Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần máy – thiết bị dầu khí...

Tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần máy – thiết bị dầu khí

.PDF
142
3
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THỊ HẢI YẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY – THIẾT BỊ DẦU KHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THỊ HẢI YẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY – THIẾT BỊ DẦU KHÍ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ KIỀU OANH Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng “Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí”, là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020 Tác giả luận văn Lê Thị Hải Yến LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Kiều Oanh, giáo viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích để tôi có thể thực hiện được nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tâm của các anh chị đồng nghiệp tại Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu tài liệu tham khảo, thu thập số liệu. Cuối cùng, tôi bày tỏ sự cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã khích lệ, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn này. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. iiiiii DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................... iviviv LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 111 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP................................. 444 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................444 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ...........................................................................444 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................888 1.1.3 Khoảng trống cần nghiên cứu ..................................................................101010 1.2. Vốn của doanh nghiệp ................................................................................111111 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm vốn của doanh nghiệp ...........................................111111 1.2.2. Phân loại vốn của doanh nghiệp .............................................................121213 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ...................................................151516 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ...........151516 1.3.2. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả tổng quát .....................................................181819 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ..................................362326 1.4. Kinh nghiệm và bài học về quản lý và sử dụng hiệu quả vốn tại một số doanh nghiệp ....................................................................................................402830 1.4.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp về quản lý và sử dụng vốn ......402830 1.4.2 Bài học đối với Công ty cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí .......................443235 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................... 463436 2.1. Khung phân tích và quy trình nghiên cứu ..................................................463436 2.1.1. Khung phân tích ......................................................................................463436 2.1.2. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................473537 2.2 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................483638 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................483638 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................503840 2.2.3. Phương pháp...........................................................................................524042 phân tích Dupont ...............................................................................................524042 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY – THIẾT BỊ DẦU KHÍ ............................................... 564446 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu Khí ..........................564446 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..........................................................564446 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí ...............574547 3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh .............................................................584648 3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2017 đến năm 2019 ...................594749 3.2. Thực trạng hiệu quả việc sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy –Thiết bị Dầu khí .............................................................................................................625052 3.2.1. Thực trạng vốn và nguồn vốn của Công ty .............................................625052 3.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty .......................................746264 3.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP Máy – Thiết bị Dầu khí ...........................................................................................................................988488 3.3.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................988488 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế, và nguyên nhân ...............................................1008690 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY – THIẾT BỊ DẦU KHÍ ............................................. 1049093 4.1. Bối cảnh nền kinh tế và thị trường ...........................................................1049093 4.2. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty ......................................1059194 4.2.1. Định hướng............................................................................................1059194 4.2.3. Các chỉ tiêu kế hoạch ............................................................................1059194 4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí ........................................................................................................1089497 4.3.1. Giải pháp xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đa dạng kênh huy động vốn phù hợp với tình hình kinh doanh nhằm đảm bảo cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho Công ty ....................................................................................................1089497 4.3.2. Giải pháp lập kế hoạch thu – chi để đảm bảo khả năng thanh toán .....1109699 4.3.3. Giải pháp thực hiện quản lý chặt chẽ nợ phải thu, hợp lý hóa và đẩy nhanh quá trình bán hàng để thu hồi vốn .................................................................11197100 4.3.4. Các giải pháp ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh .............................118104107 4.4. Dự báo về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Máy – Thiết bị Dầu khí .....................................................................................................................118104107 4.4.1. Phương pháp dự báo..........................................................................118104107 4.4.2. Dự báo hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2021 - 2025 ...121107109 4.5. Một số kiến nghị...................................................................................122108111 4.5.1. Kiến nghị với nhà nước .....................................................................122108111 4.5.2. Kiến nghị với ngân hàng và các tổ chức tín dụng .............................124109112 4.5.3. Kiến nghị đối với Tập đoàn Dầu Khí và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam ....................................................................................................125110113 KẾT LUẬN ................................................................................................ 127112116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 128113117 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Nguyên nghĩa Từ viết tắt 1 AT Vòng quay tổng tài sản 2 CBCNV Cán bộ công nhân viên 3 CTCP Công ty cổ phần 4 CP Cổ phần 5 CN Chi nhánh 6 DN Doanh nghiệp 7 DR Hệ số nợ 8 HTK Hàng tồn kho 9 NH Ngân hàng 10 PVN Tổng công ty Dầu Việt Nam 11 PVMachino Công ty cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí 12 PVN Tổng công ty Dầu Việt Nam 13 PVOIL Tổng công ty Dầu Việt Nam 14 QLDA Quản lý dự án 15 ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản 16 ROE Tỷ suất sinh lợi trên VCSH 17 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 18 SXKD Sản xuất kinh doanh 19 TMCP Thương mại cổ phần 20 TSDH Tài sản dài hạn 21 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 22 TSNH Tài sản ngắn hạn 23 TSCĐ Tài sản cố định 24 VCSH Vốn chủ sở hữu 25 VLĐ Vốn lưu động 26 VCĐ Vốn cố định i DANH MỤC BẢNG TT 1 2 Bảng Nội dung Bảng 1.1 Sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản Bảng 1.2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn 3 Bảng 1.3 Các chỉ tiêu đánh khả năng sinh lời 2022 4 Bảng 1.4 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ 2123 5 Bảng 1.5 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ 2224 6 Bảng 2.1 Khung Phân tích 3435 7 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2017 đến năm 2019 4849 8 Bảng 3.2 Cơ cấu vốn tại Công ty cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí từ năm 2017-2019 5152 09 Bảng 3.3 Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí từ năm 2017-2019 5455 10 11 Bảng 3.4 Vốn chủ sở hữu của Công ty từ năm 2017 – 2019 Bảng 3.5 Nợ phải trả của Công ty từ năm 2017 – 2019 12 Bảng 3.6 Phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản của công ty từ năm 2017 – 2019 6266 13 Bảng 3.7 Phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng quát từ năm 2017 – 2019 6467 14 Bảng 3.8 Phân tích hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ năm 2017 – 2019 6770 15 Bảng 3.9 Phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh từ năm 2017 – 2019 7073 16 Bảng 3.10 Phân tích hệ số khả năng thanh toán tức thời từ năm 2017 – 2019 7174 17 Bảng 3.11 Mô hình Dupont Phân tích Tỉ suất sinh lợi của tài sản từ năm 2017 – 2019 7174 18 Bảng 3.12 Tỷ số nợ từ năm 2017 – 2019 Bảng 3.13 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ năm 19 ii Trang 1920 2021 5758 6162 7477 7578 2017 – 2019 21 Bảng 3.14 Tác động của ROA Bảng 3.15 Vốn lưu động từ năm 2017 – 2019 22 Bảng 3.16 23 Bảng 3.17 Bảng phân tích hàng tồn kho từ năm 2017 – 2019 Bảng phân tích các khoản phải thu từ năm 2017 – Bảng 3.18 2019 8285 Bảng 4.1 Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025 9294 20 24 25 Bảng phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động từ năm 2017 – 2019 iii 7881 8083 8184 8487 DANH MỤC HÌNH VẼ TT 1 Hình Hình 2.1. 2 Hình 3.1 3 Hình 3.2 4 Hình 3.3 5 6 Hình 3.4 Hình 3.5 Nội dung Trang Quy trình nghiên cứu 3536 ộ máy tổ chức, quản lý của Công ty CP Máy 4647 Thiết bị Dầu khí Cơ cấu tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn từ 2017 5354 đến 2019 Cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu từ 2017 đến 5556 2019 Sơ đồ phân tích Dupont như sau 6669 Mô hình Dupont phân tích ROE 7275 iv LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đặt mục tiêu hàng đầu là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách triệt để những nguồn lực bên trong và ngoài, trong đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải sử dụng số vốn đó có hiệu quả để có thể phát triển một cách bền vững. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và cạnh tranh như hiện nay, để phát triển được thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất, tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp. Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Hiện nay tình trạng quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hóa còn chưa hiệu quả ở các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí nói riêng. Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí chưa đạt được những thành tựu như kỳ vọng, quá trình huy động và sử dụng vốn của Công ty bộc lộ nhiều bất cập, chưa linh hoạt theo sự thay đổi liên tục của nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, với mong muốn giúp Công ty có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tôi chọn để tài: “Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy - Thiết bị Dầu khí[DK1][HYL2]” hy vọng sẽ đóng góp được những ý kiến hữu ích cho Công ty và cũng lấp được phần nào khoảng trống trong việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy - Thiết bị Dầu khí. 1 2. M vyđích và nhiy Cần Máy - ThiếMục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Về mặt lý luận: Giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. - Về mặt thực tiễn: + Thực trạng sử dụng vốn của đơn vị nghiên cứu. + Thông qua kết quả kinh doanh để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. + Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại đơn vị nghiên cứu. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí. 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ các vấn đề sau: Câu hỏi 1: Thực trạng sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí hiện nay như thế nào? Câu hỏi 2: Những giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí. - Về thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2019 đây là khoảng thời gian nghiên cứu cần thiết để có thể có những đánh giá đầy đủ và toàn diện về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu Khí đồng thời mang tính thời sự để phục vụ cho việc đưa ra các kiến nghị và giải pháp hết sức khả thi. 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu thu thập, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh số liệu trong quá khứ, với phân tích thực trạng của việc sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí, trên cơ sở những phân tích về thực trạng đó tác giả xây dựng một hệ thống các giải pháp hi vọng cải thiện và nâng cao việc sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí . 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước Quản trị vốn ngày càng có vai trò quan trọng trong quản trị tài chính DN vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản, rủi ro, giá trị và khả năng sinh lời của DN. Vì vậy nghiên cứu về quản trị vốn luôn được các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008 khi những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Sự sụp đổ của các tổ chức khổng lồ như General Motors, Lehman rothers, ear Stearns và nhiều tổ chức lớn khác trên thế giới, đưa đến vị trí hàng đầu về nghiên cứu thị trường vốn, tầm quan trọng của quản trị vốn, đặc biệt là quản trị vốn. Đó là lý do tại sao Brigham và Houston (2003) trong cuốn “Fundamentals of Financial Management” đã đề cập rằng khoảng 60% thời gian của người quản trị tài chính được dành cho quản trị vốn. Đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành rộng rãi ở nhiều quốc gia với sự đa dạng trong phương pháp nghiên cứu và chỉ ra những biện pháp quản trị vốn mang tính hiệu quả cao trên những nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến vốn và quản trị vốn là những vấn đề đầu tiên các nhà nghiên cứu hướng tới để làm cơ sở đánh giá mối liên hệ giữa quản trị vốn với hiệu quả SXKD của các DN. Để nghiên cứu quản trị vốn, chính sách vốn một số nhà nghiên cứu đã xây dựng bộ câu hỏi để khảo sát, sau đó thực hiện thảo luận, phân tích đánh giá kết quả thu được. Hai tác giả Belt và Smith (1991) “Comparison of working capital management practices in Australia and The United States” (So sánh thực tiễn quản trị vốn tại Úc và Mỹ), được đăng trên tạp chí Global Finance Journal, đã xây dựng bộ câu hỏi về quản trị vốn và tiến hành khảo sát các DN ở Úc. Bộ câu hỏi gồm 38 câu và chia thành 3 phần: Chính sách vốn, 4 khái quát chung về Quản trị vốn và Quản trị từng thành phần của vốn sau đó được tổng hợp và phân tích. Kế thừa nghiên cứu của Belt và Simth (1991), Nabil T. Koury và các công sự (1998) trong nghiên cứu “Comparing working capital practices in Canada, the United States and Australia: A Note” (so sánh thực tiễn quản trị vốn tại Canada, Mỹ và Úc: một vài điểm lưu ý) cũng tiến hành khảo sát 350 DN ở Canada thuộc 10 lĩnh vực khác nhau. Các tác giả đã đưa ra nhận xét và so sánh giữa các DN Canada với các DN ở Mỹ và Úc dựa trên 45 câu hỏi về quản trị vốn như chính sách vốn, quản trị hàng tồn kho, phải thu, tiền mặt, từ đó kết quả cho thấy cách thức hoạt động và quản trị vốn đã thay đổi theo thời gian và cũng qua các biên giới quốc tế. Farai Kwenda, Merle Holden (2013) trong bài báo “Working Capital Structure and Financing Pattern of Selected JSE-Listed Firms” tác giả đã phân tích cơ cấu vốn và mô hình tài chính của các DN niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán JSE, trong đó quản trị vốn đã phát triển và trở thành một vấn đề tồn tại đối với một công cụ chiến lược và cạnh tranh đối với các DN, theo cách tiếp cận này, DN chịu rủi ro vừa phải trong việc quản lý vốn và nỗ lực để phù hợp với cấu trúc đáo hạn của tài sản và nợ phải trả. N.T. Tesfa 1, Professor A.S. Chawla, PhD2 (2018) đã nghiên cứu các hoạt động quản lý vốn của các DN sản xuất ở Ethiopia và so sánh với các nghiên cứu tương tự trước đó. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát trên một mẫu của 144 DN sản xuất ở Ethiopia được chia thành ba phần, trong đó phần đầu tiên trình bày kết quả chính sách vốn về các vấn đề chính sách vốn như tự nhiên, trách nhiệm của chính sách, loại và tần suất xem xét chính sách vốn. Kết quả cho thấy ảnh hưởng đến chính sách quản trị vốn lớn nhất là người quản lý tài chính, kế toán trưởng không có ảnh hưởng đến chính sách này. Tiếp theo là quản lý tổng thể vốn như thời gian cống hiến, giám sát, kỹ thuật, hoạt động quan trọng, ý nghĩa ngân sách vốn và tỷ lệ rào cản được sử dụng trong vốn như một kết quả cho thấy rằng vốn hoạt động quan trọng nhất của các DN sản xuất ở Ethiopia đang đẩy nhanh thu tiền mặt từ khách nợ; và cuối cùng là quản lý các thành phần cụ thể của vốn như thực tiễn trong việc quản lý các thành phần cụ thể của vốn, tiền mặt và chứng khoán có thể bán, các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho và quản lý 5 nợ ngắn hạn… Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt tồn tại trong thực tế giữa các quốc gia có thể là do yếu tố thời gian, quy mô DN như cũng như sự khác biệt về văn hóa trên các ranh giới quốc tế. Các nhà quản lý tài chính được khuyến nghị xem xét số vốn của họ vào thời gian ít hơn cơ sở hàng năm thực hiện đánh giá hàng tháng, hoặc hàng quý. Tác giả cũng chỉ ra, suy luận chỉ được thực hiện cho sản xuất các DN trong mười ngành công nghiệp và so sánh chỉ được thực hiện với các DN của một vài quốc gia. Các nhà nghiên cứu quan tâm có thể nghiên cứu trong các ngành khác, để xem liệu có bất kỳ sự khác biệt nào trong thực tiễn quản lý vốn hay không. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn và khả năng sinh lời qua mô hình kinh tế lượng. Tác giả Deloof đã sử dụng hệ số tương quan Pearson, hồi quy OLS cho một mẫu gồm 1.009 DN phi tài chính lớn ở Bỉ trong giai đoạn 1992-1996 ngoại trừ DN thuộc ngành năng lượng và nước, ngân hàng, tài chính và dịch vụ để kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị vốn và khả năng sinh lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh và quản trị vốn, đồng thời chỉ ra được mối quan hệ nghịch biến giữa số ngày thu tiền, số ngày tồn kho, thời gian trả tiền và khả năng sinh lợi DN. Từ đó cho thấy các nhà quản lý có thể tăng lợi nhuận bằng cách làm giảm số ngày phải thu, hàng tồn kho đến mức tối thiểu hợp lý. Ngược lại, mối quan hệ ngược chiều giữa số ngày phải trả và lợi nhuận, ủng hộ giả thuyết rằng, DN có lợi nhuận ít thì mất thời gian lâu hơn để trả hết nợ (Deloof, 2003). Tác giả Padachi đã nghiên cứu một mẫu 58 DN sản xuất nhỏ tại Mauritius giai đoạn 1998- 2003. Kết quả cho thấy quản trị vốn thực hiện tốt sẽ đóng góp tích cực vào việc tạo ra giá trị của một DN. Kết quả hồi quy cho thấy đầu tư cao vào hàng tồn kho và các khoản phải thu có liên quan đến lợi nhuận thấp hơn. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng ngành công nghiệp giấy và in ấn đã có thể đạt được điểm số cao về các thành phần của vốn và điều này có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của nó (Padachi, 2006). Mathuva .D đã kiểm tra ảnh hưởng của các thành phần quản lý vốn đến lợi 6 nhuận DN bằng cách sử dụng mẫu trong số 30 DN niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Nairobi (NSE) trong giai đoạn 1993 đến 2008. Ông đã sử dụng mối tương quan giữa Pearson và Spearman, các mô hình hồi quy hiệu ứng cố định để tiến hành phân tích dữ liệu. Những phát hiện chính trong nghiên cứu là: tồn tại một mối quan hệ tiêu cực có ý nghĩa rất lớn giữa thời gian các DN thu tiền từ khách hàng (thời gian thu tài khoản) và khả năng sinh lời; tồn tại một mối quan hệ tích cực có ý nghĩa cao giữa giai đoạn được thực hiện để chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu (khoảng thời gian chuyển đổi hàng tồn kho) và lợi nhuận; Tồn tại một mối quan hệ tích cực giữa thời gian DN phải trả cho chủ nợ của mình (thời gian thanh toán trung bình) và lợi nhuận (Mathuva .D, 2010). Abdul Ghafoor Awan và cộng sự đã nghiên cứu phân tích tác động của quản lý vốn đến hiệu suất hoạt động của ngành xi măng ở Pakistan. Thời gian nghiên cứu là từ năm 2009 đến năm 2017. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ báo cáo tài chính đã công bố của các DN xi măng niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Karachi. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng làm biến phụ thuộc để kiểm tra tác động của quản lý vốn đến lợi nhuận của DN. Kết quả cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), doanh thu hàng tồn kho trong ngày (ITD) và thời gian thanh toán trung bình (APP) có mối quan hệ tiêu cực với hiệu suất DN và xác suất là đáng kể. Bằng cách sử dụng các biến này, hiệu quả quản lý vốn có thể dễ dàng được xác minh. Tỷ lệ hiện tại (CR) đã chứng minh thống kê không đáng kể và có tác động tiêu cực đến ROE trong nghiên cứu này. Nghiên cứu cũng tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và khả năng sinh lời của DN. Do đó nghiên cứu này tìm thấy bằng chứng đầy đủ rằng một DN có khả năng hưởng lợi nhuận tốt hơn nếu DN quản trị tốt vốn (Abdul Ghafoor Awan et al., 2018). Một số nghiên cứu cho thấy thời gian thu tiền, thời gian tồn kho và chu kỳ chuyển hóa tiền ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của DN. Các tác giả cũng đã chỉ ra sự cần thiết phải quản trị vốn một cách tối ưu[DK3] (Lazaridis và Tryfonnidis, 2006) (Garcia-Teruel và Martinez- Solano, 2007) (Nobanee và AlHajjar, 2009) (Zariyawati và cộng sự, 2009) (Napompech, 2016). 7 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Hoàng Lê Cẩm Phương và Phạm Ngọc Thúy đã nghiên cứu hiện trạng quản lý vốn của các DN nhựa, được thực hiện thông qua khảo sát việc xây dựng chính sách vốn của DN, nguồn tài trợ được sử dụng, và các yếu tố ảnh hưởng đến mức đầu tư tài sản lưu động nhằm tìm hiểu thực trạng về quản lý vốn và nhận dạng một số yếu tố có ảnh hưởng đến việc đầu tư tài sản lưu động của các DN ngành nhựa thành phố Hồ Chí Minh[DK4]. Kết quả nghiên cứu trên mẫu 96 DN ngành nhựa cho thấy hiện có 75% DN nhựa có xây dựng chính sách vốn, thể hiện mức độ quan tâm cần thiết của DN đối với vấn đề quản lý DN. Mức đầu tư tài sản lưu động của những DN được khảo sát chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: quan điểm nhà quản lý, mục tiêu kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, tín dụng khách hàng, và chính sách tín dụng của đối thủ cạnh tranh (Hoàng Lê Cẩm Phương và Phạm Ngọc Thúy, 2007). Kết quả của việc sử dụng phương pháp khảo sát để nghiên cứu quản trị vốn, chính sách vốn phụ thuộc vào số câu hỏi, độ dài của bảng câu hỏi, số lượng DN trả lời theo từng lĩnh, chất lượng trách nhiệm của người trả lời câu hỏi và khó so sánh trên các lĩnh vực khác nhau do tỷ lệ trả lời phân theo lĩnh vực khác nhau có sự chênh lệch lớn. - Tác giả Võ Xuân Vinh trong nghiên cứu về mối quan hệ của quản trị vốn và khả năng sinh lời tác giả đã dùng mô hình định lượng để kiểm định dữ liệu của 80 DN ngành công nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh giai đoạn 2007– 2015. Kết quả cho thấy thời gian thu tiền, thời gian tồn kho, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tác động đến khả năng sinh lợi DN ngành công nghiệp. Nhà quản trị có thể tăng khả năng sinh lợi bằng việc kiểm soát các thành phần quản trị vốn ở mức thích hợp (Võ Xuân Vinh, 2017). - Tác giả Chu Thị Thu Thuỷ đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn và khả năng sinh lời của DN cổ phần ngành công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE. Nghiên cứu đã sử dụng mẫu 97 quan sát của 97 DN ngành chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE trong năm 2016 và sử dụng phần mềm SPSS 16 để hỗ trợ 8 đánh giá định lượng và kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy OLS. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra có mối tương quan giữa quản trị vốn và khả năng sinh lời; giữa tỷ lệ đầu tư vào tài sản tài chính, quy mô DN, đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa khả năng thanh toán với khả năng sinh lời. Mẫu nghiên cứu chỉ sử dụng số liệu của 97 DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong năm 2016. Do đó, kết quả nghiên cứu có thể khác nếu mẫu được chọn lớn hơn và thời gian nghiên cứu dài hơn (Chu Thị Thu Thuỷ, 2018). - Tô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động với chính sách quản lý vốn của các DN dựa trên dữ liệu từ báo cáo tài chính của 564 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006 - 2017. Phương pháp hồi quy theo mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên dựa vào dữ liệu bảng không cân bằng đã được các tác giả sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lợi của DN được đo lường qua tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và các số ngày luân chuyển vốn, gồm số ngày tồn kho bình quân, số ngày thu tiền bình quân, số ngày thanh toán khoản phải trả và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Vòng quay tài sản ngắn hạn và tỷ lệ tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cũng có quan hệ cùng chiều với ROA. Kết quả nghiên cứu này giúp nhà quản lý các DN niêm yết Việt Nam có thể gia tăng hiệu quả hoạt động của DN thông qua một chính sách vốn hợp lý (Tô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên, 2015). Tác giả Ngô Thị Kim Hoà đã sử dụng các phương pháp hồi quy Pooled OLD, FEM…với mẫu quan sát từ 50 DNXD niêm yết, trong thời gian 5 năm đã đánh giá tác động của các biến phản ánh công tác quản trị vốn và vốn cố định đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, kết quả cho thấy kỳ thu tiền trung bình, kỳ luân chuyển vốn tồn kho, kỳ trả tiền trung bình và kỳ luân chuyển tiền có tác động ngược chiều đến ROA. Vì vậy để nâng cao ROA các DN trong mẫu nghiên cứu cần chú trọng để rút ngắn kỳ thu tiền trung bình, kỳ luân chuyển tồn kho, kỳ luân chuyển 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan