Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế trong sản xuất sắn trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ a...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế trong sản xuất sắn trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

.PDF
88
506
72

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT SẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN Lê Thị Nga Niên khóa: 2009 - 2013 SVTH: Lê Thị Nga ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT SẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Nga PGS.TS.Bùi Dũng Thể Lớp : K43B - KTNN Niên khóa: 2009 - 2013 Huế, tháng 05 năm 2013 SVTH: Lê Thị Nga iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu tiên cho tôi bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Đặc biệt là PGS.TS Bùi Dũng Thể đã tận tình, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Nhờ đó, tôi mới có thể hoàn thành được khóa luận thực tập này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị trong phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã giúp tôi hoàn thành tốt thời gian thực tập cuối khóa và tạo cơ hội cho tôi có thể tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ quý Thầy, Cô để kiến thức của tôi ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Thị Nga SVTH: Lê Thị Nga iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU .................................................................... vii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .................................................................................................... viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................ix Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2 3. Phương pháp ..............................................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................4 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................................5 1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế .............................................................5 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế ..........................................5 1.1.1.2. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế............................................6 1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế .........................................7 1.1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất sắn...................8 1.1.2. Tên, nguồn gốc và sự phân bố cây sắn .......................................................9 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây sắn ...................................10 1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng cây sắn.....................................................................10 1.1.3.2. Giá trị kinh tế cây sắn.............................................................................11 1.1.4. Đặc điểm sản xuất của cây sắn..................................................................12 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất sắn .............14 1.1.5.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên...............................................14 1.1.5.2. Các nhân tố thuộc về sinh học................................................................14 1.1.5.3. Yếu tố kinh tế xã hội ...............................................................................15 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................17 SVTH: Lê Thị Nga v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể 1.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới.........................................................17 1.2.2. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam ..........................................................18 1.2.3. Tình hình sản xuất sắn ở tỉnh Nghệ An ...................................................20 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT SẮN Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN .....................................................................22 2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG...........................22 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................22 2.1.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................22 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình ...................................................................................22 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu.....................................................................................23 2.1.1.4. Đặc điểm thủy văn, nguồn nước ............................................................23 2.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội ........................................................................24 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động .................................................................24 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai.......................................................................25 2.1.2.3. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Thanh Chương..........................27 2.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật ..............................28 2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ....................................................29 2.1.3.1. Thuận lợi ..................................................................................................29 2.1.3.2. Khó khăn..................................................................................................30 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG ....30 2.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT SẮN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA.........33 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ ....................................................................33 2.3.1.1. Tình hình lao động ..................................................................................33 2.3.1.2. Tình hình đất đai.....................................................................................34 2.3.1.2. Vốn và tư liệu sản xuất ...........................................................................36 2.3.2. Tình hình đầu tư sản xuất sắn của các hộ điều tra .................................38 2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn ...............................................................41 2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẮN.........43 2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai.................................................................43 2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian............................................................49 SVTH: Lê Thị Nga vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể 2.5. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẮN Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG ..................53 2.5.1. Mô tả các kênh tiêu thụ sắn.......................................................................53 2.5.1.1. Đặc điểm cuả các tác nhân tham gia trong kênh tiêu thụ ...................55 2.5.1.2. Đặc điểm cấu trúc của kênh tiêu thụ sắn trên địa bàn huyện.............56 2.5.2. Tình hình sản xuất và thu mua sắn nguyên liệu của nhà máy Intimex 58 2.5.3. Những khó khăn, hạn chế về sản xuất sắn trên địa bàn huyện Thanh Chương .................................................................................................................60 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẮN Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG ..............................62 3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU ...........................................................................62 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG ....................................................63 3.2.1 Giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác...................................................63 3.2.2. Giải pháp về đất đai ...................................................................................63 3.2.3. Giải pháp về khuyến nông .........................................................................65 3.2.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng.............................................................66 3.2.5. Giải pháp về vốn .........................................................................................67 3.2.6. Giải pháp lao động .....................................................................................69 3.2.7. Giải pháp thị trường tiêu thụ ....................................................................69 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................70 I. KẾT LUẬN...............................................................................................................70 II. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................73 SVTH: Lê Thị Nga vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SVTH: Lê Thị Nga BQC Bình quân chung BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật ĐVT Đơn vị tính LĐ Lao động DT Diện tích NS Năng suất SL Sản lượng GO Gross Output (Giá trị sản xuất) MI Mixed Income (Thu nhập hỗn hợp) IC Indirect Cost (Chi phí trung gian) VA Value Adde (Giá trị gia tăng) CN - XD Công nghiệp – Xây dựng SX Sản xuất TBKT Thiết bị kĩ thuật CHH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sắn ở huyện Thanh Chương .....................................................54 Bảng 1: Tình hình sản xuất sắn một số nước trên thế giới giai đoạn 2009 – 2011 ......17 Bảng 2: Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011 .............................19 Bảng 3: Tình hình sản xuất sắn của tỉnh giai đoạn 2009 – 2011...................................21 Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh chương năm 2012 ................25 Bảng 5: Tình hình đất đai của huyện Thanh Chương năm 2012...................................26 Bảng 6: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010 – 2012 (theo giá hiện hành) ..............................................................................................27 Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của huyện qua 3 năm ..............................31 Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra......................................33 Bảng 9: Quy mô, cơ cấu đất canh tác của các hộ điều tra (Tính BQ/hộ) ......................35 Bảng 10: Tình hình trang thiết bị kĩ thuật sản xuất của các hộ điều tra ............................36 Bảng 11: Chi phí đầu tư vật chất cho 1 sào sắn.............................................................38 Bảng 12: Tình hình đầu tư sản xuất sắn của các hộ điều tra .........................................39 Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn của các hộ điều tra........................................41 Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất sắn ..........45 Bảng 15: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến sản xuất sắn .........................................50 Bảng 16: Một số chỉ tiêu qua các năm của nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex .....59 Bảng 17: Một số khó khăn đối với sản xuất sắn của các hộ được điều tra ...................60 Bảng 18: Mục tiêu sản xuất cây sắn của huyện Thanh Chương đến năm 2015............62 SVTH: Lê Thị Nga ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500m2 1 ha = 20 sào = 10.000 m2 1 tạ = 100 kg 1 tấn = 10 tạ = 1000 kg SVTH: Lê Thị Nga x Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tên đề tài: “Hiệu quả kinh tế trong sản xuất sắn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”.  Mục đích nghiên cứu + Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung hiệu quả sản xuất sắn nói riêng. + Đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu quả, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sắn hàng hóa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Chương. + Đánh giá những tiềm năng cũng như thuận lợi và thách thức của việc sản xuất sắn của địa phương. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất sắn của các nông dân tại địa phương trong thời gian tới.  Phương pháp + Phương pháp duy vật biện chứng + Phương pháp điều tra thu thập số liệu + Phương pháp phân tổ thống kê +Phương pháp thống kê mô tả và hoạch toán kinh tế + Phương pháp chuyên gia chuyên khảo  Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu + Số liệu thứ cấp: Dựa vào các báo các thống kê, các tài liệu đã điều tra, các tạp chí và các công trình nghiên cứu. +Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn 80 hộ trồng sắn ở hai xã Thanh Ngọc và xã Thanh Hương, mỗi xã phỏng vấn 40 hộ.  Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An tập trung chủ yếu ở 2 xã Thanh Hương và Thanh Ngọc. + Thời gian: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả sản xuất sắn ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong năm 2012. SVTH: Lê Thị Nga xi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể  Kết quả đạt được * Thuận lợi - Sắn là cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở địa bàn huyện, là cây trồng có giá trị kinh tế cao. - Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex đã đề ra được nhiều cơ chế chính sách để đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hình thành được các mạng lưới thu mua và vận chuyển sắn tươi trên địa bàn huyện về nhà máy. - Nhận thức của người dân được nâng lên trong việc ứng dụng các tiến bộ KHKT và sản xuất hàng hóa, hình thành được tập quán trồng sắn rải vụ. - Trồng sắn đã đem lại hiệu quả kinh tế, khai thác tốt quỹ đất, giải quyết được việc làm cho hàng ngàn lao động, đặc biệt là chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. - Diện tích sắn hàng năm được mở rộng, góp phần đáp ứng nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động thường xuyên. * Khó khăn - Các hộ nông dân chưa thực sự quan tâm đầu tư thâm canh tăng năng suất, kết quả sau 3 năm năng suất BQ có chiều hướng giảm xuống. - Sản xuất mang tính truyền thống, tuy đã áp dụng công nghệ vào sản xuất nhưng phần lớn người dân vẫn dựa vào kinh nghiệm đúc kết từ nhiều năm. - Lao động dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế. - Đầu tư cho vùng sắn chưa đồng bộ, nhiều nơi giao thông chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có tác dụng thúc đẩy mở rộng diện tích, cũng như đầu tư thâm canh. SVTH: Lê Thị Nga xii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất vật chất, cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp mà các ngành khác khó có thể thay thế được. Điều đó nói lên vai trò to lớn của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay về cơ bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, phần lớn lưc lượng lao động tập trung ở nông thôn, trình độ sản xuất còn lạc hậu. Do vậy, đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nước ta không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn là một thuộc tính bên trong lâu dài của chính sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) mở ra những triển vọng phát triển mới đồng thời cũng mở ra nhiều thách thức cho nền nông nghiệp hàng hóa cả nước. Nước ta đang chú trọng đẩy mạnh phát triển các nông sản hàng hóa: Gạo, cao su, cà phê, chè…trong đó, cây sắn đóng vai trò quan trọng, vị trí đặc biệt trong nền sản xuất hàng hóa và được phân bố trên khắp các vùng sinh thái của đất nước. Ở nước ta và nhiều nước khác tên thế giới, sắn là cây lương thực đứng hàng thứ ba sau lúa, ngô, là cây lương thực, thực phẩm…Là cây dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, năng suất ổn định và ít sâu bệnh. Trong thời gian gần đây, sắn trở thành 1 trong 7 loại hàng hóa có thể xuất khẩu của Việt Nam đem lại nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân một số địa phương, nhất là những nơi đã trồng giống sắn mới và đưa các nhà máy chế biến tinh bột sắn vào hoạt động thì hiệu quả kinh tế từ sắn là khá cao so với một số cây trồng khác có cùng điều kiện đất đai, khí hậu. Vì vậy, sắn là một trong những cây quan trọng góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tham gia đắc lực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tê, đặc biệt là ở trung du miền núi. Diện tích, sản lượng sắn ở nước ta đã tăng liên tục từ năm 2000 với diện tích 237,6 nghìn ha, sản lượng đạt 1986,3 nghìn tấn; năm 2005 diện tích đạt 425,5 nghìn ha, sản lượng 6716,2 nghìn tấn; đến năm 2011 diện tích của cả nước đạt tới 560,1 nghìn ha, sản lượng đạt 9875,5 nghìn tấn. SVTH: Lê Thị Nga 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể Trên phạm vi cả nước có khoảng trên 62 nhà máy chế biến tinh bột sắn, sản xuất cồn với tổng công suất ước khoảng 7 triệu tấn củ tươi/năm, và 6 nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang được triển khai, có trên 2000 cơ sở chế biến sắn lát, tinh bột sắn thủ công có công suất dưới 10 tấn củ tươi/ngày . Sản phẩm từ sắn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế và đời sống. Ngoài lương thực trực tiếp cho con người, thức ăn gia súc, sắn còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác như: sản xuất rượu cồn, đường glucô, bột ngọt… Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 45 km. Địa hình huyện khá phức tạp, Thanh Chương có 40 xã - thị - trong đó có 1 thị trấn và 8 xã đồng bằng. Là một vùng miền núi có điều kiện về đất đai thổ nhưỡng hết sức đa dang thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng. Cây sắn lại dễ trồng, ít kén đất…nên được trồng ở nhiều vùng trong huyện. Sản lượng năng suất tăng lên hàng năm. Mặt khác trên địa bàn huyện Thanh Chương có nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex Nghệ An, là nơi tiêu hao phần lớn lượng sắn sản xuất ra của huyện. Việc sản xuất theo hướng hàng hóa đã mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện nói chung và nâng cao đời sống cho mỗi hộ gia đình nói riêng, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất sắn hiện nay vẫn còn một số tồn tại như: Phá rừng trồng sắn, trồng sắn quảng canh cho năng suất thấp, sản phẩm chưa đa dạng, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được ổn định, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, người dân bị động trong sản xuất, trồng không theo quy định và còn truyền thống…Vì vậy điều chỉnh và khắc phục kịp thời những tồn tại và thiếu sót để phát triển và sản xuất sắn bền vững là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ những điều kiện thực tế ở địa phương tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế trong sản xuất sắn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung hiệu quả sản xuất sắn nói riêng. + Đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu quả, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sắn hàng hóa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Chương. SVTH: Lê Thị Nga 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể + Đánh giá những tiềm năng cũng như thuận lợi và thách thức của việc sản xuất sắn của địa phương. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất sắn của các nông dân tại địa phương trong thời gian tới. 3. Phương pháp + Phương pháp duy vật biện chứng: Là cơ sở phương pháp luận của mọi khoa học. Nghiên cứu các vấn đề cơ bản trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại giữa chúng và với các hiện tượng, quá trình kinh tế xã hội khác cũng như các yếu tố tự nhiên. + Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp: Dựa vào các báo các thống kê, các tài liệu đã điều tra, các tạp chí và các công trình nghiên cứu. Số liệu sơ cấp: Tôi tiến hành điều tra chọn mẫu, chọn hộ điều tra, soạn nội dung, biểu mẫu và hệ thống các câu hỏi để tiến hành phỏng vấn. Trên địa bàn huyện Thanh Chương có 40 xã và 1 thị trấn, hầu hết các xã đều có hoạt động trồng sắn nhưng quy mô là khác nhau. Tôi chọn 2 xã của huyện là xã Thanh Ngọc (vùng đồi) và xã Thanh Hương (vùng cao) là 2 xã có diện tích trồng sắn lớn và có địa hình tương đối đại diện cho các xã của huyện. Mỗi xã chọn 40 hộ để điều tra bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên không lặp lại. + Phương pháp phân tổ thống kê: sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu điều tra, từ đó nhận biết tính quy luật kinh tế của quá trình sản xuất. Bằng phương pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các yếu tố riêng như giá trị gia tăng, chi phí trung gian… Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc, do đó sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu các yếu tố trong mối liên hệ với nhau và trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế. + Phương pháp thống kê mô tả và hoạch toán kinh tế: dựa vào các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thu thập được trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu để hệ thống hoá các số liệu dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. SVTH: Lê Thị Nga 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể + Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các cán bộ địa phương, các hộ sản xuất giỏi và các công trình nghiên cứu đã được ứng dụng. 4. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An tập trung chủ yếu ở 2 xã Thanh Hương và Thanh Ngọc. + Thời gian: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả sản xuất sắn ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong năm 2012. SVTH: Lê Thị Nga 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần cả mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nó gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất, tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Theo GS Paul A.Samuelson: “ Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của con người”. Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã được xác định”. GS.TS Ngô Đình Giao lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tổ chức cao nhất của sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước”. Như vậy có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, mỗi quan điểm lại có một góc độ nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên xét cho cùng chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế là so sánh thành quả đạt được và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với toàn bộ chi phí bỏ ra, kết quả so sánh càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại kết quả so sánh càng thấp thì hiệu quả càng thấp. SVTH: Lê Thị Nga 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể Theo Fassell (1957) và một số nhà kinh tế khác thì chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong hoạt động sản xuất. Nếu hoạt động sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ thì đó chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị sản phẩm đầu vào hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hoặc công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất… Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ chuyên môn tay nghề và kinh nghiệm trong việc sử dụng đầu vào để sản xuất. Nó phụ thuộc nhiều vào bản chất, kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất bằng 1, tất cả các điểm nằm trên đường đồng lượng đều đạt hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả phân bổ (hiệu quả về giá AE) là chỉ riêng hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và giá đầu vào được tính đến để phân bổ giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí đầu vào hoặc nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ chính là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và giá của các sản phẩm đầu ra trong quá trình sản xuất. Như vậy, hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng phối hợp các đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả phân bổ đạt cao nhất cũng bằng 1, tất cả các điểm nằm trên đường đồng phí đều đạt hiệu quả phân bổ. Như vậy hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là hai mặt riêng biệt nhưng thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau của hiệu quả kinh tế. 1.1.1.2. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân một doanh nghiệp, một cá nhân nào đó mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Do đó việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kỳ sản xuất là rất quan trọng và không thể thiếu đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. SVTH: Lê Thị Nga 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta biết được mức độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất đã hiệu quả hay chưa, đã tối thiểu hóa các chi phí sản xuất hay chưa. Đồng thời biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả/hiệu quả đó để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý. Đánh giá hiệu quả kinh tế còn là căn cứ để xác định các mục tiêu phương hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được sự tăng trưởng cao trong sản xuất trên cơ sở những cái đạt được và những cái chưa đạt được. Xét đến cùng đánh giá hiệu quả kinh tế là căn cứ thực hiện tái sản xuất mở rộng và có hiệu quả hơn. 1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất. Do đó muốn xác định được hiệu quả kinh tế thì ta phải xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động, vốn, nguyên vật liệu… Tùy theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc có thể tính chi phí cho từng yếu tố. Sau khi xác định được kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế bằng các phương pháp sau: Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra H = K/C H: Hiệu quả kinh tế K: Kết quả sản xuất C: Chi phí bỏ ra Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét một đơn vị nguồn lực sử dụng tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả hay một đơn vị kết quả tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Theo phương pháp này cũng giúp chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau, các đơn vị, các ngành sản xuất khác nhau và qua các thời kỳ khác nhau. SVTH: Lê Thị Nga 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa phần kết quả tăng thêm và phần chi phí tăng thêm. H = ∆K/∆C ∆K: Phần tăng thêm của kết quả sản xuất ∆C: Phần tăng thêm của chi phí sản xuất Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại. Phương pháp này thường áp dụng để tính hiệu quả trong đầu tư thâm canh, xác định khối lượng tối đa hóa sản xuất. 1.1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất sắn  Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất sắn * Giá trị sản xuất (GO): Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm. GO = Qi*Pi Trong đó: Qi: Là sản phẩm loại i Pi: Là đơn giá sản phẩm loại i * Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí vật chất và dịch vụ mà các ngành sản xuất tạo ra trong một chu kì sản xuất. IC = Cj * Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ mà ngành sản xuất tạo ra trong một chu kì sản xuất. Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. VA = GO – IC Trong đó : Cj là các khoản chi phí thứ j * Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = GO – C Trong đó C là chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh. Bao gồm chi phí trực tiếp (TT) là chi phí bằng tiền mặt để tiến hành sản xuất như mua vật tư, thuê lao động, thuê dịch vụ; lãi vay ngân hàng (i); khấu hao TSCĐ (De). C = TT + i + De  Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất sắn * Năng suất sắn (N): Chỉ tiêu này cho biết trung bình một năm thu được bao nhiêu kg sắn trên một đơn vị diện tích trồng sắn. SVTH: Lê Thị Nga 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể N = Q/S Trong đó: Q: Là tổng sản lượng sắn trong năm S: Là diện tích gieo trồng sắn * Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Phản ánh một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. * Tỷ suất giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Phản ánh một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. * Tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): Phản ánh một đồng giá trị sản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. * Tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (MI/IC): Phản ánh cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. 1.1.2. Tên, nguồn gốc và sự phân bố cây sắn Sắn còn có tên là khoai mì (có tên trong các ngôn ngữ khác như: Cassava, tapioca, yucca, mandioka, manioc, kappa, aipim…) là cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm, thuộc họ Đại kích. Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brasil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965). Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được SVTH: Lê Thị Nga 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan