Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạch định chiến lược cho công ty cổ phần traum việt nam đến năm 2022...

Tài liệu Hoạch định chiến lược cho công ty cổ phần traum việt nam đến năm 2022

.PDF
94
3
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TRẦN VĂN CHÍNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TRAUM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2022 Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số đề tài : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn HÀ NỘI – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng mình, các số liệu và nội dung được công bố trong Luận văn là do tôi trực tiếp tìm hiểu nghiên cứu, các số liệu, bảng biểu tham khảo được trích dẫn nguồn đầy đủ, đúng quy định. Tác giả Trần Văn Chính LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên từ các thầy cô giáo, các ban ngành cùng toàn thể cán bộ nơi tôi chọn làm địa bàn nghiên cứu, gia đình và bạn bè. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Công ty CP Traum Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Trần Văn Chính MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................iv LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do thực hiện đề tài ......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài ........................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 7. Kết cấu dự kiến của luận văn............................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP .......................................................... 5 1.1. Chiến lược kinh doanh .................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh................................................................ 5 1.1.2. Đặc điểm chiến lược kinh doanh ................................................................. 6 1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh............................................................... 7 1.1.4. Phân loại chiến lược kinh doanh ................................................................. 8 1.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh............................................................... 10 1.2.1. Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh ........................................... 10 1.2.2. Vai trò hoạch định chiến lược kinh doanh ................................................ 11 1.2.3. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh ............................................ 13 1.3. Các công cụ phân tích, lựa chọn chiến lược kinh doanh ............................ 25 1.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ........................................... 25 1.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ............................................. 26 1.3.3. Ma trận SWOT .......................................................................................... 27 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAUM VIỆT NAM ........................................................................... 31 2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP Traum Việt Nam ..................................... 31 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển Công ty CP Traum Việt Nam ................ 31 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của Công ty CP Traum Việt Nam ........................................................................................................................... 31 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty CP Traum Việt Nam ........................................... 32 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty CP Traum Việt Nam giai đoạn 2015-2017.................................................................................................................. 34 i 2.2. Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến chiến lược của Công ty CP Traum Việt Nam ............................................................................................... 36 2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô ....................................................................... 36 2.2.2. Phân tích môi trường vi mô ....................................................................... 45 2.2.3. Ma trận EFE của Công ty CP Traum Việt Nam ........................................ 49 2.3. Phân tích môi trường nội bộ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Công ty CP Traum Việt Nam................................................................................. 52 2.3.1. Hoạt động quản trị ..................................................................................... 52 2.3.2. Nguồn nhân lực ......................................................................................... 53 2.3.3. Năng lực tài chính...................................................................................... 55 2.3.4. Cơ sở vật chất, hệ thống thông tin ............................................................. 56 2.3.5. Năng lực Marketing ................................................................................... 57 2.3.6. Ma trận IEF đánh giá nội bộ ...................................................................... 61 2.4. Kết luận về môi trường kinh doanh của Công ty CP Traum Việt Nam ... 63 2.4.1. Cơ hội, thách thức...................................................................................... 63 2.4.2. Điểm mạnh, điểm yếu................................................................................ 64 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TRAUM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2022 ..................................................... 66 3.1. Tầm nhìn chiến lược và mục tiêu tổng quát Công ty CP Traum Việt Nam đến năm 2022 ........................................................................................................... 66 3.1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh Công ty CP Traum Việt Nam .................................... 66 3.1.2. Mục tiêu kinh doanh Công ty CP Traum Việt Nam .................................. 66 3.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty CP Traum Việt Nam đến năm 2022 ........................................................................................................................... 67 3.2.1. Sử dụng công cụ ma trận SWOT đề xuất chiến lược cấp công ty............. 67 3.2.2. Phân tích các chiến lược cấp công ty được đề xuất ................................... 69 3.2.3. Lựa chọn chiến lược cấp công ty được đề xuất ......................................... 72 3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược của Công ty CP Traum Việt Nam đến năm 2022 .................................................................................................................. 74 3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................................ 74 3.3.2. Phát triển và mở rộng thị trường trong nước ............................................. 76 3.3.3. Phát triển và mở rộng thị trường XLKĐ nước ngoài ................................ 77 3.3.4. Phát triển sản phẩm dựa trên thế mạnh của Công ty ................................. 78 3.3.5. Tăng cường xây dựng thương hiệu mạnh.................................................. 79 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83 ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 CBCNV Cán bộ công nhân viên 2 CP Cổ phẩn 3 ĐH Đại học 4 EFE External Factor Evaluation Matrix - Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 5 HĐQT Hội đồng quản trị 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 IFE Internal Factor Evaluation Matrix - Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 8 LĐ Lao động 9 NLĐ Người lao động 10 QSPM Quantitative StrategicPlanning Matrix - Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng 11 SWOT Ma Trận SWOT: Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats 12 XKLĐ Xuất khẩu lao động iii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
 Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michel E.Porter ....................................17 Bảng 1.1: Ma trận QSPM ..........................................................................................24 Bảng 1.2: Mô hình ma trận SWOT ...........................................................................28 Biểu đồ 2.1: So sánh doanh thu, lợi nhuận và chi phí marketing XKLĐ của Công ty CP Traum Việt nam trong giai đoạn 2015-2017 .....................................58 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Traum giai đoạn 2015 2017 .........................................................................................................35 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả xuất khẩu lao động của Công ty CP Traum giai đoạn 2015 -2017 ...............................................................................................36 Bảng 2.3: Bảng phân bố mẫu khảo sát Công ty CP Traum Việt Nam ......................50 Bảng 2.4: Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE của Công ty .......................................51 Bảng 2.5: Trình độ nhân sự của Công ty CP Traum giai đoạn 2015-2017 ..........54 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát sự hài lòng về công việc của nhân viên Công ty CP Traum năm 2017 ......................................................................................55 Bảng 2.7: Cơ cấu vốn của Công ty CP Traum Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017 .....56 Bảng 2.8: Bảng thống kê chi phí đơn hàng tuyển dụng lao động làm việc tại Nhật Bản của Công ty Traum giai đoạn 2015 – 2017 ......................................60 Bảng 2.9: Ma trận các yếu tố nội bộ IEF của Công ty CP Traum Việt Nam............62 Bảng 3.1: Kết quả ma trận SWOT của Công ty CP Traum Việt Nam .....................68 Bảng 3.2: Tổng hợp tham khảo ý kiến đánh giá của chuyên gia về các chiến lược cấp công ty đã đề xuất .............................................................................72 Bảng 3.3: Ma Trận QSPM của Công ty CP Traum Việt Nam ..................................73 iv LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với thế giới cả về chiều sâu lẫn chiều ngang. Chính phủ Việt Nam đang tích cực theo đuổi chương trình nghị sự về hội nhập kinh tế quốc tế. Quyết tâm đó được khẳng định bằng việc thông qua Nghị quyết số 6 của Đảng năm 2016. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 hiệp định thương mại tự do (FTA), kết thúc 2 đàm phán và đang trong giai đoạn đàm phán với 2 FTA khác. Hiệp định CPTTP cùng với EU-Việt Nam FTA, được gọi là những FTA thế hệ mới, với đặc điểm là nhấn mạnh nhiều đến quyền lao động, cũng như bảo vệ tính bền vững của môi trường, để đảm bảo rằng tự do thương mại sẽ đóng góp vào phát triển bền vững, đồng thời giúp người lao động và doanh nghiệp cùng được hưởng lợi ích kinh tế một cách công bằng. Đây là cơ hội rất to lớn không chỉ Việt Nam có thể phát triển toàn diện mà cũng là cơ hội cho nhân lực của Việt Nam có thể khẳng định mình trên trường quốc tế. Thông qua các hiệp định, các lao động Việt Nam với tay nghề cao hoàn toàn có thể trở thành công dân toàn cầu đi sang các nước phát triển hơn làm việc với công việc ổn định cùng mức lương hấp dẫn. Nắm được xu thế đó, hiện nay đã có rất nhiều công ty xuất khẩu lao động hình thành và hoạt động rất mạnh tại thị trường Việt Nam- một thị trường đầy tiềm năng với hơn 90 triệu dân. Thị trường lao động chủ yếu hướng đến là các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và một số nước Trung Đông khác. Với lợi thế sẵn có như là sự chăm chỉ, khéo léo, học hỏi nhanh vì thế nhân công đến từ Việt Nam rất được săn đón tuyển dụng. Công ty Traum Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với mong muốn trở thành một trong các công ty dẫn đầu trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động, công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới tiềm năng hơn. Hiện nay do nhu cầu xuất khẩu lao động trong nước tăng cao, sự cạnh tranh giữa các công ty cũng rất là khốc liệt. Tình đến 17/11/2017 đã có 298 doanh nghiệp trong cả nước được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Trước bối cảnh thị trường ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, ban lãnh đạo công ty đã quyết định cần có định hướng phát triển lâu dài để tiến tới mục tiêu phát triển bền vững. 1 Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Traum Việt Nam đến năm 2022” làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của Công ty. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Trong những năm gần đây, đề tài hoạch định chiến lược tại công ty đã được nhiều tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu của mình, dưới dạng tham luận, tạp chí, bài báo khoa học, hội thảo, các sách tham khảo, luận văn, luận án... Trong đó, các luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về lý luận, phân tích thực trạng hoạch định chiến lược tại một số công ty tại Việt Nam. Một số đề tài nghiên cứu liên quan về vấn đề này: Các tài liệu sách, giáo trình Có rất nhiều sách, giáo trình đã tổng hợp các lý thuyết chung về công tác hoạch định chiến lược tại công ty. Tác giả đã đưa ra các khái niệm, vai trò, nội dung công tác hoạch định chiến lược, cung cấp cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu thực tiễn. - Sách dịch: Chiến lược cạnh tranh - M. Porter (2009), DT Books & NXB Trẻ; - Giáo trình Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, chủ biên Nguyễn Hữu Lam (2011), NXB Lao Động Xã Hội; - Sách dịch: Quản trị chiến lược - Fred David (2012), NXB Đồng Nai; - Giáo trình Quản trị chiến lược và chính sách kinh doanh, TS. Nguyễn Mạnh Hùng và nhóm tác giả (2014), NXB Phương Đông; - Giáo trình Quản trị chiến lược, chủ biên PGS.TS Ngô Kim Thanh (2014), NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Các luận văn nghiên cứu Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý “Hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng AIC giai đoạn 2015-2020” của tác giả Lê Phương Bình; Vũ Trí Dũng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. Luận văn đã góp một phần đưa lý thuyết quản trị chiến lược vào vận dụng nhằm hoạch định một chiến lược cho Công ty AIC, gợi ý làm thay đổi tư duy kinh doanh của giới lãnh đạo công ty. Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh “Hoạch định chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 đến năm 2020” của tác giả Đỗ Đức Chiến, 2 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2016). Luận văn trình bày cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, phân tích hiện trạng và căn cứ hình thành chiến lược phát triển cho Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 và hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 đến năm 2020. Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh “Hoạch định chiến lược cho công ty TNHH Thuận Khang đến năm 2020” của tác giả Vũ Gia Dân, Phạm Thị Liên, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017. Luận văn đã khái quát tổng quan về hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp, từ đó phân tích công tác hoạch định chiến lược tại công ty Thuận Khang và hoạn thiện hoạch định chiến lược cho Công ty đến năm 2020. Nhìn chung, các đề tài về hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp đã được nghiên cứu khá nhiều. Mỗi đề tài đều đem đến những yếu tố mới trong nghiên cứu, tạo sự khác biệt cho đề tài. Công tác hoạch định chiến lược có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp do đặc thù của từng doanh nghiệp, trong khi các luận văn nghiên cứu thường tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp cho từng công ty và gần như không thể hoàn toàn áp dụng cho toàn bộ các công ty vào các thời điểm khác nhau được. Do đó, tác giả mong muốn kế thừa các kết quả đã nghiên cứu về hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược để áp dụng hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Traum Việt Nam đến năm 2022. Từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp với công tác hoạch định chiến lược tại đây. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Đề tài tập trung hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Traum Việt Nam đến năm 2022. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu, hệ thống cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp. - Phân tích đánh giá tình hình Công ty làm cơ sở hoạch định chiến lược. - Hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Traum Việt Nam đến năm 2022. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động hiện tại của Công ty Cổ phần Traum Việt Nam làm căn cứ để hoạch định chiến lược kinh doanh đến năm 2022. Về không gian: Công ty Cổ phần Traum Việt Nam. Về thời gian: Giai đoạn 2015 – 2017 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần Traum Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu giai đoạn 2015 – 2017, giải pháp đến năm 2022. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung vào hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Traum Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu định tính, sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp luận: nghiên cứu kiến thức chuyên ngành kinh tế, quản trị chiến lược, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính với việc phân tích, tổng hợp các tài liệu như quy chế, quy trình, chiến lược, kết quả hoạt động,… của Công ty. Phương pháp thu thập dữ liệu: luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp từ các nguồn có sẵn kết hợp với điều tra thực tế. Tiến hành lấy ý kiến đánh giá của nhân viên công ty thông qua phiếu khảo sát nhằm đánh giá về mức độ am hiểu, thực hiện chiến lược của Công ty. Phân tích đánh giá: Phỏng vấn chuyên gia để lấy ý kiến đánh giá khách quan; phân tích – tổng hợp dữ liệu qua các thời kỳ đánh giá sự biến động; so sánh số liệu qua các thời kỳ. 7. Kết cấu dự kiến của luận văn Luận văn gồm có 3 chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAUM VIỆT NAM CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TRAUM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2022 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Chiến lược kinh doanh 1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm chiến lược Chiến lược được sử dụng đầu tiên trong quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được xây dựng trên cơ sở những thông tin chắc chắn. Thông thường người ta hiểu chiến lược chính là khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân sự, được ứng dụng để lập kê hoạch tổng hợp và tiến hành những chiến dịch quy mô lớn. Trong hoạt động kinh doanh, Theo PGS.TS Ngô Kim Thanh, giáo trình Quản trị chiến lược: Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt những mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của tổ chức, đón được các thời cơ, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài 1.1.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh Theo Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập tập đoàn tư vấn Boston thì: “Chiến lược kinh doanh là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. Theo giáo sư Alfred Chandler thuộc trường đại học Havard định nghĩa: “Chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, cách lựa chọn phương hướng hành động và phân bổ tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu đó”. Một số nhà kinh tế trên thế giới đã thống nhất chiến lược kinh doanh với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Đại diện cho quan niệm này là các nhà kinh tế của BCG (The Boston Consulting Group) cho rằng “chiến lược phát triển là chiến lược chung của doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận của chiến lược thứ cấp là: chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu và phát triển. Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau: “Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi 5 trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”. Theo định nghĩa này, chiến lược của một doanh nghiệp được hình thành để trả lời các câu hỏi sau : Hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra ở đâu trong dài hạn? (định hướng). Hoạt động kinh doanh sẽ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm nào và phạm vi các hoạt động? (thị trường, phạm vi hoạt động). Bằng cách nào hoạt động kinh doanh được tiến hành tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường? (lợi thế). Nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, nhân sự, công nghệ, thương hiệu…) cần thiết để tạo ra lợi thế cạnh tranh? (nguồn lực). Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp? (môi trường). Từ các quan niệm khác nhau về chiến lược rút ra được một khái niệm chung nhất về chiến lược như sau: “Chiến lược là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời hạn nhất định”. 1.1.2. Đặc điểm chiến lược kinh doanh - Chiến lược kinh doanh là các chiến lược tổng thể của doanh nghiệp xác định các mục tiêu và phương hướng kinh doanh trong thời kỳ tương đối dài (5;10 năm...) và được quán triệt một cách đầy đủ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay, môi trường vĩ mô của các doanh nghiệp thay đổi rất lớn. Do đó, chiến lược kinh doanh không nên tính toán quá dài, chỉ nên tính 3-5 năm là vừa để đảm bảo tính linh hoạt và tính hiện thực của chiến lược. - Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo các phương hướng dài hạn, có tính định hướng. Do đó, muốn xây dựng chiến lược kinh doanh tốt thì phải làm tốt công tác dự báo xu thế phát triển về kinh tế, kỹ thuật của xã hội. Một chiến lược thành công thường là một chiến lược dựa trên cơ sở dự báo đúng. - Chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng dựa trên cơ sở tính cạnh tranh và các lợi thế so sánh. Nếu không có cạnh tranh thì không cần thiết xây dựng và thực 6 hiện chiến lược kinh doanh. Do đó tính cạnh tranh là đặc trưng bản chất nhất của chiến lược kinh doanh. Trong thời đại hiện nay, không có doanh nghiệp nào là không hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Điều này đòi hỏi trong quá trình xây dựng chiến lược, doanh nghiệp phải nghiên cứu làm thế nào để doanh nghiệp có được ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ và do đó mà giành được thắng lợi trong cạnh tranh.đồng thời phải đánh giá đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của mình để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và thường xuyên soát xét lại các yếu tố nội tại khi thực thi chiến lược. - Chiến lược kinh doanh trước hết và chủ yếu được xây dựng cho các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hoá, truyền thống thế mạnh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên căn cứ vào thực lực của mình để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sở trường và thế mạnh của mình, tránh những ngành mà doanh nghiệp lớn có thế mạnh để giữ được vị thế độc quyền trong lĩnh vực mà mình có thế mạnh. - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải có tính ổn định tương đối trong một thời kỳ nhất định. Môi trường khách quan và họat động thực tiễn của doanh nghiệp là một quá trình vận động không ngừng. Chiến lược kinh doanh không thể cố định một bề nhưng không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải tương đối ổn định. 1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ những cơ hội và thuận lợi trong kinh doanh, tận dụng chúng để đưa ra chiến lược, chính sách phát triển phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng. Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh giúp cho các nhà quản trị dự báo những bắt trắc, rủi ro sẽ xảy ra trong những hiện tại cũng như tương lai. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng. 7 Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như nhận diện được đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp. Chiến lược giúp doanh nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Chiến lược kinh doanh đưa ra những định hướng chính xác tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh vượt trội cũng như tạo ra sự khác biệt. Mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển. Chiến lược kinh doanh có 4 nội dung chính sau: Định hướng kinh doanh; Nhận dạng cơ hội và nguy cơ; Chủ động ra quyết định phù hợp với điều kiện bên ngoài; Nâng cao lợi thế cạnh tranh. Vai trò của chiến lược kinh doanh khẳng định sự cần thiết tất yếu của chiến lược trong hoạt động quản trị nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng trong nền kinh tế hiện đại. Chính vì vậy, việc xây dựng và áp dụng chiến lược kinh doanh là nội dung không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. 1.1.4. Phân loại chiến lược kinh doanh * Căn cứ theo phạm vi chiến lược kinh doanh phân làm 2 loại: - Chiến lược tổng thể: Đề cập đến những mục tiêu chung, những vấn đề trọng tâm có ý nghĩa lâu dài quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. - Chiến lược bộ phận: Đây là chiến lược cấp hai nhằm giải quyết từng vấn đề trong sản xuất, trong kinh doanh để thực hiện chiến lược tổng quát, loại chiến lược này bao gồm: Chiến lược giá cả, chiến lược sản phẩm và chiến lược phân phối cho từng giai đoạn ngắn hạn hay trung hạn của chiến lược tổng quát. * Căn cứ theo cấp thì phân làm ba cấp cụ thể như sau: - Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp: liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của các cổ đông. Chiến lược cấp doanh nghiệp là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của tổ chức. 8 - Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh chiến lược: nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh và cách thức thực hiện nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường. Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh chiến lược SBU (strategic business unit) và làm thế nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả. - Chiến lược kinh doanh cấp chức năng: Chiến lược chức năng liên quan tới việc từng bộ phận chức năng trong tổ chức (R&D, Hậu cần, Sản xuất, Marketing, Tài chính, …) được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp. * Căn cứ theo hướng tiếp cận thị trường: - Chiến lược tăng trưởng: Một trong những mục tiêu chính mà doanh nghiệp thường theo đuổi là mục tiêu tăng trưởng. Phần lớn các chiến lược cấp doanh nghiệp đều đặt vào mục tiêu tăng trưởng cho nên việc xây dựng các mô hình chiến lược chủ yếu dựa vào mục tiêu tăng trưởng. Chiến lược tăng trưởng bao gồm: - Chiến lược tăng trưởng tập trung: là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải thiện các sản phẩm, dịch vụ hoặc thị trường hiện có nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác - Chiến lược phát triển hội nhập: là phát triển doanh nghiệp trên cơ sở thiết lập và mở rộng mối quan hệ liên kết với các nhà cung cấp, các nhà trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm, hoặc đối thủ cạnh tranh. - Chiến lược phát triển đa dạng hóa: là chiến lược tăng trưởng dựa trên sự thay đổi về công nghệ, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo những cặp sản phẩm thị trường mới cho doanh nghiệp. * Căn cứ theo chiến lược ổn định Chiến lược ổn định nhằm giữ vững vị thế thị phần của mình khi thị trường có nhiều rủi ro, bất lợi và doanh nghiệp có sức cạnh tranh. Chiến lược này thường phù hợp trong ngắn hạn. Doanh nghiệp thực hiện chiến lược này khi: Doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh phát triển chậm hoặc không phát triển. Chi phí mở rộng cho thị trường hay đưa sản phẩm vào thị trường mới quá cao. * Căn cứ theo chiến lược cắt giảm: Chiến lược này thực hiện khi trong ngành không có cơ hội tăng trưởng trong nền kinh tế không ổn định, khi doanh nghiệp không có thế mạnh, không có khả 9 năng phát triển được nữa. Nhóm chiến lược này được sử dụng khi công ty cần chỉnh đốn sau những ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế hay cần phải củng cố tránh sự suy thoái toàn diện bao gồm các chiến lược sau: Thu hẹp hoạt động; Cắt bỏ hoạt động; Thanh lý. 1.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh 1.2.1. Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh 1.2.1.1. Khái niệm hoạch định Quá trình quản trị doanh nghiệp bao gồm bốn chức năng chính: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Hoạch định là một chức năng quan trọng đóng vai trò nền tảng. Xem xét dưới góc độ này, hoạch định là một quá trình liên quan đến tư duy và ý chí của con người, bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu và các biện pháp để đạt được mục tiêu; nó cho phép hình thành và thực hiện các quyết định, không phải là một hành động tức thời mà là một quá trình mang tính liên tục. Theo PGS.TS Ngô Kim Thanh trong giáo trình quản trị chiến lược, hoạch định hay còn gọi là lập kế hoạch hoặc kế hoạch hóa kinh doanh gồm nhiều quan niệm khác nhau: - Thứ nhất: Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó. Như vậy công tác kế hoạch theo nghĩa trên phải bao gồm đồng thời hai quá trình xác định mục tiêu, tức là trả lời câu hỏi cái gì cần phải làm? và xác định con đường đạt đến mục tiêu, tức là trả lời câu hỏi làm cái đó như thế nào? - Thứ hai: Hoạch định là quá trình chuẩn bị đối phó với những thay đổi và tính không chắc chắn bằng việc trù liệu những cách thức hành động trong tương lai, xuất phát từ hai nguyên nhân chính đó là nguồn tài nguyên hạn chế và sự biến động thường xuyên của môi trường bên ngoài. Tóm lại: Hoạch định là một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ chức của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, hoạch định là yêu cầu của chính quá trình lao động của con người và gắn liền với quá trình đó. Công tác hoạch định vì nó đem lại cho tổ chức bốn lợi ích sau đây: (i) Nhận diện các thời cơ kinh doanh trong tương lai. (ii) Có kế hoạch né tránh hoặc tối thiểu hóa các nguy cơ, khó khăn. 10 (iii) Triển khai kịp thời các chương trình hành động, có nghĩa là tạo tính chủ động trong thực hiện. (iv) Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra. 1.2.1.2. Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh Theo tác giả Michael E. Porter trong cuốn sách “Chiến lược cạnh tranh” thì: “Hoạch định chiến lược là quá trình chính gồm cả các chiến lược thay thế để thực hiện những mục tiêu, nó phải phù hợp với những kiến thức đã được đánh giá một cách có hệ thống qua những điểm mạnh, yếu, nội tại và môi trường kinh doanh”. Hoạch định chiến lược được hiểu là nỗ lực của tổ chức nhằm đưa ra những quyết định và những hành động cơ bản có vai trò định hình và hướng dẫn cho tổ chức đó muốn trở thành cái gì, phục vụ cho ai, làm gì, lý do tại sao làm việc đó, và chú trọng đến tầm nhìn tương lai. Việc hoạch định chiến lược có hiệu quả không chỉ vạch ra đích đến mà tổ chức muốn đạt được và những gì cần phải làm để đi đến đó, mà còn nêu rõ cách thức đo lường mức độ thành công. Từ khái niệm hoạch định chiến lược, khái niệm chiến lược kinh doanh, trong luận văn này, hoạch định chiến lược kinh doanh được hiểu là việc phát triển nhiệm vụ, chức năng, xác định cơ hội và nguy cơ, chỉ rõ điểm mạnh yếu, thiết lập các mục tiêu chiến lược, nghiên cứu các giải pháp chiến lược và lựa chọn giải pháp chiến lược để theo đuổi mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược kinh doanh là giai đoạn khởi đầu của quá trình quản lý chiến lược trong doanh nghiệp đồng thời cũng là một chức năng quản trị chiến lược. Giai đoạn hoạch định chiến lược kinh doanh bao gồm việc phát triển nhiệm vụ, chức năng, xác định cơ hội và nguy cơ, chỉ rõ điểm mạnh yếu, thiết lập các mục tiêu chiến lược, nghiên cứu các giải pháp chiến lược và lựa chọn giải pháp chiến lược để theo đuổi. Hoạch định chiến lược không những phác thảo tương lai cho doanh nghiệp cần đạt tới mà còn phải vạch ra các con đường để đạt tới tương lai. Hoạch định chiến lược kinh doanh là một quá trình tư duy nhằm tạo lập chiến lược kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các thông tin cơ bản về môi trường kinh doanh. Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm vào một thời gian dài, thông thường từ 3 hoặc 5 năm trở lên, do vậy nó phải dựa trên cơ sở dự báo dài hạn. 1.2.2. Vai trò hoạch định chiến lược kinh doanh Một doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường thay đổi gồm những thay đổi về công nghệ, trong các giá trị xã hội, trong tập quán tiêu dùng, trong các điều kiện 11 kinh tế, trong các chính sách thì có thể gặp những nguy cơ, thách thức cũng như những cơ hội lớn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế mà bất kỳ một doanh nghiệp nào từ khi được thành lập đều phải hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh để triển khai thực hiện nhằm thích ứng với những biến động của môi trường kinh doanh, có thể nhìn nhận vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh chủ yếu như sau: - Giúp doanh nghiệp phác thảo được chiến lược để đạt được lợi thế cơ bản trong kinh doanh. Sản phẩm chủ yếu của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh chính là chiến lược kinh doanh. Chính nhờ có chiến lược mà doanh nghiệp có thể thực hiện quản trị một cách hiệu suất hơn, tăng thế lực và lợi thế cạnh tranh để đạt được hiệu quả kinh doanh một cách chủ động. - Cho phép hình dung và trình bày tương lai của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích và dự báo thay đổi của môi trường, các nhà hoạch định cho thấy tương lai của doanh nghiệp từ hiện tại. Hoạch định chiến lược làm cho doanh nghiệp luôn giữ vững được hướng đi của mình mà không sợ bị lệch hướng. - Giúp doanh nghiệp làm sáng tỏ những dữ liệu quan trọng nhất, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm. Nhờ thực hiện việc phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và các thông tin, dữ liệu, làm rõ tác động của môi trường đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bằng cách này doanh nghiệp có thể thẩm định, đo lường, đánh giá được chính mình (điểm mạnh, điểm yếu) và các yếu tố tác động như cơ hội và nguy cơ trong hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động ứng phó, đối đầu với sự biến động của môi trường kinh doanh. - Giảm bớt sự chồng chéo trong hoạt động của các cá nhân và tập thể. Sự tham gia quá trình hoạch định chiến lược làm cho các cá nhân và nhóm thấy rõ được sự khác nhau về vai trò của mình trong sự nghiệp chung. - Góp phần nâng cao niềm tin và ý chí cho các thành viên trong doanh nghiệp. Tất cả các thành viên từ người lao động đến nhà quản lý sẽ có được niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp khi họ biết rằng tương lai đó đã được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Khi đã có niềm tin họ sẽ phấn khởi và hăng say hơn trong công việc tích cực hơn. Trong điều kiện môi trường kinh doanh hiện đại thì điều kiện này càng quan trọng. 12 - Là kim chỉ nam cho các hoạt động trong doanh nghiệp, cho phép xác lập một ngôn ngữ chung, một hướng đi chung, hạn chế nguy cơ hiểu sai thông tin nội bộ tạo thuận lợi cho việc ra quyết định và thực hiện quyết định. Như vậy, hoạch định chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thuận lợi và có điều kiện thực hiện các hoạt động kiểm soát. Hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn là tiền đề làm gia tăng lợi nhuận, tăng cường tính hợp tác, là công cụ để động viên, là cơ sở tin cậy để ra các quyết định tối ưu, giúp doanh nghiệp trở nên năng động hơn, chủ động trước các thay đổi phức tạp của môi trường. 1.2.3. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh 1.2.3.1. Khái quát quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh Hoạch định chiến lược kinh doanh là một quá trình bao gồm các nội dung có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Về cơ bản các nội dung của hoạch định chiến lược bao gồm các bước sau: - Bước 1: Xem xét tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp - Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài của công ty kinh doanh (EFE). - Bước 3: Phân tích các yếu tố nội bộ công ty kinh doanh (IFE). - Bước 4: Xác lập các mục tiêu chiến lược kinh doanh và xác lập chiến lược kinh doanh. - Bước 5: Đánh giá lựa chọn chiến lược kinh doanh để theo đuổi (QSPM) của doanh nghiệp - Bước 6: Xác định các nguồn lực cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.3.2. Xác định tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh kinh doanh a) Tầm nhìn chiến lược Tầm nhìn chiến lược là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo, là định hướng cho tương lai, là khát vọng của doanh nghiệp về những điều mà doanh nghiệp muốn đạt tới. Tầm nhìn chiến lược cần phải đảm bảo: - Đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan