Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hồ chí minh với sự nghiệp thống nhất đất nước trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1...

Tài liệu Hồ chí minh với sự nghiệp thống nhất đất nước trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975)

.PDF
216
226
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________________________ PHAN THẾ LƢỢNG HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN __________________________ PHAN THẾ LƢỢNG HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH QUANG HẢI HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phan Thế Lƣợng LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Quang Hải đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này! Cảm ơn các thầy cô Bộ môn Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập nghiên cứu sinh và hoàn tất các thủ tục bảo vệ luận án tiến sĩ! Cảm ơn Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Giao thông Vận tải đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi chuyên tâm vào việc học tập, nghiên cứu! Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn đồng hành và chia sẽ khó khăn với tôi! TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phan Thế Lƣợng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4 5. Nguồn tài liệu 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5 7. Kết cấu của luận án 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 6 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 14 1.3. Những thành tựu đã đạt đƣợc và những vấn đề luận án cần giải quyết 17 Chƣơng 2.HỒ CHÍ MINH VỚI CUỘC ĐẤU TRANH HÕA BÌNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1960 22 2.1. Việt Nam bị chia cắt sau Hiệp định Genève (7 - 1954) 22 2.1.1. Khái quát quá trình đấu tranh thống nhất đất nước trước tháng 7 - 1954 22 2.1.2. Ý đồ chia cắt Việt Nam của các nước lớn tại Hội nghị Genève 27 2.1.3. Âm mưu chia cắt Việt Nam của Mỹ 34 2.2. Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng những nhân tố nền tảng cho cuộc đấu tranh hòabìnhthống nhất đất nƣớc 38 2.2.1. Xây dựng đường lối đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước 38 2.2.2. Xây dựng Đảng và Nhà nước 43 2.2.3. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế 48 2.3.Hồ Chí Minh chỉ đạo tổ chức nhân dân đấu tranh hòa bình thống nhất đất nƣớc từ năm 1954 đến năm 1960 53 2.3.1. Xây dựng hậu phương miền Bắc 53 2.3.2. Đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước từ năm 1954 đến năm 1960 60 Tiểu kết chƣơng 2 73 Chƣơng 3. HỒ CHÍ MINH VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN VÌ MỤC TIÊU THỐNGNHẤT ĐẤT NƢỚC TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1975 75 3.1.Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển những nhân tố nền tảng cho cuộc kháng chiếnvì mục tiêu thống nhất đất nƣớc 75 3.1.1.Phát triển đường lối kháng chiến vì mục tiêu thống nhất đất nước 75 3.1.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước 82 3.1.3. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế 87 3.2.Hồ Chí Minh chỉ đạo tổ chức nhân dân kháng chiếnvì mục tiêu thống nhất đất nƣớc từ năm 1961 đến năm 1969 92 3.2.1. Kháng chiến chống Mỹ và chính quyềnVNCH từ năm 1961 đến năm 92 1965 3.2.2. Kháng chiến chốngMỹ và chính quyền VNCH từ năm 1965 đến năm 98 1969 3.3. Hoàn thành mục tiêu thống nhất đất nƣớc theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh từ năm 1969 đến năm 1975 110 3.3.1. BuộcMỹ rút khỏi Việt Nam từ năm 1969 đến năm 1973 110 3.3.2. Hoàn thànhthống nhất đất nước từ năm 1973 đến năm 1975 119 Tiểu kết chƣơng 3 125 Chƣơng 4.MỘT SỐ NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM VÀ LIÊN HỆ 127 4.1. Một số nhận xét 127 4.1.1. Những thành công chủ yếu 127 4.1.2. Một vài hạn chế 129 4.2. Một số kinh nghiệm 130 4.2.1. Xây dựng đường lối, ĐLĐVN, nhà nước VNDCCH, đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế làm cơ sở để tổ chức nhân dân đấu tranh thống nhất đất 130 nước 4.2.2. Thực hiện mục tiêu thống nhất đất nước gắn liền với các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, tự do, dân chủ nhân dân, dân giàu, nước mạnh 135 4.2.3. Tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam 137 4.2.4. Bám sát đối tượng, nắm bắt thời cơ, kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và đấu tranh ngoại giao thực hiện mục tiêu thống nhất đất nước 139 4.3. Liên hệ 144 4.3.1. So sánh với vấn đề thống nhất đất nước ở một số quốc gia khác 144 4.3.2. Liên hệ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Việt Nam hiện nay 154 Tiểu kết chƣơng 4 157 KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN 160 ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 161 PHỤ LỤC 179 BẢNG QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTƯĐ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng BCT: Bộ Chính trị BTVTƯĐ: Ban Thường vụ Trung ương Đảng CHMNVN: Cộng hòa miền Nam Việt Nam CMDTDCND: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân CMXHCN: Cách mạng xã hội chủ nghĩa CMVS: Cách mạng vô sản CNĐQ: Chủ nghĩa đế quốc CNXH: Chủ nghĩa xã hội ĐCSĐD: Đảng Cộng sản Đông Dương ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam ĐLĐVN: Đảng Lao động Việt Nam MTDTTNVN: Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam MTTQVN: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam MTDTGPMNVN: Mặt Trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam VNCH: Việt Nam Cộng hòa VNDCCH: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa UBND: Ủy ban nhân dân UBTƯMTTQVN: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thống nhất đất nước là một trong những giá trị cơ bản, là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Giá trị ấy, quy luật ấy đã có cơ sở sâu xa từ trong đời sống sản xuất, sinh hoạt và lằn trong nếp nghĩ của người Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam khi đất nước bị ngoại xâm và phân ly tư tưởng thống nhất đất nước luôn chi phối suy nghĩ và hành động của đại đa số nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh đó, lịch sử sẽ sản sinh ra các bậc hiền tài, hào kiệt, những người hiểu rõ thời thế, đứng ra hiệu triệu nhân dân, hướng hoạt động tự phát của nhân dân vào hành động tự giác có mục đích chính xác, chiến lược rõ ràng, sách lược khôn ngoan, tổ chức uyển chuyển, hiệu quả, cuối cùng giành lại và bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trong khoảng cuối thế kỷ XIX và ba phần tư thời gian đầu thế kỷ XX, Việt Nam lần lượt bị thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ, cùng các thế lực nội phản chia cắt, xâm chiếm. Thuộc tính bản chất của sự xâm lược đó là đẩy Việt Nam vào trạng thái bị chia cắt, phân liệt thường xuyên giữa các vùng miền, tộc người, tôn giáo, giai tầng,... phá vỡ tính thống nhất trong đa dạng, vốn là thuộc tính quy định sự tồn tại và phát triển của Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử. Vì thế, một cách tự nhiên,cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng là một cuộc vận động đoàn kết dân tộc, thống nhất đất nước. Từ sau Hội nghị Genève năm 1954 vấn đề thống nhất đất nước càng đặc biệt nổi lên, trở thành yêu cầu bức xúc của lịch sử Việt Namkhi Mỹ và chính quyền Sài Gòn, có sự thoả hiệp của Liên Xô, Trung Quốc và một số nước lớn khác, biến vĩ tuyến 17, thành đường biên giới chia cắt lâu dài lãnh thổ Việt Nam, chia rẽ dân tộc Việt Nam, thiết lập chế độ chính trị thân Mỹ ở Nam Việt Nam, biến Việt Nam trở thành một điểm nóng trong cuộc chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống thế giới. Trong bối cảnh đó Hồ Chí Minhtiếp tục sứ mệnhđứng đầu lãnh đạo ĐLĐVN, nhà nước VNDCCH,nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh thống nhất đất nước từ năm 1954 đến năm 1969.Sau khi Hồ Chí Minh qua đời, ĐLĐVN đã kế thừa tư tưởng và ý chí thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranhđưa đến hòa bình, thống nhất, độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam vào ngày 30 - 4 - 1975. Việc thống nhất về chế độ chính trị, quản lý của nhà nước VNDCCH, nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam 1 được hoàn tất vào năm 1976.Vai trò lãnh tụ, lãnh đạo, chỉ đạo, biểu tượng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp thống nhất đất nước từ năm 1954 đến năm 1975 được đại bộ phận nhân dân Việt Nam và nhiều người nước ngoài quan tâm đến lịch sử Việt Nam nhìn nhận là to lớn và quan trọng. Nhưng việc phân tích, đánh giá thấu đáo vai trò đó lại gặp nhiều khó khăn bởi không có sự phân biệt rõ ràng nào giữa các yếu tố cá nhân và yếu tố tập thể - cộng đồng, nhất là từ sau Hội nghị trung ương 9 khoá II (năm 1956) trở đi, với việc ĐLĐVN đề cao nguyên tắc lãnh đạo tập thể, chống tệ sùng bái cá nhân. Hiện nay, liên quan đến thống nhất đất nước Việt Nam vẫn còn một số vấn đề phải tiếp tục giải quyết như: Quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sabị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Phần lớn diện tích Biển Đôngđang bị các nước tranh chấp, tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Các thế lực thù địch lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước kích động một bộ phận nhân dân hòng gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, hoạt động ly khai, giải lãnh thổ; Chủ nghĩa cá nhân phát triển nhanh chóng kéo theosự phát triển của các căn bệnh: đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, lãng phí, quan liêu,vô cảm, lối làm ăn chộp giật…,gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng đến nền hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh của Việt Nam. Những thực tế nêu trên cho thấy việc tìm hiểu,phân tích, đánh giá đúng vai tròcủa Hồ Chí Minh với sự nghiệp thống nhất đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ(1954 - 1975), đồng thời, đưa ra những nhận xét, kinh nghiệm,liên hệ với cuộc đấu tranh xây dựng, bảo vệ nền hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh của Việt Nam hiện nay có ý nghĩa khoa học và thực tiễnto lớn. Với mong muốngóp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Hồ Chí Minh với sự nghiệp thống nhất đất nướctrong cuộc kháng chiến chống Mỹ(1954- 1975)” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử của mình. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là làm rõ quá trình Hồ Chí Minh, với tư cách là Chủ tịch ĐLĐVN, Chủ tịch nước VNDCCH, lãnh tụ của dân tộc, đã đứng đầu lãnh đạo vàtrực tiếp chỉ đạo tổ chức nhân dân Việt Nam đấu tranh vì mục tiêu thống nhất đất nướctừ năm 1954đến năm 1969, quá trình ĐLĐVN kế 2 thừa, vận dụngtư tưởng, ý chí thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh lãnh đạo, tổ chức thắng lợi sự nghiệp thống nhất đất nước từ năm 1969 đến năm 1975. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, đề tài luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ vấn đề thống nhất đất nước đặt ra trước và từ Hiệp định Genève (tháng 7 - 1954). - Làm rõ quá trìnhHồ Chí Minh lãnh đạo,chỉ đạo tổ chức nhân dân đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước từ năm 1954 đến năm 1960. - Làm rõ quá trìnhHồ Chí Minh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhân dân đấu tranh vì mục tiêu thống nhất đất nước từ năm 1961 đến năm 1969. - Làm rõ quá trình ĐLĐVN kế thừa tư tưởng và ý chí thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo, tổ chức nhân dân đấu tranh hoàn thành thống nhất đất nước từ năm 1969 đến năm 1975. - Đưa ra nhận xét, đúc kết kinh nghiệm, liên hệ với một số nước, vận dụng vào việc xây dựng và bảo vệ nền hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh của Việt Nam hiện nay. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quá trình Hồ Chí Minh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhân dânđấu tranh vì mục tiêu thống nhất đất nước từ 1954 đến 1969, quá trình ĐLĐVN kế thừa, vận dụng tư tưởng, ý chí thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh lãnh đạo, tổ chức nhân dân đấu tranh hoàn thành thống nhất đất nước từ năm 1969 đến năm 1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu quá trình Hồ Chí Minhvới tư cách là Chủ tịch ĐLĐVN, Chủ tịch nước VNDCCH, lãnh tụ của nhân dân Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhân dân đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện mục tiêu thống nhất đất nước, quá trình ĐLĐVN kế thừa tư tưởng và ý chí thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo nhân dân đánh đuổi Mỹ, đánh đổ chính quyền Sài Gòn, hoàn thành mục tiêu thống nhất đất nước. 3 - Phạm vi không gian: Nghiên cứuquá trình đó trên toànlãnh thổ Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, miền Bắc được Hồ Chí Minh xác định là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu quá trình Hồ Chí Minh lãnh đạo, chỉ đạo, động viên nhân dânđấu tranh thống nhất đất nước từ năm 1954 (năm đất nước bị chia cắt) đến năm 1969 (năm Hồ Chí Minh từ trần) và quá trình đó được ĐLĐVN kế thừa lãnh đạo nhân dânhoàn thành vào ngày 30 - 4 - 1975. 4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Cách tiếp cận Để giải quyết đề tài, chúng tôi tiếp cận theo chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.Qua các nguồntài liệu, chúng tôi cố gắng phục dựng lại quá trình Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch Đảng LĐVN, Chủ tịch nước VNDCCH, lãnh tụ của dân tộcđã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhân dân đấu tranh thống nhất đất nước từ khi đất nước bị chia cắt sau Hội nghị Genève (năm 1954) đến khi Hồ Chí Minh qua đời (năm 1969), quá trình ĐLĐVN kế thừa tư tưởng, ý chí thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân hoàn thành sự nghiệp đó (năm 1975). 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm đường lối của Đảng về chiến tranh cách mạng và để hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp liên ngành và các phương pháp chung như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê để làm rõ những nội dung của luận án. 5. NGUỒN TÀI LIỆU Hồ Chí Minh,Toàn tập(15 tập), do NXB Chính trị Quốc giaxuất bản lần thứ 3 tại Hà Nội vào năm 2011; Hồ Chí Minh,Biên niên tiểu sử (10 tập), do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản tại Hà Nội từ năm 1993 đến năm 1996; Văn kiện Đảng,Toàn tập, từ tập 1 đến tập 37, do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản tại Hà Nội từ năm 1998 đến năm 2005; Các nguồn tài liệu lưu trữ, các hồi ký của các nhân chứng; Các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn, các bài báo của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. 4 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án có những đóng góp nhất định vào việc làm rõ hơn một trong những nội dung căn bản của lịch sử Việt Namtừ năm 1954 đến năm 1975. Đó là cuộc đấu tranh vì mục tiêu thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức của Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch Đảng LĐVN, Chủ tịch nước VNDCCH, lãnh tụ của dân tộc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ những kết quả nghiên cứu luận án cũng sẽ gợi mở những vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần xâ dựng và bảo vệ nền hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh của Việt Nam hiện nay. Luận án cũng sẽ góp phần hệ thống hoá các nguồn tài liệu, tư liệu giúp nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, tư tưởng Hồ Chí Minh. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Luận án ngoàiphần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án kết cấu thành 4 chương, 12 tiết. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2.Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước từ năm 1954 đến năm 1960 Chương 3. Hồ Chí Minh với cuộc kháng chiến vì mục tiêu thống nhất đất nước từ năm 1961 đến năm 1975 Chương 4.Một số nhận xét, kinh nghiệm và liên hệ 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. Đã có nhiều công trình đề cập gián tiếp đến các khía cạnh khác nhau của sự nghiệp thống nhất đất nước do Hồ Chí Minh và ĐLĐVN lãnh đạo từ năm 1954 đến năm 1975, có thể tạm phân chia thành các nhóm như sau: 1.1.1.Nhóm các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vàchống đế quốc Mỹ xâm lược. Cuốn Tìm về cội nguồn của GS. Phan Huy Lê, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2011, là một công trình đồ sộ, tập hợp nhiều bài nghiên cứu trong cuộc đời làm khoa học của ông. Phần II của cuốn sách về “mấy vấn đề tổng quan” đã trình bày các cơ sở kinh tế, văn hóa, lịch sử, quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, tính thống nhất trong đa dạng của lịch sử Việt Nam. Cuốn sách tuy không liên quan trực tiếp đến đề tài, nhưng gợi mở cho tác giả hướng nghiên cứu đề tài. Cụ thể là giúp tác giả nhìn nhận vấn đề thống nhất đất nước cơ bản nhất chính là thống nhất lãnh thổ, nhưng phải đặt nó trong quan hệ tổng hòa các nội dung dân tộc, thể chế, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cuốn Nước Việt Nam là một dân tộc Việt Nam là một của tập thể tác giả do Viện Sử học chủ trì, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, đã trình bày khái quát quá trình hình thành đất nước, dân tộc Việt Nam; nêu lên mối quan tâm, ý chí thống nhất đất nước, những lời căn dặn toàn Đảng, toàn dân về thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh; chỉ ra tính thống nhất lâu đời bền vững của lịch sử Việt Nam; nêu lên sự thất bại của chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp; trình bày khái quát bài học lịch sử của “Nam Kỳ tự trị” và số phận của những kẻ đi ngược lại ý chí thống nhất của dân tộc Việt Nam; nêu lên những cơ sở kinh tế, văn hóa, pháp lý của sự nghiệp thống nhất đất nước. Công trình này đã trình bày khá sâu yếu tố văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử đấu tranh thống nhất Việt Nam, nhưng chủ đề Hồ Chí Minh và ĐLĐVN với sự nghiệp thống nhất đất nước từ năm 1954đến năm 1975 chưa được thể hiện một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc. Mặc dù vậy, công trình đã cung cấp cho tác giả cách tiếp cận và nhiều tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài luận án. 6 Các cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX của GS. Lê Thành Khôi, Nhã Nam xuất bản, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014; Lịch sử Việt Nam, tập IV, từ năm 1945 đến năm 2005 do Lê Mậu Hãn chủ biên cùng các tác giả Nguyễn Đình Lê, Trương Thị Tiến, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2012; Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975 của tác giả Nguyễn Đình Lê, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2010; Nhất là bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập) do Viện Sử học biên soạn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, trong đó có các tập 9 - 13 có nhiều nội dung liên quan đề tài luận án; v.v… Qua các công trình này, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ vì độc lập, thống nhất của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo và ảnh hưởng của Hồ Chí Minh từ năm 1954 đến năm 1975 đã được làm sáng rõ trên tất cả các nội dung chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội. Viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược có các cuốn; Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, tập II (1954 - 1975) của Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 của tập thể tác giả Hoàng Phương, Hoàng Dũng, Trần Bưởi, Nguyễn Văn Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) do Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995;v.v… Nội dung các công trình này đã bàn sâu đến khía cạnh chính trị - quân sự của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước (1954- 1975). Các khía cạnh khác như kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao được đề cập dưới góc độ hỗ trợ cho cuộc kháng chiến trên lĩnh vực chính trị - quân sự. Các tư tưởng chỉ đạo chiến lược và sự động viên kịp thời của Hồ Chí Minhqua các giai đoạn của các cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, trong các chiến dịch, các trận đánh lớn có tính cách tạo dựng nền tảng tư tưởng thống nhất trong quân đội, giữa quân đội và nhân dân, trong các hoạt động quân sự, giữa các hoạt động quân sự với các nhiệm vụ chính trị chung của đất nước từ năm 1954 đến năm 1975 đã được thể hiện đầy đủ nhưng xen lẫn giữa nhiều sự kiện, bài học lịch sử quân sự và chưa được hệ thống hóa. 7 Các cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954 - 1975) của Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các đại hội và hội nghị trung ương do Nguyễn Trọng Phúc chủ biên, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2003; 80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 - 2010 những chặng đường lịch sử vẻ vang của Vũ Như Khôi, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia biên soạn, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; v.v… Sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và ĐLĐVN từ năm 1954đến năm 1975 trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội, từ việc hoạch định những tư tưởng, đường lối chiến lược, sách lược đến việc tổ chức thực hiện đã được làm sáng rõ trong các công trình này. Vai trò của Hồ Chí Minh với sự nghiệp thống nhất đất nước chủ yếu được thể hiện gián tiếp qua các nghị quyết đại hội Đảng, hội nghị BCHTƯĐ do Hồ Chí Minh chủ trì hoặc dưới ảnh hưởng tư tưởng của Hồ Chí Minh và việc Hồ Chí Minh điều hành Chính phủ triển khai các nghị quyết của Đảng. Các tác phẩm Miền Nam giữ vững thành đồng của Trần Văn Giàu, gồm 5 tập, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, ấn hành các năm 1964, 1966, 1970, 1978; Sức mạnh Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1976; Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997; Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, 3 tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, 2007; Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985; Chung một bóng cờ: về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993; Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960 của Văn phòng Quốc hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994; Hồi ký Đại biểu Quốc hội khóa I do Văn phòng Quốc hội biên soạn, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; v.v… Các tác phẩm này đã chỉ ra sức mạnh Việt Nam quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước chính là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân được tổ chức trong Mặt trận dân tộc thống nhất, theo ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của nhà nước VNDCCH, hướng tới mục tiêu chung: hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và 8 giàu mạnh. Trong các tác phẩm này, Hồ Chí Minh được thể hiện là lãnh tụ của khối đại đoàn kết dân tộc, hiện thân của ý chí thống nhất đất nước, những quan điểm, tư tưởng về đoàn kết của Hồ Chí Minh đặt nền tảng cho việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy sức mạnh dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, từng bước đưa sự nghiệp thống nhất đất nước đến thắng lợi hoàn toàn. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980, Hồ Chí Minh tiểu sử do Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012, là những cuốn tiểu sử ghi lại và phân tích tương đối đầy đủ những sự kiện chính gắn liền với bối cảnh của chúng trong cuộc đời của Hồ Chí Minh, trong đó có tóm lược và phân tích những bài nói, bài viết quan trọng theo diễn tiến cuộc đời của Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp người đọc hiểu biết một cách khái quát quá trình hình thành, phát triển sự nghiệp và tư tưởng của Hồ Chí Minh, vai trò của Hồ Chí Minh đối với lịch sử Việt Nam và thế giới. Sự nghiệp thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam do Hồ Chí Minhlãnh đạo từ năm 1954đến năm 1969 và dưới tầm ảnh hưởng của Hồ Chí minh từ năm 1969 đến 1975 cũng đã được thể hiện một cách sơ lược nhưng bao quát trong các công trình này. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, thuộc đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 02 nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, đã nêu lên một cách khái quát cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam; những đóng góp lớn của Hồ Chí Minh về mặt tư tưởng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam như tư tưởng giải phóng và phát triển Việt Nam, vấn đề lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lực lượng tham gia cách mạng, tính chủ động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa, trong đó có Việt Nam trong mối quan hệ với cách mạng vô sản ở chính quốc, v.v... Qua tác phẩm này, những yếu tố nền tảng để thống nhất đất nước mà Hồ Chí Minh tạo dựng đã được thể hiện khá cô đọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh rọi sáng con đường độc lập tự do của dân tộc Việt Nam do Lê Mậu Hãn chủ biên cùng sự tham gia của các tác giả Bùi Đình Phong, 9 Mạch Quang Thắng, Nhà xuất bản Nghệ An, Nghệ An, 2000; Một số cảm nhận về tư tưởng - hành động của Hồ Chí Minh của Đoàn Duy Thành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012; Triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh do Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 60 năm thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộitheo tư tưởng Hồ Chí Minh (2. 9. 1945 - 2. 9. 2005) của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2005; v.v…Các công trình này đã đi sâu phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam như tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; về ĐCSVN; về đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đạo đức, văn hóa và xây dựng con người,v.v… Đồng thời, làm sáng rõ sự vận dụng những nội dung đó vào trong thực tiễn, đưa đến những thắng lợi to lớn cho cách mạng Việt Nam. Khi luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, các công trình nêu trên, một cách gián tiếp, đã nêu lên những quan điểm, phương pháp của Hồ Chí Minh trong giải quyết vấn đề thống nhất lãnh thổ, thống nhất dân tộc, thống nhất thể chế,v.v… Tức là, các công trình này đã gián tiếp đưa ra những quan điểm chỉ đạo và phương pháp thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh. Bác Hồ của chúng ta của tác giả Nguyễn Khánh Toàn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990; Vĩ đại một con người của tác giả Trần Văn Giàu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009; Hồ Chí Minh đường trường muôn dặm dâng hiến và tỏa sáng của Trần Đình Huỳnh, Nhà xuất bản Hà Nội, 2011; Đi tới một mùa xuân tư tưởng Hồ Chí Minh của Nguyễn Văn Khoan, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2007; 50 năm chân dung một con người(Thêm những hiểu biết về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) do Nguyễn Văn Khoan sưu tầm, tuyển chọn, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2009; Hồ Chí Minh - Những chặng đường cách mạng do Văn Thị Thanh Mai biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2009; Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc của tác giả Phan Ngọc Liên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008;v.v… Các công trình này đã nêu bật những cống hiến về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Việt Nam; những phẩm chất vượt trội, năng lực đặc biệt của Hồ Chí Minh; những tình cảm và sự ngưỡng mộ của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, bạn bè quốc tế giành cho Hồ Chí Minh; những khám phá về tính độc đáo và tầm vóc của những luận điểm cơ bản, những quyết định lịch sử của Hồ Chí Minh. Tất 10 cả được trình bày theo diễn tiến cuộc đời của Hồ Chí Minh gắn liền với các giai đoạn phát triển của Cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh từ năm 1945 đến năm 1969 đã được thể hiện gián tiếp trong các công trình này, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, qua việc chỉ ra những quan điểm chỉ đạo sắc bén và những quyết định quan trọng của Hồ Chí Minh theo từng giai đoạn của các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh do tác giả Phùng Hữu Phú chủ biên cùng các tác giả Vũ Dương Ninh và Lê Mậu Hãn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả Lê Mậu Hãn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001;v.v… Các công trình này nghiên cứu về tư tưởng chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởngHồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng. Các tác giả tập trung làm rõ quan niệm của Hồ Chí Minh về “đại đoàn kết dân tộc”, “đại đoàn kết toàn dân”, “đoàn kết với các dân tộc thiểu số”, “đoàn kết với các tôn giáo”,v.v… đồng thời làm rõ các nguyên tắc và phương pháp mà Hồ Chí Minh đã đưa ra để xây dựng các khối đoàn kết nêu trên. Đại đoàn kết dân tộc là một cách nói khác của thống nhất dân tộc, một trong những nội dung cơ bản và là phương thức chủ yếu để thống nhất đất nước. Các công trình của Tổng Bí thư Lê Duẩn: Ngọn cờ của Lênin và của Bác Hồ sẽ mang đến đích thắng lợi cuối cùng, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1983; Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta,… NXB. Sự thật, Hà Nội, 1986; Các công trình của Tổng Bí thư Trường Chinh: Hồ Chủ Tịch người sáng lập, rèn luyện Đảng ta, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1954; Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, NXB. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1991; Trường Chinh tuyển tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009…; Các công trình của Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Hồ Chủ Tịch hình ảnh của dân tộc, NXB. Văn nghệ, Hà Nội, 1955; Hồ Chủ Tịch tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời đại, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1975; Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1990; Hồ Chí Minh Tinh hoa và khí phách của dân 11 tộc, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012…; Các công trình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Về tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài phát biểu tại Hội thảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” ngày 29 - 30 tháng 10 năm 1992, NXB. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993; Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành và phát triển, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1993; Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc và chấn hưng đất nước, NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006,v.v… Các công trình nêu trên là của các nhà lãnh đạo chính trị được Hồ Chí Minh giáo dục, bồi dưỡng, lựa chọn, giao trọng trách lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội. Các tác giả được cùng sống, làm việc và trực tiếp nhận các ý kiến chỉ đạo của Hồ Chí Minh. Vì vậy, các công trình của họ phản ánh tương đối đầy đủ và trung thực về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Hồ Chí Minh. Sự nghiệp thống nhất đất nước từ năm 1954 đến năm 1975 dưới ngọn cờ tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh đã được các tác giả trình bày gián tiếp ở các góc độ khác nhau như: việc Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam để đưa ra những quan điểm có ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam; hay việc trong từng giai đoạn lịch sử, Hồ Chí Minh nắm bắt được đặc điểm và xu thế của đất nước và thời đại, định ra những nhiệm vụ chiến lược, sách lược, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết, chủ động, năng động, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, sách lược đó, đưa đến thắng lợi cho cách mạng Việt Nam; nêu lên sự cần thiết phải học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong và phương pháp của Hồ Chí Minh; ghi nhận những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minhtrong Cách mạng Tháng Tám, Kháng chiến chống thực dân Pháp và Kháng chiến chống Mỹ; nhìn nhận tầm vóc của Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam, tầm ảnh hưởng của Hồ Chí Minh đến tương lai Việt Nam; v.v… Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí và các báo như: Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1965 - 1975, Luận án tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Xuân Tú, năm 2001;v.v…Các luận án này đã chỉ ra việc Hồ Chí Minh đưa ra những quan điểm nền tảng vừa có tính khoa học, vừa có tính cách mạng để Đảng hoạch định đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, đồng thời chỉ ra việc Hồ Chí Minh điều hành Chính phủ VNDCCH,động viên nhân dân 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan