Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trên địa bàn huyện thạch hà – tỉnh hà tĩnh...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trên địa bàn huyện thạch hà – tỉnh hà tĩnh

.PDF
88
508
92

Mô tả:

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BVTV : Bảo vệ thực vật NN : Nông nghiệp DT : Diện tích NS : Năng suất SL : Sản lượng SLh : Số hộ NSBQ : Năng suất bình quân DTBQ : Diện tích bình quân DTGT : Diện tích gieo trồng DTCT : Diện tích canh tác ĐVT : Đơn vị tính BQ : Bình quân BQC : Bình quân chung BTB & DHMT : Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung ĐBSH : Đồng bằng sông hồng TD & MNPB : Trung du và miền núi phía Bắc ĐNB : Đông Nam Bộ TN : Tây Nguyên ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long LĐ : Lao động TP : Thành phố STT : Số thứ tự HTX : Hợp tác xã HQKT : Hiệu quả kinh tế CN-TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp TM-DV : Công nghiệp – Dịch vụ DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1: Mùa vụ gieo trồng và thu hoạch lạc trên địa bàn huyện Thạch Hà ................40 Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ của nhóm hộ trồng lạc ..............................................................59 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Sản lượng lạc của một số nước đứng đầu trên thế giới....................................11 Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 ............13 Bảng 3: Dân số và cơ cấu lao động huyện Thạch Hà....................................................21 Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Thạch Hà .............................................23 Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng trên toàn huyện Thạch Hà...................................................................................................................29 Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của huyện Thạch Hà ................................33 Bảng 7: Cơ cấu một số giống lạc trên địa bàn huyện Thạch Hà niên vụ 20102011 ...............................................................................................................34 Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra......................................36 Bảng 9: Quy mô, cơ cấu đất đai của các hộ điều tra .....................................................37 Bảng 10: Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật chính của các hộ điều tra ...........38 Bảng 11: Chi phí sản xuất lạc của các hộ điều tra.........................................................42 Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra.....................................45 Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất một số cây trồng của các hộ điều tra .............48 Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất.................50 Bảng 15: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất ............52 Bảng 16: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lạc .......................54 ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1sào = 500m2 1ha = 10.000m2 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Qua quá trình thực tập tại địa phương, được sự hướng dẫn của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thạch Hà, cùng với quá trình đi thực tế của mình và sự hỗ trợ của thầy giáo hướng dẫn thực tập, tôi đã lựa chọn đề tài “HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ - TỈNH HÀ TĨNH” Mục tiêu chính của việc nghiên cứu là: - Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn huyện Thạch Hà để từ đó biết được hiệu quả sản xuất và thực trạng tiêu thụ lạc tại địa phương. - Nắm rõ những thuận lợi, khó khăn và những hạn chế ttrong việc sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ trồng lạc tại địa phương nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở Huyện Thạch hà – tỉnh Hà Tĩnh. - Đề xuất một số giải pháp,kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy những lợi thế của địa phương. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Để thực hiện đề tài này, ngoài số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp thu thập được, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc được thu thập trong quá trình điều tra phỏng vấn 60 hộ sản xuất lạc trên địa bàn hai xã Thạch Lạc và Thạch Xuân, đồng thời tham khảo một số sách báo, tạp chí, website có liên quan. Nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc, trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp duy vật biện chứng và tư duy logic. + Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế. + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. +Xử lý số liệu trên excel bằng việc dùng mô hình hàm hồi quy Cobb – Douglas. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế kinh tế hội nhập ngày càng cao và diễn biến phức tạp của khí hậu toàn cầu thì vấn đề an ninh lương thực là một mối lo ngại lớn của các nước trên thế giới. Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm luôn là một mối quan tâm lớn của Nhà nước cũng như của nhân dân ta. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn mặc, người dân còn phấn đấu tìm cách phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất của mình và cây lạc là một trong những hướng phát triển mới của người dân. Cây lạc là cây thực phẩm có nhiều công dụng đồng thời là cây công nghiệp có giá trị, có nhiều tác dụng lớn trong sản xuất cũng như tiêu dùng và có nhu cầu lớn. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự phát triển của kinh tế thị trường thì sản phẩm nông nghiệp phải mang tính hàng hoá cao, sản phẩm phải đảm bảo chỉ tiêu về chất lượng và số lượng. Với tiềm năng vốn có của nó trong thời gian tới cây lạc sẽ có giá trị lớn và sẽ đem vào thay thế cho những cây trồng khác có hiệu quả thấp. Ở huyện Thạch Hà, lạc là cây trồng mang lại giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, cây lạc còn đem lại giá trị dinh dưỡng cao và là sản phẩm để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp do sự nóng dần lên của trái đất, hạn hán, mưa lũ xảy ra làm cho người nông dân không phản ứng kịp. Hơn nữa, việc sử dụng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, vôi, thuốc BVTV còn chưa ổn định, chất lượng chưa đảm bảo, quy trình kĩ thuật còn thụ động bảo thủ theo kiểu truyền thống, việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật còn lúng túng. Chính điều này làm cho hoạt động sản xuất lạc của người dân địa phương Thạch Hà chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trên địa bàn huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu. Để thấy rõ hơn về hiệu quả sản xuất và những khó khăn trong sản xuất lạc hiện nay tại địa phương và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó. 1 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn sản xuất lạc và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc. - Đánh giá những tiềm năng cũng như thuận lợi và thách thức của việc sản xuất lạc ở địa phương. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở Huyện Thạch hà – tỉnh Hà Tĩnh. - Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các nông hộ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy những lợi thế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trong thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh. Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Thạch Hà - tĩnh Hà Tĩnh Về thời gian: số liệu thu thập năm 2011, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trong năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: là phương pháp nhằm nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nó yêu cầu các hiện tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau một cách khoa học, khách quan và logic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là trong sự phát triển không ngừng và sự vận động của các sự vật, hiện tượng qua các thời kì khác nhau. - Phương pháp thu thập số liệu + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: được thu thập từ điều tra phỏng vấn 60 hộ sản xuất trên địa bàn huyện, với hai xã đặc trưng là xã Thạch Xuân và Thạch Lạc ở địa bàn nghiên cứu, bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ vào nội dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Huyện Thạch Hà năm 2011, số liệu phòng nông nghiệp huyện, số liệu thống kê của huyện về tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với hoạt động sản xuất lạc 2 nói riêng và một số tạp chí sách báo, internet… Từ đó xử lý số liệu trên phần mềm Excel bằng việc dùng mô hình hàm hồi quy Cobb – Douglas. - Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: dựa vào các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thu thập được trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu để hệ thống hóa các số liệu dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, các cán bộ lãnh đạo địa phương am hiểu về nông nghiệp, đặc biệt là trong trồng lạc. 5. Cấu trúc đề tài Ngoài các phần Đặt vấn đề, Kết luận kiến nghị, Phụ lục, Tài liệu tham khảo nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương II: Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trên địa bàn huyện Thạch Hà– tỉnh Hà Tĩnh. Chương III: Định hướng và giải pháp. 6. Hạn chế của đề tài Trong quá trình nghiên cứu đề tài tuy đã đạt được một số kết quả đặt ra nhưng còn một có hạn chế cần khắc phục: - Do thời gian nghiên cứu trong một chu kì sản xuất kinh doanh nên tính chính xác chưa cao, để giải quyết được những khó khăn của sản xuất cần nghiên cứu qua nhiều chu kỳ từ đó sẽ có hướng giải quyết tốt. - Những người được điều tra, thu thập số liệu là các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ chưa thực sự quan tâm đến sản xuất theo hướng hàng hoá vì vậy họ không chú trọng chi tiết từng khoản mục đầu tư và luôn mang tính chất chung chung nên số liệu cung cấp chưa thực sự chính xác ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu từ đó khó đưa ra được giải pháp hữu hiệu cho vấn đề sản xuất của chính người dân sản xuất lạc tại địa phương. - Trong suốt quá trình điều tra nghiên cứu, tôi đã hết sức cố gắng hoàn thiện. Nhưng do còn hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1.Khái niệm hiệu quả kinh tế(HQKT) Khi đề cập đến hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp như lao động, đất đai, vốn hạt giống, phân bón chúng ta thường hay nói đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các nguồn lực đó. Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh có hạch toán kinh tế. Bởi vì nó là điều kiện quan trọng quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hiệu quả kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế. Theo tiến sĩ nguyễn Mạnh Tiến thì: “Hiệu quả kinh tế là phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã xác định”. Trong kinh tế học vi mô giáo sư – tiến sĩ Ngô Đình Giao đã viết: “Hiệu quả kinh tế là hiệu quả cao nhất của mọi sự lựa chọn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Theo Farell (1957), Fchultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis(1993 cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa hiệu quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân tài, tiền vốn, nguyên vật liệu…)” để đạt được kết quả đó các nhà học giả trên đều cho rằng phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật (Technical), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative eftciency) và hiệu quả kinh tế (Economic eftciency). Trong giáo trình Kinh tế Nông nghiệp -tác giả Phạm Văn Đình nêu rõhiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó người sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem 4 xét việc sử dụng các nguồn lực. Chỉ khi nào nguồn lực đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. - Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật có liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. - Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hoá chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá. Nếu xét trên phương diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa một bên là kết quả đạt được và một bên là chi phí bỏ ra. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí sản xuất trong điều kiện nguồn tài nguyên có hạn. Như vậy, cần thấy được kết quả thu được rất đa dạng, có thể trên phương diện kinh tế, tài chính và xã hội như giảm thất nghiệp, cải thiện được môi trường sinh thái. Do đó hình thành nên hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa toàn bộ chi phí mà xã hội bỏ ra, bao gồm nguồn lực, vật lực, tài lực và sự phá huỷ môi trường sinh thái… và kết quả mà xã hội nhận được như tạo việc là, tăng thu nhập, cải thiện môi trường sinh thái. Hiệu quả kinh tế - xã hội là mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được cả về mặt kinh tế và xã hội. Như vậy, hiệu quả kinh tế thuộc phạm trù kinh tế - xã hội. Nó vừa thể hiện tính lý luận khoa học vừa là yêu cầu cơ bản của quá trình sản xuất trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường. Bản chất của nó là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. 5 Song bên cạnh đó, bản chất của hiệu quả kinh tế còn chịu sự chi phối rõ nét của bản chất xã hội. Trong từng chế độ xã hội khác nhau tác động khác nhau làm cho bản chất hiệu quả kinh tế khác nhau. Trong chế đọ tư bản chủ nghĩa thì mục đích của nền kinh tế là giá trị thặng dư, trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì con người luôn được đặt vào vị trí hàng đầu, mục đích là nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của con người, như vậy hiệu quả kinh tế phải gắn liền với hiệu quả xã hội. 1.1.1.2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế - Nghiên cứu hiệu quả kinh tế để biết được mức độ sử dụng các nguồn lực như thế nào để có thể cho ra nhiều sản phẩm nhất với chi phí trên một đơn vị sản phẩm đó là nhỏ nhất. - Trong nông nghiệp thì nghiên cứu hiệu quả kinh tế nhằm mục đích tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sản xuất không đạt hiệu quả. Từ đó có thể điều chỉnh các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý nhất để mang lại năng suất và sản lượng cao nhất. Đồng thời giá trị trên mỗi sản phẩm cũng phải được tăng lên bằng cách đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích và tiết kiệm chi phí. - Làm căn cứ để xác định phương hướng tăng trưởng cao (nếu HQKT thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao HQKT, nếu đạt HQKT cao thì tăng sản lượng bằng việc đổi mới công nghệ). 1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Trong sách Kỹ năng quản lý doanh nghiệp của tác giả Th.s Nguyễn Thơ Sinh: “Hiệu quả kinh tế luôn của một hiện tượng hay quá trình kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn…) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế theo các phương pháp sau: - Phương pháp 1: HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. H=Q/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả đạt được C: Chi phí bỏ ra 6 Đây là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả đạt được và chi phí sản xuất, nó phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra sản phẩm nhằm thõa mãn nhu cầu người sản xuất. - Phương pháp 2: HQKT là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. H=∆Q/∆C Trong đó: ∆Q: Là kết quả tăng thêm ∆C: Là chi phí tăng thêm 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể phải bỏ ra để đạt được kết quả đó trong các điều kiện nhất định. Có nghĩa là kết quả mà chủ thể nhận được càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Do đặc thù của ngành trồng trọt mà đặc biệt là các cây công nghiệp ngắn ngày như cây lạc thì chi phí đầu tư ban đầu thấp, tư liệu sản xuất giá trị nhỏ được sử dụng trong rất nhiều năm và trong nhiều hoạt động sản xuất khác nhau nên khi tính toán các khoản chi phí trong đầu tư sản xuất lạc gặp nhiều khó khăn. * Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc - Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lạc + Tổng giá trị sản xuất (GO) là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thu được mà lao động tạo ra trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định. GO=∑Qi*Pi Trong đó: Q: Khối lượng sản phẩm thứ i P: Giá của sản phẩm thứ i Giá trị sản xuất bình quân/sào: GO/sào = ∑ GO * DTGT/DTCT(sào) + Chi phí vật chất và dịch vụ (IC): là toàn bộ chi phí thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. 7  Chi phí vật chất là chi phí do các hộ gia đình bỏ ra, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu (chính, phụ), nhiên liệu, giá trị công cụ lao động, vật rẻ tiền mau hỏng phân bổ trong năm…  Chi phí dịch vụ là chi phí cần qua các hoạt động dịch vụ như thuê lao động, chi phí thú y, cước phí vận chuyển, chi phí tuyên truyền quảng cáo, chi phí dịch vụ trả ngân hàng tín dụng, các chi phí dịch vụ khác… + Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (VA) là chỉ tiêu phản ánh giá trị tăng thêm so với chi phí mua ngoài bỏ ra. VA = GO – IC Chi phí trung gian bình quân /sào: IC/sào = ∑IC * DTGT/GTGT (sào) Giá trị tăng thêm bình quân/sào: VA/sào = ∑ GO * DTGT/∑DTGT - ∑IC * DTGT/∑DTGT(sào) + Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = GO – C Trong đó C là chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí để tiến hành sản xuất kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (Ctt) cộng với lãi vay ngân hàng (i) và khấu hao tài sản cố định (De). C = Ctt + i + De Ctt là toàn bộ chi phí sản xuất của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh như mua vật tư, giống, phân bón. Các khoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường. - Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất + Năng suất trồng lạc (N) phản ánh ánh khối lượng sản phẩm tạo ra trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong một chu kỳ sản xuất nhất định. N =Q / S Trong đó: Q: Khối lượng sản phẩm tạo ra. S: Diện tích gieo trồng. + Giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Hiệu suất này càng lớn thì sản xuất càng có hiêu quả. + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng chi phi phí trung gian đầu tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Hiệu suất này càng cao thì sản xuất càng có hiệu quả. 8 + Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian (MI/IC) : chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra cho bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Là chỉ tiêu quan trọng trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng. Xây dựng cơ sở hàm sản xuất Cobb – Douglas. Y=eAX1α1X2α2…Xnαn Sau khi log tự nhiên hai vế, ta được hàm hồi quy là: LnY = A + α1LnX1 + α2LnX2 +… + αnLnXn Từ các kết quả hồi quy đạt được phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào trong sản xuất đến năng suất để thấy rõ hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Đặc điểm, vai trò và giá trị kinh tế của cây lạc 1.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên của cây lạc Lạc còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng, có tên khoa học là Arachis Hypogaea- là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Nó là loài cây thân thảo cao khoảng từ 30 – 50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1-7 cm và rộng 1-3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3-7 cm, chứa 1-4 hạt (ánh), và quả (củ) thường dấu xuống đất để phát triển. Trong danh pháp khoa học của loài cây này thì phần tên chỉ tính chất loài có hypogaea nghĩa là "dưới đất" để chỉ đặc điểm quả được dấu dưới đất. Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ đậu, có giá trị dinh dưỡng cao, được phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt_(Vi.Wikipedia.org). 1.1.3.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây lạc Về quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc - Thời kỳ nảy mầm: Khi hút đủ nước sau 24 đến 48 giờ thì thành phần sinh hoá trong lạc biến đổi. Mầm phôi rễ phá vỡ vỏ lụa hướng sâu vào đất vươn dài và nhanh. Khi thân có 3 lá thật thì bộ rễ phát triển hoàn chỉnh, có đủ rễ chính, hệ rễ phụ và nốt sần dần hình thành và hoạt động. - Thời kỳ cây con và trước khi ra hoa: Đây là thời kỳ phát triển hoàn thiện bộ rễ. Giai đoạn này cần bổ sung lượng đạm cho lạc do mất đi hai lá mầm. Nên bón 2/3 lượng đạm và 1/2 lượng vôi trong thời kỳ này. Độ ẩm thích hợp là 65%. 9 - Thời kỳ ra hoa đâm tỉa: Đây chính là thời kỳ cây lạc phát triển mạnh nhất. Bộ rễ và vi khuẩn hoạt đông mạnh. Chúng ta cần chú ý cân bằng hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực trong giai đoạn này. Có đến 75 - 90% số quả tập trung ở cành cấp một và trên cành cấp 2. Vì vậy, giải pháp kỹ thuật tốt nhất trong giai đoạn này là vun gốc cho cây lạc. Nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn này khá cao, đặc biệt là nhu cầu về đạm(N) và kali (K). - Thời kỳ làm quả và chín: Sau khi thụ phấn 6 ngày thì các tia bắt đầu đâm vào đất và phát triển dần dần thành quả. Khi thành quả thì cây dần dần mất nước, vỏ cứng lại, các chất trong quả và hạt bắt đầu bước vào thời kỳ tích luỹ dầu và Protein. Thời kỳ này tia lạc bắt đầu có khả năng hút trực tiếp P2O5 và Ca nên cây cần được bón thêm đạm và lân (chiếm 1/2 tổng lượng phân). Ngoài ra, quá trình chăm sóc cần cải tạo cho đất tơi xốp, vun gốc cho lạc để tia đưa bầu hoa vào đất. 1.1.3.3. Giá trị của cây lạc a. Giá trị dinh dưỡng Lạc là một nguồn thực phẩm quý đóng góp một tỷ lệ đáng kể các thành phần chất béo và Protein vào khẩu phần ăn hằng ngày cho con người và là nguồn cung cấp dầu ăn chủ yếu ở nước ta. Lạc mang lại nhiều lợi ích, tất cả các bộ phận của cây lạc đều có tác dụng và được con người tận dụng vào các mục đích khác nhau trong đời sống cũng như trong sản xuất. Sản phẩm chính của lạc là hạt lạc. b. Giá trị kinh tế của cây lạc Là cây công nghiệp ngắn ngày, có thể được canh tác trên nhiều loại đất khác nhau, thích hợp với nhiều loại khí hậu khác nhau, sản phẩm từ lạc có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn nên giá cao. Điều đó mang lại cho lạc tính ưu việt so với những loại cây trồng khác. Hạt lạc vừa có thể làm thức ăn trực tiếp vừa là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm.Dầu lạc được dùng trong công nghiệp thực phẩm như làm bánh kẹo, làm bơ… cũng như trong công nghiệp chế biến xà phòng. Phụ phẩm của cây lạc (khô dầu) là thức ăn rất tốt cho chăn nuôi gia súc gia cầm và có thể được ủ thành phân xanh hữu cơ cải tạo đất nghèo dinh dưỡng. Là cây thuộc họ đậu nên rễ lạc có khả năng cố định đạm trong tự nhiên, góp phần cải tạo và tăng độ phì cho đất từ hàm lượng đạm khá cao mà nó tự tổng hợp được. 10 1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Khái quát tình hình sản xuất lạc trên thế giới Trong các cây lấy dầu, lạc có diện tích, sản lượng đứng thứ hai sau đỗ tương và được trồng khắp các châu lục. Châu Á, là nơi có diện tích trồng, sản lượng lạc cao nhất, chiếm trên 60% sản lượng lạc của thế giới. Châu Phi đứng thứ hai chiếm 30%, các châu lục khác rất ít (châu Mỹ 5%, châu Âu 0,22%). Trong số các nước trồng lạc thì Trung Quốc, Mỹ là những nước có sản lượng lạc hàng năm cao nhất (trên 1triệu tấn/năm). Một số nước như Dimbabue, Camơrun (Châu Phi) có sản lượng lạc rất thấp, chỉ đạt 0,17 triệu tấn/năm. Ấn Độ là quốc gia có diện tích trồng lạc đứng đầu thế giới (8,1 triệu ha) song sản lượng hàng năm thấp, chỉ đạt 6,6 triệu tấn vì năng suất lạc chỉ đạt 6,9 – 9,98 tạ/ha. Trung Quốc có diện tích trồng lạc chỉ hơn nửa Ấn Độ (4,3 triệu ha) nhưng hàng năm đạt 13,09 triệu tấn, đứng đầu thế giới. Còn Mỹ tuy có diện tích gieo trồng thấp (0,59 triệu ha) nhưng nhờ có các giống lạc cao sản nên sản lượng hàng năm cao (đạt 1,8 triệu tấn/năm) đứng thứ 3 trên thế giới. Trong 25 nước trồng lạc ở châu Á, Việt Nam đứng ở vị trí thứ năm về sản lượng lạc hàng năm. Trong các thập kỷ 60, 70, 80 của thế kỷ XX diện tích, năng suất và sản lượng lạc của nước ta còn thấp. Đến thập kỷ 90 của thế kỷ XX, diện tích, năng suất, sản lượng lạc của nước ta tăng nhanh, trong vòng 10 năm năng suất lạc tăng gần 30%. Bảng 1: Sản lượng lạc của một số nước đứng đầu trên thế giới STT Quốc gia Sản lượng(tấn) 1 Trung Quốc 2 Ấn Độ 6.600.000 3 Hoa Kỳ 1.800.000 4 Ngeria 3.835.600 5 Indonesia 1.475.000 6 Myanmar 1.000.000 7 Argentina 714.286 8 Việt Nam 490.000 9 Sudan 460.000 10 Chad 450.000 Thế giới 13.090.000 34.856.007 (Nguồn: Food And Agricultural Organization of United Nations: Economic And Social Department: The Statistical Devision, 2008) 11 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam Ở Việt Nam cây lạc có mặt ở 59/63 tỉnh thành, chia thành 5 khu vực chính: Vùng Trung du miền núi phía Bắc, với tổng diện tích 50.800 ha; Khu vực Bắc Trung Bộ là vùng trọng điểm sản xuất lạc với 107.200 ha, đạt 184,8 - 204,2 nghìn tấn lạc/năm; Khu vực Đồng bằng sông Hồng có khoảng 34,5 ha; Vùng Cao nguyên Nam Bộ với ha; và Vùng Đông Nam Bộ có 29.800 ha. Do điều kiện thuận lợi, phù hợp cho việc canh tác nên lạc được trồng ở mọi miền trên cả nước, trên cả 7vùng sinh thái, trong đó lạc chủ yếu tập trung ở khu vực BTB & DHMT, ĐBSH, TD & MNPB và ĐNB, cả 4 vùng này có diện tích lạc chiếm 3/4 diện tích lạc cả nước. Song điều kiện mỗi vùng riêng biệt nhau nên năng suất, sản lượng ở mỗi vùng là khác nhau.Tình hình sản xuất lạc Việt Nam được thể hiện ở bảng 2. Vùng có diện tích trồng lạc cao nhất cả nước là BTB & DHMT với tổng diện tích canh tác năm 2008 đạt 107,2 nghìn ha (chiếm 42% so với tổng diện tích cả nước), và sản lượng cũng dẫn đầu cả nước với 204,2 nghìn tấn (chiếm trên 385 tổng sản lượng cả nước). Đứng thứ hai về diện tích là vùng TD & MNPB với tổng diện tích canh tác năm 2008 đạt 50,8nghìn ha (chiếm 20% tổng diện tích cả nước). ĐBSCL và ĐNB diện tích thấp nhưng năng suất ở hai vùng này cao hơn những vùng khác và cao nhất lên đến 3,2 tấn/ha. Nhìn chung cây lạc được phân bố ở khắp các cùng trên cả nước với mức diện tích và sản lượng tương ứng từng vùng là khác nhau do điều kiện về đất đai, thời tiết khí hậu và điều kiện kinh tế mỗi vùng tạo nên đặc trưng riêng của cây lạc đối với mỗi vùng. 12 Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Việt Nam giai đoạn 2006– 2008 Vùng 1.Cả nước 2.ĐBSH 3.TD&MNPB 4.BTB&DHMT 5.TN 6.ĐNB 7.ĐBSCL ĐVT DT Nghìn ha NS Tấn/ha SL Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 246,7 254,5 256,0 1,9 2,0 2,1 Nghìn tấn 462,5 510,0 533,8 DT Nghìn ha 33,0 34,7 34,5 NS Tấn/ha 2,2 2,3 2,4 SL Nghìn tấn 73,7 78 82,5 DT Nghìn ha 41,6 44,2 50,8 NS Tấn/ha 1,4 1,6 1,7 SL Nghìn tấn 60,1 70,2 86,7 DT Nghìn ha 107,1 111,2 107,2 NS Tấn/ha 1,7 1,8 1,9 SL Nghìn tấn 184,8 204 204,2 DT Nghìn ha 23,1 21 19,9 NS Tấn/ha 1,4 1,6 1,6 SL Nghìn tấn 33,1 32,9 32,2 DT Nghìn ha 29,9 29,8 29,7 NS Tấn/ha 2,5 2,8 2,9 SL Nghìn tấn 75,0 82,0 84,9 DT Nghìn ha 12,0 13,6 13,9 NS Tấn/ha 3,0 3,2 3,1 SL Nghìn tấn 35,8 42,9 43,3 13 1.2.3 Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Vùng nguyên liệu và đặc tính sản phẩm Theo thống kê của quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (IFAD)hiện nay năng suất lạc bình quân cả tỉnh Hà Tĩnh 17,77 tạ/sào, tương đương 0,89 tạ/sào Trung bộ, có hộ năng suất lạc đạt 1,3 tạ/sào đến 1,5 tạ/sào. Điều này cho thấy năng suất lạc đang biến động theo chiều hướng ngày càng tốt lên. Với diện tích hiện có là 21.000 ha cho sản lượng hàng năm là 45.000 tấn. Quy hoạch đến năm 2015, diện tích trồng lạc sẽ là 26.665 ha, hứa hẹn một sản lượng lạc hàng năm cao hơn nữa. Sản phẩm lạc Hà Tĩnh ít có hạt lép, tỉ lệ hạt có nhân trên 98%, tỉ lệ nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lên đến 90%. Lạc thương phẩm của hà Tĩnh có vị béo ngậy, hàm lượng tinh dầu cao, lạc có mùi thơm đặc trưng. Hiện nay lạc ở Hà Tĩnh đạt gần 45.000 tấn/năm, 90% sản phẩm lạc được bà con nông dân đem ra thị trường tiêu thụ. Sản phẩm làm ra không được bán trực tiếp cho những cơ sở thu mua lớn hoặc các công ty chế biển trong tỉnh, mà được bán cho thu gom nhỏ địa phương; trải qua nhiều khâu trung gian khác nhau khi đó lạc mới đến được tay người tiêu dùng cuối cùng. Thi trường tiêu thụ lạc lớn nhất của Hà Tĩnh là Trung Quốc và đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. 14 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ – TỈNH HÀ TĨNH 2.1.TÌNH HÌNHCƠ BẢN CỦA HUYỆN THẠCH HÀ 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Báo cáo đề án xây dựng Nông thôn mới huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu rõ một số tình hình cơ bản về huyện Thạch Hà hiện nay. Thạch Hà là huyện nằm ở vị trí gần trung tâm và bao bọc xung quanh Thành Phố Hà Tĩnh, Thị trấn Thạch Hà nằm sát về phía Bắc của Thành Phố Hà Tĩnh và cách Thành phố Vinh 45 km. Toạ độ đại lý của huyện nằm trong khoảng từ 18010’03’’ đến 18029’ Vĩ độ Bắc và 105038’ đến 106002’ Kinh độ Đông - Phía Đông Bắc giáp huyện Lộc Hà và Biển Đông; phía Tây Bắc giáp huyện Can Lộc - Phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên và Thành phố Hà Tĩnh. - Phía Tây giáp huyện Hương Khê. - Phía Đông giáp huyện Cẩm Xuyên và Biển Đông. Chiều dài của huyện từ Bắc vào Nam khoảng 33 km và chiều rộng từ Đông sang Tây khoảng 29 km. Toàn huyện có 30 xã và một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 2382,49 ha, chiếm 6,71% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Thi trấn Thạch Hà là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của huyện, nằm hai bên quốc lộ 1A và giáp với thành phố Hà Tĩnh. Thạch Hà có hệ thống giao thông rất phong phú và đa dạng nối liền các vùng trong huyện và với các huyện thị khác, tuyến quốc lộ 1A chạy dọc theo huyện nối với Thành Phố Hà Tĩnh và huyện Can Lộc, Tỉnh lộ 3 nối Thạch Hà với Hương Khê, tỉnh lộ 17, 2, 27... nối liền các xã trong huyện, các tuyến đường sông: sông Nghèn ( sông Đò Điệm, sông Hộ Độ), sông Cày, sông Rào Cái... nối các nhánh sông về cảng Cửa Sót, cảng Hộ Độ... Với vị trí địa lý như vậy tạo như vậy, tạo điều kiện rất thuận lợi cho giao lưu với các tỉnh, các trung tâm kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Đối với hoạt động sản xuất 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan