Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa th...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
83
375
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC Ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HÀ THỊ TỜN KHÓA HỌC: 2011 - 2015 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC Ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Hà Thị Tờn PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa Lớp: K45 KTNN Niên khóa: 2011 - 2015 HUẾ, 2015 MỤC LỤC Trang PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................1 1.1.Lý do chọn đề tài .............................................................................................................................1 1.2.Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................................2 1.3.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................2 1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 PHẦN II : NÔI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC......................................................4 1.1.Lý luận cơ bản về cây lạc .............................................................................................................4 1.1.1.Nguồn gốc, xuất xứ của cây lạc..............................................................................................4 1.1.2.Đặc điểm kỹ thuật trồng lạc....................................................................................................4 1.1.3.Giá trị dinh dưỡng của cây lạc ...............................................................................................6 1.1.4.Giá trị kinh tế của cây lạc .........................................................................................................7 1.2.Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế sản xuất lạc................................................................8 1.2.1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế ...............................................................................................8 1.2.2.Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ...............................................................................................10 1.2.3.Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ........................................................................10 1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ............................11 1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả sản xuất lạc .............................12 1.2.5.1.Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên.............................................................................12 1.2.5.2.Các yếu tố sinh học ..............................................................................................................13 1.2.5.3.Các yếu tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................14 1.3.Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế.....................................15 1.3.1.Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam....................................................................................15 1.3.2.Tình hình sản xuất lạc ởtỉnh Thừa Thiên Huế.............................................................17 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .....................................................................18 2.1.Tình hình cơ bản của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................................................................................................18 i 2.1.1.Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................................18 2.1.1.1.Vị trí địa lí ................................................................................................................................18 2.1.1.2.Địa hình, thổ nhưỡng..........................................................................................................18 2.1.1.3.Đặc điểm khí hậu ..................................................................................................................19 2.1.1.4.Điều kiện thủy văn ...............................................................................................................19 2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội của phường............................................................................19 2.1.2.1.Dân số, lao động và phân bố dân cư.............................................................................19 2.1.2.2.Tình hình về đất đai của phường trong 3 năm 2012 – 2014 ............................22 2.1.2.3.Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kĩ thuật ................................................................24 2.1.2.4.Tình hình phát triển kinh tế ............................................................................................25 2.1.3.Đánh giá chung..........................................................................................................................28 2.1.3.1.Thuận lợi ..................................................................................................................................28 2.1.3.2.Khó khăn ..................................................................................................................................29 2.2.Tình hình sản xuất lạc của phường Hương Chữ ............................................................30 2.3.Hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra .........................................................................31 2.3.1.Nguồn lực sản xuất của hộ điều tra..................................................................................31 2.3.1.1.Tình hình nhân khẩu và lao động..................................................................................31 2.3.1.2.Tình hình sử dụng đất đai.................................................................................................32 2.3.1.3.Tình hình trang bị vật chất kĩ thuật .............................................................................33 2.3.2.Tình hình đầu tư thâm canh của các nhóm hộ điều tra ..........................................35 2.3.2.1.Tình hình sử dụng giống lạc của các nhóm hộ điều tra.......................................35 2.3.2.2.Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV của các nhóm hộ điều tra...........36 2.3.2.3.Chi phí dịch vụ thuê ngoài ................................................................................................37 2.3.3.Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân của các hộ điều tra..................39 2.3.3.1.Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất...............................................................39 2.3.3.2.Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra ..................................................41 2.3.4.Hiệu quả một số công thức luân canh với cây lạc......................................................43 2.3.5.So sánh hiệu quả sản xuất lạc với một số cây trồng khác ở địa phương.........45 ii 2.3.6.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra............................................................................................................................................ 46 2.3.6.1.Ảnh hưởng của quy mô đất đai ......................................................................................46 2.3.6.2.Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra.......................................................................................................................................48 2.3.7.Tình hình tiêu thụ lạc trên địa bàn phường Hương Chữ........................................49 2.3.7.1.Chuỗi cung các yếu tố đầu vào........................................................................................52 2.3.7.2.Hệ thống phân phối đầu ra sản phẩm lạc. .................................................................53 2.4.Đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của địa phương. .54 2.4.1.Những điểm mạnh ...................................................................................................................54 2.4.2.Những hạn chế ..........................................................................................................................55 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP. ..............................................................................56 3.1.Định hướng phát triển sản xuất ............................................................................................56 3.2.Giải pháp ..........................................................................................................................................56 3.2.1.Về giống ........................................................................................................................................56 3.2.2.Giải pháp về đầu tư, kỹ thuật trồng, chăm sóc ............................................................57 3.2.3.Về đất đai .....................................................................................................................................57 3.2.4.Về thị trường tiêu thụ ............................................................................................................58 3.2.5.Về cơ sở hạ tầng........................................................................................................................58 3.2.6.Về phòng ngừa sâu bệnh.......................................................................................................58 3.2.7.Quy hoạch chuyên canh sản xuất lạc hàng hóa...........................................................59 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................61 3.1. Kết luận ..........................................................................................................................................61 3.2. Kiến nghị.........................................................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................64 iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1: Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta trong 3 năm (2011 – 2013).......................................................................................15 Bảng 2 : Kết quả sản xuất lạc của Việt Nam qua các năm 2011 - 2013....................16 Bảng 3: Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 -2013.............17 Tình hình nhân khẩu, lao động của phường Hương Chữ qua 3 năm 2012 -2014 ................................................................................................21 Bảng 5 : Tình hình sử dụng đất đai của phường Hương Chữ Bảng 6: Bảng 7: Bảng 8: Bảng 9: qua 3 năm 2012 – 2014 ..............................................................................................23 Biến động diện tích gieo trồng một số loại cây chính ở phường Hương Chữ qua các năm 2012 – 2104.................................................................................26 Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính năm 2014 28 Tình hình sản xuất lạc ở Phường Hương Chữ qua 3 năm 2012 – 2014 30 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ...................................31 Bảng 10: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2014............................33 Bảng 11: Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật của các hộ điều tra.............................34 Bảng12: Tình hình sử dụng giống lúa của các hộ điều tra năm 2014.......................35 Bảng 13: Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV của các nhóm hộ điều tra ....36 Bảng 14: Chi phí dịch vụ thuê ngoài của các hộ điều tra năm 2014 (BQ/Sào) ......39 Bảng 15: Chi phí sản xuất lạc năm 2014 của các hộ điều tra (BQ/ sào) ...................40 Bảng 16: Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2014...............42 Bảng 17: Hiệu quả một số công thức luân canh với cây lạc của các hộ điều tra năm 2014. (Bình quân 1 sào) ...................................................................................44 Bảng 18: Kết quả và hiệu quả sản xuất một số cây trồng của các hộ điều tra năm 2014 ................................................................................................................................................45 Bảng 19: Ảnh hưởng quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2014...................................................................................................47 iv Bảng 20: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2014 ..................................................................................48 v PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, song song với việc phát triển công nghiệp thì nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển đất nước. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với xu thế áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, người nông dân đã và đang sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh có hiệu quả ngày càng cao. Nhiều cây công nghiệp đã trở thành thế mạnh của nước ta, sản phẩm cây công nghiệp được sử dụng hết sức đa dạng là nguồn thực phẩm giàu đạm và chất béo không thể thiếu trong bữa ăn của con người. Không chỉ trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu, là nguồn nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp chế biến. Trong các cây trồng ngắn ngày được sản xuất ở Việt Nam, cây lạc có một vị trí rất quan trọng, có giá trị kinh tế cao và được nhiều hộ nông dân quan tâm phát triển. Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày và là thực phẩm có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Hạt lạc là thức ăn nhiều lipit, giàu protein và bổ sung vitamin cho con người. Thân, lá khô,dầu lạc là nguồn cung cấp thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi. Lạc còn là nguồn nguyên liệu chính trong nhiều ngành công nghiệp như ép dầu, sơn mực in…ngoài ra lạc là cây trồng lý tưởng luân canh và cải tạo đất do lạc cóvi khuẩn cố định đạm. Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà nói riêng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. Hương Chữ một phường đồng bằng bán sơn địa, thuộc thị xã Hương Trà có Quốc lộ 1A và đường Tây Nam Huế đi qua. Cách trung tâm huyện 6 km về phía Nam và thành phố Huế 10 km về phía Bắc có quỹ đất tương đối lớn, chủ yếu là đất thịt, đất cát pha,… thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như đậu đỗ, lạc,… và rau màu như cải, kiệu, hành,…. Trong đó, sản xuất lạc đang được đầu tư đem lại nhiều triển vọng để nâng cao thu nhập và mang lại giá trị nhiều mặt cho người nông dân. Tuy nhiên sản xuất lạc hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố chủ quan và khách quan. Trước hết sản xuất lạc của người dân còn dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu nên hiệu quả đạt được chưa cao. Ngoài ra, những khó khăn về vốn, lao động, điều kiện thủy lợi, sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật còn lạc hậu làm cho quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. 1 Việc tiêu thụ lạc của nông dân còn gặp nhiều khó khăn, kênh phân phối hàng hóa chưa hoàn thiện, sản phẩm đến tay người tiêu dùng còn qua nhiều khâu trung gian, người nông dân bị ép giá. Nên giá mà người nông dân nhận được thì thấp mà giá người tiêu dùng phải trả lại cao. Vậy do đâu dẫn đến những khó khăn đó? Để tìm ra nguyên nhân chúng ta cần đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đó là lí do chính mà tôi chọn đề tài :“ Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc. - Đánh giá thực trạng sản xuất lạc của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của nông hộ ở phường Hương Chữ, thị xã Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn phường Hương Chữ. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Thu thập qua UBND phường, hợp tác xã nông nghiệp, sở nông nghiệp tỉnh, số liệu của niên giám thống kê Việt Nam, niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, các loại sách, báo, đài, internet,… - Số liệu sơ cấp: Chọn địa điểm điều tra: Căn cứ vào tình hình sản xuất lạc tại địa phương nghiên cứu, tôi đã chọn 2 thôn La Chữ và Phú Ổ để tiến hành điều tra. Đây là 2 thôn có diện tích trồng lạc lớn trong toàn phường. Chọn mầu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu, tương ứng với 60 hộ. Mỗi thôn 30 hộ và các hộ được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại. 1.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: - Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thong hóa tài liệu theo các kiến thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. 2 - Việc sử lý, tính toán số liệu được thể hện trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng : excel, … 1.3.3. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả và phân tổ thống kê: Trên cơ sở những số liệu thu thập được tiến hành lập bảng biểu; phân tổ các tiêu thức thống kê để tổng hợp phân tích các chỉ tiêu nhằm đáp ứng mục đích, yêu cầu của vấn đề nghiên cứu. 1.3.4. Phương pháp chuyên gia :Trong quá trình thực hiện đề tài, tiến hành trao đổi tham khảo ý kiến của các hộ trồng lạc ở địa phương có liên quan và am hiểu sâu sắc các vấn đề nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện các vấn đề nghiên cứu, đồng thời kiểm tra tính chính xác của kết quả thu thập được. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến hiệu quả sản xuất lạc của hộ nông dân. - Đối tượng khảo sát: các hộ trồng lạc ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: Trên địa bàn phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Về thời gian: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất lạc giai đoạn năm 2012 – 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020. 3 PHẦN II : NÔI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC 1.1. Lý luận cơ bản về cây lạc 1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây lạc Cây lạc có tên khoa học Arachis hypogaea, là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Nó được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới và xếp thứ 13 về diện tích các cây thực phẩm của thế giới ( Giáo trình cây công nghiệp, DDHNN1 – Hà Nội ) Theo tài liệu của các nhà khảo cổ học, họ đã chứng minh người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha đã phát hiện ra vùng phân bố lạc đầu tiên là Nam Mỹ thuộc lưu vực sông Amazon từ cách đây khoảng 1500 – 2000 năm trước công nguyên. Các bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh cây lạc có mặt từ vùng đất Nam Mỹ . Vào cuối thế kỷ thứ XV, cây lạc được đưa từ Braxin sang Châu Phi cùng với các thuyền buôn. Từ Châu Phi lạc được đưa sang Châu Á và Nam Châu Âu ( Ý, Tây Ban Nha); từ Châu Âu lạc được đưa sang Bắc Mỹ; từ Châu Á lạc được đưa sang Nga và các nước Đông Âu. Ở nước ta lạc được đưa từ Trung Quốc sang vào khoảng đầu thế kỷ thứ XIX. Lạc có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ, từ vĩ tuyến 360 Bắc đến 360 Nam, đâu đâu cũng có trồng lạc vì lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng rộng rãi trên thế giới và xếp thứ 13 các cây thực phẩm trên thế giới. 1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật trồng lạc  Chọn đất và làm đất: - Chọn đất thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt, không bị ngập úng, không chua phèn. - Kỹ thuật làm đất: cày sâu 25- 30 cm bừa kỹ và làm sạch cỏ dại trước khi trước khi tiến hành lên luống ruộng 100 – 110cm, rãnh ruộng 20- 25cm, chiều cao luống từ 20- 25cm  Hạt giống và kỹ thuật gieo hạt: - Chọn giống thì tốt nhất là nên mua giống mới từ hợp tác xã hay các trạm giống cây trồng để đảm bảo giống không bị thoái hóa biến chất. Nếu sử dụng lạc giống 4 từ vụ trước để lại thì nên chọn lạc trên những thửa ruộng sinh trưởng, phát triển tốt, không sâu bệnh, cho năng suất cao, ổn định. Chọn hạt mẩy, to, không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống. đồng thời chọn giống phải phù hợp với chất đất, điều kiện tự nhiên, sinh thái của mỗi vùng. - Lượng giống: lượng giống từ 10- 12 kg lạc vỏ/ 1 sào 500m2 đối với giống hạt nhỏ, 12-14kg lạc vỏ/ sào với giống hạt lớn. - Kỹ thuật gieo hạt:  Khoảng cách: + Hàng cách hàng: 25 – 27cm. + Cây cách cây: 12 – 15cm.  Mật độ cây: 25 – 33 cây/ m2, tùy theo giống và mùa vụ.  Độ sâu lấp đất: tùy theo điều kiện thời tiết đất đai cụ thể của từng vùng mà bố trí gieo hạt cho hợp lý, độ sâu gieo hạt từ 3 – 5cm.  Phân bón và kỹ thuật bón phân: - Lượng phân bón: trên1 sào được xác định như sau:  Vôi bột : 20 – 25kg.  Phân chuồng: 300 – 350kg.  Phân NPK: 8 – 10kg.  Phân Kali: 4 – 5kg. - Kỹ thuật bón phân:  Bón lót 50% lượng vôi trước khi cày lần đầu.  Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, 50% lượng Kali và 50% phân NPK trước khi gieo.  Bón thúc: + Sau khi gieo 10 – 15 ngày (khi lạc có 3 – 4 lá thật), bón hết số phân NPK và phân Kali còn lại. + Sau khi lứa hoa đợt 1 kết thúc, bón hết số vôi còn lại. + Ngoài ra tùy tình hình sinh trưởng của cây lạc trong các giai đoạn thiết yếu như: giai đoạn sắp ra hoa, giai đoạn hình thành quả, có thể sử dụng các loại phân bón qua lá, phun định kỳ 7 – 10 ngày/ lần.  Chăm sóc: 5 - Sau khi gieo 10 – 15 ngày, tiến hành bón phân kết hợp xới nhẹ làm cho đất thông thoáng, làm sạch cỏ dại, tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng, phát triển ngay từ đầu. - Sau khi lứa hoa đợt 1 kết thúc bón hết số vôi còn lại rồi tiến hành xới xáo làm cỏ, vun gốc để lạc đâm tỉa thuận lợi. - Tưới nước: Đối với cây lạc, không để hạn ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển luôn giữ đất ẩm. Chú ý tưới bổ sung, nhất là giai đoạn ra hoa, đâm tỉa và trong thời kỳ hạn. Trong thời kỳ hạn phải tưới nước vào 2 thời kỳ chính, trước khi ra hoa 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc Sản phẩm chính của sản xuất lạc là hạt lạc, trong hạt lạc chứa rất nhiều dinh dưỡng.Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, hạt lạc có chứa hầu như đầy đủ các chất đại diện cho các chất hóa học hữu cơ và rất nhiều chất vô cơ.Trong đó, lipid chiếm nhiều nhất trong thành phần của hạt sau đó đến protein và gluxit. Hàm lương lipid chiếm từ 40 – 75%, trong đó 80% axit béo không no và 20% axit béo no. Protein chiếm khoảng 20 – 37% trong đó có 13 axit amin rất quan trọng và cần thiết cho con người. Thành phần còn lại là gluxit và các vitamin nhóm B, vitamin A, E, F. Trong hạt lạc cũng có chứa đến 40 – 50% dầu, 68% calo,… Theo tính toán của các nhà khoa học, 100g hạt lạc cung cấp 590 kcal trong khi đậu tương chỉ khoảng 411kcal, gạo tẻ là 353 kcal,…Như vậy lạc là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn và là nguồn bổ sung quan trọng các chất béo cho con người. Khô dầu từ lạc cũng là nguồn bổ sung chất đạm và chất béo quan trọng trong chế biến thức ăn gia súc tổng hợp. Lạc nhân sau khi ép dầu có khoảng 10% nước, 8% lipid, 4,8% cellulose, 25% gluxit, 6,5% muối khoáng. Do có hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy nên lạc được sử dụng rất nhiều và được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau. Lạc được dùng để ép lấy dầu, phần lớn được chế biến ra dầu ăn rất được ưa chuộng ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn rất tốt cho tim mạch, không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Tinh dầu lạc còn để dùng để thắp sáng. Lạc còn được chế biến làm thức ăn, bánh kẹo hay các thực phẩm dinh dưỡng khác,… Lạc sau khi đã ép lấy dầu được dùng để chế biến thức ăn gia súc cũng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Hiện nay trên thế giới có khoảng 80% sản lượng sản xuất dưới dạng dầu ăn, 12% dùng làm nguyên liệu kẹo, bơ, mứt,…6% dùng cho chăn nuôi, 2% dùng cho các mục đích khác. 6 1.1.4. Giá trị kinh tế của cây lạc  Giá trị nông nghiệp: - Giá trị trong chăn nuôi: Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: khô dầu lạc, thân lá lạc, làm thức ăn xanh cho gia súc và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc. Hạt lạc sau khi ép lấy dầu còn lại khô dầu. Khô dầu là thức ăn tinh cung cấp chất đạm rất tốt cho gia súc. Khô dầu lạc đã được đãi vỏ có chứa 11- 12% nước, 47% chất đạm, 24 – 26% chất đường bột, 6- 7% chất béo. Khô dầu lạc cho bò cái ăn làm tăng lượng sữa, cho lợn con ăn bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày làm tăng trọng nhanh, 425kg khô dầu lạc có thể làm tăng lượng 100kg lợn thịt sống, trong khi đó khô dầu dừa phải cần đến 450kg. Vỏ quả lạc nghiền nhỏ thành bột, có thể trộn các loại rau cỏ làm thức ăn thô cho gia súc. Vỏ lạc còn được dùng làm chất độn chuồng rất tôt cho lợn. Thân và lá lạc là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng cho gia súc. Cây lạc chứa đến 47% đường bột, 11,5% chất đạm; 1,8% chất béo tính theo trọng lượng khô. - Giá trị trồng trọt: Lạc là loại cây có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước nghèo vùng nhiệt đới.Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công nghiệp thực phẩm, trong chăn nuôi lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất. Thân và lá lạc là một loại cây rất tốt cho việc làm phân xanh.Vỏ lạc được đốt thành tro là một loại phân bón rất tốt cho cây trồng, vì trong đó chứa 6% P, 31% K, 27% CaO. So sánh với phân chuồng, tỷ lệ N trong thân lá lạc cao hơn 2,5 lần. Hiện nay, ở hầu hết các cùng trồng lạc nước ta nông dân sử dụng thân lá lạc để bón và nó làm tăng năng suất rõ rệt. Lạc thuộc nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, lại có thể trồng được trên đồng bằng, trung du đến miền núi. Sau khi thu hoạch, rễ cây lạc để lại cho đất một lượng đạm khá lớn. Lượng đạm này tăng thêm độ phì nhiêu của đất. Vì vậy, trồng lạc có tác dụng cải tạo đất làm tăng chất dinh dưỡng trong đất.Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các chân đất bạc màu.  Giá trị trong công nghiệp: Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm và chế biến cho các ngành công nghiệp khác như : chất dẻo, xi mực in, dầu diesel, làm dung 7 môi cho các thuốc bảo vệ thực vật,…Ngoài ra khô dầu lạc còn được dùng làm thức ăn cho người chăn nuôi gia súc và gia cầm. Dầu lạc còn được dùng trong công nghiệp chế biến xà phòng.Vỏ quả lạc có nhiều chất xơ, có thể dùng làm chất đốt, làm nguyên liệu chế biến sợi nhân tạo và ủ lên men để chế biến thành rượu.  Giá trị xuất khẩu: Lạc là một trong những cây trồng chủ yếu và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam 70% sản lượng lạc dành cho xuất khẩu, đứng thứ 5 trong 25 nước trồng lạc ở Châu Á sau Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêsia và Myanma. Tổng sản lượng xuất khẩu lạc trên thế giới đạt 6,416 triệu tấn trong năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 đạt 5,435 triệu tấn. Hằng năm Việt Nam thu khoản 100 triệu USD từ việc xuất khẩu lạc. Lạc là cây trồng thu ngoại tệ quan trọng ở nước ta, chiếm 15% trong kim ngạch xuất khẩu nông sản. Hiện nay, các nhà máy ép dầu Hà Bắc, Tường An đã sản xuất dầu tinh luyện thơm ngon làm dầu rán chất lượng hơn hẳn mỡ động vật vì không chứa colestorol làm xơ cứng động mạch và bị ôi nhanh như mỡ động vật trong diều kiện bảo quản bình thường và rất kém của nước ta. 1.2. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế sản xuất lạc 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm của người sản xuất, doanh nghiệp của bất cứ một cá nhân nào mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Đó là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng trình độ tổ chức quản lý, trình độ khai thác, sử dụng các yếu tố đầu vào, các nguồn lực tự nhiên phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được từ các hoạt động đó, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế tức là làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về mọi mặt. Đồng thời đây cũng là nỗ lực cuối cùng của mọi nỗ lực sản xuất kinh doanh. Theo GS. Paul A.samuelson: “ Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm để thỏa mãn các nhu cầu của con người. Cụ thể hơn, 8 nền kinh tế sản xuất có hiệu quả khi nó không thể sản xuất nhiều hơn một mặt hàng nào đó mà không giảm bớt sản xuất một mặt hàng khác”. Theo TS. Nguyễn Mạnh Tiến: “ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kết quả phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xây dựng” GS.TS. Ngô Đình Giao thì lại cho rằng: “ Hiệu quả kinh tế là tổ chức cao nhất của sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, mỗi quan điểm có một góc độ nhìn nhận khác nhau.Tuy nhiên, xét cho cùng chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa thành quả đạt được và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo Fassell (1957) và một số nhà kinh tế khác thì chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét các yếu tố nguồn lực trong hoạt động sản xuất. Nếu hoạt động sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ thì đó chỉ là mới điều kiện cần chứ chưa đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật ( TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị sản phẩm đầu vào hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hoặc công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất,… Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Như vậy hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ chuyên môn tay nghề và kinh nghiệm trong việc sử dụng đầu vào để sản xuất. Nó phụ thuộc nhiều vào bản chất, kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất.Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất bằng 1, tất cả các điểm nằm trên đường đồng lượng đều đạt hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả phân bổ là chỉ riêng hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và giá đầu vào được tính đến để phân bổ giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí đầu vào hoặc nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ chính là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và giá các sản phẩm đầu ra trong quá trình sản xuất.Như vậy, hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng phối hợp các đầu vào một cách 9 hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.Hiệu quả phân bổ đạt cao nhất cũng bằng 1, tất cả các điểm nằm trê đường đồng phí đều đạt hiệu quả phân bổ. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là hai mặt riêng biệt nhưng thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau của hiệu quả kinh tế. 1.2.2. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kỳ sản xuất là rất quan trọng và không thể thiếu. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta biết được mực độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất đã hiệu quả hay chưa, đã tối thiểu hóa các chi phí hay chưa. Đồng thời biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý. Đánh giá hiệu quả kinh tế còn là căn cứ để xác định các mục tiêu phương hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được sự tăng trưởng cao trong sản xuất trên cơ sở những cái đạt được. Xét đến cùng, đánh giá hiệu quả kinh tế là căn cứ thực hiện tái sản xuất mở rộng và có hiệu quả hơn 1.2.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế  Phương pháp 1: hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nghĩa là, một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm. H = Q/C Trong đó: H: hiệu quả kinh tế. Q: khối lượng sản phẩm thu được. C: chi phí bỏ ra.  Phương pháp 2 : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần kết quả tăng thêm và phân chi phí tăng thêm. H = ∆Q/∆C ∆Q : Khối lượng sản phẩm tăng thêm. ∆C : Chi phí tăng thêm. 10 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc Do đặc thù của ngành trồng trọt mà đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắn ngày như cây lạc thì chi phí đầu tư ban đầu thường thấp, tư liệu sản xuất giá trị nhỏ, được sử dụng trong rất nhiều năm và trong nhiều hoạt động sản xuất khác nhau nên khi tính toán các khoản chi phí trong đầu tư sản xuất lạc gặp nhiều khó khăn. Do đó khi tính toán các chi phí sản xuất lạc tôi chỉ tính chi phí trực tiếp phục vụ sản xuất.  Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc: - Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lạc: + Tổng giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được trong một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định. GO = Σ Q*P Q: khối lượng sản phẩm được sản xuất ra. P: giá bình quân 1kg lạc. + Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất, không kể công lao động gia đình và khấu hao sản phẩm nông nghiệp. + Giá trị gia tăng (VA): phản ánh giá trị tăng thêm so với chi phí mua ngoài bỏ ra. VA = GO – IC - Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất: + Năng suất trồng lạc (N): phản ánh khối lượng sản phẩm tạo ra trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong một chu kỳ sản xuất nhất định. N=Q/S Trong đó: Q: Tổng sản lượng lạc vỏ thu được trong năm. S: diện tích canh tác trong năm. + Giá trị sản xuất trên chi trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này thể hiện bất cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Hiệu suất này càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả. + Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): chỉ tiêu này thể hiện bất cứ một đồng chi phí trung gian đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Hiệu suất này càng cao thì sản xuất càng có hiệu quả. 11 + Hiệu quả sử dụng lao động: là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng lao động và năng suất lao động. Về năng suất lao động, hiệu quả sử dung lao động biểu hiện bằng lượng giá trị hay lượng sản phẩm mà một người, một tổ, đội sản xuất, một tập thể lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian nhất định. + Hiệu quả sử dụng vốn: là chỉ tiêu chất lượng dùng để đánh giá tình hình và kết quả sử dụng vốn. Trong các ngành sản xuất vật chất, hiệu quả sử dụng vốn là quan hệ so sánh giữa giá trị sản lượng sản phẩm hoặc lợi nhuận được tạo ra với vốn sản xuất sử dụng trong cùng thời gian. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả sản xuất lạc 1.2.5.1. Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên - Điều kiện đất đai: Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do điểm sinh lý của lạcđất trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ pH từ 5,5 – 7 nhằm thỏa mãn 4 yêu cầu của cây lạc: + Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang + Đủ oxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố định đạm. + Tia quả đâm xuống đất dễ dàng + Dễ thu hoạch. - Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời cây lạc là khoảng 25 – 30oC và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho thời kỳ nảy mầm 25 – 30oC, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-30oC, thời kỳ ra hoa 24-33oC, thời kỳ chín 25-28oC. Tích ôn hữu hiệu của lạc 2.600-4.800oC thay đổi tùy theo giống. - Ẩm độ, lượng mưa: Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc.Tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định.Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70-80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút thời kỳ ra hoa, kết quả(80-85%) và giảm ở thời kỳ chín của hạt. 12 Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của hạt từ khi mọc đến khi thu hoạch( không kể thời kỳ nảy mầm) là 450 – 700mm. - Ánh sáng: Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kỳ của lạc là rất yếu và đối với nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng 1.2.5.2. Các yếu tố sinh học  Giống : Yêu cầu chọn lạc để giống: Lạc phải được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao. Sauk hi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạt mẩy, không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống.  Dinh dưỡng khoáng: Cây lạc có nhu cầu nhiều đạm nhất, sau đó tới lân, kali, canxi và các trung vi lượng. - Đạm (N): Lạc cũng như các cây họ đậu khác có nhu cầu cao về đạm song nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ cung cấp một lượng đạm đáng kể. Tuy nhiên, nốt sần của cây chỉ hình thành khi cây mọc một tuần do đó giai đoạn đầu ở thời kì cây non, cây lạc cần một lượng đạm nhất định. Hơn nữa, hệ thống vi sinh vật trong nốt sần có nhu cầu sử dụng phân đạm để phát triển nên cần bón đạm lót và thúc sớm để lạc phát triển ngay từ đầu và tạo ra nhiều nốt sần hữu hiệu. Trên các chân đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nếu không bón phân đạm thì hệ vi sinh vật cộng sinh nốt sần phát triển kém vì vậy năng suất thấp. Thiếu đạm, thân lá có màu xanh vàng, lá nhỏ, khả năng vươn cao, đâm cành kém và vào giai đoạn đầu thì cây cằn cỗi, khó hình thành nốt sần và tỷ lệ nốt sần hữu hiệu thấp. - Lân: Lân có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển thúc đẩy sự hình thành nốt sần, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa hình thành củ sớm, giảm tỉ lệ lép. Từ sau thời kì ra hoa tới sau khi hình thành củ thì cây lạc có nhu cầu cao về lân. Thời kì cây con hàm lượng lân trong cây không cao nhưng rất cần thiết để cây cộng sinh phát triển hình thành nốt sần. Do vậy lân cần được bón sớm. Nều thiếu lân xuất hiện sắc đỏ trên lá, nếu thiếu nhiều thì lá chuyển qua màu nâu, cây còi cọc. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan