Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa th...

Tài liệu Hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
79
485
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ QUẢNG THÀNH, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LƯƠNG QUÝ Niên khóa: 2012 - 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ QUẢNG THÀNH, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện Lương Quý Lớp : K46B KTNN Niên khóa: 2012 - 2016 Giáo viên hướng dẫn Th.S Phạm Thị Thanh Xuân Huế, tháng 06 năm 2016 Lời Cảm Ơn Trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp, “Hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô trong trường, trong khoa cũng như Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Huế, cùng với các cán bộ xã Quảng Thành đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Phạm Thị Thanh Xuân, người nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong xuốt quá trình thực tập hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND và người dân xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp số liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện bài khóa luận này. Xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè và gia đình đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học cũng như trong thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian thực hiện nên không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Xin chân thành cảm ơn Huế, tháng 6 năm 2016 Sinh viên thực hiện Lương Quý ii Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... i MỤC LỤC .............................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .................................................................. iv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.................................................................................................. vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 4 1.1. Vai trò và đặc điểm kỹ thuật sản xuất rau an toàn ............................................... 4 1.1.1. Khái niệm và vai trò rau an toàn ..................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất rau an toàn........................................................... 6 1.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn .................................................................. 8 1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ............................................................................... 8 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn ................ 9 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn ................ 12 1.3. Thực trạng sản xuất rau an toàn trên Thế giới và ở Việt Nam........................... 13 1.3.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở một số nước. ........................................... 13 1.3.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế ......... 16 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở XÃ QUẢNG THÀNH .............................................................................................................................. 22 2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu .......................................................... 22 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 22 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................. 24 2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành .......................................... 29 SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN Khóa luận tốt nghiệp iii 2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn ở xã Quảng Thành................... 30 2.2.2. Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn của xã ......................................... 31 2.3. Thực trạng sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra .......................................... 32 2.3.1. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra............................................................. 32 2.3.2. Mức độ đầu tư TLSX phục vụ sản xuất .......................................................... 33 2.3.3. Quy mô cơ cấu sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra.............................. 34 2.3.4 Tình hình đầu tư sản xuất rau an toàn của hộ điều tra................................... 39 2.3.5 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn .......................................... 42 2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn ................. 48 2.3.7. Tình hình tiêu thụ rau an toàn ........................................................................ 55 2.3.8. So sánh hoạt động sản xuất rau an toàn trong mùa nắng và mùa mưa ......... 58 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở XÃ QUẢNG THÀNH ............................ 59 3.1. Định hướng phát triển sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành. ....................... 59 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành ......... 60 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 63 1. Kết luận.................................................................................................................. 63 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 64 DANH MỤC THAM KHẢO .............................................................................................. 65 SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN iv Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật DT Diện tích HTX Hợp tác xã LĐ Lao động NK Nhân khẩu NN & PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn RAT Rau an toàn SXNN Sản xuất nông nghiệp THCS Trung học cơ sở TLSX Tư liệu sản xuất TTCN – XD Thủ công nghiệp- Xây dựng UBND Ủy Ban Nhân Dân SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN v Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1: Chuỗi cung rau an toàn .................................................................................. 55 SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN vi Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Các đơn vị sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 ..... 20 Bảng 2: Cơ cấu lao động theo ngành nghề tại xã Quảng Thành năm 2015 .............. 25 Bảng 3: Quy mô, cơ cấu kinh tế của xã Quảng Thành ............................................. 26 Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn qua 3 năm 2013 – 2015 .......... 30 Bảng 5: Diện tích các vùng quy hoạch sản xuất RAT năm 2015 ............................. 31 Bảng 6: Tình hình chung của hộ sản xuất RAT ........................................................ 32 Bảng 7: Mức độ trang bị TLSX phục vụ sản xuất RAT ........................................... 33 Bảng 8: Quy mô, cơ cấu sản xuất rau theo mùa của các hộ điều tra ........................ 34 Bảng 9: Năng suất và sản lượng rau an toàn ............................................................. 36 Bảng 10: Chi phí sản xuất rau và rau an toàn ........................................................... 40 Bảng 11: Kết quả hoạt động sản xuất rau an toàn xã Quảng Thành ......................... 43 Bảng 12: Hiệu quả sản xuất rau an toàn ở các hộ điều tra ........................................ 46 Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô diện tích tới kết quả sản xuất RAT ở các hộ....... 49 Bảng 14: Ảnh hưởng của mức độ đầu tư tới kết quả sản xuất RAT ở các hộ .......... 51 Bảng 15: Ảnh hưởng của công lao động tới kết quả sản xuất RAT ở các hộ ........... 53 Bảng 16: Chênh lệch giá bán trong chuỗi cung ........................................................ 57 SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN vii Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Rau an toàn có vai trò đặc biệt quan trọng cung cấp nguồn dinh dưỡng cho con người. Trong khi đó, trên thị trường tồn tại rất nhiều loại rau không đạt chất lượng, gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, ô nhiễm môi trường và suy thoái đất đai. Cần phải có các chiến lược phát triển rau theo hướng an toàn bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Từ những lý do trên mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế “.  Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất rau an toàn. Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất RAT tại xã Quảng Thành.  Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu.  Kết quả nghiên cứu: Xách định quy mô và đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn mang lại trong nền kinh tế hiện nay. Với điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất rau lâu đời tạo điều kiện thuận lợi, mở ra hướng phát triển cho ngành nông nghiệp sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành. Bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế trong quá trình sản xuất và tiêu thụ như: áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất chưa thực hiện tốt. Quá trình sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Giá cả biến động lớn, hạn chế trong khâu tiêu thụ tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục nâng cao hoạt động sản xuất rau an toàn: - Tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của thời tiết. - Hoàng thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà lưới, tưới tiêu. Chuyển giao quy hoạch đất đai thuận tiện trong hoạt động sản xuất. - Cần có sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm tăng cường ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm. Tiếp cận thông tin, đưa ra các chiến lược phát triển tìm kiếm nhiều thị trường tiêu thụ mới và ổn định giá cả. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu sử dụng các sản phẩm, thực phẩm sạch, an toàn của con người ngày càng tăng. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cơ bản đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sống cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tếxã hội phát triển. Đối với hàng nông sản thì sản phẩm “nông nghiệp sạch” là một trong những yếu tố đang được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, hiện nay thực phẩm bẩn lại đang tràn lan trên khắp thị trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ai cũng tự hỏi rau an toàn là rau như thế nào và những yếu tố nào để chứng tỏ cho nguồn rau là an toàn? Bản thân mỗi người làm nội trợ tiếp xúc với rau, củ quả thường xuyên nhưng để đánh giá một loại rau là an toàn, đảm bảo vệ sinh thì thật khó, chủ yếu chúng ta vẫn nhìn nhận một cách chủ quan và theo cảm tính. Nếu không có những bài báo đăng tin về những nguồn thực phẩm bị nhiễm độc thì thật khó để có thể biết được đằng sau những loại rau củ xanh tươi ấy lại chứa đầy độc tố từ khâu sản xuất, chăm sóc, chế biến được tung ra thị trường. Với thực tiễn đó, thực hành nông nghiệp tốt (viết tắt là GAP) là một công cụ hữu ích nhằm đảm bảo chất lượng nông sản đưa ra thị trường. Ngày 28/1/2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kèm theo quyết định số 379/QĐBNN-KHCN “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam” viết tắt là VietGAP. Quy trình đảm bảo các yêu cầu công nhận như Globalgap (eu), Freshcare (úc). Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Chính những lợi ích mà quy trình VietGAP mang lại Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn khuyến khích ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền được xác định là vùng sản xuất rau an toàn trọng điểm tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích 1074,32 ha. Xã Quảng Thành SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp có lợi thế về đất đai tươi xốt, phì nhiêu, nguồn nước tưới dồi dào với hệ thống kênh mương được đầu tư hoàn thiện thuận lợi cho mô hình trồng rau xanh. Là địa phương có truyền thống sản xuất các loại rau ăn lá và rau gia vị. Hiện nay, trên địa bàn xã có trên 750 hộ tham gia sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, tổng sản lượng hàng năm 1.557 tấn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất rau an toàn hộ sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn như năng suất rau chưa cao, giá bán rau an toàn còn thấp, chưa có kênh tiêu thụ. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất an toàn trên địa bàn xã. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về sản xuất rau an toàn. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn các hộ nông dân ở xã Quảng Thành. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các tài liệu về tình hình kinh tế, hoạt động sản xuất rau an toàn của xã Quảng Thành được thu thập từ UBND xã Quảng Thành, phòng Nông Nghiệp huyện Quảng Điền. Các tài liệu có liên quan đến rau an toàn được thu thập từ các bài báo, internet. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Để nghiên cứu tình hình sản xuất rau an toàn tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất rau an toàn được điều tra theo phiếu điều tra. Một số nội dung phỏng vấn như: tên chủ hộ, độ tuổi, nhân khẩu, số lao SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp động, diện tích sản xuất rau an toàn, tình hình đầu tư sản xuất, năng suất, chủng loại, thuận lợi và khó khăn trong sản xuất rau an toàn. 3.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp so sánh, số tương đối, số tuyệt đối. - Phương pháp hạch toán tài chính: Hệ thống quan sát, đo lường, tính toán, và ghi chép các quá trình kinh tế - xã hội, nhằm quản lý quá trình đó ngày càng chặt chẽ. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Trao đổi thông tin với cán bộ khuyến nông, các nhà kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất rau an toàn. - Phương pháp phân tổ thống kê: Căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động sản xuất RAT tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Phạm vi thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm từ 2013 – 2015 và số liệu sơ cấp về tình hình sản xuất rau an toàn được điều tra năm 2015. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vai trò và đặc điểm kỹ thuật sản xuất rau an toàn 1.1.1. Khái niệm và vai trò rau an toàn 1.1.1.1. Một số khái niệm về sản xuất rau an toàn 1, Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi, bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn".  Các yêu cầu chất lượng của rau an toàn - Chỉ tiêu về nội chất: Chỉ tiêu nội thất được quy định cho rau tươi bao gồm: + Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. + Hàm lượng nitrat (NO3). + Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As. + Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella...) và kí sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris) Tất cả các chi tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nước tiên tiến: Nga, Mỹ...Trong khi chờ Việt Nam chính thức công bố tiêu chuẩn về các lĩnh vực này. - Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau, đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm, không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp. 2, VIETGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, ở Việt Nam được bộ NN – PTNN ban hành năm 2008 dựa trên bốn tiêu chí: - Tiêu chí về kỹ thuật sản xuất đúng tiêu chuẩn. - Tiêu chí về an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. - Tiêu chí về môi trường làm việc phù hợp với công sức của người nông dân. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp - Tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. 1.1.1.2. Vai trò rau an toàn.  Giá trị dinh dưỡng: rau an toàn có vai trò đặc biệt quan trọng cung cấp nguồn thực phẩm sạch bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Về lượng protein và lipid thì rau không thể so sánh với các thực phẩm nguồn gốc động vật nhưng giá trị chính của rau là ở chỗ chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ và chất có hoạt tính sinh học. Đáng chú ý là rau chứa nhiều muối khoáng có tính kiềm, vitamin, các chất pectin và acid hữu cơ. • Rau tươi cung cấp chất xơ sau khi đi vào cơ thể không sinh năng lượng, không chứa protein nhưng lại hấp thu nhiều nước và có sức giãn nở nên có tác dụng làm tăng nhanh hoạt động của đường ruột, giúp cơ thể hấp thu những chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng giúp bài tiết các chất bã và các vi khuẩn độc hại ra ngoài cơ thể. Vì thế, những món ăn chứa chất xơ có thể phòng và chữa trị được bệnh táo bón. • Rau tươi có khả năng kích thích thèm ăn và ảnh hưởng tới tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi...Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. • Rau là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày. Hầu hết các loại rau tươi thường dùng của người dân đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C là những vitamin hầu như không có hoặc có chỉ có rất ít trong thức ăn động vật. Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng. Trong rau chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magie giữ, đối với cơ thể những chất này là rất cần thiết để trung hoà các sản phẩm axit do thức ăn hoặc quá trình chuyển hoá tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axit hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Lượng magie trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg%. Lượng nước trong rau từ 70-95%. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp Tóm lại rau tươi có vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau an toàn, không có vi khuẩn gây bệnh và dư lượng các hoá chất độc nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.  Về kinh tế: Sản xuất rau an toàn nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhàn rỗi giải quyết việc làm.  Về y học: Một số loại rau có khả năng làm dược liệu chữa bệnh.  Về xã hội: Các mô hình trồng rau an toàn ngày càng được phát triển tác động nhiều mặt vào đời sống của người dân. Nâng cao thu nhập đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, việc quy hoạch các vùng trồng rau an toàn tạo nên sự tin tưởng của người tiêu dùng, thu hút nguồn lao động, nâng cao chất lượng cạnh tranh với các nước trong khu vực và hướng ra xuất khẩu. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của rau an toàn, đang được chú trọng trong đời sống, diện tích, năng suất, sản lượng ngày càng được nâng lên. Đáp ứng nhu cầu của xã hội. 1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất rau an toàn  Đặc điểm kỹ thuật quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP được tiến hành theo các bước gồm: 1, Chọn đất trồng - Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh tưởng và phát triển của rau. - Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2 km, với chất thải sinh hoạt thành phố thì ít nhất 200 m. - Đất không có tồn dư hóa chất độc hại. 2, Nguồn nước tưới - Sử lý nguồn nước tưới không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý. - Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và rau gia vị). - Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật. 3, Giống - Phải biết rõ nguồn gốc nơi sản xuất giống, giống nhập nội phải qua kiểm dịch. - Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp - Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt sâu bệnh 4, Phân bón - Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau. - Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa qua ủ hoai mục, không dùng phân tươi hòa nước để tưới. - Sử dụng phân hóa học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày. 5, Phòng trừ sâu bệnh - Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp. - Luân canh cây trồng hợp lý. - Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu và sạch bệnh. - Chăm sóc theo yêu cầu của từng loại cây. - Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng - Tăng cường sử dụng nhân lực bắt sâu trên đồng. - Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu hợp lý. - Kiểm tra đồng ruộng sử lý kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu bệnh. - Chỉ sử dụng các loại thuốc có ít độc hại đối với sản phẩm trồng trọt, các loài thiên địch, động vật khác và cả con người. Sử dụng đúng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. 6, Sử dụng một số biện pháp khác - Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính, có tác dụng hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, sương muối, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật. - Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 7, Thu hoạch - Thu hoạch đúng độ chín, đúng yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng. - Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng. 8, Sơ chế và kiểm tra SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp - Sau khi thu hoạch, rau sẽ được niêm phong sơ chế, ở đây rau sẽ được phân loại, làm sạch rửa kỹ bằng nước và sau đó được vận chuyển đến đi tiêu thụ. 1.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn 1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, mục tiêu của người sản xuất là tối đa lợi nhuận. Muốn làm được vậy thì nhà sản xuất hay hộ nông dân phải không ngừng tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế, lựa chọn sử dụng tối ưu các nguồn lực. Các nguồn lực được sử dụng chủ yếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện thế mạnh so sánh giữa các vùng…Hiện nay các nguồn lực đang ngày càng khan hiếm và dần bị cạn kiệt trong khi nhu cầu của con người ngày càng tăng. Do đó, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là rất cần thiết. Một mặt, nó giải quyết được tình trạng khan hiếm về nguồn lực. Mặt khác, nó góp phần làm tăng lợi nhuận kinh tế cho người dân. Khi nói đến hiệu quả các nguồn lực, chúng ta thường hay nói đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả của các ngành sản xuất. Về mặt hình thức hiệu quả kinh tế là một đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Hay nói cách khác hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. H = K/C Trong đó: H: Là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình) kinh tế. K: Kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế. C: Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Cần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả là: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của kỹ thuật, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Như SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp vậy, hiệu quả kỹ thuật được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được đưa vào tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá của đầu vào và giá của đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng và sản xuất. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là các yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Nếu xét trên phương diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa một bên là kết quả đạt được và một bên là các chi phí bỏ ra. Một phương án hay một giải pháp kỹ thuật, quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được sự tương quan tối ưu giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của các hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Bản chất khái niệm hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Hay nói cách khác bản chất của hoạt động kinh tế là giá trị gia tăng. Trong đó, việc tiết kiệm chi phí là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên tiết kiệm chi phí không có nghĩa là hạn chế chi tiêu mà là sử dụng đồng tiền một cách có hiệu quả nhất. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn  Nhân tố tự nhiên - Điều kiện địa lý: Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất rau an toàn nói riêng. Sản xuất được tiến hành SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp trên quy mô đất đai rộng lớn, mỗi vùng đều gắn với mỗi điều kiện khí hậu khác nhau và phù hợp với mỗi loại cây trồng nhất định. - Điều kiện đất đai: Đất đai là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, nó gắn liền với mỗi vùng và tập tính canh tác của người dân trên vùng đó. Đất đai được phân thành nhiều loại, mang giá trị và hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất giữa các vùng cũng khác nhau, phù hợp với mỗi loại cây trồng nhất định. Nước ta đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, ở trình độ kinh tế hiện nay thì đất đai vô cùng quý giá và quan trọng. Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nhờ đó mà nước ta có rất nhiều thuận lợi trong sản xuất rau an toàn. - Điều kiện khí hậu: Là yếu tố quyết định cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng. Cần phải phân tích những yếu tố cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, không khí…Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến từng loại cây trồng cụ thể đưa ra phương án sản xuất phù hợp. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có pha trộn tính chất ôn đới nhất là miền Bắc và được trải rộng trên bốn vùng rộng lớn: trung du, đồng bằng, miền núi và ven biển. Đặc điểm đó đã mang lại nhiều thuận lợi như: lượng mưa hàng năm lớn cung cấp nước tưới cho sản xuất, khí hậu thuận lợi giúp cho việc đa dạng hóa các loại cây trồng. Đồng thời cũng gây rất nhiều khó khăn như: lũ lụt gây ngập úng trên diện rộng, mùa nắng khô hạn thiếu nước ngọt trong sinh hoạt và sản xuất. Khí hậu ẩm ướt, sâu bệnh phát sinh và phát triển gây tổn thất cho mùa màng. Bên cạnh đó, mỗi mùa chỉ có một số loại rau nhất định nên vấn đề đặt ra là sản xuất rau an toàn cả mùa vụ và trái vụ.  Nhân tố kinh tế - xã hội. - Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất. Nước ta là một nước đông dân, với nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng đó cũng là vấn đề trở ngại cho sự phát triển tìm kiếm việc làm đòi hỏi sự phân phối lao động một cách hớp lý nhất. Nguồn lao động nước ta chủ yếu tập trung phần lớn ở vùng nông thôn, làm thế nào để tận dụng triệt để và tối đa các lợi thế vào trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng là điều hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 10 Khóa luận tốt nghiệp - Vốn là một phần không thể thiếu trong sản xuất, thể hiện nguồn lực mức độ đầu tư vào trong sản xuất như thế nào. Nhà nước phải có các chính sách ưu đãi hổ trợ cho người nông dân từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Trên thực tế cho thấy vốn trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là vốn tự có của gia đình, hay đi vay các tổ chức, ngân hàng có chính sách ưu đãi. Nhà nước cần có các chính sách đầu tư vốn ngân sách cho nông nghiệp qua các tổ chức khuyến nông hoặc các hình thức cho vay vốn ưu đãi khác nhau tạo điều kiện cho người nông dân phát triển các mô hình sản xuất rau an toàn. - Thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối hoạt động sản xuất và kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn. Nhu cầu thị trường phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Thu nhập tăng nhu cầu rau an toàn cũng tăng lên, khi thu nhập tăng người tiêu dùng càng chú ý chăm lo sức khỏe của mình, vì vậy thị trường rau an toàn ngày càng được mở rộng. Cung về rau an toàn hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sản xuất còn mang quy mô nhỏ lẻ chủ yếu là hộ gia đình chưa đáp ứng đủ và kịp thời các nhu cầu làm mất uy tín và lòng tin của khác hàng. Mặt khác, thị trường rau tiêu thụ hẹp, kênh phân phối kém phát triển thiếu tính cạnh tranh với các sản phẩm ngoài nước. Bên cạnh đó giá cả là điều đáng được quan tâm, giá rau an toàn thường cao hơn các loại rau thường làm cho người tiêu dùng đắng đo khi lựa chọn. Chi phí công chăm sóc cao nên giá bán sản phẩm rau an toàn cao, vì vậy cơ sở sản xuất và hộ nông dân cần phải có mức định giá hợp lý dung hòa vấn đề này. - Chính sách và cơ chế quản lý. Các chính sách hợp lý sẽ tạo nhiều lợi thế trong sản xuất rau an toàn. Nhà nước cần có các chính sách hổ trợ cho ngành nông nghiệp sản xuất rau an toàn như: chính sách kinh tế nhiều thành phần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, tăng tính cạnh tranh bảo vệ sản phẩm trong nước, chính sách hổ trợ tạo đầu ra ổn định, hổ trợ vốn, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách về giá và bảo vệ người sản xuất. Bên cạnh đó nhà nước cần phải thực hiện quản lý quy trình sản xuất chặc chẽ, phổ SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan