Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của việt nam

.PDF
116
98
82

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS.Doãn Kế Bôn, cùng với sự tham khảo qua các tài liệu, tạp chí, sách báo, thông tư, báo cáo khoa học, nghị định, đề án, internet… Tôi xin cam kết luận văn được thực hiện trung thực, các số liệu kết quả được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng. Nếu phát hiện sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2015 Cao học viên Nguyễn Xuân Trƣờng ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn thạc sỹ, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên giúp đỡ của thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ, giảng viên của trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập chương trình thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Nhà trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS, TS Doãn Kế Bôn đã tận tình hướng dẫn và có những ý kiến đóng góp giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn có những điểm thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và tất cả mọi người. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2015 Cao học viên Nguyễn Xuân Trƣờng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................viii DANH MỤC BIỂU .............................................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan ................................................................ 2 2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan ...................................................................... 2 2.2. Điểm mới của luận văn ............................................................................................. 3 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 6. Kết cấu luận văn ........................................................................................................... 5 Chƣơng I: .............................................................................................................................. 6 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM RAU QUẢ ..... 6 1.1. Khái niệm và vai trò của chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả.................. 6 1.1.1. Khái niệm của chính sách xuất khẩu.........................................................6 1.1.2. Mục tiêu và các công cụ của chính sách xuất khẩu ..................................7 1.1.3. Đặc điểm sản xuất và xuất khẩu rau quả ................................................11 1.1.4. Vai trò của chính sách xuất khẩu rau quả .............................................12 1.1.5. Quy trình xây dựng chính sách ...............................................................14 1.2. Nội dung cơ bản của chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả ......................15 1.2.1. Chính sách phát triển thị trƣờng xuất khẩu ............................................15 1.2.2. Chính sách xúc tiến xuất khẩu ................................................................17 1.2.3. Chính sách mặt hàng xuất khẩu ..............................................................20 1.2.4. Chính sách vƣợt rào cản kỹ thuật cho rau quả xuất khẩu ......................22 1.2.5. Một số chính sách khác ...........................................................................24 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả ...........26 iv 1.3.1. Nhu cầu về các sản phẩm rau quả trên thế giới .....................................26 1.3.2. Quy định của các nƣớc nhập khẩu ..........................................................26 1.3.3. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................27 1.3.4. Năng lực sản xuất và xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp ............29 CHƢƠNG II: ......................................................................................................................30 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM ....................................................................................................................................30 2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam ...........................................................................................................30 2.1.1. Nhu cầu về các sản phẩm rau quả trên thế giới .....................................30 2.1.3. Quy định của các nƣớc nhập khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam ...........................................................................................................................37 2.1.4. Năng lực sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam ..........................41 2.2. Thực trạng chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam ..............45 2.2.1. Chính sách phát triển thị trƣờng xuất khẩu ............................................45 2.2.2. Chính sách xúc tiến xuất khẩu ................................................................48 2.2.3. Chính sách mặt hàng xuất khẩu ..............................................................53 2.2.4. Chính sách vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng rau quả xuất khẩu .......57 2.2.5. Một số chính sách khác ...........................................................................62 2.3. Đánh giá chung chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam ......64 2.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc ......................................................................64 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế ............................................................................67 2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ...........................................................70 CHƢƠNG III ......................................................................................................................73 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM .................................................................................................................73 3.1.Quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030..........................................73 3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về sản xuất và xuất khẩu rau quả. ..73 3.1.2. Dự báo tình hình thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm rau quả ...............75 3.1.3. Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam, định hƣớng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. ......................................................76 3.1.4. Quan điểm hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030 ....................................................................78 v 3.1.5. Định hƣớng hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam đến năm 2030 ....................................................................................79 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam .................................................................................................................................82 3.2.1. Chính sách phát triển thị trƣờng xuất khẩu ............................................82 3.2.2. Chính sách xúc tiến xuất khẩu ................................................................83 3.2.3. Chính sách mặt hàng xuất khẩu ..............................................................88 3.2.4. Chính sách vƣợt rào cản kỹ thuật ...........................................................................92 3.2.5. Chính sách đầu tƣ KHCN .......................................................................95 3.2.6. Chính sách vốn, tín dụng .........................................................................97 3.2.7. Giải pháp đối với doanh nghiệp............................................................100 KẾT LUẬN ........................................................................................................................103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................105 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ của các từ viết tắt 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương 3 ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu 4 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á 5 APHIS Sở thanh tra sức khỏe vật nuôi và cây trồng 6 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 7 CBI Trung tâm xúc tiến nhập khẩu sang EU từ các nước đang phát triển 8 CODEX Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm 9 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 10 ĐNB Đông Nam Bộ 11 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 12 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 13 EU Liên minh Châu Âu 14 FAO Tổ chức nông lương thế giới 15 FSMA Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm Hoa Kỳ 16 FDA Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ vii 17 FTA Hiệp định thương mại tự do 18 GMPs Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt 19 GOST Tiêu chuẩn quốc gia Nga 20 HACCP Hệ thống phân tích và kiểm soát nguồn nguy hại 21 KHCN Khoa học công nghệ 22 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 23 UNECE Ủy ban kinh tế Châu Âu của Liên Hợp Quốc 24 USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ 25 MRLs Quy định về giới hạn tồn dư tối đa thuốc trừ sâu 26 NPPA Cơ quan bảo vệ thực vật 27 JAS Luật về tiêu chuẩn và dán nhãn hàng nông lâm sản của Nhật Bản 28 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 29 VJEPA Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 30 VIETGAP Tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt 31 XTTM Xúc tiến thương mại 32 WB Ngân hàng thế giới 33 WTO Tổ chức thương mại thế giới viii DANH MỤC BẢNG Bảng Nội dung Trang 1.1 Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ trong những năm qua 30 Tiêu dùng rau quả hàng năm tại Hoa Kỳ, 1.2 2010 – 2014 31 1.3 Tiêu thụ bình quân đầu người một số loại quả ở Mỹ 32 1.4 Lượng tiêu thụ rau tươi tại EU 33 1.5 Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vào Nga 34 1.6 Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam 41 1.7 Kim ngạch xuất khẩu rau quả từ năm 2010 - 2014 43 1.8 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng quả 44 1.9 Kim ngạch xuất khẩu rau quả tại một số thị trường 47 2.0 Số lượng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 48 2.1 Cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu 2011 – 2014 54 2.2 Diện tích và sản lượng rau quả đạt tiêu chuẩn VietGap 56 2.3 Diện tích gieo trồng rau quả các năm 2011 - 2014 58 2.4 Một số giống rau quả mới 60 ix DANH MỤC BIỂU Biểu 1.1 Giá rau quả xuất khẩu sang Nhật Bản các tháng năm 2013 và 2014 36 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, diện mạo nước ta có nhiều thay đổi, thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp.Việt Nam đang tiến hành hội nhập với kinh tế quốc tế, trong đó một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu. Xuất khẩu đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong Chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta. Với điều kiện tự nhiên và khí hậu đa dạng, Việt Nam có lợi thế trong canh tác và phát triển nhiều loại giống rau, quả khác nhau phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu như chuối, vải, nhãn, dứa, chôm chôm, thanh long, dưa chuột, cà chua, khoai tây… Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả liên tục tăng trưởng và đang hướng dần tới việc trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành nông nghiệp nước ta. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta tăng theo từng năm. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại rau quả của Việt Nam, đứng sau Trung Quốc là các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Nga ... Sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã có những bước tiến khá dài với kim ngạch xuất khẩu rau quả.Trong những năm gần đây, rau quả luôn nằm trong nhóm những mặt hàng xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hơn nữa, còn có sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu và các quy định khắt khe của các nước nhập khẩu, Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ cho người sản xuất và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của 2 doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, thực trạng các chính sách xuất khẩu rau quả của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Vì vậy cần đánh giá hệ thống chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của nước ta hiện nay, tìm ra những cách thức, nội dung, biện pháp không còn phù hợp để kịp thời đề xuất phương hướng và giải pháp khắc phục, hướng tới hình thành một hệ thống chính sách xuất khẩu rau quả tốt nhất. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành: Quản lý kinh tế. 2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan 2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan, có thể kể đến một số công trình như: - Vô Giá Nông Lâm Thủy sản - Ban Vật giá Chính phủ (2001), Chính sách giá vật tƣ, dịch vụ nông nghiệp và giá tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở nƣớc ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đề tài cấp bộ. - 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thƣơng mại Việt Nam, Những thành tựu và bài học kinh nghiệm, sách do Bộ Công thương biên soạn năm 2004. - Trần Quốc Khánh (8/2003), Chính sách phát triển xuất khẩu - Thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp Lý luận Chính trị Cao cấp, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thƣơng mại quốc tế, TS Nguyễn Hữu Khải, Nhà xuất bản Lao động năm 2005. - Chính sách xuất khẩu Nông sản của Việt Nam Lý luận và thực tiễn, do TS Trịnh Thị Ái Hoa là chủ biên – 2007. - Bảo hộ hợp lý nền Nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do GS,TS Bùi Xuân Lưu chủ biên – 2004 3 - Nguyễn Thị Hoài Thanh (2011), Chính sách vƣợt rào cản kỹ thuật cho rau quả xuất khẩu sang thị trƣờng Nga và Đông Âu của Tổng công ty rau quả, nông sản, luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Thương mại. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên đã nêu lên những đặc điểm của các chính sách thương mại của Việt Nam, những chính sách áp dụng cho nông nghiệp nông thôn, cho các sản phẩm nông sản, trong đó có sản phẩm rau quả. Tuy nhiên, các công trình trên, có công trình thì nghiên cứu chung một cách tổng thể rộng lớn về các chính sách đối với các hoạt động thương mại của Việt Nam, có công trình lại nghiên cứu chỉ tập trung vào một chính sách cụ thể và đưa ra giải pháp để hoàn thiện chính sách đó mà chưa chú ý đến nghiên cứu một cách toàn diện các chính sách của Nhà nước dùng để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả. 2.2. Điểm mới của luận văn - Luận văn hệ thống hóa một số lý luận về chính sách xuất khẩu rau quả. - Trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng chính sách xuất khẩu rau quả của Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp về hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam trong những thời gian tới. 3. Mục đích nghiên cứu Từ những cơ sở lý luận chung về chính sách xuất khẩu, tìm hiểu nội dung và đánh giá thực trạng chính sách xuất khẩu rau quả; từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần đổi mới, hoàn thiện chính sách xuất khẩu rau quả của nước ta. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả được nghiên cứu ở đây chỉ giới hạn trong phạm vi chính sách của Nhà nước ở tầm vĩ mô đối với hàng rau quả xuất khẩu. Hơn nữa, đề tài tập trung nghiên cứu một số chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu như: chính sách phát triển thị trường, chính sách xúc tiến xuất khẩu; chính sách mặt hàng xuất khẩu; chính sách vượt rào cản kỹ thuật và một số chính sách khác. Do đó, các giải pháp đề xuất trong luận văn chỉ là các giải pháp hoàn thiện chính sách, không phải là giải pháp xây dựng một hệ thống chính sách mới. - Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực trạng chính sách xuất khẩu rau quả từ năm 2010 - 2014, các giải pháp định hướng đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã dùng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử là những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung để phân tích, xem xét các chính sách xuất khẩu rau quả, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách. Đề tài cũng sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, mô tả, tổng hợp, tư duy logic, phân tích hệ thống… để luận giải các vấn đề liên quan của đề tài. Cụ thể như: Phƣơng pháp duy vật biện chứng: Phân tích mối quan hệ giữa chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả với các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của những chính sách đó. Phƣơng pháp duy vật lịch sử: Phân tích các chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam đã ban hành trong những gần đây để rút ra những mặt được và chưa được của các chính sách đó. Từ đó, đề ra các giải pháp để hoàn thiện các chính sách xuất khẩu còn thiếu sót. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn: báo cáo của các bộ - ngành có liên quan (Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Cục XTTM …), các niên giám thống kê hàng năm của Tổng 5 cục Thống kê, Tổng cục Hải quan; các văn bản của Đảng và Nhà nước (Nghị quyết, Nghị định, Luật, Thông tư …), thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền thanh, truyền hình …), thông qua các nguồn khác trên mạng internet. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu: Thông qua các số liệu được thu thập từ các nguồn kể trên tác giả tiến hành thống kê số liệu, so sánh các số liệu. Từ đó tiến hành phân tích các số liệu đó để đưa ra thực trạng về các chính sách xuất khẩu rau quả của Việt Nam, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó để đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu rau quả trong thời gian tới. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng I: Lý luận chung về chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả Chƣơng II: Thực trạng chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam Chƣơng III: Giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam 6 Chƣơng I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM RAU QUẢ 1.1. Khái niệm và vai trò của chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả 1.1.1. Khái niệm của chính sách xuất khẩu Trước tiên , ta cần tìm hiểu chính sách là gì? “Chính sách” là một thuật ngữ khá phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên để hiểu được nghĩa của từ chính sách chúng ta cần tìm hiểu theo từng góc độ và khía cạnh khác nhau. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Chính sách là tập hợp các chủ trƣơng và hành động về phƣơng diện nào đó của chính phủ, nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt đƣợc và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trƣờng”. James Anderson cho rằng “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích đƣợc theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. Xét dưới góc độ kinh tế - xã hội ta có thể hiểu: “Chính sách là tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng, các giải pháp và các công cụ mà nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề để thực hiện những mục tiêu nhất định. Có thể nói mỗi chính sách kinh tế là một hành lang hƣớng dẫn hoạt động đầu tƣ mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh, hƣớng dẫn các doanh nghiệp hành động một cách phù hợp với lợi ích của toàn xã hội”. Phân tích các lập luận trên, chúng ta có thể thấy chính sách có ba đặc trưng: - Chính sách là hệ thống các hoạt động có mục đích của chủ thể quản lý trong việc giải quyết một vấn đề nào đó của hệ thống, của tổ chức. 7 - Chính sách là một tập hợp các bước giải quyết những vấn đề của hệ thống của tổ chức. - Chính sách luôn gắn với mục tiêu do chủ thể quản lý đặt ra. Như vậy, có thể coi chính sách là phương thức hành động mà chủ thể quản lý lựa chọn thực hiện nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu mà họ xác định cho hệ thống quản lý của mình. Mọi tổ chức đều có chính sách riêng áp dụng trong phạm vi hoạt động của mình. Như vậy, nếu căn cứ vào chủ thể ra quyết định chính sách, có thể phân chia chính sách thành hai loại: chính sách công do các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành và chính sách tư do các tổ chức không thuộc bộ máy nhà nước ban hành. Chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả rõ ràng là một bộ phận của chính sách công, nó khác biệt với các chính sách công khác ở đối tượng chính sách. Xuất khẩu rau quả là lĩnh vực quan trọng, mang tính nhạy cảm cao, lại có nhiều đặc điểm rất riêng so với các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác. Do vậy, đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, những hoạt động về chính sách trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả được nhóm thành một chính sách riêng và được gọi là chính sách xuất khẩu rau quả. Chính sách xuất khẩu rau quả có thể được định nghĩa như sau:“Chính sách xuất khẩu rau quả là một bộ phận của chính sách xuất nhập khẩu, là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà chính phủ sử dụng để điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả sao cho phù hợp với định hƣớng đã định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc”. 1.1.2. Mục tiêu và các công cụ của chính sách xuất khẩu 1.1.2.1. Mục tiêu: Mục tiêu của chính sách là đích đến mà chính sách hướng tới. Một chính sách được đề ra luôn nhằm vào mục tiêu nhất định. Nó thể hiện mong 8 muốn của Nhà nước trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu sao cho phát triển nhanh về kim ngạch, tỉ trọng và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Mục tiêu của chính sách xuất khẩu không nằm ngoài mục tiêu phát triển kinh tế. Chính sách xuất khẩu định hướng cho hoạt động xuất khẩu phù hợp với mục tiêu của Nhà nước theo đuổi, mục tiêu đó là khuyến khích hoạt động xuất khẩu phát triển. Hoạt động xuất khẩu phát triển ở đây thể hiện ở việc kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ra sao, môi trường của hoạt động xuất khẩu diễn ra như thế nào. Chính vì những mục tiêu đó mà hoạt động xuất khẩu sẽ nhận được những ưu đãi của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ hoạt động xuất khẩu phát triển. Do đó mục tiêu khuyến khích hoạt động xuất khẩu phát triển của chính sách xuất khẩu sẽ góp phần thực hiện mục tiêu chung của phát triển kinh tế xã hội là: tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. 1.1.2.2. Công cụ: Công cụ trong chính sách xuất khẩu được hiểu là những phương tiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của chính sách xuất khẩu đề ra. Để thực hiện các mục tiêu mà chính sách xuất khẩu của mỗi quốc gia đã đề ra, người ta sử dụng các công cụ chủ yếu: công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan. - Công cụ thuế quan Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hóa xuất hay nhập khẩu của mỗi một quốc gia. Thuế quan bao gồm thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu. Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Thuế xuất khẩu hiện nay ít được các quốc gia áp dụng vì hiện nay cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang diễn ra quyết liệt. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh, mở rộng thị trường nên Nhà nước chỉ đánh thuế với một số mặt hàng có kim ngạch lớn, mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Thuế nhập khẩu có thể giúp tăng ngân sách Nhà nước, giúp các 9 nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt sức cạnh tranh của các hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên nó cũng gây nên những hạn chế như giá cả hàng nhập khẩu tăng cao, một số nhà sản xuất trong nước trì trệ, sản xuất không hiệu quả. Bên cạnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu còn có một số loại thuế quan đặc thù như: hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá … - Công cụ phi thuế quan + Hạn ngạch: Là việc hạn chế số lượng đối với loại mặt hàng xuất hoặc nhập khẩu thông qua hình thức cấp giấy phép. Hạn ngạch gồm có hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu quy định lượng hàng hóa lớn nhất được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định. Thường thì khi sử dụng hạn ngạch xuất khẩu là nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường hay bảo đảm an ninh lương thực quốc gia mà thôi chứ không có ý nghĩa về kinh tế. Hạn ngạch nhập khẩu quy định lượng hàng hóa lớn nhất được nhập khẩu vào thị trường nào đó trong 1 năm. Khi sử dụng hạn ngạch nhập khẩu sẽ có thể hạn chế được lượng hàng hóa nhập vào thị trường. Bảo vệ được những ngành sản xuất non trẻ, chưa đủ điều kiện cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu cũng sẽ làm giảm quyền lợi của người tiêu dùng trong nước vì làm giảm lượng hàng nhập khẩu dẫn đến giá hàng hóa cao hơn, cơ hội lựa chọn tiêu dùng cũng bị giảm đi. + Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn kỹ thuật là những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động, bao bì đóng gói cũng như các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái, quy định về tỷ lệ nguyên vật liệu nhất định trong nước để sản xuất một loại hàng hóa nào đó. 10 Những quy định này xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và phản ánh trình độ phát triển của văn minh nhân loại. Về mặt kinh tế, những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế và làm thay đổi dòng vận động của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Tiêu chuẩn kỹ thuật có thể là cản trở xuất nhập khẩu, vì mỗi quốc gia có thể có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, nhiều quốc gia đã áp dụng để hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là các nước phát triển. + Hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Đây là hình thức quốc gia nhập khẩu đòi quốc gia xuất khẩu hạn chế xuất khẩu một cách tự nguyện nếu không sẽ bị trả đũa. Thực chất đây là cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại tạo công ăn việc làm trong nước. Các thỏa thuận này tự nguyện, được đưa ra bởi nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm ngăn chặn những mối đe dọa và những hạn chế đối với ngoại thương của nước mình. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó. + Trợ cấp xuất khẩu. Là một hình thức trợ cấp trực tiếp hay cho vay với lãi suất thấp đối với xuất khẩu trong nước hoặc cho vay ưu đãi với bạn hàng nước ngoài để mua sản phẩm của mình. Trợ cấp xuất khẩu làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu được trợ cấp so với hàng xuất khẩu không được trợ cấp. Trợ cấp xuất khẩu còn làm tăng chi phí của xã hội do sản xuất thêm sản phẩm xuất khẩu kém hiệu quả. Tuy nhiên, trợ cấp xuất khẩu trong trường hợp này cũng gây khó khăn cho những nước xuất khẩu khác, bởi họ phải đối mặt với hàng hóa có sức cạnh tranh hơn của nước trợ cấp xuất khẩu. 11 Ngoài các biện pháp trên, Chính phủ còn sử dụng các biện pháp cấm xuất – nhập khẩu, cấp giấy phép xuất khẩu và một số biện pháp khác để thực hiện mục tiêu của mình. 1.1.3. Đặc điểm sản xuất và xuất khẩu rau quả - Rau quả là sản phẩm của nông nghiệp vì vậy nó chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh … sản lượng rau quả cao hay thấp, chất lượng tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do đó mức độ rủi ro trong sản xuất rau quả là rất lớn, đôi khi không thể tránh khỏi những tồn thất, thiệt hại. Mặt khác do sự khác biệt, không ổn định về thời tiết, khí hậu giữa các vùng miền cũng như khả năng khắc phục khó khăn về điều kiện tự nhiên của các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các địa phương khác nhau dẫn đến việc có thể ở nơi này việc sản xuất rau quả gặp bất lợi nhưng ở nơi khác việc sản xuất lại diễn ra thuận lợi đạt hiệu quả cao.Chính vì vậy nếu một quốc gia hoặc một doanh nghiệp có thể khắc phục được tính bất ổn về thời tiết thì không những hạn chế được rủi ro, tổn thất mà còn nâng cao được hiệu quả trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu. - Các sản phẩm rau quả là sản phẩm hữu cơ nên rất dễ hư hỏng trong thời gian ngắn nếu không được chế biến và bảo quản cẩn thận, gây ảnh hưởng đến chất lượng rau quả, vì vậy cần phải áp dụng kỹ thuật để có thể bảo quản lâu hơn. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất cũng như xuất khẩu rau quả. Để đảm bảo xuất khẩu rau quả đến các thị trường xa gần công tác bảo quản, chế biến cần được quan tâm chú ý nhằm giữ hương vị của sản phẩm mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. - Các sản phẩm rau quả là một trong các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, trong khi đó rau quả cũng là mặt hàng sử dụng nhiều hóa chất công nghiệp từ khâu gieo trồng đến khâu bảo quản. Mỗi loại rau quả có thời gian sử dụng và khả năng chịu sự tác động từ môi trường bên ngoài khác nhau. Do đó cần có biện pháp phù hợp để thu hoạch và bảo quản. Mỗi quốc gia nhập khẩu rau quả có những rào cản về kỹ thuật, quy trình chế biến, tiêu chuẩn vệ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan