Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh khánh hòa...

Tài liệu Hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh khánh hòa

.PDF
118
112
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN TUẤN NGHĨA HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN TUẤN NGHĨA HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 Quyết định giao đề tài: Số 525/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2017 Quyết định thành lập HĐ: Số 1204/QĐ-ĐHNT ngày 27/11/2017 Ngày bảo vệ: 05/12/2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hiển Chủ tịch Hội đồng: PGS. TS. Đỗ Thị Thanh Vinh Phòng Đào tạo Sau đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn thạc sĩ “Hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn Ngân sách Nhà nước tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu độc lập do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu, trích dẫn, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. Khánh Hòa, ngày 30 tháng 10 năm 2017 Học viên Nguyễn Tuấ n Nghiã iii LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, vì vậy sự hỗ trợ từ Thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp và gia đình là rất lớn. Nhân đây, Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo Khoa kinh tế, cán bộ và chuyên viên Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm hết sức quý báu trong suốt thời gian tham gia khóa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thi ̣Hiển, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, Cô đã cung cấp nhiều tài liệu tham khảo quan trọng, tận tình truyền đạt kiến thức và đưa ra những lời khuyên, lời góp ý, phê bình sâu sắc giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, anh chị em Kho ba ̣c Nhà nước Khánh Hòa đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu và những lời khuyên bổ ích trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này. Đồng thời, xin cảm ơn Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, các Ban quản lý dự án đã giúp đỡ về số liê ̣u và đã nhiệt tình trả lời nội dung khảo sát của đề tài. Và cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất dành cho gia đình tôi, những người đã động viên, chia sẻ với tôi những lúc khó khăn để tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp này./. Khánh Hòa, ngày 30 tháng 10 năm 2017 Học viên Nguyễn Tuấ n Nghiã iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv MỤC LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... x DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................. xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................xii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .................................... 8 1.1. Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ........... 8 1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ............................... 8 1.1.1.1. Vốn đầu tư và vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ...................... 8 1.1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ..................... 10 1.1.1.3. Phân loại vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ............................ 11 1.1.2. Đối tượng và nội dung của vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ... 12 1.1.2.1. Đối tượng của vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước .................... 12 1.1.2.2. Nội dung của vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ..................... 13 1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ............................ 14 1.2. Hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ..................... 16 1.2.1. Nội dung quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước .................. 16 1.2.1.1. Quản lý vốn và quy trình quản lý vốn ĐTPT nguồn NSNN ........................... 16 1.2.1.2. Nội dung quản lý vốn ĐTPT nguồn NSNN .................................................... 17 1.2.2. Hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước .................. 20 1.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển .................................. 24 1.2.3.1. Hiệu quả tổng hợp ........................................................................................... 24 1.2.3.2. Quản lý tốt công tác lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước .............................................................................................................................. 25 1.2.3.3. Quản lý tốt về chất lượng, tiến độ và chi phí đầu tư từ vốn NSNN ................ 26 1.2.3.4. Quản lý tốt công tác thanh, quyết toán, thanh tra kiểm tra vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN ................................................................................................................ 26 v 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ................................................................................................. 27 1.3.1. Các nhân tố chủ quan của địa phương và đơn vị thực hiện đầu tư .................... 27 1.3.2. Các nhân tố khách quan của địa phương ............................................................ 28 1.4. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN ............... 31 1.4.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ...................................................................................................... 31 1.4.2. Kinh nghiệm và bài học rút ra về quản lý vốn phát triển nguồn ngân sách nhà nước .............................................................................................................................. 33 1.4.2.1. Kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và cụ thể hoá các văn bản quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế .................................... 33 1.4.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam .................................................................. 34 1.4.2.3. Kinh nghiệm về quản lý NSNN của một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long ...................................................................................................................................... 37 1.4.3. Một số bài học rút ra đối với tỉnh Khánh Hòa .................................................... 38 Kết luận chương 1 ........................................................................................................ 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KHÁNH HÒA TRONG THỜI GIAN QUA............................................................................................................................... 40 2.1. Giới thiệu về tỉnh Khánh Hòa và hoạt động đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước .............................................................................................................................. 40 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 40 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa......................................................... 42 2.1.3. Hoạt động đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của Tỉnh trong giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................................... 46 2.1.3.1. Kết quả đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của Tỉnh ...................... 46 2.1.3.2. Những đặc điểm cơ bản của Tỉnh tác động tới hoạt động đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách nhà nước ............................................................................................... 48 2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 -2016 ......................................................................... 50 vi 2.2.1 Các văn bản và các chính sách, quy định liên quan đến quản lý đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ........................................................................................... 50 2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh Khánh Hòa ...................................................................................... 51 2.2.3. Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước .......... 55 2.2.3.1. Nguyên tắ c lập kế hoa ̣ch vố n ĐTPT ............................................................... 55 2.2.3.2. Thực tra ̣ng phương pháp lâ ̣p kế hoa ̣ch vố n đầ u tư .......................................... 57 2.2.3.3. Thực tra ̣ng phân bổ kế hoạch vốn đầu tư ........................................................ 57 2.2.4. Quản lý thực hiện ĐTPT nguồn vốn NSNN ..................................................... 59 2.2.5. Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN ....................... 64 2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình đầu tư phát triển bằng vốn NSNN tại tỉnh Khánh Hòa .................................................................................................................... 65 2.3. Hiệu quả quản lý vố n ĐTPT nguồ n NSNN ........................................................... 66 2.3.1. Hiê ̣u quả tổng hợp quản lý vố n ĐTPT nguồ n NSNN ........................................ 66 2.3.2. Đánh giá về chấ t lươ ̣ng công tác quản lý vố n ĐTPT và hiệu quả xã hội do đầu tư phát triển bằng nguồ n NSNN của tỉnh Khánh Hòa theo kết quả khảo sát ............... 68 2.3.2.1. Nội dung cơ bản của phương pháp điều tra..................................................... 68 2.3.2.2. Chấ t lươ ̣ng công tác tổ chức quản lý vố n ĐTPT nguồ n NSNN ...................... 70 2.3.2.3. Chấ t lươ ̣ng công tác chuyên môn quản lý dự án đầ u tư .................................. 70 2.3.2.4. Chấ t lươ ̣ng công tác thanh tra, kiể m tra trong quản lý DADT ........................ 72 2.3.2.5. Kết quả khảo sát đánh giá hiê ̣u quả xã hô ̣i do đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh Khánh Hòa qua kết quả khảo sát ............................................ 73 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa.................................................................................................... 74 2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................... 74 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân............................................................................ 76 Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .................................................. 81 3.1. Căn cứ đề xuấ t giải pháp ....................................................................................... 81 3.1.1. Đinh ̣ hướng phát triể n kinh tế xã hô ̣i của Tin̉ h Khánh Hòa tới năm 2020, tầ m nhiǹ tới 2030. ................................................................................................................ 81 vii 3.1.1.1 Mục tiêu phát triển............................................................................................ 81 3.1.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu ........................................................................................ 81 3.1.1.3. Mô ̣t số giải pháp thực hiê ̣n mu ̣c tiêu phát triể n kinh tế xã hô ̣i của Tin̉ h ......... 82 3.1.2. Dự báo hoa ̣t đô ̣ng đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa tới năm 2020 ................................................................................................................. 84 3.2. Giải pháp nâng cao hiê ̣u quả quản lý vố n đầ u tư phát triể n nguồ n ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa.................................................................................................... 85 3.2.1. Nâng cao khả năng tổ chức quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước .............................................................................................................................. 85 3.2.2. Tăng cường năng lực chuyên môn quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ............................................................................................................... 88 3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thanh quyết toán và đánh giá tác động môi trường trong đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách Nhà nước ................................ 90 3.3. Kiến nghị ............................................................................................................... 93 Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 94 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 96 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTC Bộ Tài chính BOT Xây dựng -Kinh doanh - Chuyển giao BT Xây dựng - Chuyển giao CBĐT Cán bộ đầu tư CP Chính phủ CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia CT-TTg Chỉ thị - Thủ tướng DADT Dự án đầu tư ĐTPT Đầu tư phát triển ĐP Địa phương GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội đồng nhân dân ICOR Tỷ lệ gia tăng vốn trên sản lượng KT Kinh tế KBNN Kho bạc Nhà nước NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTƯ Ngân sách trung ương QĐ Quyết định TT Thông tư TƯ Trung ương XDCB Xây dựng cơ bản XH Xã hội VĐT Vốn đầu tư ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng sản phẩm của Tỉnh giai đoạn 2012 - 2016 ...........................................43 Bảng 2.2: Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 2016 ............................................................................................................................... 46 Bảng 2.3. Tỷ lê ̣ (%) phân chia nguồn vốn ĐTPT cho các Huyện .................................58 Đvt: % ............................................................................................................................ 58 Bảng 2.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển nguồ n NSNN tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2016 ......................................................................................................61 Bảng 2.5. Số lượng dự án đầu tư phát triển của tỉnh Khánh Hòa bị đình hoãn, tạm dừng khởi công ....................................................................................................................... 63 Bảng 2.6. Tình hình quyết toán vốn đầu tư phát triển của ............................................64 tỉnh Khánh hòa giai đoa ̣n 2012-2016 ............................................................................64 Bảng 2.7. Hệ số ICOR của Khánh Hòa giai đoa ̣n 2012 - 2016 ...................................67 x DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Đường cong Rahn .......................................................................................... 15 Hình 1.2. Quy trình quản lý vốn ĐTPT nguồn NSNN ..................................................17 Hình 2.1. Quy mô và kết cấu tổng vốn đầu tư của Khánh Hòa giai đoạn ..................... 47 2012 -2016 ..................................................................................................................... 47 Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng vốn ĐTPT nguồn NSNN của Khánh Hòa giai đoạn 2012-2016 ...................................................................................................................... 47 Hình 2.3. Chỉ số ICOR theo vốn ĐTPT của cả nước và Khánh Hòa trong giai đoạn 2012 - 2016 .................................................................................................................... 68 Hình 2.4. Trình độ tổ chức quản lý ĐTPT nguồn NSNN của tỉnh ................................ 70 Hình 2.5. Chất lượng công tác chuyên môn trong quản lý dự án đầu tư....................... 71 Hình 2.6. Chất lượng thanh tra, kiểm tra trong quản lý dự án đầu tư ........................... 72 Hin ̉ h ̀ h 2.7. Mức đô ̣ cải thiê ̣n mô ̣t số chỉ tiêu xã hô ̣i chủ yế u từ hoa ̣t đô ̣ng ĐTPT tin Khánh Hòa ..................................................................................................................... 73 xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Giới thiệu Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 là: Tập trung nguồn lực đầu tư phát triể n tỉnh Khánh Hòa trở thành đô thi ̣loa ̣i I trực thuô ̣c Trung Ương vào năm 2025[2]; Với mu ̣c tiêu đó, đầ u tư phát triể n, quản lý vố n đầ u tư phát triển, đă ̣c biê ̣t là vốn đầ u tư phát triển nguồ n NSNN của Tin ̉ h có vai trò quyết đinh ̣ khả năng đa ̣t được mu ̣c tiêu của Tin̉ h. Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả chọn: "Hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và các cơ quan liên quan đế n quản lý nhà nước về vố n ĐTPT nguồ n NSNN bức tranh tổ ng thể về hiệu quả quản lý vốn ĐTPT nguồn NSNN của tỉnh cũng như mô ̣t số giải pháp nâng cao hiê ̣u quả quản lý vốn đầu tư phát triển của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới, từ đó, giúp Tin ̉ h đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu kinh tế xã hội trong giai đoa ̣n 2016 - 2025. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu của đề tài luận văn là dựa trên cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng hiê ̣u quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 – 2016, tiế n hành đề xuấ t một số giải pháp nhằm nâng cao hiê ̣u quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của Tỉnh trong giai đoa ̣n 2016 - 2025. 3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu đươ ̣c sử dụng trong luâ ̣n văn bao gồm: phương pháp tổng hợp lý luâ ̣n, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đố i chiếu, phương pháp chuyên gia.... 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước. Về không gian: chỉ nghiên cứu quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ở tỉnh Khánh Hòa. Về thời gian: Các số liệu nghiên cứu thực tế giai đoạn 2012-2016. 5. Kết quả nghiên cứu đã đạt được xii - Hoàn thiện cơ sở lý luận về hiê ̣u quả vố n đầ u tư trong đó nhấ n ma ̣nh đế n quan điểm về hiệu quả quản lý vố n ĐTPT nguồn NSNN cấ p tỉnh và hê ̣ thố ng chỉ tiêu đánh giá hiê ̣u quả quản lý vố n ĐTPT nguồ n NSNN cấp tỉnh; - Kế t quả phân tích thực trạng hiê ̣u quả quản lý vố n ĐTPT nguồ n NSNN tin ̉ h Khánh Hòa giai đoa ̣n 2012 – 2016; - Mô ̣t số giải pháp có căn cứ khoa ho ̣c và khả thi nhằ m nâng cao hiê ̣u quả quản lý vố n ĐTPT nguồn NSNN tỉnh Khánh Hòa giai đoa ̣n 2016 – 2025; 6. Kết luận và khuyến nghị Xuất phát từ kết quả nghiên cứu từ đó đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nâng cao quản lý vốn đầu tư phát triển (1) Hoàn thiê ̣n các nô ̣i dung quản lý vố n ĐTPT nguồ n NSNN tỉnh Khánh Hòa, (2) Nâng cao chấ t lươ ̣ng nguồ n nhân lực, (3) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá tác động môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư trong thời gian tới. Từ khóa: Hiệu quả, quản lý vốn đầu tư, Khánh Hòa. xiii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn 2016-2020, các giải pháp cần thực hiện đã được xác định trong nghị quyết đại hội lần thứ XII năm 2016 của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm: “tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới” [20]. Để thực hiện các giải pháp trên, đầu tư và quản lý hiệu quả vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước có ý nghĩa to lớn và là nhiệm vụ quan trọng của các tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước. Khánh Hòa là một tỉnh trọng tâm của của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, để có thể đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế đã xác định trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện các chính sách thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh, đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau và các giải pháp huy động và quản lý sử dụng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế Khánh Hòa một cách hiệu quả. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư của Tỉnh. Thành tựu đạt được của Tỉnh trong thời gian vừa qua thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng GDP của Tỉnh tăng 6,8% so với năm 2014; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 6,4%; GRDP bình quân đầu người đạt 43,5 triệu đồng; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,5% [39]. Tuy nhiên, cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của nước ta nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng còn có nhiều hạn chế: một số cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn chồng chéo, thiếu đồng bộ; việc phân bổ vốn đầu tư dàn trải, kéo dài, thiếu trọng tâm cho lĩnh vực mũi nhọn, các dự án thiếu tính hiệu quả dẫn đến đầu tư xong không phát huy được tác dụng trong thực tiễn. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Khánh Hòa, theo đó, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế của Tỉnh so với các tỉnh khác của nước ta. Tình hình này đặt ra yêu cầu phải có sự nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả 1 quản lý vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước ở tỉnh Khánh Hòa phù hợp với những quy định của nhà nước về quản lý vốn đầu tư nguồn ngân sách, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu chung của quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 được xác định là “Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh, sạch”; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hình thành những ngành sản xuất và dịch vụ có năng suất và hàm lượng giá trị gia tăng cao; duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, thời kỳ 2016 - 2020 được xác định là 13%/năm. Tổng GDP của tỉnh đạt 23.834 tỷ đồng vào năm 2015 và đạt 43.913 tỷ đồng vào năm 2020”[2]. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của Tỉnh trong thời gian tới, việc đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh cũng được tăng lên và việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước là một trong những yêu cầu tất yếu. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài nghiên cứu: "Hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa” nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa được lựa chọn mang ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu của nghiên cứu - Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là đưa ra các căn cứ lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể cần đạt được từ việc nghiên cứu đề tài bao gồm: - Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước; - Phân tích, đánh giá thực trạng về hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2016. 2 - Trên cơ sở mục tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2010, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện đề tài, những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra bao gồm: Câu hỏi 1. Hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ở Tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện như thế nào? Câu hỏi 2. Thực trạng hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2012 – 2016 như thế nào? Câu hỏi 3. Những giải pháp cơ bản nào nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ở tỉnh Khánh Hòa. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu trong giai đoạn 20122016. 5. Phương pháp nghiên cứu - Để đưa ra cơ sở lý luâ ̣n về hiê ̣u quả quản lý vố n ĐTPT nguồ n NSNN cấ p tỉnh, đề tài sử du ̣ng phương pháp tổ ng hợp thông qua tổng hợp các nội dung về lý luâ ̣n về hiê ̣u quả quản lý vố n ĐTPT nguồ n NSNN; - Để có những kế t luâ ̣n về thực tra ̣ng quản lý vố n ĐTPT nguồ n NSNN tỉnh Khánh Hòa giai đoa ̣n 2012 -2016, đề tài sử du ̣ng phương pháp thu thâ ̣p số liệu thứ cấ p về vố n ĐTPT nguồ n NSNN tỉnh Khánh Hòa ta ̣i Sở Kế hoa ̣ch và đầ u tư, Sở tài chính, Cục thống kê và Kho ba ̣c nhà nước Khánh Hòa; - Để rút ra kế t luâ ̣n về các nhân tố ảnh hưởng tới hiê ̣u quả quản lý vố n ĐTPT nguồ n NSNN tỉnh Khánh Hòa, đề tài sử du ̣ng phương pháp chuyên gia, phương pháp điề u tra số liê ̣u sơ cấ p, khảo sát bằng bảng câu hỏi cho các chuyên gia là lãnh đạo và chuyên 3 viên các sở ban ngành có liên quan trong công tác quản lý vốn ĐTPT nguồn NSNN ta ̣i tin̉ h Khánh Hòa; - Để đề xuất những giải pháp nâng cao hiê ̣u quả quản lý vố n ĐTPT nguồn NSNN tỉnh Khánh Hòa trong giai đoa ̣n 2016 – 2025, đề tài sử du ̣ng phương pháp so sánh, đố i chiế u và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Hệ thống và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước, tạo thành khung lý luận cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách cấp tỉnh. Về thực tiễn: Đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2012-2016. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa. Các giải pháp này được thiết kế dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Tỉnh, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của Tỉnh trong thời gian tới và các quy định của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Các giải pháp được đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh trên cả nước nói chung. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo một số công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến việc quản lý vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước như là: Theo Nguyễn Ngọc Định (1996), "Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB ở Việt Nam" đề tài luận án phó tiến sĩ khoa học; tác giả đã đề cập đến vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB ở Việt Nam nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát đất nước, làm thay đổi cơ bản về năng lực của cả hệ thống, góp phần quan trọng tạo ra sự tăng trưởng cao và ổn định về kinh tế. Phan Thanh Mão (2003), "Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An" đề tài luận án tiến sĩ đã khẳng định các giải pháp tài chính có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước. 4 Tác giả Nguyễn Mạnh Đức (1994), "Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư XDCB ở Việt Nam " đề tài luận án phó tiến sĩ khoa học được tác giả quan tâm nghiên cứu rất kỹ, để nâng cao hiệu quả đầu tư cần định hướng và có thể chế cụ thể theo hướng đảm bảo tính thống nhất; đồng thời tăng cường kỹ cương trong đầu tư, nâng cao năng lực quản lý đầu tư, hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư. Theo tác giả Nguyễn Công Nghiệp (2009), "Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN ở Việt Nam", Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Bộ Tài chính, Hà Nội. Tác giả khẳng định để nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN ở Việt Nam thì cần phải chú ý đến những vấn đề sau, đó là: phải đảm bảo quy hoạch đầu tư, nhằm xác định lĩnh vực cần đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư; Thực hiện nghiêm các bước trong quản lý dự án đầu tư: Lập dự án; Thẩm định dự án; Giám sát dự án; Nghiệm thu dự án hoàn thành; Thực hiện tốt khâu giám sát đầu tư. Tác giả Lê Toàn Thắng (2012), “ Quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội”; tuy nhiên phạm vi nghiên cứu là một thành phố trực thuộc Trung ương, Thành phố có nền kinh tế phát triển nhất nhì cả nước, trình độ dân trí cao, ít chi phối bởi các yếu tố bên ngoài. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội, đồng thời đề ra những giải pháp khá cụ thể, như hoàn thiện năng lực quản lý thiết kế, thẩm định và phê duyệt dự án, tăng cường việc áp dụng chặt chẽ các chính sách tài chính, tiền tệ đối với đầu tư XDCB, tăng cường vai trò, quản lý thanh toán, giải ngân của KBNN đối với các dự án đầu tư XDCB từ NSNN. Tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2013), với bài báo “Quản lý vốn đầu tư từ NSNN” Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12; tác giả đã chỉ ra thực tế công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN hiện nay còn quá phức tạp, rườm rà, có quá nhiều cấp, nhiều ngành tham gia quản lý. Đây cũng chính là rào cản lớn đối với hiệu quả đầu tư, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Theo tác giả Phương Anh (2013), với bài báo " Còn nhiều sai phạm trong quản lý vốn đầu tư" Tạp chí kinh tế và dự báo; tác giả cho rằng trong công tác quản lý vốn đầu tư vẫn còn nhiều sai phạm, cụ thể như: Chi đầu tư chỉ đáp ứng được mức thấp so với yêu cầu, bố trí vốn còn dàn trải, thiếu tập trung, Công tác quản lý đầu tư còn nhiều 5 bất cập. Vì vậy cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý vốn đầu tư nói chung và công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nói riêng. Về nội dung nghiên cứu: các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nội dung công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trong đề tài NCKH cấp bộ của tác giả Nguyễn Công Nghiệp (2009), có đề cập đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN ở Việt Nam với nội dung chủ yếu đề cập đến các giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nói chung. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý vốn đầu tư phát triển và ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước chưa được tác giả đề cập và phân tích cụ thể. - Về phương pháp tiếp cận: Khi nghiên cứu hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước, tác giả chỉ dừng lại ở việc tiếp cận hiệu quả sử dụng vốn đầu tư mà chưa thực hiện tiếp cận chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý mang tính hệ thống gắn với kết quả và nội dung của hoạt động quản lý đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước. - Về phạm vi nghiên cứu: Hầu hết các công trình đã đề cập đến công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh…. Tác giả Nguyễn Công Nghiệp (2009), có đề cập đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN, phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Cho tới nay, chưa có một công trình, một tác giả nào nghiên cứu cụ thể vấn đề quản lý đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa. Từ kết quả tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy, đề tài được thực hiện với mục tiêu phân tích những đặc điểm cụ thể của tỉnh Khánh Hòa, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa cần được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về hiê ̣u quả quản lý vố n đầ u tư phát triể n nguồ n ngân sách nhà nước. 6 Trình bày những vấn đề cơ bản về quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN; nội dung quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN; hiê ̣u quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN; các nhân tố có ảnh hưởng đến hiê ̣u quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN gồm các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước trong quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN, tác giả đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng cần được vận dụng trong quản lý vốn ĐTPT nguồn NSNN của Khánh hòa. Chương 2: Thực trạng hiê ̣u quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua Bằng các số liệu, thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp lý thuyết với thực tế và kết quả khảo sát, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN tỉnh Khánh Hòa. Việc phân tích được tiếp cận từ đánh giá tổng quan về hiệu quả quản lý vốn ÐTPT tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở đó đưa ra kết luận về hiệu quả quản lý vốn ÐTPT tỉnh Khánh Hòa, những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn ÐTPT nguồn NSNN của tỉnh trong thời gian qua. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiê ̣u quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở những tồn tại hạn chế trong quản lý vốn đầu tư phát triển tỉnh Khánh Hòa. Chương 3 đề xuất mô ̣t số giải pháp nâng cao hiê ̣u quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, góp phần giúp Tin̉ h đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu kinh tế xã hô ̣i trong giai đoa ̣n 2016- 2025. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất