Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở đài truyền hình việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở đài truyền hình việt nam

.PDF
121
12
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐẶNG THỊ HỒNG VÂN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐẶNG THỊ HỒNG VÂN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trần Anh Tài XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Đài Truyền hình Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự hƣớng dẫn, hỗ trợ từ Phó giáo sƣ - Tiến sĩ Trần Anh Tài và các anh chị đồng nghiệp tại Ban Kế hoạch Tài chính – Đài Truyền hình Việt Nam. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà nội, 2015 ĐẶNG THỊ HỒNG VÂN LỜI CẢM ƠN Qua gần 5 năm học tập, đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy giáo, Cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, bản thân tôi đã tiếp thu đƣợc những kiến thức tƣơng đối toàn diện về khoa học quản lý, quản lý kinh tế. Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học quản lý kinh tế của tôi đƣợc hoàn thành chính là kết quả của quá trình nhận thức đó. Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học và khoa Kinh tế chính trị của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội học tập và hoàn thành khóa học cao học quản lý kinh tế tại nhà trƣờng. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo - những ngƣời đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt những năm học vừa qua. Và tôi vô cùng cả m ơn Phó giáo sƣ - Tiến sĩ Trần Anh Tài đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin đƣợc cảm ơn các cán bộ của Ban Kế hoạch – Tài chính, Đài Truyền hình Việt Nam đã tạo điều kiện giúp tôi tiếp cận tìm hiểu tài liệu, trả lời và cùng tôi trao đổi các vấn đề trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những ngƣời thân, những ngƣời bạn của tôi luôn luôn hỗ trợ và thƣờng xuyên động viên tinh thần tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà nội, 2015 ĐẶNG THỊ HỒNG VÂN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................... 1 2.Câu hỏi nghiên cƣ́u: ................................................................................................. 2 3.Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................................3 4.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ...............................................................3 5.Kết cấu của luận văn ................................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRUYỀN HÌNH 5 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................... 5 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP................ 6 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập ................................................ 6 1.2.2 Phân loại các đơn vị sự nghiệp: ......................................................................... 9 1.2.3 Hoạt động truyền hình và đặc điểm của hoạt động truyền hình: ......................... 11 1.3 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRUYỀN HÌNH: ..................................................................................................... 14 1.3.1 Khái niệm về cơ chế quản lý tài chính, cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lâ ̣p..................................................................................................... 16 1.3.2 Nội dung cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp truyền hình ...... 16 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VI ̣SƢ̣ NGHIÊP̣ CÔNG LẬP .................................................. 24 1.4.1 Các nhân tố bên trong ...................................................................................... 24 1.4.2 Các nhân tố bên ngoài .................................................................................... 277 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................31 2.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 31 2.1.1 Cơ sở phƣơng pháp luận: .............................................................................. 31 2.1.2 Phƣơng pháp nghiên cƣ́u tài liê ̣u : ................................................................ 31 2.1.3 Phƣơng pháp xƣ̉ lý số liê ̣u : ........................................................................... 31 2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 312 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .....................................34 3.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM: ........................................................................................................................ 34 3.1.1 Quá trình phát triển của Đài truyền hình Việt Nam ......................................... 34 3.1.2 Vị trí, chức năng của Đài THVN: .................................................................... 35 3.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Đài THVN ......................................................... 36 3.1.4 Tổ chức bộ máy của Đài truyền hình Việt Nam: ............................................. 38 3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. .................................... 42 3.2.1 Khái quát cơ chế quản lý tài chính áp dụng đối với Đài THVN qua các giai đoạn: .................................................................................................................. 42 3.2.2 Thƣ̣c tra ̣ng cơ chế quản lý tài chính ở Đài THVN ........................................ 429 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ........................ 76 3.3.1 Kết quả đạt đƣợc: ............................................................................................ 76 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................. 79 CHƢƠNG IV :GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ...................................................................82 4.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI .................................................................................................. 82 4.1.1 Xu hƣớng phát triển trong lĩnh vực truyền hình: ............................................. 82 4.1.2 Định hƣớng phát triển của Đài THVN: ............................................................ 82 4.2 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM: .......................................................................... 85 4.2.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Đài phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. ................................................................................... 85 4.2.2 Thực hiện cơ chế tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam nhƣ đối với doanh nghiệp phải phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Đài, không đƣợc thƣơng mại hoá truyền hình và có chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nƣớc. ............................ 85 4.2.3 Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nhất định. ............................................................................... 86 4.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM . ................................................................................. 86 4.3.1 Giải pháp về quản lý vốn và tài sản: ................................................................ 86 4.3.2 Giải pháp về quản lý và khai thác các nguồn thu: ........................................... 93 4.3.3 Giải pháp về quản lý chi phí: ........................................................................... 95 4.3.4 Giải pháp về phân cấp quản lý và giám sát các đơn vị trực thuộc: ......................... 98 4.3.5 Giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính: ............ 102 4.3.6 Giải pháp nâng cao nhận thức và công tác chỉ đạo điều hành cơ chế quản lý tài chính ở Đài THVN: ................................................................................................. 103 4.3.7 Xây dựng và hoàn thiện quy chế tài chính mới phù hợp với điều kiện hiện nay .................................................................................................................................104 4.3.8 Giải pháp kiện toàn đội ngũ cán bộ tài chính kế toán .................................... 105 4.4 KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: ............................................... 106 4.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan .............................. 106 4.4.2 Đối với Đài THVN ......................................................................................... 107 KẾT LUẬN .............................................................................................................110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................111 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chƣ̃ viế t tắ t Nguyên nghiã 1 BQ Bình quân 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CQTT Cơ quan thƣờng trú 4 ĐVSN Đơn vi ̣sƣ̣ nghiê ̣p 5 GTGT Giá trị gia tăng 6 KHTC Kế hoa ̣ch – Tài chính 7 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 8 THVN Truyền hình Việt Nam 9 VTV Đài Truyền hình Việt Nam 10 XDCB Xây dựng cơ bản i DANH MỤC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 Nội dung Bảng tổng hợp doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng tổng hợp chi hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam qua các năm Bảng tổng hợp các chỉ tiêu lao động tiền lƣơng qua các năm Bảng tổng hợp vốn nhà nƣớc tại Đài Truyền hình Việt Nam tại thời điểm 31/12/2012. Bảng kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính qua các năm ii Trang 62 66 67 72 75 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đài Truyền hình Việt Nam (Đài THVN) là Đài truyền hình quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chƣơng trình truyền hình. Hiện nay, Đài THVN có 6 kênh quốc gia VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 với tổng thời lƣợng phát só ng hơn 130 giờ/ngày, có 5 kênh khu vực (tại Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) và 3 hệ thống truyền hình trả tiền (VCTV, VSTV, SCTV). Đài Truyền hình Việt Nam đã mở rộng diện phủ sóng, phát sóng mặt đất đạt trên 90%. Về cơ chế tài chính, Đài Truyền hình Việt Nam là đơn vị sự nghiệp có thu. Trong những năm gần đây, Đài THVN đƣợc Chính phủ cho áp dụng cơ chế tài chính, lao động, tiền lƣơng nhƣ doanh nghiệp nhà nƣớc. Hiện nay nguồn thu từ các hoạt động về quảng cáo, dịch vụ của Đài đã đáp ứng nhu cầu chi thƣờng xuyên (lƣơng, chi phí sản xuất chƣơng trình truyền hình…), đầu tƣ các dự án xây dựng cơ bản và thực hiện nộp các loại thuế theo quy định của Nhà nƣớc. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam. Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 09/2009/TT- BTC ngày 21/01/2009 hƣớng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Đài THVN, quy định chế độ quản lý vốn, tài sản, tài chính đối với Đài Truyền hình Việt Nam để Đài THVN thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức quy định tại Nghị định số 18/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ. Đài THVN thực hiện cơ chế quản lý tài chính, lao động, tiền lƣơng; cơ chế hạch toán kinh doanh nhƣ đối với doanh nghiệp, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó: 1 - Đài THVN thực hiện cơ chế tài chính, lao động, tiền lƣơng nhƣ doanh nghiệp nhà nƣớc. - Hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật. - Quyết định dùng vốn nhà nƣớc do Đài Truyền hình Việt Nam quản lý để đầu tƣ, thành lập doanh nghiệp sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép. - Đài Truyền hình Việt Nam là chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp do Đài quyết định thành lập và chủ sở hữu phần vốn góp tại các doanh nghiệp thuộc Đài theo quy định của pháp luật. Theo các quy định trên thì Đài THVN hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật. Đài THVN có trách nhiệm quản lý và sử dụng các nguồn vốn, tài sản và nguồn nhân lực có hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, tạo điều kiện đầu tƣ phát triển Đài THVN theo chiến lƣợc, quy hoạch đã đƣợc Chính phủ phê duyệt trong từng giai đoạn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ, viên chức, ngƣời lao động và gắn trách nhiệm với lợi ích của cán bộ, viên chức và ngƣời lao động của Đài THVN trong hoạt động nghiệp vụ. Cho đến nay, chƣa có mô hình cơ quan nào là đơn vị thuộc Chính phủ áp dụng cơ chế tài chính nhƣ doanh nghiệp. Là một cơ quan thuộc Chính phủ đƣợc Nhà nƣớc thực hiện quản lý tài chính nhƣ một đơn vị hành chính sự nghiệp, áp dụng cơ chế tài chính nhƣ doanh nghiệp nên việc quản lý tài chính của Đài THVN gặp rất nhiều khó khăn, vƣớng mắc, cần phải nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Đài THVN trong điều kiện áp dụng cơ chế tài chính doanh nghiệp. 2. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Đài THVN hiện nay? - Để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Đài THVN cần thực hiện các giải pháp gì? 2 3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Đài Truyền hình Việt Nam qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của Đài THVN trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu. + Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp nói chung và đối với Đài THVN nói riêng. + Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Đài THVN trong thời gian từ khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính nhƣ đối với doanh nghiệp cho đến giai đoạn hiện nay. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiê ̣n cơ chế quản lý tài chính ở Đài THVN trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tƣợng nghiên cứu : Cơ chế quản lý tài chính áp dụng ở Đài Truyền hình Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu : Về nội dung: cơ chế quản lý tài chính tại Đài truyền hình Việt Nam gồm cơ chế quản lý của nhà nƣớc đối với Đài THVN và cơ chế quản lý trong nội bộ Đài THVN. Luận văn chủ yếu nghiên cứu cơ chế quản lý của nhà nƣớc đối với Đài THVN và trên mức độ cần thiết có nghiên cứu cả cơ chế quản lý nội bộ Đài THVN. Về không gian: Đề tài nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của Đài THVN và các đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Đài THVN Về thời gian: Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Đài THVN từ năm 2008 – 2014; đề xuấ t giải pháp hoàn thiện đến năm 2020. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mu ̣c ký hiê ̣u viế t tắ t, danh mu ̣c bảng, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng. Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp truyền hình. 3 Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 3. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Đài Truyền hình Việt Nam trong thời gian qua. Chƣơng 4. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Đài Truyền hình Việt Nam. 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRUYỀN HÌNH 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có không ít các công trình nghiên cứu đƣợc công bố trong và ngoài nƣớc, sau đây là một số công trình tiêu biểu: - “Tài chính công – lý thuyết và thực tiễn“ của Alan ( 1979): cuốn sách bàn về những nội dung cơ bản nhất của tài chính công. Trong công trình này, các nội dung lý thuyết và thực tiễn đƣợc lồng ghép và phân tích một cách khá chi tiết và có hệ thống. - “Một số vấn đề cơ bản về tài chính công và cải cách tài chính công“ của tác giả Bùi Thị Minh Huyền (2003). Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề cơ bản về lý thuyết tài chính công; đặc trƣng và vài trò của tài chính công trong phát triển kinh tế - xã hội. Cuốn sách cũng đánh giá thực trang tài chính công ở Việt Nam và sự cần thiết phải cải cách tài chính công. - “Tăng cƣờng cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính của Lê Chi Mai (2003). Cuốn sách tập trung phân tích vai trò, sự cần thiết và nội dung của cải cách tài chính công trong việc thúc đẩy nền cải cách hành chính nói chung ở Việt Nam. - “Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc“ của Trần Minh Tá và Bạch Thị Minh Huyền (1996). Nội dung chủ yếu của công trình bàn về sự cần thiết phải tiến hành đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam. Công trình cũng nghiên cứu, đề xuất định hƣớng và các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam. - Bộ Tài chính (2003), báo cáo tham luận của các bộ và địa phƣơng tổng kết triển khai thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/12/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập có thu và quyết định 5 192/2001/QĐ-TTG ngày 17/2/2001 của Thủ tƣớng chính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính sự nghiệp ở Hà Nội - Bộ Tài chính – Vụ Ngân sách nhà nƣớc (2005) báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Hungary và Cộng Hòa Liên bang Đức trong quản lý tài chính ngân sách. - “Đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị hành chính sự nghiệp có thu“ của Phan Thị Cúc (2002) đề cập đến các nguồn kinh phí đảm bảo và các khoản cho chi cho đơn vị sự nghiệp có thu công lập, ngoài công lập và vấn đề đổi mới cơ chế quản lý tài chính. - “Quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học“, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hƣơng (2014). Luận án đề cập đến những vấn đề lý thuyết cơ bản về khái niệm, mô hình, các hình thức, công cụ quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trƣờng đại học công lập nói riêng. Luận án phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội và đề xuất các định hƣớng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Các bài viết về Quản lý tài chính, cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu đăng trên các tạp chí kinh tế trong nƣớc và quốc tế. Các công trình nghiên cứu nói trên đều nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau về tài chính công, cải cách tài chính công; chính sách và cơ chế quản lý tài chính công trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên theo nhận thức của tác giả chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ chế quản lý tài chính tại một đơn vị sự nghiệp có thu, cụ thể là Đài truyền hình Việt Nam. 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.1.1 Khái niệm: 6 Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định thành lập, để thực hiện một số chức năng nhiệm vụ do Nhà nƣớc giao, trong đó chủ yếu là cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội. Trong quá trình hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc Nhà nƣớc cho phép thu một số loại phí, lệ phí, đƣợc tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. Đơn vị sự nghiệp công lập có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập có những điểm khác với cơ quan hành chính nhà nƣớc. Cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc của mình, cung ứng các dịch vụ hành chính công. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của bộ máy Nhà nƣớc với nhân dân và chỉ có Nhà nƣớc mới có đủ thẩm quyền thực hiện chức năng đó. Nhà nƣớc với tƣ cách là một tổ chức công quyền phải có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ này cho nhân dân, còn ngƣời dân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nƣớc dƣới hình thức thuế; Quan hệ trao đổi các dịch vụ hành chính công không phản ánh quan hệ thị trƣờng một cách đầy đủ: ngƣời sử dụng dịch vụ có thể trả một phần hoặc không phải trả tiền cho việc sử dụng dịch vụ đó khi hƣởng thụ. Trong khi đó, do dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng có thể có sự tham gia cạnh tranh của khu vực tƣ nhân nên các đơn vị này đƣợc phép khai thác và mở rộng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của mình, ngƣời sử dụng dịch vụ có thể phải chi trả cho việc sử dụng dịch vụ nên hình thành quan hệ mua bán, trao đổi. 1.2.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập a, Đặc điểm hoạt động: - Đơn vị sự nghiệp công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời: Các đơn vị sự nghiệp đƣợc thành lập để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Trong quá trình hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thể đƣợc Nhà nƣớc cấp kinh phí hoạt động. Các sản phẩm dịch vụ do đơn vị sự nghiệp cung ứng cần đƣợc sử dụng thì có thể do Nhà nƣớc đứng ra 7 cung cấp không thu tiền để xã hội tiêu dùng. Trong trƣờng hợp có thu tiền của ngƣời tiêu dùng thì cũng chỉ thu để bù đắp một phần chi phí đầu vào để tạo ra chúng. Tuy nhiên, xã hội ngày càng đòi hỏi tính hiệu quả trong quá trình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp đƣợc hiểu ở hai khía cạnh: Chất lƣợng phục vụ và tiết kiệm nguồn lực cho xã hội. - Sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lợi ích chung và có tính lâu dài: Hoạt động sự nghiệp chủ yếu là cung cấp dịch vụ công cộng, tạo ra những giá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị về xã hội... là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều ngƣời, cho nhiều đối tƣợng trên phạm vi rộng. Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sự nghiệp là sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định. Những sản phẩm đó khi tiêu dùng thƣờng có tác dụng lan tỏa. b, Đặc điểm về tài chính : - Đơn vị sự nghiệp đƣợc vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động sự nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định pháp luật. - Đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng tài sản Nhà nƣớc nhƣ đơn vị sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ thực hiện trích khấu hao, thu hồi vốn theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu do thanh lý tài sản cố định thuộc tài chính nhà nƣớc đƣợc để lại để đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị. - Đƣợc mở tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng thƣơng mại hoặc Kho bạc Nhà nƣớc để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động cung ứng dịch vụ: Mở tài khoản tại kho bạc Nhà nƣớc để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN cấp. - Đối với khoản chi hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại...) chi hoạt động nghiệp vụ thƣờng xuyên, tùy theo từng nội dung công việc nếu xét thấy 8 cần thiết, có hiệu quả, thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nƣớc quy định trong phạm vi nguồn thu đƣợc sử dụng. - Hằng năm căn cứ vào kết quả tài chính, đơn vị đƣợc trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Mức trích quỹ khen thƣởng và quỹ phúc lợi không vƣợt quá 3 tháng lƣơng thực tế bình quân trong năm. 1.2.2 Phân loại các đơn vị sự nghiệp: Dựa vào các tiêu thức khác nhau đơn vị sự nghiệp có thu cũng đƣợc phân thành nhiều loại khác nhau: 1.2.2.1 Căn cứ vào cấp quản lý đơn vị sự nghiệp gồm: - Đơn vị sự nghiệp có thu ở Trung ƣơng nhƣ Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, các bệnh viện, trƣờng học do các Bộ ngành, cơ quan ở Trung ƣơng quản lý. - Đơn vị sự nghiệp có thu ở địa phƣơng nhƣ Đài phát thanh truyền hình ở các địa phƣơng, các bệnh viện trƣờng học do địa phƣơng quản lý. 1.2.2.2 Căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp cụ thể, đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm: - Đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo - Đơn vị sự nghiệp y tế (bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân) - Đơn vị sự nghiệp văn hoá, thông tin - Đơn vị sự nghiệp phát thanh truyền hình - Đơn vị sự nghiệp dân số - trẻ em, kế hoạch hoá gia đình - Đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao - Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trƣờng - Đơn vị sự nghiệp kinh tế (duy tu, sửa chữa đê điều, trạm, trại) - Đơn vị sự nghiệp có thu khác 1.2.2.3 Căn cứ vào chủ thể thành lập thì đơn vị sự nghiệp gồm: - Đơn vị sự nghiệp có thu công lập: Đơn vị sự nghiệp có thu công lập đƣợc xác định bởi các căn cứ cơ bản sau: 9 + Do các cơ quan Nhà nƣớc thành lập. Căn cứ vào vị trí và phạm vi hoạt động mà các đơn vị sự nghiệp có thu có thể do Thủ tƣớng Chính phủ, hoặc Bộ trƣởng Bộ quản lý ngành, hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trực tiếp ra quyết định thành lập. + Trong quá trình hoạt động đƣợc Nhà nƣớc cho phép thu các loại phí để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và bổ sung tái tạo chi phí hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị. + Nhằm cung cấp dịch vụ công cho xã hội (thực hiện hoạt động sự nghiệp đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền) không nhằm mục đích sinh lợi. Dịch vụ công là những hoạt động vì lợi ích chung. Dịch vụ công có những đặc điểm cơ bản sau: Là những hoạt động phục vụ lợi ích tối cần thiết cho xã hội, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con ngƣời, đảm bảo cuộc sống bình thƣờng và an toàn. Những hoạt động này về cơ bản do các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc uỷ quyền đứng ra thực hiện (có thể nhà nƣớc, có thể tƣ nhân), song Nhà nƣớc vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng về những hoạt động này. Bởi với vai trò ngƣời bảo đảm công bằng xã hội, Nhà nƣớc phải có nghĩa vụ bảo đảm những mục tiêu chính của dịch vụ công. Đối tƣợng thụ hƣởng dịch vụ này không phân biệt hoàn cảnh cụ thể về xã hội, chính trị hay kinh tế. Về nguyên tắc dịch vụ công không phải là dịch vụ thƣơng mại, do đó không tồn tại trong môi trƣờng cạnh tranh và cũng không thông qua quan hệ thị trƣờng đầy đủ. Có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Đơn vị sự nghiệp có thu đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí: • Đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng các tài sản đó. • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 10 - Đơn vị sự nghiệp có thu ngoài công lập nhƣ bán công, dân lập và tƣ nhân: đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. - Đơn vị sự nghiệp có thu của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp. - Đơn vị sự nghiệp có thu do các Tổng công ty thành lập. 1.2.2.4 Căn cứ vào cơ chế quản lý và khả năng thu phí để bù đắp các khoản chi, đơn vị sự nghiệp có thu được chia làm ba loại: - Đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc ngân sách cấp toàn bộ chi phí hoạt động: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp dƣới 10% (so với tổng số chi phí hoạt động thƣờng xuyên). - Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên (gọi tắt là đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí): là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chƣa tự trang trải đƣợc toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên. Do vậy, Ngân sách Nhà nƣớc phải cấp một phần kinh phí hoạt động thƣờng xuyên cho đơn vị. - Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí):là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm đƣợc toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên, ngân sách Nhà nƣớc không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên cho đơn vị. 1.2.3 Hoạt động truyền hình và đặc điểm của hoạt động truyền hình: 1.2.3.1 Khái nịêm về hoạt động truyền hình: Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ nhƣ vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phƣơng tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa cũng nhƣ lĩnh vực kinh tế xã hội. Ở thập kỷ 50 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất