Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 201...

Tài liệu HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

.PDF
96
183
73

Mô tả:

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN VĂN THỌ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT Hà Nội, năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN VĂN THỌ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc) Mã số: 60210102 Khóa 18 (2015 – 2017) GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN PGS. TS. Bùi Văn Tiến Hà Nội, năm 2017 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Nxb : Nhà xuất bản H : Hình NĐK : Nhà Điêu Khắc Gs : Giáo sư PGs : Phó Giáo Sư tr : Trang MỤC LỤC Trang phụ bìa BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: ......................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu luận văn: ..................................................................... 5 4. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 5 6. Đóng góp của đề tài : .................................................................................... 6 7. Kết cấu đề tài:................................................................................................ 7 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............. 8 1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài....................................................... 8 1.1.1. Khái niệm nghệ thuật điêu khắc .............................................................. 8 1.1.2. Khái niệm nghệ thuật điêu khắc gỗ ....................................................... 11 1.1.3. Khái quát về hình tượng con người trong điêu khắc ............................ 13 1.2. Khái quát về nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 . 15 Chương 2: SỰ THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 .................19 2.1. Nội dung phản ánh hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 ..................................................................... 19 2.1.1. Nội dung phản ánh hình tượng con người trong lao động sản xuất ...... 19 2.1.2. Nội dung phản ánh hình tượng con người trong cuộc sống thường nhật ....................................................................................................... 22 2.1.3. Nội dung phản ánh hình tượng con người gắn với những ký ức về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ..................................................... 25 2.2. Các xu hướng nghệ thuật thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ............................................... 29 2.2.1. Xu hướng hiện thực hình tượng con người trong điêu khắc gỗ ............ 29 2.2.2. Xu hướng bán trừu tượng hình tượng con người trong điêu khắc gỗ ... 32 2.2.3. Xu hướng biểu hiện hình tượng con người trong điêu khắc gỗ ............ 34 2.2.4. Xu hướng trừu tượng hình tượng con người trong điêu khắc gỗ.......... 37 Chương 3: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 TRONG THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI ..................................................................... 42 3.1. Thành công nghệ thuật điêu khắc gỗ về hình tượng con người Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ..................................................................................... 42 3.2. Hạn chế sự thể hiện hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 với giai đoạn trước đó ................................................. 47 3.3. Đóng góp của nghệ thuật điêu khắc gỗ hình tượng con người giai đoạn 2000 -2015 đối với nghệ thuật điêu khắc đương đại Việt Nam ...................... 50 KẾT LUẬN .................................................................................................... 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 57 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 59 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 68 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 có nhiều thay đổi trong tạo hình, có hình thức phong phú và đa dạng về nội dung phản ánh. Hình tượng con người luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tạo nghệ thuật và là đề tài mà nhiều nghệ sĩ đã khai thác trong các sáng tác điêu khắc. Vào những năm đầu thế kỷ XXI , cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nghệ thuật thể hiện hình tượng con người trong điêu khắc gỗ cũng phát triển mạnh mẽ với sự phong phú về phong cách sáng tác như hiện thực, trừu tượng, biểu hiện... khiến cho những quan niệm mang tính quy chuẩn, hàn lâm trước đây ít nhiều bị phá vỡ. Trong nghệ thuật tạo hình chất liệu gỗ, người ta dần nhận ra dấu ấn của các trường phái, phong cách sáng tác của từng tác giả. Gỗ là một chất liệu truyền thống có kết cấu bền vững, màu sắc đa dạng, thuận lợi trong việc tạo hình, tạo chất, phù hợp với việc biểu đạt ý tưởng nghệ thuật. Nghệ thuật điêu khắc từ chất liệu gỗ không chỉ mang lại giá trị nghệ thuật thẩm mỹ, hướng người xem vào những giá trị nghệ thuật và tính nhân văn sâu sắc khiến cho những chất liệu tưởng chừng như vô tri vô giác qua bàn tay tài hoa của các nghệ sĩ điêu khắc đã tạo nên những hình ảnh sống động, độc đáo, chuyển tải được những thông điệp của thực tại cuộc sống. Ở Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2000 - 2015, nghệ thuật tạo hình trên chất liệu gỗ chủ yếu khai thác các đề tài xã hội thông qua hình tượng con người từ nhiều góc độ khác nhau xuất phát từ các đề tài thực tế mà người nghệ sĩ bắt gặp trong cuộc sống, tạo nên những tác phẩm mang tính triết lý thời đại trong bối cảnh của một đất nước yên bình đang trong quá trình xây dựng những giá trị mới của cuộc sống. Trong giai đoạn 2000 - 2015, bên cạnh những chất liệu khác được sử dụng trong nghệ thuật điêu khắc như sắt, đồng gò, đá, composite…, chất liệu gỗ đã có những đóng góp quan trọng vào thành công của nghệ thuật điêu 2 khắc. Có thể nói, trong giai đoạn này, các nhà điêu khắc đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ với nhiều phong cách sáng tác và đề tài phong phú về hình tượng con người. Các tác phẩm này với ngôn ngữ tạo hình, cách tạo khối, bố cục, hình thức diễn đạt, thể hiện cảm xúc trên chất liệu đã thể hiện được một không khí cuộc sống hạnh phúc, bình an của con người, mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, nghệ thuật điêu khắc gỗ trong giai đoạn này cũng bộc lộ những hạn chế trong xây dựng hình tượng, trong phong cách biểu đạt, trong kỹ thuật thể hiện, v.v… Cho đến nay, đã có những nghiên cứu về những vấn đề khác nhau của nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu đó còn chưa mang tính hệ thống và nhất là chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ tại Việt Nam ở giai đoạn cụ thể này. Vì vậy, em mạnh dạn chọn vấn đề “Hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp. Em hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có phần nào đó đóng góp vào việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phản ánh hình tượng con người bằng nghệ thuật điêu khắc gỗ ở Việt Nam trong giai đoạn quan trọng này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu, sách báo, giáo trình... trong nước đã tổng hợp hệ thống kiến thức, lý thuyết theo quá trình lịch sử, theo phương pháp phân tích và tổng hợp hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015. Một số tài liệu, tác giả sau đã có cái nhìn tổng quan về hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam: 3 Tài liệu sách - Phạm Thị Chỉnh – Trần Tiểu Lâm (2008), Giáo trình Mỹ thuật học, Nxb Đại học Sư Phạm. Cuốn sách này có đề cập điêu khắc và chất liệu trong điêu khắc, cụ thể là chất liệu gỗ nhưng cũng chỉ mang tính chất giới thiệu. - Trong cuốn Các thể loại và loại hình mỹ thuật của tác giả Nguyễn Trân (Nxb Mỹ thuật, 2005) đã chỉ ra các loại hình cơ bản của điêu khắc và chất liệu gỗ. - PGS.TS Nguyễn Ngọc Dũng (2013), Tìm hiểu về ngôn ngữ điêu khắc, tạp chí Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm: Bài viết đề cập đến các ngôn ngữ nghệ thuật điêu khắc như: đường nét, khối hình và không gian. Sự kết hợp của các ngôn ngữ đó không chỉ thể hiện độ hiểu biết của tác phẩm mà còn làm tăng thêm tính biểu cảm cho tác phẩm điêu khắc vốn tự thân khô cứng của các chất liệu. - Nghiêm Thị Thanh Nhã, (2011) Vài nét về hình tượng con người trong điêu khắc trên tạp trí văn hóa - Trường Đại học văn hóa cũng nêu khá rõ hình tượng con người trong điêu khắc. - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên) (Đại học Mỹ thuật Việt Nam – Viện Mỹ thuật, (2005). Cuốn sách có phân tích khái quát một số tác giả tác phẩm chất liệu gỗ như: NĐK Tạ Quang Bạo, NĐK Đinh Rú… - Quang Phòng, Trần Tuy (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến hội họa và điêu khắc từ khi thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1925 đến những năm cuối thế kỷ XX, từ đó cung cấp cái nhìn rõ nét về sự chuyển biến của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. - Chu Quang Trứ (2001), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, đề cập đến nghệ thuật tạo hình tượng cổ Việt Nam trong đó có điêu khắc tượng gỗ trong các chùa tiêu biểu như chùa Tây 4 Phương (Hà Nội), chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Mía (Hà Nội). Cuốn sách cung cấp cái nhìn khái quát về điêu khắc gỗ truyền thống Việt Nam. Các tài liệu báo, kỷ yếu hội thảo - Một số bài viết tại các triển lãm mỹ thuật, điêu khắc toàn quốc trong nước, một số bài báo như Chất liệu gỗ của Emile Van Der Kruk trong Điêu khắc đương đại của tác giả Lê Thị Hiền (Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 9/2015) đã có phân tích về những tạo hình trên chất liệu gỗ. - Nhóm tác giả (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học 20 năm Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Kỷ yếu đã cung cấp những thông tin về mỹ thuật Việt nam trong giai đoạn đổi mới từ năm 1986 – 2006. Đây là một giai đoạn có nhiều chuyển biến, thay đổi của mỹ thuật Việt Nam, từ đó cung cấp thông tin cho nghiên cứu đề tài. - Nhóm tác giả (2014), Kỷ yếu hội thảo Triển lãm Điêu khắc toàn quốc lần thứ 5(2003 – 2013) và điêu khắc Việt nam trong giai đoạn hiện nay, Công ty cổ phần in Savina, Hà Nội. Kỷ yếu đã đề cập đến nhiều vấn đề về điêu khắc giai đoạn 2003 – 2013, nhiều bài viết nghiên cứu về điêu khắc giai đoạn này đã cung cấp thêm thông tin, nhìn nhận và so sánh về nghệ thuật điêu khắc giai đoạn này so với những giai đoạn trước. Các công trình nghiên cứu: - Đoàn Văn Bằng (200 ) Hình tượng nhân vật trong tác phẩm điêu khắc ( Luận văn Thạc sĩ Mỹ thuật ) - Điêu khắc Việt Nam giai đoạn 1993 – 2003, Trần Thị Biển, (2007), đề tài cơ sở (Tư liệu thư viện Viện Mỹ thuật Việt Nam), đã khái quát về điêu khắc Việt nam giai đoạn 1993 – 2003. - Nguyễn Thành Hiếu (2002) Chất liệu gỗ trong tác phẩm điêu khắc Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Bài viết có đề cập đến vấn đề chất liệu gỗ trong tác phẩm điêu khắc và đưa ra được thành công, hạn chế của tác phẩm, bên cạnh đó vấn đề chất lượng gỗ khi thực hiện. 5 - Nguyễn Hồng Phong (2012) Điêu khắc gỗ Việt Nam từ 1986 đến nay (Luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật) 3. Mục đích nghiên cứu luận văn - Luận văn nghiên cứu đặc điểm, xu hướng, hình thức và nội dung thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015. - Nghiên cứu sự chuyển biến về mặt tạo hình, sự sáng tạo trong tạo hình điêu khắc gỗ về hình tượng con người trong giai đoạn 2000 – 2015. - Tìm ra những thành công, hạn chế trong tạo hình điêu khắc hình tượng con người giai đoạn 2000 – 2015 và những đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: Hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Triển lãm Điêu khắc Toàn quốc lần thứ 4 (2003). Triển lãm 10 năm điêu khắc toàn quốc lần thứ 5 (2003 – 2013); một số Triển Mỹ thuật Toàn quốc (2005, 2010, 2015) định kỳ trong nước và một số triển lãm mỹ thuật khác. + Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 - 2015 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thực địa Trực tiếp quan sát, chụp ảnh, sử dụng những tài liệu từ các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo và Internet. Đây là phương pháp quan trọng, bước đầu của việc nghiên cứu hình tượng con người trong điêu khắc gỗ. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 6 Phân tích tài liệu: Tiếp cận, tổng hợp có hệ thống, các hệ thống tư liệu ảnh, văn bản về những vấn đề liên quan đến hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015. Trên cơ sở đó tiến hành chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu để từ đó thấy được giá trị nghệ thuật, nét đặc sắc trong sáng tác hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam, việc xử lý thông tin đảm bảo được tính khách quan và chính xác. Phương pháp diễn dịch Sử dụng phương pháp diễn dịch để trình bày và làm rõ các vấn đề đặt ra. Phương pháp so sánh Tiến hành so sánh hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 với một số triển lãm khác trong nước và nước ngoài cùng giai đoạn, nhằm khai thác giá trị nghệ thuật về hình thức thể hiện, đề tài, nội dung, cách tạo hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015. 6. Đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: Có thể nói rằng đến thời điểm này, chưa có công trình này đi sâu nghiên cứu về hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015. Do vậy, tính mới của đề tài có ý nghĩa bước đầu trong việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về ngôn ngữ tạo hình, xu hướng sáng tác, kỹ thuật thể hiện tác phẩm điêu khắc gỗ về hình tượng con người trong giai đoạn này. - Về mặt thực tiễn: Dự kiến đóng góp của đề tài một phần nào làm rõ được những đặc điểm ngôn ngữ tạo hình con người trên gỗ, như: Thể hiện chủ đề nội dung, bố cục, xử lý khối, màu sắc, tính biểu cảm và cảm xúc chất liệu gỗ. Qua đó cho ta thấy được giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn và những đóng góp của nghệ thuật điêu khắc gỗ vào việc làm phong phú đời sống văn hóa của nhân dân ta hiện nay. 7 7. Kết cấu đề tài Luận văn có dung lượng 89 trang. Ngoài phần Mở đầu (7 trang), kết luận (2 trang), tài liệu tham khảo (2 trang), phụ lục ảnh (30 trang), theo quy định nội dung chính (48 trang) của luận văn được chia làm ba chương Chương 1: Tổng quan chung về đề tài nghiên cứu (11trang) Chương 2: Sự thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 (23 trang) Chương 3: Thành công và hạn chế của nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 trong thể hiện hình tượng con người. (14 trang) 8 NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài 1.1.1. Khái niệm nghệ thuật điêu khắc Trong nghệ thuật tạo hình, điêu khắc hình thành và phát triển rất sớm. Trải qua nhiều giai đoạn của xã hội loài người, ngày nay nền điêu khắc đang phát triển với muôn màu muôn vẻ khác nhau. Điêu khắc từ trước tới nay, hình thức và cách xử lý chất liệu chúng giữ vai trò rất quan trọng trong tác phẩm điêu khắc vì nó ảnh hưởng đến tính biểu cảm trong tác phẩm. Khác với chủ quan tồn tại trong suy nghĩ, ý nghĩa về mặt hình thức cùng với chất liệu ở tác phẩm được sử dụng ở nghệ thuật điêu khắc nằm trong một kết cấu đặc biệt. Nó có thể mang thông điệp tự thân ở tác phẩm khi nhà điêu khắc sáng tạo, để làm rõ hơn về khái niệm nghệ thuật điêu khắc, được chia thành hai ý chính: - Khái niệm “ Nghệ thuật” Cuốn Từ điển Mỹ thuật phổ thông của tác giả Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) (2002) đưa ra định nghĩa: Nghệ thuật là các phương pháp tiến hành để làm ra các sản phẩm chứng tỏ tài khéo léo, sự suy nghĩ, trí tưởng tượng, cảm xúc và sự sáng tạo của con người. Với quan niệm hiện đại, định nghĩa nghệ thuật thường phản ánh những tiêu chuẩn thẩm mĩ trong văn học – xã hội… Nghệ thuật phản ánh các tiêu chuẩn đẹp, khéo và sáng tạo. Đặc biệt, nghệ thuật thường khai thác sự đối lập giữa các yếu tố để sáng tạo. Người nghệ sĩ tinh tế phát hiện được các yếu tố khác nhau trong nội dung, trong kỹ thuật, trong quan điểm để sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật. [7; tr.101] 9 Cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học như sau đưa ra hai định nghĩa cho danh từ nghệ thuật: “Nghệ thuật (danh từ). 1 Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương thức giàu tính sáng tạo”. [21, tr.865] Như vậy trên cơ sở các định nghĩa thì nghệ thuật là sự sáng tạo ra sản phẩm, tạo ra cái mới, cái đẹp mang lại cho người xem có nhiều cảm xúc và chính tác phẩm còn mang lại giá trị nhân văn, giá trị tư tưởng và giá tri tinh thần. - Khái niệm “Điêu khắc” Theo từ điển Tiếng Việt, “Điêu khắc” là một loại hình nghệ thuật thể hiện hoặc gợi tả sự vật trong không gian bằng cách sử dụng những chất liệu khắc nhau như: Đất sét, đá, gỗ, kim loại, gốm, nhựa, giấy, tổng hợp... để tạo thành những hình thù nhất định. Cuốn Từ điển Tiếng Việt của tác giả Văn Tân thì đưa ra định nghĩa: “Điêu khắc là sự biểu thị tình cảm, tư tưởng bằng những hình trong không gian tạo bằng những chất liệu như đất, đá, gỗ, thạch cao, kim loại… nhằm một mục đích thẩm mỹ.” [12, tr.298] Theo Từ điển Thuật ngữ mĩ thuật phổ thông (2002), điêu khắc là: Nghệ thuật thực hiện những tác phẩm có không gian ba chiều (tượng tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi) bằng cách gọt, đẽo, gò, đắp, gắn… những khối vật liệu rắn chắc như gỗ, đá, kim loại… Điêu khắc còn là nghệ thuật nặn tượng hoặc tạc tượng bằng đôi bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ, đồng thời là nghệ thuật đúc tượng thông qua việc đổ khuôn. [7, tr.65] Vậy có thể hiểu rằng: Điêu khắc là một nghệ thuật tạo hình, tồn tại trong không gian 3 chiều để thể hiện ý tưởng của tác giả ngôn ngữ của điêu khắc cơ 10 bản là mảng khối. Điêu khắc còn là hình thức đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài, rộng là thực còn phần nổi mang tính ước lệ về khối. Điêu khắc gồm hai thể loại chính đó là phù điêu, tượng tròn. Tượng tròn: Là tượng có khối ba chiều và chiếm chỗ trong không gian ba chiều, có đa hướng nhìn, người xem có thể quan sát được nhiều hướng khác nhau. Việc giải quyết không gian tượng đóng một vai trò quan trọng. Một số tượng tròn dựa và một nền tường hay một phong cảnh nào đó. Các yếu tố đi của người xem được xem xét như một yếu tố biểu đạt. Những khối tượng được tính toàn các hướng nhìn, tầm nhìn chính phụ khác nhau. Mặt chính, hướng chính, cận chính được được ưu tiên và nhấn mạnh. Chủ đề cũng như ý tưởng nghệ thuật được thể hiện ở hướng chính và cũng là trọng tâm của nội dung và hình thức tác phẩm. Phù điêu: Là những chạm khắc hay đắp nổi lên một bề mặt hai chiều. có một hướng nhìn chính duy nhất là chính diện, đôi khi có thể nhìn từ hai phía nhưng không thấy được nội dung toàn bộ bức phù điêu. Phù điêu có mấy loại chính: Phù điêu nổi cao: Tức là được đắp cao hơn phần nền, phần đắp lồi ra phía trước như hình thức làm tượng tròn. Phù điêu thấp: Được đắp thấp cách mặt phẳng vừa phải, hợp lý, thuận mắt, các lớp xử lý không cách xa nhau. Phù điêu chìm: (khối âm) khác với hai hình thức trên, phù điêu chìm được làm âm hay khoét lõm, đục thủng xuống thấp hơn mặt phẳng đã có sẵn hình được và có hiệu quả tranh khắc đồ họa. Phù điêu hai mặt: Là hình thức thực hiện hình tượng hay bố cục hai mặt giống nhau, người xem có thể quan sát ở nhiều hướng. Trong điêu khắc, màu sắc cũng là một yếu tố không thể thiếu trong nghệ thuật tạo hình trên gỗ, người ta dùng màu sắc để biểu lộ tình cảm, tả chất, không gian, thời gian, và cảm xúc của người nghệ sĩ trước tác phẩm. Trong 11 điêu khắc gỗ màu sắc tự nhiên, người nghệ sĩ biết kết hợp màu sắc công nghiệp để tạo hiệu quả cho tác phẩm. Màu trong nghệ thuật điêu khắc, luận văn thạc sĩ mỹ thuật Mai Thu Vân có đề cập đến. “Khi việc sử dụng màu trong điêu khắc không còn là điều gây hoài nghi, thì việc sử dụng màu như thế nào mới là điều đáng nói. Những thể loại tác phẩm nào thường làm cho nhà điêu khắc nảy sinh ra ngẫu hứng sử dụng màu sắc? Các tác phẩm theo phong cách hiện thực thường ít được thể nghiệm màu trên đó bởi sự lệ thuộc vào cách nhìn đã quen với cái có thực”[16, tr.37]. Bố cục được hiểu là sự sắp xếp kích thước và tương quan của những đường nét, hình dáng và màu sắc các vật thể trong một tác phẩm. Trong một tác phẩm người nghệ sĩ phải tính toán, khéo léo những mảng khối sao cho phù hợp và thống nhất ngôn ngữ tạo hình trên chất liệu gỗ. Nhịp điệu trong điêu khắc cũng rất kết hợp đường cong và khối nổi, khối âm làm cho tác phẩm có hiệu quả khi ánh sáng tác động vào. Chất cảm là phương tiện tạo hình tác động trực tiếp trên mắt người thưởng ngoạn. Người xem không chỉ xem cái đẹp ở hình tượng con người mà người nghệ sĩ dùng kỹ thuật tạo chất phù hợp với môi trường, không gian. Bên cạnh đó kích thước, tỉ lệ, màu sắc sẽ tạo ra tương tác giữa tác phẩm và công chúng. 1.1.2. Khái niệm “nghệ thuật điêu khắc gỗ” Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của hội Khoa học – Xã hội – Nhân văn thì nghệ thuật được định nghĩa là: “Nghệ thuật (danh từ) là công việc là có đường lối, phương pháp, để tỏ ý thức, tình cảm hay lý tưởng của mình trên ba điểm: Chân, thiện và mĩ. Người ta đã thống nhất ý chí về nghệ thuật và sắp xếp chúng theo thứ tự: 1. Âm nhạc; 2. Vũ điệu; 3. Hội họa; 4. Điêu khắc; 5. Kiến trúc; 6. Ca kịch; 7. Điện Ảnh” [5; tr.844] 12 Nghệ thuật điêu khắc gỗ là một trong những hình thức của nghệ thuật điêu khắc, được phân chia theo chất liệu cấu thành. Vậy nên, nghệ thuật điêu khắc gỗ cũng mang đầy đủ những tính chất cơ bản của nghệ thuật điêu khắc. Như vậy có thể hiểu nghệ thuật điêu khắc gỗ là một loại hình nghệ thuật tạo hình trong không gian hai chiều, đa chiều. Các tác phẩm điêu khắc gỗ được tạo nên qua quá trình xử lý khối, đường nét, màu sắc trên chất liệu mang lại hiệu quả và giá trị thẫm mỹ cho tác phẩm. Gỗ có rất nhiều ưu điểm như: cách điện, cách nhiệt, ngăn ẩm, nhiệt giản nở bé. Gỗ là chất liệu mềm nên có thể dùng máy móc, dụng cụ cưa để xẻ, bào, khoan, tách chẻ với vận tốc cao nhưng vẫn chịu lực tốt. Bên cạnh đó, gỗ lại dễ ghép nối bằng đinh, mộng, keo dán nên có thể dễ dàng sử dụng trong nhiều công việc khác nhau. Ngoài ra, gỗ lại có vân thớ đẹp, dễ muộn màu, dễ trang trí nên được dùng nhiều trong trang trí nhà cửa, trang trí nội thất. Bên cạnh những ưu điểm, gỗ cũng có nhiều nhược điểm như: khi trồng cây thân gỗ để lấy gỗ thì mất rất nhiều thời gian bởi gỗ là loại cây sinh trường chậm, đường kính thân gỗ có hạn, có nhiều khuyết tật tự nhiên, dễ mục, dễ bị sinh vật (mối, mọt…) phá hoại. Tương ứng với các tính chất của chất liệu, kỹ thuật tạo tác chất liệu gỗ cũng có có những sự tương thích: Sử dụng các công cụ: dao, đục…trực tiếp tạo hình trên khối chất liệu; vận dung phương pháp: cưa, cắt, đục, đẽo, gọt, mãi nhẵn… Cho đến nay, nghệ thuật điêu khắc gỗ đang hình thành và phát triển nhiều xu hướng mới, nhiều loại hình, ngôn ngữ, hình thức, nội dung…Bằng những tư duy phá cách, tìm tòi, đặc biệt là tiếp thu những trào lưu nghệ thuật thế giới đã làm cho nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 có nhiều thành tựu đáng kể trong sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh những chất liệu mới, hiện đại, nhiều thử nghiệm mới thì nghệ thuật điêu khắc gỗ mang 13 trong mình một bản sắc riêng với chất liệu truyền thống nhưng vẫn tạo được cho người xem có cảm xúc trước những tác phẩm được tạo hình từ gỗ. 1.1.3. Khái quát về hình tượng con người trong điêu khắc Trải dài quá trình lịch sử mỹ thuật, từ thời kỳ sơ khai cho đến Ai Cập Cổ đại hay Hy Lạp Cổ Đại, hình tượng con người trong điêu khắc làm chủ đề chính xuyên suốt về mặt tinh thần, văn hóa, tín ngưỡng… Ở Việt Nam hình tượng con người trong tạo hình nghệ thuật được khai thác rất nhiều ở các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc dân gian khắp các vùng miền trên cả nước. Ở đồng bằng Bắc Bộ, cuối thế kỷ XVII là giai đoạn phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc kiến trúc đình làng Việt. Hình tượng con người trong điêu khắc gỗ được trang trí trong đình làng giai đoạn này là một điểm nhấn độc đáo, không những phong phú về chủ đề, ý tưởng mà còn đa dạng về thủ pháp nghệ thuật diễn đạt. Nghệ thuật đã phát triển lên một trình độ mới, thể hiện ý thức về cuộc sống tinh thần của người dân đương thời. Hình tượng con người không những phong phú về chủ đề, ý tưởng mà còn đa dạng về thủ pháp nghệ thuật diễn đạt và chiếm một vị trí trang trọng trong đình. Có thể chia theo hai nội dung chính: - Hình tượng con người mang yếu tố thần thoại, ước lệ được thể hiện ở những mảng trạm khắc theo các chủ đề: “Vũ nữ thiên thần” “người cưỡi rồng, phượng, hạc”, “táng mả Hàm Rồng” “Người cưỡi hổ” - Với hình tượng con người phản ánh cuộc sống xã hội đương thời được thể hiện ở cảnh ”Đấu vật”, “uống rượu”; “đánh cờ”; “mẹ con”; “cưỡi ngựa”, “chọi gà, lễ hội”, “nam nữ tình tự”, “thiếu nữ tắm hồ sen”, “chèo thuyền”, “đi săn”. Với hình tượng con người mang yếu tố thần thoại nổi bật với những hình tượng vũ nữ thiên thần có cánh và không có cánh. Tượng vũ nữ ở vị trí ván gió cánh gà thường chạm chính diện với khuôn mặt trái xoan, mũi thấp, môi mỏng, 14 cổ cao thanh tú. Có khi tượng vũ nữ lại có những đặc điểm chung là ngực nở bụng thon, cánh tay dài với những ngón tay búp măng mềm mại. Bên cạnh đó còn rất nhiều hình tượng con người khác như những đạo sĩ ngồi bó gối trầm tư (đình Hạ Hiệp), người bắt lợn (đình Hạ Hiệp, đình Hương Canh...), chồng nụ, chồng hoa, thôn nữ ngồi trên đầu rồng, đá cầu (đình Hạ Hiệp, đình Hương Canh), cưỡi ngựa, cưỡi voi, quản tượng... Với hàng trăm con người đã vẽ lên bức tranh làng quê xưa: có điều thiện và tội ác, có hạnh phúc và khổ đau, có nụ cười và nước mắt, có khát vọng, lạc quan và bi luỵ, đau thương... Tuỳ từng đề tài mà cách diễn đạt, mô tả, nhấn mạnh từng đặc điểm khác nhau. Đạo sĩ thường có khuôn mặt đăm chiêu (đình Hạ Hiệp), cảnh đấu vật, đi săn.. thì nhấn mạnh các bắp thịt cuồn cuộn của nhân vật chính (đình Hạ Hiệp, Đại Phùng, Hoàng Xá), cảnh nam nữ tình tự, cảnh thiếu nữ... lại chú ý diễn tả khuôn mặt vui vẻ, viên mãn; các cô gái được diễn tả với khuôn ngực căng tròn, đầy sức sống (đình Phù Lão); Người nông dân thường có đặc điểm: đầu tròn, to, cạo trọc; đàn bà thường có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, để tóc dài, xoã hoặc búi thành búi lớn trên đỉnh. Nói chung hình ảnh con người đa phần đều mang những nét cơ bản của người bản địa, thuộc chủng tộc Nam á, với những đặc điểm: người thấp, đậm, mặt tròn, mũi to, sống mũi thấp, môi dày, mắt to... Cũng có một vài mảng chạm người đàn ông có vóc dáng khá cao lớn, mũi cao, và đặc biệt dựa vào trang phục (áo dài, chân đi ủng, đầu đội mũ phớt rộng vành...), có thể đó là những người phương Tây đến nước ta buôn bán trong giai đoạn này; Những bức chạm mô tả người đàn ông trong các cảnh đấu vật, đi săn, táng mả hàm rồng... thường có thân hình vạm vỡ, ngực nở, đôi khi các cơ bắp được phóng đại lên quá mức. Nhìn chung, hình tượng con người trong điêu khắc kiến trúc đình làng thế kỷ XVII thường có tỷ lệ giữa đầu và thân mang tính ước lệ, chỉ bằng 1/3. Ngay từ khi xuất hiện nghệ thuật chạm khắc dân gian, đề tài con người đã luôn được các nghệ nhân quan tâm và phản ánh dưới nhiều góc độ khác 15 nhau như cảnh vui chơi sinh hoạt, lao động sản xuất, cảnh chiến đấu để bảo vệ xóm làng... Dẫu rằng lịch sử có nhiều khúc quanh tác động đến hoa văn, nhưng ta vẫn nhận thấy mỗi thời kỳ hình tượng con người lại được phản ánh bởi những nét đặc trưng riêng. Trong bài viết Vài nét về hình tượng con người trong điêu khắc, của Nghiêm Thị Thanh Nhã, (2011) tạp chí nghiên cứu văn hóa, Trường Đại học Văn Hóa, có đề cập đến hình tượng con người nhưng chỉ mang tính chất tổng quan của bài nghiên cứu. Như vậy hình tượng con người trong điêu khắc nói riêng và nghệ thuật nói chung. Luôn là đề tài mà các nghệ sĩ khai thác, phản ánh, ca ngợi vẻ đẹp của con người và mang lại cho nền mỹ thuật Việt Nam thêm phong phú về nội dung và hình thức. 1.2. Khái quát về nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 Trong vòng một thế kỷ trở lại đây, phạm vi sử dụng các chất liệu trong điêu khắc đã làm nên một cuộc cách mạng không chỉ về về sự đa dạng về chất liệu, mà xa hơn là những phương cách truyền đạt thông tin của tác phẩm điêu khắc một cách chủ động từ chính chất liệu tạo nên tác phẩm. Trong điêu khắc, việc làm nổi bật được ưu điểm của chất liệu, sẽ góp phần mang lại giá trị phẩm mỹ cũng như giá trị về thời gian. Trong mỹ thuật đương đại việc sử dụng ngôn ngữ tự thân của chất liệu không ngừng trở nên phức tạp và bất ngờ hơn trong ứng dụng và cân nhắc trong sáng tác điêu khắc. Các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc theo xu hướng mới không nhất thiết phải theo những mô phạm nhất định mà với những hình thức, chủ đề và bối cảnh mới, cộng với quan điểm nghệ thuật được mở rộng hơn đã thôi thúc các nghệ sỹ chú ý tới ngôn ngữ tự thân của chất liệu với ý thức cân nhắc và chủ động hơn trong sáng tạo, mở ra những thay đổi trong cách giải quyết những nội dung, hình dáng, hay các đề tài mới. Nghệ thuật bắt đầu từ rất xa xưa khi con người hình thành ý thức, cảm nhận về cái xấu, cái
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan