toàn quốc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hiện nay công ty có sản phẩm được bày bán ở các trung tâm trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam trên hầu hết các tỉnh thành lớn đều có như: Số 231 Tôn Đức Thắng _Hà Nội Số 68 Lê Duẩn_Hà Nội Số 18 Giải Phóng _Hà Nội Số 231 Cầu Giấy _Hà Nội Số 9 đường Quang Trung _Thị xã Sơn Tây Số 65 đường Phạm Ngũ Lão _TP Hải Dương Số 91 Lê Lợi_TP Hải Phòng Số 10 Ngô Quyền_Thị xã Vĩnh Yên_Vĩnh Phúc Số 405 Lê Thái Tông _Thị xã Hạ Long _Quảng Ninh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan