Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hình tượng tác giả trong văn xuôi hoàng phủ ngọc tường....

Tài liệu Hình tượng tác giả trong văn xuôi hoàng phủ ngọc tường.

.PDF
129
88
97

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hướng tiếp cận theo thi pháp học hiện đại ngày nay mở ra cho chúng ta khả năng đi sâu tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn học với tư cách là một chỉnh thể nghệ thuật. Trong các phạm trù thi pháp học, hình tượng tác giả có vai trò vô cùng quan trọng. Tác giả là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, trong mỗi tác phẩm bao giờ cũng lưu lại dấu ấn, phong cách, nhân cách, thế giới quan, tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ…. của tác giả. Hình tượng tác giả “cái tôi thứ 2” của tác giả được thể hiện một cách tổng hợp trong tác phẩm. Từ khái niệm “hình tượng tác giả” mở ra khả năng tiếp cận văn học ở tính toàn vẹn, tính năng động và ý thức sáng tạo độc đáo của người nghệ sỹ. Văn học Việt Nam 30 năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI Hoàng Phủ Ngọc Tường nổi lên như một cây bút sung sức, đầy sáng tạo. Ông sáng tác nhiều thể loại: thơ, tản văn, bút kí, kí sự, tiểu luận… Ngoài những tác phẩm thơ, mảng văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn học Việt Nam đương đại. Tìm hiểu hình tượng tác giả trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường một mặt sẽ hiểu rõ một phương diện quan trọng, làm nên giá trị, sức hấp dẫn của những trang văn Hoàng Phủ Ngọc Tường; mặt khác có thể thấy được vai trò, sự đóng góp của nhà văn trong sự vận động về văn hoá dân tộc của thời đại giao lưu, hội nhập quốc tế như hiện nay. Tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa ở trường phổ thông. Việc nghiên cứu sâu các phương diện thi pháp của tác phẩm Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ bổ trợ thêm cho việc giảng dạy của giáo viên. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể ứng dụng vào thực tế dạy và học. Trên đây là những lí do thôi thúc chúng tôi quyết định nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Hình tượng tác giả trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường”. 2 2. Lịch sử vấn đề Tác phẩm Hoàng Phủ Ngọc Tường từ khi xuất hiện đến nay đã thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các tác phẩm của ông đã được khai thác ở nhiều khía cạnh, đặc biệt trên các phương diện như thể loại (thể kí, thể tản văn), tính văn hoá (Tìm hiểu về văn hoá Huế)… Song chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng hợp về văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường. Luận văn của chúng tôi lần đầu tiên khảo sát vấn đề: Hình tượng tác giả trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tất cả các giai đoạn sáng tác. Viết về hình tượng tác giả không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về hình tượng tác giả. Trần Đình Sử vận dụng lý thuyết hình tượng tác giả để nghiên cứu những hiện tượng văn học cụ thể (Thi pháp thơ Tố Hữu, Thi pháp Truyện Kiều). Có nhiều luận văn, luận án cũng đã nghiên cứu về hình tượng tác giả tiếp cận vấn đề theo hướng thi pháp học hiện đại. Riêng về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, đã có những bài viết, công trình nghiên cứu có nhắc tới hình tượng tác giả, cái tôi tác giả…Những công trình đó, vấn đề hình tượng tác giả được đề cập song còn sơ lược, hoặc nằm xen kẽ ở các vấn đề khác, chưa nghiên cứu chi tiết, thành một hệ thống, chưa đề cập sâu tới hình tượng tác giả qua các phương diện nghệ thuật. Nguyễn Đăng Mạnh, là người đầu tiên nghiên cứu kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường và ông đã xếp Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại với lời giới thiệu trân trọng: “Trong số nhiều nhà văn dành gần như toàn bộ lao động nghệ thuật của mình cho thể kí hiện nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút đặc sắc ”. Còn khi đọc Nhàn đàm Trần Nhật Thu lại nhận ra ở Hoàng Phủ Ngọc Tường: “là một người lịch lãm, giao ru rộng, hiểu biết lẽ đất trời trong Kinh Dịch”, có “một chiều dày về văn hoá ứng xử”, “có bề dày văn hoá”, “lối hành văn thấu đáo, thâm thuý”… Hoàng Sĩ Nguyên cũng tìm thấy ở Hoàng Phủ Ngọc Tường “cái tâm của con người đạo, là tấm lòng yêu mến da diết văn hoá dân tộc, yêu quê hương đất nước, là trái tim luôn cùng nhịp đập với nhân dân đồng loại” [29]. Phạm Phú Phong lại khắc hoạ chân dung người viết kí “Như 3 một người lính phơi trần lưng, không nơi ẩn nấp. Tầm vóc, suy nghĩ, tài năng nhân cách người viết có thế nào bộc lộ ra thế ấy, không giấu giếm, không nhờ vả, không vay mượn được của ai” [33]. Quả đúng như vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên trang văn của mình là “một nhà văn hoá hành văn vô cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế dù viết về vấn đề gì ông cũng vận dụng một khối lượng kiến thức rất lớn về lịch sử, địa lý, sinh vật, âm nhạc và cả hội hoạ trong sáng tác của mình” [33]. Từ những kiến thức phong phú, đa dạng ấy đã tạo nên một sức hút, sức hấp dẫn của những trang văn “sự hiểu biết cặn kẽ, sâu sắc về đối tượng phản ánh ở Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho tác phẩm của ông một sự cuốn hút cuả quả táo Niuton, nghĩa là một nhận thức và phát hiện chân lí” [34]. Ở một số bài viết, công trình nghiên cứu khác, các tác giả đặc biệt chú ý đến cái “tôi” tác giả được bộc lộ trong thể kí, nhàn đàm… của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã tìm ra một trong những thành công của kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là nhờ cái tôi tài hoa uyên bác “Sự đóng góp của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thể văn này bắt nguồn từ một vốn sống và tri thức chắc chắn” (Nguyễn Đăng Mạnh). Cũng nói về cái tôi tài hoa giàu vốn sống, vốn tri thức lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Hoàng Cát cho rằng: “thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lí sâu và rộng. Gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể thoả mái tung hoành ngòi bút được.” [3]. Tác giả Huỳnh Như Phương trong bài “Những ánh lửa của lòng yêu nước” [36] cũng tìm ra “cái tạng riêng” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong những trang kí. Tác giả nhận thấy cái “tôi” “xuất hiện một cách mạnh dạn, không ngần ngại”, “cái tôi bắt mạch với cuộc sống đồng thời cũng là cái tôi có bản sắc”. Tác giả Lê Trà My trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu tản văn Việt Nam thời kì đổi mới” (Hà Nội 2002), đã dành hẳn một chương trong công trình nghiên cứu của mình viết về Hoàng Phủ Ngọc Tường như một cây bút tản văn tiêu biểu của thời kì này. Tác giả đã nhận ra “Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ là nhà văn có vốn văn hoá sâu rộng, có bản lĩnh văn hoá, có một cách sống đạt đạo mà còn là một con người nhập thế sôi nổi đầy trách nhiệm với cuộc 4 đời” [22]. Đồng thời tác giả cũng đã đề cập tới cơ chế biểu đạt, kết cấu thể thức văn bản. Tác giả nghiên cứu hình tượng tác giả và những hình thái cuộc sống mà nhà văn trải nghiệm, tuy nhiên mới chỉ dừng lại triển khai thành một luận điểm cho một dẫn chứng tiêu biểu khi tìm hiểu về tản văn Việt Nam thời kì đổi mới chứ chưa thực sự đi vào nghiên cứu với tư cách là một đề tài hoàn chỉnh. Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Bích Ngọc (Hà Nội 2003) viết về đề tài “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường”, tác giả đã dành một luận điểm nhỏ trong chương III để nói về “Sự năng động của cái tôi”. Tác giả đánh giá “cái tôi giữ vai người kể chuyện trực tiếp, cái tôi dẫn dắt mạch truyện và công khai bày tỏ nội tâm” [76,77]. Cũng đề cập tới cái “tôi”, trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhung khi nghiên cứu về “Đặc sắc của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tập Ai đã đặt tên cho dòng sông”, tác giả dành gần hết chương III để nói đến “Hình tượng cái tôi”. Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt (Hà Nội 2007) nghiên cứu về “Cái tôi tài hoa, uyên bác trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường” đã dành tới hai chương để tìm hiểu về cái tôi uyên bác, cái tôi tài hoa Hoàng Phủ Ngọc Tường… Nhưng ở tất cả các luận văn đó, các tác giả mới chỉ đề cập tới hình tượng cái tôi tác giả với tư cách là một thủ pháp của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết kí chứ chưa nghiên cứu thành một hệ thống toàn diện. Khi đi nghiên cứu về những đóng góp và những thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường trên bước đường sáng tác, thì có rất nhiều ý kiến đánh giá và khẳng định: Trên những trang văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dù viết về văn hoá, văn học nghệ thuật, những vấn đề chiến tranh, hay hiện thực đời thường vẫn thể hiện một bản lĩnh văn hoá, một tư duy triết học, một năng lực nội cảm mạnh mẽ. Bao trùm lên những trang văn là một chân dung Hoàng Phủ Ngọc Tường với cái tôi đặc sắc riêng, cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu vốn sống, vốn văn hoá, một cái tôi tha thiết với quê hương xứ sở…Đây là điều mà không ít nhà phê bình đã không tiếc giấy bút nghiên cứu, bình luận. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn có một số ý kiến phê phán về cách viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử đánh giá: “Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiêng hẳn về chất 5 thơ thi vị ngọt ngào. Cái chất thơ truyền thống thu hẹp phần nhìn của tác giả. Nói về Sông Hương, vườn Huế, tác giả hầu như không nói gì về thiên nhiên khắc nghiệt”, “không nói gì đến tính chất nghèo nàn về khoáng sản, đất đai…” “mở mang chất văn xuôi sẽ có dịp phê phán những truyền thống chưa tốt đẹp trong văn hoá” [37.255]. Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều phương diện sáng tác của ông đã được đề cập đến trong các công trình, bài viết. Song chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề hình tượng tác giả trong toàn bộ văn xuôi của ông. Trên cơ sở ý kiến của những người đi trước, chúng tôi nghiên cứu hình tượng tác giả trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu -Mục đích nghiên cứu: Luận văn này, chúng tôi cố gắng đi sâu tìm hiểu những vấn đề lí thuyết căn bản về hình tượng tác giả. Dựa trên những thành tựu đã có, hình thành khung lí thuyết về hình tượng tác giả, để làm cơ sở cho việc khảo sát hiện tượng văn học cụ thể là hình tượng tác giả trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường. -Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn chỉ ra những biểu hiện, những đặc điểm của hình tượng tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường qua các vai giao tiếp nghệ thuật và các phương diện thể hiện nghệ thuật trong văn xuôi. Từ đó thấy được phong cách, cũng như sự vận động trưởng thành hình tượng cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường với sức sáng tạo gắn liền những biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu những phương diện biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn xuôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Phạm vi nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn chúng tôi đã tiến hành khảo sát các tác phẩm văn xuôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chúng tôi chủ yếu trích dẫn từ “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” tập I,II,III do tác giả Trần Thức tuyển chọn (Nxb Trẻ năm 2002). 6 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện chuyên luận này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Khảo sát phân tích các phương diện hình thức có tính nội dung như: Vai giao tiếp nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ…một cách hệ thống. Đặt các yếu tố đó trong tác phẩm để xem xét cho đầy đủ và khách quan. Để từ tác phẩm khái quát thành hình tượng tác giả. - Phương pháp lịch sử: Sáng tác của mỗi nhà văn đều gắn liền với sự phát triển của một nền văn học, của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Không nằm ngoài quy luật ấy, các tác phẩm văn xuôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở tất cả các giai đoạn sáng tác ấy đều tồn tại trong sự vận động và phát triển chung của nền văn học Việt Nam hiện đại cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, chúng liên quan chặt chẽ đến những biến đổi của lịch sử và xã hội Việt Nam. Bằng phương pháp này, chúng tôi muốn khắc họa một cách rõ nét sự vận động và phát triển của hình tượng tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tất cả các giai đoạn sáng tác. - Phương pháp thống kê phân loại, so sánh: Phương pháp thống kê-phân loại nhằm mục đích khái quát những đặc điểm lớn của văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường trên cơ sở những dấu hiệu nghệ thuật xuất hiện nhiều hay ít. Từ đó có cơ sở khoa học để đi đến những nhận định khái quát hơn nữa về nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu người viết phải so sánh đối chiếu giữa những tác phẩm ở cùng thể loại hay ở những thể thể loại khác nhau của ông để thấy được những biểu hiện đa dạng, phong phú của hình tượng tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và đôi khi, dùng phương pháp so sánh đối chiếu này để thấy được nét tương đồng, khác biệt giữa những tác giả cùng viết về một chủ đề. - Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống để phân tích những sáng tác văn xuôi cụ thể rồi rút ra kết luận tổng quát về những đặc trưng nổi bật để từ đó có cái nhìn toàn diện, chính xác về hình tượng tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. 7 6. Đóng góp của luận văn Xem xét từ các vấn đề trên, luận văn dự kiến có những đóng góp sau: - Kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước đây, trong phạm vi tài liệu bao quát được, luận văn xác định những quan niệm về hình tượng tác giả, trên cơ sở đó chỉ ra các dấu hiệu, những biểu hiện hình tượng tác giả trong văn xuôi, làm cơ sở cho việc khảo sát hiện tượng văn học cụ thể. - Trên cơ sở đó, luận văn trực tiếp soi tỏ lí thuyết để đi tìm hình tượng tác giả trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường qua vai giao tiếp nghệ thuật và những phương diện thể hiện nghệ thuật, tạo cơ sở thực tế từ tác phẩm để khái quát phong cách tác giả. Cũng từ đó, góp phần khẳng định sự đóng góp của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với nền văn xuôi hiện đại. 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG VĂN HỌC 1.1 Khái niệm về hình tượng tác giả Cũng như nhiều khái niệm khác trong nghiên cứu văn học, khái niệm “hình tượng tác giả” là một phạm trù của thi pháp học hiện đại, có ý nghĩa cho việc nghiên cứu phong cách cá nhân và tìm hiểu các văn bản tác phẩm.Việc lý giải thuật ngữ này ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, tuy chưa phải là nhiều, trong khả năng quan sát của mình chúng tôi xin đề cập tới một vài ý kiến sau: Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) đưa ra nội dung khái quát về hình tượng tác giả: “Hình tượng tác giả là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi, hay đó cũng chính là sự “tự ý thức về vai trò xã hội, tư thế văn học” vốn rất đa dạng của nhà văn trong tác phẩm”. Theo các tác giả cuốn từ điển trên thì hình tượng tác giả ra đời và tồn tại trên hai cơ sở: cơ sở tâm lí là hình tượng cái “tôi” của mỗi người thể hiện trong giao tiếp (ở đây tác giả ngầm coi hoạt động văn học là một cuộc giao tiếp lớn). Cơ sở nghệ thuật là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời nói cuả người trần thuật, người kể chuyện hoặc nhân vật trữ tình. Nhà văn đã xây dựng nên hình tượng người phát ngôn khi anh ta xây dựng nên một văn bản. Nghĩa là từ lời nói -diễn ngôn văn bản người ta nhận ra “chân dung” người phát ngôn. Từ diển thuật ngữ cũng chỉ ra rằng: tính chất loại hình và đặc biệt là cá tính tác giả có ảnh hưởng sâu đậm tới hình tượng tác giả nhất là cá tính sáng tạo của cái tôi cá nhân được ý thức đầy đủ. Như vậy, từ những kiến thức chung nhất về hình tượng tác giả mà cuốn từ điển trên cung cấp cho chúng ta vẫn chưa đề cập tới những biểu hiện cụ thể của hình 9 tượng tác giả trong tác phẩm được xác ở những tiêu chuẩn nào? Cơ chế thể hiện hình tượng tác giả trong tác phẩm ra sao? Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học” của Lại Nguyên Ân đã đi từ thuật ngữ tác giả văn học để làm cơ sở xem xét khái niệm hình tượng tác giả: “Tác giả là người sáng tác ra tác phẩm văn học, để lại dấu ấn của mình ở thế giới nghệ thuật do mình sáng tạo ra” [1.146]. Ở chỗ khác tác giả cũng chỉ ra: “tác giả không chỉ là phạm trù mĩ học mà còn là phạm trù xã hội văn hoá”. Nó vừa là sản phẩm văn hoá của mỗi thời đại nhất định, đồng thời là đại diện đáng tin cậy của dư luận xã hội rộng rãi. Đây là một trong những cơ sở gián tiếp cho sự hình thành các loại hình tượng tác giả trong sáng tác. Vậy theo tác giả Lại Nguyên Ân thì dấu ấn cá nhân của tác giả, các phương diện nội dung nhân cách tác giả nhập sâu vào cơ cấu tác phẩm và đặc biệt là sự tự ý thức về vai trò xã hội, vai trò văn học của tác giả đã làm nên hình tượng tác giả. Từ những lý giải của các nhà nghiên cứu trên về hình tượng tác giả phần nào chưa đáp ứng thoả mãn những yêu cầu nội hàm của khái niệm. Và một trong những tác phẩm đề cập tương đối đầy đủ về hình tượng tác giả đó là cuốn: “Thi pháp học hiện đại” của Giáo sư Trần Đình Sử. Ông đã đưa ra định nghĩa như sau: “tác giả là trung tổ chức nội dung và hình thức, cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang thế giới cảm đặc thù và trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật” [41.106]. Khái niệm hình tượng tác giả ở đây được hình dung như một hiện tượng thẩm mĩ, như một hình tượng do tác giả sáng tạo ra trong tác phẩm như hình tượng nhân vật nhưng lại theo một quy tắc khác hẳn. Nếu như hình tượng nhân vật xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới nhân vật. Tóm lại, hình tượng tác giả được khẳng định từ nhiều góc độ trong lý luận văn học. Song có thể xem xét từ quan điểm thi pháp học hiện đại. 10 1.1.1. Hình tượng tác giả là một phạm trù của thi pháp học. Hình tượng tác giả vừa là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật vừa là cấu trúc lời nói, vốn là trung tâm tổ chức của tác phẩm. Hay “tác giả là trung tâm tổ chức nội dung-hình thức, cái nhìn nghệ thuật, là trung tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật”. Nói như thế có nghĩa là hình tượng tác giả luôn hiện hình trong tác phẩm và chỉ có như vậy nó mới là phạm trù của thi pháp học hiện đại. Vì thế chúng ta cần phân biệt: tác giả tiểu sử với hình tượng tác giả. Hình tượng tác giả có quan hệ nhưng không đồng nhất với tác giả tiểu sử. Tác giả tiểu sử như một khái niệm ngoài thi pháp. Tác giả tiểu sử là con người cụ thể, có hoàn cảnh xuất thân, có quê quán, có số phận, có thăng trầm cá nhân…ví dụ: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh…Tuy nhiên, đặc điểm lịch sử cuộc đời và tài năng nghệ thuật của tác giả tiểu sử ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sáng tạo, in dấu trên tác phẩm. Tất cả những phân biệt này chỉ có tính chất tương đối, bởi trong lịch sử văn học sự thể hiện mối quan hệ giữa tác giả và hình tượng tác giả cũng khác nhau: ở văn học dân gian, có thể không rõ tác giả là ai, nhưng ta vẫn cảm thụ được một hình tượng tác giả dân gian với những nếp cảm, nếp nghĩ dân dã, hồn nhiên, đầy gợi cảm…hay trong văn học viết, những sáng tác đã cách xa hiện tại như: Chinh phụ ngâm khúc, những tác phẩm khuyết danh… tác giả tiểu sử rất mơ hồ hoặc không xác định. Điều này có thể làm mất đi tính cụ thể của tác phẩm nhưng không xoá bỏ dấu ấn tác giả ở trong đó. Nghĩa là hình tượng tác giả luôn hiện hình trong tác phẩm. Tác giả tiểu sử -nhà tư tưởng xã hội thẩm mĩ là một phạm trù ngoài thi pháp. Đây là đối tượng mà lịch sử văn học thường quan tâm đánh giá. Như Nguyễn Lộc nhận xét về Nguyễn Du “Nguyễn Du một mặt vẫn kế thừa truyền thống, mặt khác lại phá vỡ truyền thống để đi đến chủ nghĩa hiện thực, nhưng rốt cuộc Nguyễn Du vẫn dừng lại trước ngưỡng cửa của chủ nghĩa hiện thực, chứ chưa đi vào quỹ đạo của nó” (dẫn theo Trần Đình Sử); hay B.Buốc xôp nhận xét về L.Tônxtôi: “Tônxtôi lánh xa phong trào tư tưởng tiên tiến của thời đại bởi ông mang nặng các định kiến với quý tộc gia trưởng Nga”. Mặt khác không phải mọi dấu hiệu của tác giả tiểu sử, mọi 11 quan niệm tư tưởng xã hội thẩm mĩ của nhà văn đều được thể hiện trong tác phẩm. Nhưng tác giả tiểu sử vẫn là một trong những cơ sở tạo tiền đề cho việc thể hiện hình tượng tác giả trong tác phẩm. Việc tìm hiểu tác giả tiểu sử là cần thiết nhưng đôi khi không thể thay thế được việc tìm hiểu hình tượng tác giả trong tác phẩm. Với tư cách là trung tâm tổ chức nên thế giới nghệ thuật trong tác phẩm “hình tượng tác giả” hiện lên trong tác phẩm chính là một phạm trù của thi pháp học hiện đại. Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo độc đáo của nhà văn, luôn mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. Khái niệm hình tượng tác giả ở đây được hiểu như một hiện tượng thẩm mĩ, như một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra. Ý kiến của giáo sư Trần Đình Sử đã làm rõ vấn đề này: “Hình tượng tác giả cũng là hình tượng được sáng tạo ra trong tác phẩm, như hình tượng nhân vật nhưng theo một nguyên tắc khác hẳn. Nếu hình tượng nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo quan niệm nghệ thuật về con người, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sư cảm nhận về thái độ thẩm mĩ với thế giới nhân vật” [41.104]. Trong giao tiếp nhu cầu được tự biểu hiện mình với người đối thoại như là người uyên bác, hào phóng, hiếu khách, giàu lòng đồng tình…theo những chuẩn mực, theo những yêu cầu tiến bộ của xã hội. Cũng vậy, trong văn học các nhà văn thường thể hiện mình như người phát hiện, người khám phá cái mới, người có nhãn quan cấp tiến, có cá tính nghệ sĩ…dù trực tiếp hay gián tiếp nhà văn luôn hiện ra trong tác phẩm như là một người đang muốn đề xuất, cắt nghĩa, lý giải đánh giá một vấn đề nào đó với độc giả. Vì thế, trong nhu cầu nhận diện khám phá tác phẩm của mình, người đọc luôn đòi hỏi nhà văn phải đem đến cho họ những nhận thức mới, cái nhìn mới. L.Tônxtôi đã nhấn mạnh điều này: Nếu trước mắt ta là một tác giả mới, thì câu hỏi tự nhiên đặt ra là liệu anh ta có thể nói điều gì mới với người đọc? Theo ông, khi đọc tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu là cá tính tác giả thể hiện trong đó. Nếu là một nhà văn không có gì mới, không có gì riêng thì có thể anh ta không phải là một tác giả đáng để chú ý. Tác phẩm văn học là nơi tác giả thoả mái trường diễn cái tôi nghệ sĩ của mình và đối với họ đó là một nhu cầu. 12 Hình tượng tác giả được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Gơt nhận xét: mỗi nhà văn, bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt. Có nghĩa là nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ của mình và ngôn ngữ, cách diễn đạt của mình. Và cách cảm nhận đó thành trung tâm tổ chức tác phẩm, tạo thành sự thống nhất của nội tại tác phẩm, và sự thống nhất của tác phẩm về mặt phong cách học. Để lý giải về sự hình thành “Tác giả và kiểu tác giả” trong lịch sử văn học giáo sư Trần Đình Sử cũng khẳng định: “Với tư cách là tác giả, nghệ sĩ có một quan hệ nhất định với một thế giới vật liệu đời sống sẽ tạo thành thế giới nghệ thuật của anh ta, có thái độ nhất định mà anh ta sử dụng…Nghệ sĩ cũng có thái độ nhất định với nhân vật của mình và các đặc điểm tài năng của chính mình” [38.98]. Như thế có nghĩa là, nhà văn luôn miêu tả mình trong tác phẩm dù đó là trực tiếp hay gián tiếp, muốn hay không muốn; khi người đọc đi tìm hiểu tác phẩm sẽ gặp được hình tượng tác giả với tư cách là người sáng tạo tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật theo quan niệm riêng và suy nghĩ của mình về thế giới khách quan. Một kiểu “tác giả hàm ẩn” bên trong tác phẩm. Trong các công trình nghiên cứu của viện sĩ Nga V.Vinogradov cũng đã đề cập tới vấn đề hình tượng tác giả. Ông cho rằng: hình tượng tác giả là phạm trù cơ bản nhất giúp người đọc nhận ra dòng ý thức của tác giả và nhận thức được tác phẩm trong tính toàn vẹn sinh động của nó. Hình tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ (Về lý thuyết ngôn từ nghệ thuật) (Maxcơva-1971). Hình tượng tác giả còn là điểm quy tụ thống nhất về tư tưởng, kết cấu hình tượng…Như vậy theo ông hình tượng tác giả vừa là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật vừa là cấu trúc lời nói, tổ chức ngôn từ nghệ thuật. Hình tượng tác giả là sản phẩm được sáng tạo ra trong tác phẩm. Như A.Chi Chêzin cho rằng: hình tượng tác giả được sáng tạo ra như hình tượng nhân vật, đây là sự chân thật nghệ thuật, không phải chân lý sự kiện, mà chân lý của ý nghĩa của tư duy cũng như chân lý của thi ca . 13 Vấn đề “hình tượng tác giả” là sự phản ánh tác giả vào tác phẩm cho thấy tương quan giữa người sáng tạo ra văn học và văn học đồng thời cũng là vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện của chủ thể trong tác phẩm văn học. Ở đây thì V.Vinograđôv hiểu vấn đề hình tượng tác giả theo nghĩa hẹp: hình tượng tác giả trong hình tượng chủ thể của ngôn từ, là hình thức tổ chức ngôn từ. Ông tách lớp ngôn từ “tác giả” khỏi ngôn từ “nhân vật”. Như vậy khi nói tới “hình tượng tác giả” hay “tiếng nói tác giả” là ta nói tới dấu ấn cá nhân của những lớp ngôn từ nghệ thuật mà người ta không thể gán cho các nhân vật chính hoặc người kể chuyện hư cấu. Vấn đề này, M.Bakhtin hiểu hơi khác hơn. Ông cho rằng: “Không có hình tượng tác giả ngoài tác phẩm, tư tưởng nhà văn chỉ tồn tại trong tác phẩm”. Khi nghiên cứu sáng tác của Đoxtoiepxki, ông tập trung khám phá con người nghệ sĩ Đoxtoiepxki trong tác phẩm, nhưng ông cũng không tán thành gọi sự biểu hiện tác giả là hình tượng tác giả vì sợ sự lẫn lộn. Nhân vật thuộc một không-thời gian khác còn tác giả thuộc một không -thời gian khác bao quát và cảm thụ không -thời gian nhân vật. Tác giả nhập vào rồi thoát ra khỏi không -thời gian nhân vật. “Tác giả nằm ngoài thế giới nhân vật, đúng hơn là tiếp giáp với mặt ngoài của biểu hiện nhân vật. Tác giả nên ở trên ranh giới của thế do anh ta sáng tạo…lập trường của tác giả có thể xác định qua cách mà anh ta miêu tả bề ngoài của thế giới đó” ( dẫn theo Trần Đình Sử). Như vậy, tác giả hiện diện tại hình thức tác phẩm như là một nguyên tắc thẩm mĩ tạo hình cho thế giới nghệ thuật. Ở chỗ khác, ông khẳng định tác hiện diện như một “điểm nhìn”, “cái nhìn”. Ông đi nghiên cứu nhìn nghệ thuật của Đoxtoiepxki và tư cách nghệ sĩ của nhà văn này trong cuốn “Những vấn đề thi pháp của Đoxtoiepxki”. L.Ghindơbua nghiên cứu tác giả trong thơ trữ tình đã chú ý đến cái tôi trữ tình và cảm nhận thấy trong thơ trữ tình nhà thơ thường xuyên hình dung về mình. Thơ ca luôn gắn liền với sự giãi bày phơi trải cái tôi cá nhân, đối tượng cơ bản của nó là thế giới nội cảm, thơ được coi như thể loại mà hình tượng tác giả hiện lên rõ nhất. Bonhexkaia thấy tác giả thể hiện trong nhân vật, do đó vẫn có thể gọi là hình tượng tác giả. Riêng Khrapchenco lại thấy rõ sự phức tạp của vấn đề: “Hình tượng 14 tác giả khi thì được coi như nhân vật của thiên truyện ở dạng này hay ở dạng khác, khi thì như cá tính sáng tạo của nhà văn”. Ông cũng thấy sự biểu hiện của hình tượng tác giả trong sáng tác còn do đặc trưng thể loại quy định. Nhà lý luận văn học Mĩ V.Booth lại gọi “hình tượng tác giả” là “tác giả hàm ẩn” xem đó là cái tôi thứ hai của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Điều này là có cơ sở, bởi nhà văn sẽ tự bộc lộ một kiểu dạng nào đó ngay trong hoạt động sáng tạo và sản phẩm sáng tạo của họ một cách hàm ẩn. Có nhiều nhà lý luận hiện đại hiểu đó là tác giả suy ra (dececd author), là sản phẩm do người đọc phát hiện. Ta phải thấy rằng: Hình tượng tác giả là trung tâm tổ chức nội dung-hình thức cái nhìn nghệ thuật, là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, đồng thời là trung tâm tổ chức ngôn từ nghệ thuật. Mặt khác hình tượng tác giả là dấu ấn chủ thể sáng tạo in đậm trong tác phẩm, thấm trong toàn bộ cơ chế, và yếu tố tạo thành tác phẩm. Cho nên có thể thể hiện trong từng yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật. Nhưng chúng ta cần phải chú ý: Khi nói về hình tượng tác giả cần phải thấy tính gián cách của nó với những yếu tố trực tiếp của tác phẩm. Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều dấu hiệu của nó trong nhân vật hay người kể chuyện của tác phẩm nhưng nhất định không được đồng nhất, đơn giản. Vì người phát ngôn trong tác phẩm văn học không được đánh đồng với tác giả. Dù có rất nhiều điểm thống nhất đi nữa thì người kể chuyện trong tác phẩm chỉ là người đứng ra trực tiếp kể chuyện cho tác giả. Do đó hình tượng tác giả không thể là hình tượng người kể chuyện được mà là một con người do bạn đọc quy nạp suy ra từ tác phẩm. Nói tóm lại: Hình tượng tác giả có liên quan mật thiết với tiếp nhận văn học, phụ thuộc vào năng lực khái quát từ tác phẩm. Nhưng nó không phải là yếu tố hoàn toàn chủ quan suy diễn do người tiếp nhận mang lại. Bởi chỉnh thể tác phẩm là hiện thực được tiếp nhận thì bản thân nó đã quy định nguồn gốc, nội dung của tiếp nhận. Hay nói cách khác, hình tượng tác giả luôn được thể hiện trong tác phẩm, là “cái tôi thứ hai” của tác giả trong tác phẩm. 15 1.1.2 Hình tượng tác giả là sự biểu hiện “cái tôi thứ hai” của tác giả một cách tổng hợp trong tác phẩm văn học Nếu cái “tôi” thứ nhất của tác giả là cái “tôi” trong cuộc đời sống thực của nhà văn (hay tác giả tiểu sử), thì cái “tôi” mà chúng ta muốn nói tới ở đây là cái “tôi” của người nghệ sĩ tồn tại trong tác phẩm văn học. “Cái tôi” thuộc về thế giới nghệ thuật của tác phẩm, sáng tạo nên thế giới nghệ thuật ấy. Nó là đại diện và chịu trách nhiệm trực tiếp cho những quan điểm, những tư tưởng cụ thể, xác định trong tác phẩm văn học (Sự xuất hiện của cái “tôi” thứ hai này nói khác đi là sự xuất hiện của hình tượng tác giả một lần nữa cho thấy tác phẩm văn học và cuộc đời thực là thế giới rất gần và cũng rất xa). Điều này có thể khẳng định rằng: sự tồn tại một cái “tôi” như thế là có thực trong tác phẩm văn học. Tác giả văn học là người làm ra tác phẩm văn học, đồng thời luôn để lại dấu ấn nhân cách của mình trong thế giới nghệ thuật do mình sáng tạo ra. Ở trong những sáng tác dân gian (thường mang tính tập thể hay vô danh) đã thấy có một ý chí duy nhất phân định và tạo dựng một cái thực thể nghệ thuật của tác phẩm, đề ra các hành động ngôn từ, ứng với mỗi một kiểu tư duy nhất định và thường hay nói tới kiểu tư duy thần thoại, sử thi, cổ tích…Như vậy ở ngay trong những sáng tác văn học buổi đầu của nhân loại dấu ấn chủ thể sáng tạo đã xuất hiện, mặc dù tác giả chưa xuất hiện với tư cách sáng tạo cá nhân nhưng đã dần tiến tới hình thành kiểu tác giả trong sáng tác. Sự ra đời và phát triển của văn học viết với những tác giả cụ thể đồng nghĩa với sự phát triển các nhân tố sáng tạo cá nhân trong văn học. Các yếu tố thuộc về nhân cách tác giả (tính cách, lập trường thẩm mĩ, thế giới quan, cá tính sáng tạo) ngày càng thâm nhập sâu vào cơ cấu nghệ thuật của tác phẩm. Các trào lưu văn học thời cận đại và hiện đại đã sáng tạo ra nhiều hình tượng về sự tự ý thức của tác giả. Ví dụ mối liên hệ rõ rệt giữa tâm trạng lãng mạn chủ nghĩa với các vai “Nhà tiên tri, người bị ruồng bỏ”. Đây là sự gia tăng dấu ấn chủ thể trong sáng tác, là cơ sở của hình tượng tác giả trong tác phẩm cụ thể. Điều đó cũng cho thấy giữa cái tôi của tác 16 giả (ở ngoài đời) với cái tôi thứ hai của người nghệ sĩ trong tác phẩm có liên hệ với nhau, song không phải là một. Chủ nghĩa hậu hiện đại ngày nay còn hoài nghi sâu sắc vị thế của tác giả. Đặc biệt là sự phát triển của kí hiệu học và sự đề cao vai trò sáng tạo của người đọc của lí luận phê bình phương Tây đương đại đã dẫn tới hiện tượng một số người tuyên bố là tác giả đã chết, hay “cái chết của tác giả”, gạt bỏ toàn bộ vai trò, vị trí, ý thức của chủ thể trong tác phẩm (Roland Barthle,Umberto Eco,Michel Foucault). Tuy vậy, ta cần nhận thấy rằng nếu không có tác phẩm văn học thì sẽ không có tiếp nhận văn học. Tác phẩm văn học vừa là sản phẩm sáng tạo độc đáo vừa là đơn vị tiếp nhận của bạn đọc. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần được nhà văn thai nghén, ấp ủ chăm chút, để cuối cùng ra đời, sống một cuộc sống độc lập của một thực thể khách quan. Vậy sản phẩm độc đáo đó không thể không có dấu ấn của người nghệ sĩ. Mặt khác, tiếp nhận văn học vốn là một cuộc giao tiếp giữa tác giả và người đọc qua một kênh duy nhất là tác phẩm. Người sáng tác dù muốn hay không, bằng cách này hay cách khác, sẽ tự bộc mình trong tác phẩm để giao tiếp với bạn đọc. Dù sự sáng tạo của người đọc có thể mở ra những cách giải thích ý nghĩa khác nhau nhưng không làm biến mất văn bản và khách thể thẩm mĩ trong đó, do đó không xoá bỏ được yếu tố tác giả như là người tham gia vào sự kiện nghệ thuật qua tác phẩm. Như vậy tác giả văn học luôn nằm trong thế giới nghệ thuật của anh ta. Là “trung tâm tổ chức nội dung-hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm là người mang thế giới cảm đặc thù và trung tâm tổ chức tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật” (dẫn theo Trần Đình Sử -41.103). Nhận định này đã cho thấy sự tồn tại hiển nhiên của hình tượng tác giả trong tác phẩm, cũng như vai trò to lớn của nó đối với thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Để hiểu sâu hơn về điều này, ta cần xem xét tới nền tảng, cơ sở tồn tại của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Cái “tôi” của người nghệ sĩ bao giờ cũng xuất hiện trong tác phẩm dưới một tư thế văn học nào đó đi liền với một vai trò xã hội, một vai trò văn học mà nó phải đảm nhiệm trong tác phẩm văn học. Vì thế phạm trù hình tượng tác giả dùng để chỉ sự “thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã 17 hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm” [38.124]; một vai trò được người đọc chờ đợi. Chẳng hạn như tác giả bài “Cáo, chiếu” (những thể loại do vua viết, vua ban) tự thể hiện mình như một bậc đế vương, nhưng ở bài “tấu”hay “biểu” tác giả phải thể hiện mình như một thần dân, hay tác giả “sử ký” phải hiện diện với tư cách một “sử công” nhiều trách nhiệm trong ghi chép hiện thực hơn so với tác giả “du kí”…Sự tự ý thức về vai trò xã hội và tư thế văn học vốn rất đa dạng đã làm cho hình tượng tác giả bộc lộ rõ hơn trong tác phẩm. Chúng ta có thể nhận thấy hình tượng người suy ngẫm, tu dưỡng đạo đức, tâm tình như trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh khiêm … Trong thơ Hồ Xuân Hương lại có một kiểu tác giả giễu cợt, luôn sắc sảo và quyết liệt. Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền thái thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu. (Đề đền Sầm Nghi Đống) Nhưng trong khúc ngâm thì xuất hiện một kiểu tác giả giãi bày, buồn, oán than trước cuộc đời. Lòng này gửi gió đông có tiện Ngàn vàng xin gửi tới non yên Non yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trời xa xanh thẳm vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong (Chinh phụ ngâm khúc -Đặng Trần Côn) Trong thơ cách mạng Việt Nam cận hiện đại, người ta có thể tìm thấy hình tượng tác giả hiện ra với tư cách là người mang bầu nhiệt huyết, kêu gọi cổ vũ vì lý tưởng chung ở những sáng tác của Phan Bội Châu, Tố Hữu…Trong văn học hiện thực phê phán ta thấy hình tượng tác giả xuất hiện như “người thư kí trung thành của thời đại” luôn có nhu cầu nói ra hiện thực xã hội. 18 “Cơ sở tâm lí của hình tượng tác giả là cái tôi trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp” [38.125]. Khi tạo nên thế giới nghệ thuật của mình là nhà văn đã vận dụng và thể hiện khá trọn vẹn cái “tôi” của mình trong một số tác phẩm cụ thể, để làm một cuộc giao tiếp văn học lớn. “Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả trong văn học là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật; văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc nhân vật trữ tình. Nhà văn xây dựng nên một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định” [38.125]. Về vấn đề này, Lại Nguyên Ân cũng có cái nhìn tương tự, ông cho rằng: “Để hợp thức hoá hình ảnh tác giả thì trong ý thức nghệ thuật phải xác lập được tư tưởng về quyền hư cấu nghệ thuật. Tương ứng với điều này đã hình thành hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất, gắn với “tôi” hoặc “ta” ước lệ văn học. Đằng sau người ước lệ trần thuật ấy là sự kiện: đã có sự thừa nhận về mặt xã hội, văn hoá đối với hình ảnh nhà văn như người dám làm và có quyền làm là nói với độc giả nhân danh bản thân mình [11.119]. Trên đây chúng ta đã xem xét tới sự tồn tại hiển nhiên của hình tượng tác giả như là sự thể hiện cái “tôi” thứ hai của nhà văn trong tác phẩm. Hình tượng tác giả là là dấu ấn của chủ thể trong tác phẩm, có vai trò là trung tâm tổ chức nội dung-hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, trung tâm tổ chức lại ngôn từ nghệ thuật. Như vậy, thuật ngữ hình tượng tác giả diễn đạt hai nội dung gắn bó với nhau: Thứ nhất, đó là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của nhà văn, đại diện cho những tư tưởng; quan niệm nghệ thuật nhất định trong tác phẩm. Thứ hai, đó là cấu trúc ngôn từ; sáng tạo ngôn từ vốn là vấn đề trung tâm của tổ chức tác phẩm. Hình tượng tác giả gắn liền với cấu trúc nghệ thuật trong đó nó được thể hiện. Hình tượng tác giả là một thuật ngữ tương đương với thuật ngữ tác giả hàm ẩn (một sản phẩm được người đọc nhận ra như một trung tâm giá trị trong tác phẩm, như một cái tôi của tác giả-người sáng tác). Trong văn xuôi nghệ thuật, khi nói tới “hình tượng tác giả” hay “Tiếng nói tác giả” là ta hay nói tới dấu ấn cá nhân của những lớp ngôn từ nghệ thuật mà người ta không thể gán cho các nhân vật chính hoặc người kể chuyện hư cấu. Trên thực tế, 19 trong tác phẩm văn học không có lời tác giả mà chỉ có lời nói của người kể, người trần thuật, của nhân vật. Nên ta cần nhận thấy rõ điều này: khi người kể không thay thế tác giả thì lời nói thực sự của tác giả diễn đạt trực tiếp đầy đủ “hình tượng tác giả”, vì nó trực tiếp phản ánh được lập trường tác giả, những sự đánh giá và tình cảm, cảm xúc của tác giả. Khi người kể chuyện thay thế tác giả để đứng ra kể câu chuyện thì hình tượng tác giả biểu hiện trước hết thông qua hình tượng người kể. Sự biểu hiện các biến cố theo quan điểm của người kể, người quan sát trực tiếp xưng “tôi” có tác dụng khi nhấn mạnh tính hiện thực và tô đậm cảnh được tái hiện. Cũng có sự tường thuật được đi từ ngôi thứ ba, nhưng có những căn cứ để khẳng định sự có mặt của “người kể không rõ ràng” với giọng nói, cách đánh giá của mình; đó là sự xuất hiện tính hội thoại chung của ngữ điệu, của cú pháp vốn là thuộc tính của người kể. “Người kể không rõ ràng” rất gần với tác giả, song vẫn có một số nét khác biệt-sự tri giác trực tiếp là đầy cảm xúc sự bình giá cởi mở tự nhiên…Tóm lại, việc đối lập nhân vật và tác giả trở nên không chính xác, và đồng nhất tác giả và người kể chuyện cũng không đúng. Trong từng trường hợp chúng ta cần thấy mối quan hệ, sự thâm nhập của tác giả vào nhân vật và người kể chuyện. Hình tượng tác giả với tư cách là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật rất gần với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn. Trước hết hình tượng tác giả mang đậm cá tính tác giả nhất là khi vai trò của cá tính sáng tạo của cái tôi cá nhân được ý thức đầy đủ. Hình tượng một người luôn “khao khát giao cảm” trong thơ Xuân Diệu hay một “người thơ” nhân ái, thông thái lạc quan như thơ Hồ Chí Minh…đều gắn với kinh lịch, tu dưỡng của đời sống cá nhân mỗi người. “Cá tính sáng tạo là đặc điểm phẩm chất, toàn vẹn của một nghệ sĩ bao gồm các mặt triết học, mĩ học, tâm lí xã hội, thị hiếu, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật…Cá tính sáng tạo là biểu hiện rực rỡ của phạm trù chủ quan, cái cá biệt, cái không lặp lại trong tài năng độc đáo của của người nghệ sĩ” [11.30]. Cá tính sáng tạo không đồng nhất nhưng thống nhất và thể hiện rõ nhất hình tượng tác giả. Sự thống nhất ấy biểu hiện ở chỗ: Cá tính sáng tạo thường được tập trung ở cái nhìn nghệ thuật độc đáo, ở cách cảm, cách nghĩ của nhà văn có khả năng đề xuất các nguyên tắc, biện pháp 20 nghệ thuật mới mẻ, tạo thành một ngôn ngữ mới mẻ trong việc biểu hiện những nội dung mới của đời sống và tư tưởng. Chẳng hạn như: việc nhìn đời với nỗi niềm căm phẫn nên trong hệ thống ngôn từ nghệ thuật ở tác phẩm của Vũ Trọng Phụng có phần sắc sảo, phẫn uất mà chua cay khi phản ánh mặt trái xã hội đương thời. Hay như L.Tônxtôi trong tác phẩm của mình có khả năng thể hiện “phép biện chứng tâm hồn”. Như vậy, cá tính sáng tạo là cơ sở để tạo nên phong cách nhà văn và để lại dấu ấn đậm nét trong “Hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học”. Nói như người xưa “văn như kì nhân” để xem xét cá tính sáng tạo và diện mạo độc đáo của người nghệ sĩ trong sáng tác. “Văn như kì nhân là một khía cạnh biểu hiện cá tính sáng tạo nhờ đó mà người đọc nhận ra con người tác giả” [38.154]. Nói tóm lại, “hình tượng tác giả”không chỉ rất gần mà nhiều khi trùng với phong cách. “Phong cách -chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học, hay văn học dân tộc…Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất” [11.212]. “Phong cách được thể hiện ở những nết riêng độc đáo lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn…Sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật với cách cảm nhận ấy” [11.213]. Không phải nhà văn nào cũng có phong cách, nhưng ngược lại hình tượng tác giả luôn tồn tại trong tác phẩm. Khi hình tượng tác giả mang đầy đủ những nét độc đáo tiêu biểu của môt phong cách trong tác phẩm thì khi đó phong cách tiếp cận với hình tượng tác giả. Vì thế việc tìm hiểu “hình tượng tác giả” rất có ý nghĩa cho việc tìm hiểu phong cách nhà văn. 1.2 Các biểu hiện của hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học Như trên đã trình bày, “hình tượng tác giả”, là một phạm trù của thi pháp học; là “cái tôi” thứ hai của tác giả trong tác phẩm. Là người trực tiếp làm lên thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nó luôn luôn tồn tại trong tác phẩm và được thể hiện ở những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan