Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hòa thượng Thích Thiện Hoa trong sự nghiệp hoằng pháp và đào tạo tăng tài (Luận ...

Tài liệu Hòa thượng Thích Thiện Hoa trong sự nghiệp hoằng pháp và đào tạo tăng tài (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
89
50
137

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI MINH NHỰT HÕA THƢỢNG THÍCH THIỆN HOA TRONG SỰ NGHIỆP HOẰNG PHÁP VÀ ĐÀO TẠO TĂNG TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI MINH NHỰT HÕA THƢỢNG THÍCH THIỆN HOA TRONG SỰ NGHIỆP HOẰNG PHÁP VÀ ĐÀO TẠO TĂNG TÀI Ngành: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 8.22.90.09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CHU VĂN TUẤN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các thông tin, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Bùi Minh Nhựt LỜI CÁM ƠN Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Chu Văn Tuấn, ngƣời hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn đến Học viện khoa học xã hội, nhà trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây. Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, trợ lý Khoa Tôn giáo học, tập thể giảng viên những ngƣời đã giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cám ơn đến Chƣ tôn đức Tăng, Ni và bạn bè đồng nghiệp những ngƣời đã cổ vũ, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhƣng luận văn này không thể tránh khỏi sai sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Học viên Bùi Minh Nhựt MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẰNG PHÁP 7 VÀ ĐÀO TẠO TĂNG TÀI 1.1. Cơ sở lý thuyết 7 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công tác hoằng pháp 15 và đào tạo tăng tài ở Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa 1.3. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn 25 Chƣơng 2: CUỘC ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG HOẰNG PHÁP, ĐÀO TẠO 28 TĂNG TÀI CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA 2.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp 28 2.2. Hoạt động hoằng pháp 32 2.3. Hoạt động đào tạo tăng tài 39 Chƣơng 3: VAI TRÕ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA HÕA THƢỢNG 48 THÍCH THIỆN HOA ĐỐI VỚI ĐẠO PHÁP VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc 48 3.2. Những đóng góp trong giáo dục, đào tạo tăng tài 53 3.3. Một số vấn đề đặt ra 56 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 72 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT 1 HT 2 PGVN 3 GHPGVN 4 PHĐNV 5 GHPGVNTN 6 GHTGNV 7 HVPG NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT Hòa Thƣợng Phật Giáo Việt Nam Giáo hội Phật giáo Việt Nam Phật học đƣờng Nam Việt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Giáo hội Tăng già Nam Việt Học viện Phật giáo MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và trải qua không ít thăng trầm. Theo dòng lịch sử, có những lúc Phật giáo trở thành nền tảng tinh thần của cả dân tộc, là tôn giáo chính thức nhƣ triều đại Lý - Trần (1009-1400), giai đoạn mà các vị vua quan hay nhân dân đều một lòng quy ngƣỡng và tu tập sinh hoạt theo giáo lý và nếp sống nhà Phật. Nhƣng cũng có thời điểm Phật giáo suy thoái bởi các nguyên nhân khách quan. Nhƣ cuộc chiến tranh xâm lƣợc của nhà Minh đầu thế kỷ XV và sự đề cao Nho giáo, sự ít chú trọng Phật giáo của triều đại Hậu Lê... Đến thời kỳ cận đại, khi các đế quốc Tây Phƣơng nhƣ Pháp, Mỹ xâm lƣợc Việt Nam, Phật giáo cũng chung cảnh với đất nƣớc bị các đế quốc đàn áp, nhất là thời kỳ cuối triều nhà Nguyễn (1802 - 1945), khi đó “đạo Phật lại càng suy đồi, mất hết cả những gì thuần túy, cao siêu, mà chỉ còn như là một thần đạo, mà nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái mà thôi” [20, tr.83]. Đứng trƣớc những sự thăng trầm của Phật giáo, các bậc cao tăng đều ra sức hết lòng xây dựng lại tinh thần Phật giáo. Thời kỳ đầu có các vị nhƣ: Thiền sƣ Vạn Hạnh (938 - 1025), Thiền Sƣ Khuông Việt (933-1011) thời Nhà Lý (1009 - 1225); thời Nhà Trần (1225-1400) có Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308)… Trong thế kỷ XX, khi Phật giáo có sự suy thoái và sự lấn át của các tôn giáo khác, Tăng sĩ Phật giáo suy đồi, thì các bậc cao tăng của Phật giáo đã đứng lên chấn hƣng và xây dựng lại nền móng Phật giáo Việt Nam. Trong số những vị tăng sỹ Phật giáo đó, phải kể đến Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa, ngƣời đã có những đóng góp to lớn, xây dựng lại nền móng vững mạnh cho Phật giáo Việt Nam. Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa sinh năm 1918, mất 1973. Cả cuộc đời Ngài là sự dấn thân, phụng sự, cống hiến không mệt mỏi cho Quốc gia, Dân tộc và Đạo pháp. Quy y từ tuổi ấu niên với Tổ Phi Lai - Chí Thiền, sau theo học 1 với Tổ Khánh Anh và tiếp tục tham học các trƣờng Phật học Lƣỡng Xuyên, Báo Quốc tại đất Thần Kinh (Huế). Sau loạn lạc, Ngài cùng các vị trở về Nam, từ đây Ngài ra sức dấn thân với các công tác giáo dục, hoằng pháp và công tác giáo hội. Có thể nói, toàn bộ Phật sự ở miền Nam từ những năm 1950 đến 1972, đều đƣợc Hòa thƣợng trợ giúp trực tiếp hoặc gián tiếp mà thành tựu. Không những thế, Hòa thƣợng còn là một nhà văn, một nhà viết sách tài năng, một nhà phiên dịch kinh điển xuất sắc. Các tác phẩm của Hòa thƣợng để lại nhƣ là một tấm gƣơng mẫu mực, một số tác phẩm để đời cho hậu thế nhƣ Phật học phổ thông, Bản đồ tu Phật, Bài học ngàn vàng… Các bộ kinh điển do Hòa thƣợng phiên dịch nhƣ Lăng Nghiêm, Viên Giác, Kim Cang, Tâm Kinh… cũng vô cùng có giá trị. Là ngƣời có nhiều đóng góp to lớn nhƣ vậy nhƣng sự đánh giá về công lao, sự nghiệp của Hòa thƣợng lại chƣa nhiều, chƣa tƣơng xứng đƣợc với những thành tựu to lớn mà Hòa thƣợng đã tạo dựng cho xã hội, cho Phật giáo. Tuy đã có một số bài viết về Hòa thƣợng nhƣ “Tiểu sử cố hòa thƣợng Thích Thiện Hoa” - Môn đồ Pháp Quyến; “Lƣợc thuật tiểu sử cố Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa - Thiền viện Thƣờng Chiếu”… nhƣng vẫn chƣa có những bài viết, những nghiên cứu chuyên sâu một cách hệ thống và chi tiết về Hòa thƣợng, đặc biệt trên các phƣơng diện mà Hòa thƣợng có công lao lớn nhất, đó là hoằng pháp và giáo dục. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hòa thượng Thích Thiện Hoa trong sự nghiệp hoằng pháp và đào tạo tăng tài” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Nhóm các công trình đề cập đến tình hình Phật giáo và bối cảnh xã hội đương thời của Hòa thượng Thích Thiện Hoa Đây là nhóm công trình đề cập đến tình hình Phật giáo và xã hội trong thời điểm HT.Thích Thiện Hoa sinh sống nhƣ tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3, của Nguyễn Lang. Công trình này đã đề cập đến toàn bộ quá trình diễn biến 2 của Phật giáo từ khởi nguyên đến lúc giáo hội thành lập, trong đó có trình bày khá chi tiết về HT. Thích Thiện Hoa cũng nhƣ những diễn biến Phật giáo lúc đó. Ngoài ra còn khá nhiều các tác phẩm viết về Phật giáo lúc này nhƣ Việt Nam Phật giáo tranh đấu sử của tác giả Tuệ Giác, Phong trào Phật giáo 1963 do Lê Cung biên soạn hay các tạp chí trong thời kỳ này nhƣ Đuốc Tuệ, Viên Âm, Từ Bi Âm, Duy Tâm, Tiến Hóa… các hội thảo liên quan nhƣ hội thảo 50 năm phong trào Phật giáo ở miền Nam (1963-2013), Nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963… đều có đề cập đến thời kỳ mà HT. Thích Thiện Hoa sinh sống cũng nhƣ diễn biến xã hội và Phật giáo trong những thập niên đầu thế kỷ 20. 2.2. Nhóm công trình đề cập đến cuộc đời, hoạt động của HT Thích Thiện Hoa Đầu tiên phải nói đến những bài viết về Tiểu sử Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa trên báo Giác Ngộ do Môn Đồ Pháp Quyến soạn: Tiểu sử Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa (1918-1973), bài viết này tuy ngắn nhƣng khá chi tiết và phần nào phản ảnh chân thực về Hòa thƣợng. Bài viết Lược thuật tiểu sử Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa của Thiền viện Thƣờng Chiếu, tác phẩm Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX, tập I do Thƣợng tọa Thích Đồng Bổn chủ biên, trong đó có đề cập đến cuộc đời và hành trạng của HT.Thích Thiện Hoa. Tác phẩm Phước Hậu tôn thế ký của Đại đức Thích Phƣớc Năng viết về các đời trụ trì tại chùa Phƣớc Hậu trong đó có HT. Thích Thiện Hoa. Trực tiếp và quan trọng hơn cả là những dòng tự sự của Hòa thƣợng trong bài viết: “Một sự nghiệp của đời tôi” trích từ phần phụ lục bộ Phật Học Phổ Thông, Nxb Tôn giáo 2011 do chính Hòa thƣợng làm tác giả. Bài viết đƣợc Hòa thƣợng viết ra sau khi hoàn thành bộ sách năm 1965, nói về những đóng góp và hoàn thành của Hòa thƣợng về sự nghiệp giáo dục, hoằng 3 pháp, lợi sinh, thành lập giáo hội của Hòa thƣợng. Bài viết này đề cập khá chi tiết về tiến trình hoạt động, mục đích và hƣớng đi của mình. Thích Thiện Hữu trong tác phẩm Có Những Con Người, NXB Hồng Đức xuât bản năm 2012 có một bài viết với tiêu để: Hoà thượng Thích Thiện Hoa-Bức Bích Hoạ Phật Học Phổ Thông Vĩ Đại. Bài viết đã viết về Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa cũng nhƣ tác phẩm Phật học phổ thông. Nói chung các tài liệu liên quan gián tiếp, trực tiếp đến HT.Thích Thiện Hoa khá nhiều, sở dĩ nhƣ vậy là do Hòa thƣợng là một trong những vị cao tăng, giữ nhiều trọng trách của Phật giáo Việt Nam, luôn tích cực đóng góp và có vai trò quan trọng trong các công tác Phật sự lúc bấy giờ. Nhƣng nhìn lại thì không có một tác phẩm nào chuyên biệt phân tích về vai trò của Hòa thƣợng trong việc hoằng pháp và đào tạo tăng tài, nếu có thì chỉ là những bài viết tản mạn, vì vậy không phản ánh đƣợc một cách có hệ thống về cuộc đời, đạo nghiệp của Hòa thƣợng để lại, do đó cần phải có một công trình nghiên cứu hầu làm sáng tỏ những vấn đề vừa nêu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ những đóng góp, vai trò của Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa, một tăng sỹ có uy tín và vị trí quan trọng trong Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, trên hai phƣơng diện chủ yếu là hoằng pháp và đào tạo tăng tài, từ đó góp phần làm rõ vai trò của Hòa thƣợng đối với đạo pháp và dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Khái lƣợc vai trò của hoằng pháp và đào tạo tăng tài đƣợc đề cập trong Tam tạng kinh điển. + Phân tích những đóng góp của Hòa thƣợng Thiện Hoa trên các phƣơng diện hoằng pháp và giáo dục qua từng giai đoạn. + Chỉ ra vai trò của Hòa thƣợng đối với đạo pháp, giáo dục và dân tộc. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động hoằng pháp và đào tạo tăng tài của HT.Thích Thiện Hoa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung trình bày những vấn đề liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp hoằng pháp và đào tạo tăng tài của HT. Thích Thiện Hoa giai đoạn chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ 1920 đến khi Hòa thượng viên tịch với phạm vi không gian miền Nam Việt Nam. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng cách tiếp cận sử học và tôn giáo học để giải quyết các nội dung của luận văn. Cách tiếp cận sử học giúp luận văn làm rõ cuộc đời, sự nghiệp của Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa qua các giai đoạn lịch sử, gắn với bối cảnh lịch sử của đất nƣớc, cũng nhƣ của Phật giáo Việt Nam. Cách tiếp cận tôn giáo học góp phần làm rõ hoạt động hoằng pháp và đào tạo tăng tài là hai trong số các hoạt động thuần túy của Phật giáo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Nội dung của luận văn có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau nhƣ ngành tôn giáo học, ngành xã hội học, ngành sử học, vv…nên chúng tôi chọn phƣơng pháp liên ngành, nhất là phƣơng pháp sử học - tôn giáo học, …. trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Ngoài ra, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, v.v.. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn (đóng góp mới) 6.1. Ý nghĩa lý luận Đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu Tôn giáo học một công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về một nhân vật lịch sử, một vị cao tăng của Phật giáo 5 Việt Nam là HT.Thích Thiện Hoa trên hai phƣơng diện là hoằng pháp và đào tạo tăng tài. Chỉ ra vai trò, những đóng góp của HT Thích Thiện Hoa đối với đạo pháp và dân tộc. Đồng thời, qua luận văn này sẽ góp phần cung cấp thêm những thông tin, tƣ liệu về lịch sử Phật giáo giai đoạn HT Thích Thiện Hoa sống. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp tài liệu một cách hệ thống, rõ ràng, chi tiết về vai trò hoằng pháp và giáo dục của HT.Thích Thiện Hoa, qua đó giúp hiểu thêm về phong trào chấn hƣng Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp HT Thích Thiện Hoa nói riêng, phong trào chấn hƣng Phật giáo và lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn những năm giữa thế kỷ XX nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Đề tài gồm: Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Trong đó, Nội dung bao gồm những chƣơng mục nhƣ sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về hoằng pháp và đào tạo tăng tài Chương 2: Cuộc đời và hoạt động hoằng pháp, đào tạo tăng tài của HT.Thích Thiện Hoa Chương 3: Vai trò và đóng góp của HT. Thích Thiện Hoa đối với đạo pháp và một số vấn đề đặt ra 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẰNG PHÁP VÀ ĐÀO TẠO TĂNG TÀI 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Tam tạng đề cập đến hoằng pháp và đào tạo tăng tài 1.1.1.1. Kinh, Luật, đề cập đến hoằng pháp và đào tạo tăng tài Đạo Phật ra đời cách đây hơn 25 thế kỷ, nhƣng những lời dạy của Đức Phật, cho đến ngày nay vẫn là kim chỉ nam hƣớng dẫn con ngƣời và xã hội loài ngƣời giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Đặc biệt, vào thời đại hiện nay đƣợc coi là thời kỳ đỉnh cao của văn minh nhân loại, giáo lý của Đức Phật lại càng sáng rực hơn, ngay cả ở các nƣớc tiến bộ phƣơng Tây, vì đã mở ra cho con ngƣời một phƣơng hƣớng thoát khỏi sự khủng hoảng, bế tắc do chính họ gây ra. Có thể khẳng định cách giáo hóa của Đức Phật là vì ngƣời, làm lợi ích cho ngƣời. Trƣớc khi đi giáo hóa, Đức Phật nhập định, nghĩa là Ngài suy nghĩ xem nên đến nơi nào và làm gì, để giúp ai. Ngài có suy nghĩ, có định hƣớng trong việc độ sanh và biết việc thật chính xác, biết rõ tâm tƣ, nguyện vọng, năng lực của đối tƣợng mà Ngài đến tiếp độ và tìm ra cách giải quyết tốt. Bấy giờ, Ngài mới đến với họ, khai thông bế tắc, đƣa họ trở về nếp sống thánh thiện. Phƣơng hƣớng mà Đức Phật truyền bá đạo pháp mang lại lợi ích thiết thực và cũng thể hiện trí tuệ vô lƣợng, hoàn toàn khác hẳn với cách nói suông, viển vông của hàng ngoại đạo thời ấy. Khi hoàn tất công việc độ sanh, Ngài trở về tịnh xá và lại nhập định; nói cách khác là suy nghĩ, tự xét lại những việc vừa làm. Sau đó Ngài xả định, thuyết pháp cho đại chúng, để họ nhận ra giá trị của bài pháp sống mà họ vừa đƣợc chứng kiến khi theo Phật và lấy đó làm kinh nghiệm tu hành. 7 Đức Phật giáo hóa trong khi du hành nhƣ vậy, rất phù hợp với thực tế cuộc sống. Bƣớc chân Ngài đã dạo khắp các vùng Ấn độ, dù là chốn đô hội thị thành hay các miền thôn dã, tùy phƣơng tiện mà hóa độ khắp tất cả chúng sinh bình đẳng không phân biệt, dù cao sang quyền quý hay nghèo cùng khốn khổ. Đây cũng là điểm đặc thù nhất trong Phật giáo. Ý này cũng đƣợc diễn tả trong kinh Pháp hoa phẩm Dược thảo dụ: “Giáo pháp của Ngài như trận mưa lớn, tất cả các loại cỏ cây đều được thấm nhuần [31,tr.289]. Vì lẽ đó, ngƣời xuất gia hay tại gia nói chung phải có bổn phận chuyển vận bánh xe chánh pháp để hóa độ chúng sanh, Kinh Tƣơng Ƣng tập I có nói: “Hỡi các Tỷ kheo! Hãy đi vì lợi ích cho nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người” [7,tr.148]. Thời đức Phật ngoài giờ đi khất thực và thiền định, chƣ Tăng tỏa ra khắp nơi để hoạt động hoằng pháp, đức Phật thƣờng dạy các đệ tử: “hãy ra đi, các Tỷ kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. Vì lòng từ bi hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngả. Này hỡi các Tỷ Kheo, hãy hoằng dương giáo pháp hoàn toàn ở đoạn đầu, toàn hỏa ở đoạn giữa, toàn hỏa ở đoạn cuối, toàn hỏa cả hai, nghĩa lý và văn tự” [8,tr.574]. Cũng vậy, nói về hoạt động hoằng pháp, đức Phật đã chỉ ra thế nào là một vị trƣỡng lão đƣợc ái mộ, ƣa thích, tôn trọng, noi gƣơng để hoằng pháp: Đạt được nghĩa vô ngại pháp, pháp vô ngại giải, đối với các sự việc, các vị đồng phạm hạnh cần phải làm, hoặc lớn, hoặc nhỏ vị ấy thiện xảo, không có biếng nhác, thành tựu trí phương tiện, ở đây vừa đủ để làm để khiến người làm. Hai đối tƣợng cơ bản của hoằng pháp là ngƣời hoằng pháp và ngƣời đƣợc hoằng pháp cũng đƣợc đức Phật chỉ ra những điều thiết yếu. Với ngƣời giảng pháp, trong bài Hoằng pháp là phải hướng dẫn Pháp hành của Thích Thiện Bảo, trích trong Kinh Tăng chi, đức Phật dạy rằng với tinh thần hoằng pháp, cần phải 8 có và thông hiểu năm phận sự của mình [2]. Ngƣời giảng pháp thiếu một trong năm chi phần này xem nhƣ là nhiệm vụ ngƣời hoằng pháp không hoàn hảo. Về phƣơng tiện hoằng pháp, Đức Phật thƣờng sử dụng hai phƣơng tiện đó là: đi bộ và thần thông. Để trang bị khả năng hoằng pháp, trong kinh điển đức Phật còn dạy cho chúng đệ tử Tỷ kheo về giáo lý Ngũ minh: 1. Nội minh, 2. Nhân minh, 3. Thanh minh, 4. Công xảo minh, 5. Y phương minh. Đây là giáo lý đƣợc xem nhƣ là một trong những phƣơng pháp tối ƣu nhằm hoàn thiện những nhà hoằng pháp ở cả hai phƣơng diện Phật học và thế học. Bên cạnh Kinh, Luật nói về hoạt động hoằng pháp cũng có những công trình Luận nói về hoằng pháp. 1.1.1.2. Luận đề cập đến hoằng pháp và đào tạo tăng tài Theo sách Đại Sử Ký (Mahavamsa) của Tích Lan, năm 325 trƣớc Công nguyên, đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba diễn ra tại thành Pataliputta (Hoa Thị), nƣớc Mahada (Ma kiệt Đà), do Hoàng đế Asoka (A Dục) đề xƣớng bảo trợ, Đại lão Hòa thƣợng Moggaliputta Tissa (Mục Kiền Liên Tử Đế Tu) làm chủ tọa. Sau Đại hội này, có cử 9 phái đoàn đi hoằng pháp khắp các nơi trong nƣớc Ấn Độ và các nƣớc bên ngoài Ấn Độ. Sự hoằng pháp thời vua A Dục trong và ngoài Ấn Độ diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 325 đến năm 258 trƣớc Công Nguyên, tƣơng ứng với thời Hùng Vƣơng ở nƣớc ta và trùng hợp với các sử liệu về Phật giáo ghi trong ngọc phả Hùng Vƣơng, chuyện Chử Đồng Tử, Giao Châu Ký của Lƣu Hân Kỳ và Thủy Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên. Nhƣ vậy, có thể khẳng định, Phật giáo truyền vào nƣớc ta vào thời Hùng Vƣơng [3, tr.30-31]. Cuốn Lịch sử đức Phật Thích Ca của Thích Minh Châu khi giới thiệu về quá trình hoằng pháp của Phật Thích Ca đã đề cập đến hệ thống đệ tử đầu tiên của Phật và bài thuyết pháp đầu tiên. Lớp đệ tử đầu tiên là năm tu sĩ, bạn 9 đồng tu khổ hạnh với Thái Tử Tất Đạt Đa ở Uruvela, bài thuyết pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế. Tiếp theo là thuyết pháp cho Yasa con trai một triệu phú, sách viết Yasa xin Phật xuất gia và chứng quả A La Hán. Năm vị tu sĩ đắc quả A La Hán cùng với Yasa, cha của Yasa nghe Phật thuyết pháp xin quy y và trở thành ngƣời Phật tử tại gia đầu tiên trong cuộc hoằng pháp của Đức Phật. Sau này, hơn năm mƣơi ngƣời bạn của Yasa xin xuất gia đắc quả vị A La Hán. Phật có sáu mƣơi A La Hán và hình thành đoàn tăng sĩ thuyết pháp đầu tiên. Cuốn sách đã cho thấy, hoằng pháp hình thành từ thời Đức Phật với hai cấp độ tu sĩ xuất gia và Phật tử tại gia. Đây là một vấn đề lịch sử. Khi nghiên cứu về hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay chúng tôi rất hy vọng có thể tìm những tài liệu đề cập đến các hoạt động hoằng pháp trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, tuy nhiên cuốn sách chƣa đáp ứng đƣợc mong muốn này, nhƣng sự trình bày của cuốn sách là nguồn tƣ liệu quý giá cho luận văn để làm sáng tỏ tiến trình hình thành và phát triển của hoằng pháp. Trong cuốn sách Đức Phật và Phật Pháp của Narada, tác giả có nói đến quá trình hoằng pháp truyền bá của đạo Phật thời kỳ đầu. Tác giả cũng dành một phần nói về đời sống hằng ngày của đức Phật. Qua đây, có thể nhận biết đƣợc cuộc sống xuất gia thời kỳ đầu và sinh hoạt Tăng đoàn thời kỳ đầu. Cuốn sách góp phần làm rõ phƣơng thức và mục đích hoạt động hoằng pháp của Tăng đoàn giai đoạn đầu. Trong cuốn Thích Ca Mâu Ni của Tinh Vân Đại Sƣ đã đề cập về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni và quá trình hoằng pháp của Đức Phật. Toàn bộ cuốn sách có 48 mục, trong đó có nhiều mục nói về các đệ tử đầu tiên nhƣ mục 22 thành lập tập đoàn Giáo hội sơ chuyển pháp luân, mục 23 cư sĩ và tín nữ đầu tiên. Cụ thể, tác giả đã trình bày quá trình Phật truyền đạo cho năm đệ tử đầu tiên tại vƣờn Lộc Uyển ngay sau khi Phật thành đạo. Sau khi nghe Phật thuyết pháp về giáo lý Tứ Đế, năm ông đã tình nguyện xin quy y làm đệ 10 tử Phật. Khi đó Phật nói: “Từ nay trở đi, các con sẽ làm đệ tử của ta, gọi là Tỷ kheo Tăng”. Từ đó năm vị theo Phật đi hoằng pháp. Đó đƣợc coi là những bƣớc hoằng pháp truyền đạo đầu tiên của Phật giáo. Nhìn chung, cuốn sách đem lại những kiến thức cơ bản về những bƣớc chân hoằng pháp đầu tiên. Cuốn Quan điểm của tôi về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni của Daisaku Ikeda là cuốn sách chú trọng vào khoảng thời gian tu hành đắc đạo và hoằng pháp của đức Phật. Thời kỳ này, số lƣợng các Tỷ Kheo tăng nhiều và có nhiều trung tâm hoạt động Phật giáo đƣợc mở ra. Vấn đề giới luật cũng đã đƣợc đề cập. Tuy nhiên, thời kỳ này giới luật bắt buộc của các thành viên Tăng đoàn là bày tỏ sự kính trọng nhất cái đƣợc gọi là Tam Bảo tức là Đức Phật, Pháp Phật và Tăng Già. Nói chung, đây là cuốn sách cần thiết để tìm hiểu về tổ chức hoằng pháp trong giai đoạn đầu. Bài viết Vai trò hoằng pháp hiện nay của Thích Thiện Bảo đã bàn cụ thể vào một vấn đề quan trọng của Giáo hội hiện nay là vấn đề hoằng pháp. Đức Phật ra đời là để hoằng pháp. Theo chân đức Phật, nhiệm vụ chính của những ngƣời con Phật là đem giáo pháp của Đức Phật truyền bá rộng khắp. Đó cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của PGVN nói chung hay GHPGVN nói riêng. Bài viết trƣớc tiên đã tổng kết lại những thành tựu đã đạt đƣợc kể từ khi thành lập và đƣa ra một số kiến nghị. Kiến nghị xoay quanh hai vấn đề chính: một là, tạo dựng đội ngũ lãnh đạo Giáo hội, đội ngũ giảng sƣ trẻ có năng khiếu, có trình độ chuyên môn cao, đồng thời nên mở một số lớp chính thức dành cho Phật tử đào tạo theo cấp và giáo trình thống nhất của Giáo hội; hai là, thúc đẩy công tác hoằng pháp tại vùng sâu vùng xa. Bài Về đường hướng phát triển PGVN trong thế kỷ XXI của Thích Thiện Hữu là một trong số ít bài viết đề cập đến những vấn đề GHPGVN cần thực hiện trong sự nghiệp hoằng pháp và phát triển Giáo hội trong thế kỷ XXI. Tác 11 giả xoay quanh những vấn đề: cần có chƣơng trình dài hạn giáo dục đào tạo Tăng Ni, đối với Phật tử cũng nên có những chƣơng trình đào tạo dài hạn, mở rộng mạng lƣới Phật pháp và PGVN trên siêu xa lộ thông tin; thành lập thêm các tờ báo Phật giáo; mở rộng phạm vi xã hội của đạo Phật; truyền bá Phật giáo vào các vùng sâu, vùng xa và cuối cùng là phát động một đạo Phật xanh. Cùng chủ đề bàn về hƣớng đi của GHPGVN trong thế kỷ XXI, Thích Nữ Tịnh Thƣờng với bài viết Phát triển GHPGVN trong thế kỷ XXI lại nhấn mạnh vào công tác đào tạo tăng tài, giáo dục Tăng Ni và cách sử dụng những Tăng Ni đƣợc đào tạo căn bản nhƣ thế nào để có thể phát huy đƣợc hoạt động hoằng pháp thiết thực của GHPGVN. Tác giả cho rằng, đào tạo Tăng Ni tài đức, đáp ứng đƣợc lợi ích thiết thực của quần chúng, tạo đƣợc lòng tin yêu mến đến mọi ngƣời. 1.1.2. Các hình thức yêu cầu của Phật giáo về hoằng pháp và đào tạo tăng tài ở Việt Nam hiện nay Trong giai đoạn hiện nay, xã hội đòi hỏi một hình thức hoằng pháp rộng rãi hơn. Cho thấy không thể áp dụng những phƣơng tiện nhỏ hẹp, mà cần phải mở rộng phạm vi của hoằng pháp; ngƣời Phật tử cần phải y lời Phật dạy, học Ngũ minh để hoằng pháp: Nội minh: Trƣớc tiên, ngƣời hoằng pháp phải cần có nội minh, nghĩa là phải có kiến thức về kinh điển Phật giáo. Muốn hoằng pháp, nghĩa là muốn đem giáo pháp truyền bá trong quần chúng để mọi ngƣời đều hƣởng sự lợi ích, thì trƣớc tiên mình phải tự tìm hiểu giáo lý của đạo Phật Nhân minh: Am tƣờng giáo lý chƣa đủ. Muốn trình bày giáo lý ấy một cách rõ ràng, khúc chiết, muốn lập thuyết vững vàng, ngƣời hoằng pháp cần phải dựa trên một phƣơng pháp luận lý; phƣơng pháp luận lý ấy gọi là nhân minh. Thanh minh: Đây là môn học về ngôn ngữ văn tự, về âm thanh và về văn học. Công xảo minh: Đây là môn học về công nghệ và kỹ thuật. Trong 12 công cuộc hoằng pháp, công nghệ và kỹ thuật mỗi ngày mỗi thêm tiến bộ, ngƣời Phật tử cần phải học tập để có những phƣơng tiện hành đạo rộng rãi trong phạm vi xã hội nhân sinh. Y phƣơng minh: Đây là môn học về các phƣơng pháp chữa bệnh. Các đức Phật là những ngành lƣơng y, trị cả tâm bệnh và cả thân bệnh cho chúng sinh. Hơn nữa để hoằng pháp có hiệu lực thì cần có phƣơng tiện lực để hỗ trợ cho mục đích cứu cánh, đó là: Khế cơ, khế lý, khế thời Khế cơ: Trong xã hội ngày nay, sống trong thế kỷ văn minh, khoa học và tâm linh, hƣớng tới hội nhập toàn cầu hóa. Vậy muốn hoằng pháp đạt đƣợc kết quả thì không thể không quán chiếu căn cơ trình độ, kiến thức lứa tuổi, quốc độ vùng miền của thính chúng để truyền bá với những chuẩn mực khác nhau. Khế lý: Khi hiểu rõ căn cơ trình độ chúng sanh trong hội chúng thì việc quán chiếu và sử dụng ngôn ngữ biểu đạt, diệu dụng của mỗi pháp môn để đƣa giáo lý muốn truyền trao đến cuộc sống nhân sinh, xã hội đang sống. Khế thời: Yếu tố tâm lý thính chúng tác động một phần nhờ vào hoàn cảnh không gian, thời gian. Học hạnh của Phật ngày xƣa chƣa đúng thời, chƣa đủ duyên Ngài không thuyết pháp. Chờ cơ duyên hội đủ mới hoằng pháp. Ngƣời hoằng pháp dù hoàn cảnh, địa vị nào phải biết tùy duyên dấn thân mới lợi ích chúng sanh và dân tộc “Thị pháp trụ pháp vị, Thế gian tƣớng thƣờng trú” là vậy. Trên cơ sở đó, tạm có khái niệm về tinh thần và nội dung của công tác hoạt động hoằng pháp. Ngày nay, với công nghệ kỹ thuật hiện đại ngƣời ta có thể dễ dàng ngồi một chỗ để tra cứu và tìm hiểu kinh điển, học lời Phật dạy cũng nhƣ tìm kiếm các thông tin có liên quan đến Phật pháp. Chỉ cần vào Google là ngƣời ta có thể tìm thấy nhiều điều để học hỏi. Bên cạnh, bằng các phƣơng tiện nhƣ máy bay, điện thoại, internet, máy ghi âm, v.v.. việc hoằng pháp ngày nay đƣợc 13 thuận tiện, nhanh chóng và rút ngắn thời gian rất nhiều. Điều này là một lợi thế và là hạnh phúc lớn cho tất cả mọi ngƣời. Hoằng pháp ngày nay đƣợc xem nhƣ là “đa phương hóa, đa dạng hóa”; và ngƣời hoằng pháp cần phải vận dụng một cách trí tuệ những phƣơng tiện hiện đại cho việc truyền bá Chánh pháp. Ngoài ra còn có một số hình thức hoạt động cụ thể nhƣ: Tụng kinh, thiền định: Ngày nay đa số các chùa Phật tử đến tụng kinh rất đông, thậm chí tụng tam tạng. Việc làm đó không ngoài mục đích để ngƣời Phật tử thấm nhuần chánh pháp sau mỗi ngày tụng kinh. Ngƣời tổ chức cũng là ngƣời hoạt động hoằng pháp. Viết sách, dịch kinh: Là hoạt động hoằng pháp lợi ích lớn và có giá trị cao, kinh sách để đầu giƣờng nghiền ngẫm, giúp Phật tử dễ chiêm nghiệm và thực hành chánh pháp hơn. Một quyển kinh và một tác phẩm thiền là một món quà tinh thần, có khả năng chuyển đổi đời sống nội tâm của ngƣời Phật tử. Ấn tống, biếu tặng một quyển kinh cũng là nghệ thuật hoằng pháp. Xây chùa: mái chùa che chở hồn dân tộc, mái chùa là bài pháp vô ngôn. Lễ nghi trong đời sống nhƣ: đám ma, đám cƣới, đám giỗ đều cung thỉnh Chƣ tăng đến tụng kinh cầu nguyện và ban phúc lành, hình thức lễ nghi nhƣ vậy cũng là hoạt động hoằng pháp. Tổ chức giảng pháp: Thƣờng những lễ nghi có tổ chức thuyết giảng Phật pháp để thí chủ tròn đủ tài thí, vật thí và pháp thí. Nhƣ đám ma là một nghi lễ để giảng giải Phật pháp trong tang quyến có hiệu quả thiết thực. Vừa tụng kinh vừa giảng giáo lý vô thƣờng để chỉ cho tang quyến thấy đƣợc sự tạm bợ của thế gian, nhằm nhàm chán để tu hành. Hoạt động hoằng pháp xƣa và nay tuy hình thức khác biệt theo biến thiên của thời gian và sự tiến bộ văn minh của con ngƣời, nhƣng mục đích đều hƣớng dẫn đại chúng thâm nhập và liễu ngộ Chánh Pháp của Phật Đà. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan