Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
110
339
80

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam với đường bờ biển trải dài 3260km suốt từ Bắc vào Nam cùng 112 cửa sông và nhiều eo biển, hồ, đầm phá ven biển là tiềm năng, lợi thế to lớn cho phát triển thủy sản. Đảng và Nhà nước ta khẳng định: Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, cũng như trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân. Trong những thập kỷ qua, đặc biệt từ năm 1986 đến nay,thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế sang kinh tế thị trường,chú trọng phát triển các ngành kinh tê xã hội như: công nghiệp,nông nghiệp,dịch vụ theo hướng sản xuất hàng hóa.Trong xu thế đó, ngành thủy sản đã có những chuyển biến tích cực, là một trong những ngành kinh tế năng động khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Hiện nay ngành thủy sản đã đóng góp từ 4 - 5% trong tổng GDP cả nước, chiếm 9 – 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhiều sản phẩm của ngành thủy sản đã được biết đến trên thị trường khu vực và thế giới.Trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của nghề nuôi tôm.Tuy chỉ mới ra đời và phát triển nhưng nghề nuôi tôm đã khẳng định được vị thế của mình.Là ngành nghề có lợi nhuận cao giúp tăng thu nhập,cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân.Đồng thời giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn, vừa bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản của đất nước để tránh khỏi nguy cơ cạn kiêt, phát huy được lợi thế mà tự nhiên đã đem lại cho đất nước ta. Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển miền Trung,có đường bờ biển dài,diện tích vùng biển rộng lớn.Với lợi thế là vùng phá Tam Giang – Cầu Hai kéo dài qua 5 huyện giáp biển:Phong Điền, Quảng Điền,Hương Trà,Phú Vang,Phú Lộc.Ở đây có một hệ động thực vật rất đa dạng,phong phú,là hệ thống đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Là nơi có môi trường lý tưởng rất thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, các loại cá. Từ những điều kiện thuận lợi trên,nghề nuôi tôm đã phát triển mạnh ở Thừa Thiên Huế trong những năm vừa qua. SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng Phong Điền là một huyện nằm phía Bắc Thừa Thiên Huế,ở đây cũng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng.Nghề nuôi tôm có thể nói là một hiện tượng của Thừa Thiên Huế nói chung và Phong Điền nói riêng,với đặc trưng là một ngành đem lại tỉ suất lợi nhuận cao,nó như một hiệu ứng lan tỏa thu hút nhiều hộ dân tham gia với mong muốn làm giàu từ tôm.Từ những năm trước con tôm đã là một đối tượng nuôi mang lai giá trị kinh tế rất cao,tuy nhiên việc bùng nổ phong trào nuôi tôm này đã gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bà con nông dân.Phong trào nuôi tôm lan tràn,nuôi tôm công nghiệp,công tác quản lý không chặt chẻ khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm,dịch bệnh lan tràn,hệ sinh thái bị phá hủy.Nhiều người dân đã không còn mặn mà với nghề nuôi tôm.Có thể nói rằng, nuôi tôm thực sự đã biến giấc mơ làm giàu của nhiều người nông dân thành hiện thực đồng thời nuôi tôm cũng khiến cho rất nhiều người phải rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn,nợ nần chồng chất.Để khắc phục những khó khăn gặp phải trên và phát huy những lợi thế có được tại địa phương.Các cơ quan chức năng,các chuyên gia kỹ thuật đã tiến hành nghiên cứu,đưa ra các mô hình trình diễn để người dân áp dụng mô hình nuôi tôm mới đó là: “mô hình nuôi tôm trên cát” với đối tượng nuôi chính đó là con tôm chân trắng. Mô hình này bước đầu đã đem lại hiệu quả rất tốt và đang được nhân rộng trên khắp địa bàn huyện. Tuy nhiên , nhìn một cách tổng thể thì đây là một mô hình mới đối với bà con nông dân.Thiếu kinh nghiệm,trình độ sản xuất thấp,thiếu quy hoạch trong sản xuất là vấn đề bức xúc đã gây ra rất nhiều khó khăn tác động đến người sản xuất nói riêng và các vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường nói chung.Vì thế,việc tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay.Xuất phát từ thực tiễn đó mà tôi đã chọn thực hiện đề tài: “HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM TRÊN CÁT Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và của sản xuất nuôi tôm nói riêng. SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng - Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của nghề nuôi tôm trên cát tại địa bàn nghiên cứu, - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát ở Huyện Phong Điên – tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình sản xuất tôm và hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát ở 3 xã ven biển: Phong Hải, Điền Lộc, Điền Hương thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Điều tra 90 hộ nuôi tôm trên cát của 3 xã Điền Lộc, Điền Hương, Phong Hải thuộc huyện Phong Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Nghiên cứu thông tin, số liệu của huyện trong 3 năm: 2009 2010-2011. Trong đó tập trung vào năm 2011 để nghiên cứu,phân tích, đánh giá hiệu quả nuôi tôm trên cát của 3 xã ven biển thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu thứ cấp: được thu thập qua Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Phong Điền, các báo cáo tổng kết của UBNN huyện và xã, tài liệu thuộc các phòng ban chức năng: Phòng kế hoạch – tài chính,phòng tài nguyên- môi trường, thông tin thu thập trên mạng Internet. + Số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ theo phương pháp chon mẩu. Tập trung nghiên cứu 90 hộ nông dân của 3 xã: Điền Lộc, Điền Hương, Phong Hải thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp phân tích tài liệu: Dựa trên cơ sở nhũng tài liêu, số liệu thu thập được qua quá trình tổng hợp, nghiên cứu, phân tích để đưa ra những nhân xét, kết luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích số liệu + Phương pháp thống kê: Hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích từ đó tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất. SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng + Phương pháp phân tổ thống kê: Phân ra các nhóm để tính toán ảnh hưởng của một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm. - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế về thời gian, không gian và giữa các chỉ tiêu đó với nhau để đưa ra nhận xét và kết luận. - Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích: Trong đó: + Chi phí bao gồm các khoản chi phí sau: Chi phí xây dựng cơ bản, chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí vật tư, chi phí phòng trừ dịch bệnh, chi phí lao động gia đình, chi phí lao động thuê. + Lợi nhuận bằng tổng thu nhập trừ tất cả các chi phí. - Phương pháp chuyên gia tham khảo: Thu thập các thông tin từ các chuyên gia, nhà quản lý, chuyên viên, cán bộ kỹ thuật, thầy cô, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất để giải quyết những vấn đề phức tạp về các mặt như: Kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường... -Một số phương pháp khác Do thời gian nghiên cứu hạn chế, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, năng lực của bản thân còn nhiều han chế vì vậy đề tài không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn đọc để đề tài tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Hiệu quả kinh tế Như chúng ta đã biết,mọi hoạt động của bất kỳ một tổ chức,một cá thể nào cũng đều đưa ra yếu tố hiệu quả làm mục tiêu.Hiệu quả là một chỉ tiêu để đánh giá sự thành công từ đó lựa chọn các phương án hành động.Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng vậy,bởi vì hiệu quả sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động sản xuất kinh doanh đó.Hiệu quả được hiểu theo nhiều mặt khác nhau như: Hiệu quả kinh tế,hiệu quả phân bổ,hiệu quả về xã hội,hiệu quả về môi trường,hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp... Bởi vậy nhiều khái niệm về hiệu quả được hình thành,trong đó khái niệm về hiệu quả kinh tế là cái thường xuyên được sử dụng và được đề cập nhiều nhất. Thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế: Có thể hiểu hiệu quả kinh tế (HQKT) hay hiệu quả sản xuất kinh doanh (HQSXKD) là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. HQKT cũng có thể hiểu theo nghĩa là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế Và cho đến ngày hôm nay thì nhiều tác giả đã thống nhất rằng: cần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả kỹ thuật,hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật:là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất.Qua định nghĩa trên ta có thể thấy được rằng, hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất,nó chỉ SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất sẻ đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.Như vậy,hiệu quả kỹ thuật được thể hiện thông qua giữa mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra với nhau và giữa các sản phẩm cấu thành. Hay nói cách khác thì,hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ kỹ thuật,chuyên môn và tay nghề của lao động trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất kinh doanh. Hiệu quả phân bổ (hiệu quả phân phối): là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào.Khi có tính đến các yếu tố về giá sản phẩm và giá các yếu tố đầu vào thì việc tính toán để xác định một tỉ lệ kết hợp các yếu tố đầu vào sẻ hợp lý hơn về lợi nhuận.Thực chất của hiệu quả phân bổ chính là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá của các yếu tố đầu vào và giá các yếu tố đầu ra. Như vậy,để đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.Trong trường hợp này thì các yếu tố về hiện vật và yếu tố về giá trị đều phải được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực.Chỉ khi nào việc sử dụng các nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.Nếu xét phương diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa một bên là kết quả đạt được và một bên là chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế được xem xét ở hai phương diện: + Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực. + Phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế và việc nâng cao hiệu quả kinh tế: Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh tế là sử dụng hợp lý, tiết kiệm các yếu tố trong quá trình sản xuất để tạo ra nhiều giá trị hơn. Muốn đạt được mục tiêu trên tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất cần tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong điều kiện các nguồn lực là không đổi và có xu hướng giảm dần theo thời gian. Các nguồn lực được sử dụng có thể là: Vốn, lao động,đất đai, tài nguyên thiên thiên... Hiện nay các nguồn lực trên đang có xu hướng giảm đi do sự tăng dân số,sự phát triển của nền kinh tế,sự ô nhiễm môi SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng trường. Trái ngược với xu thế cạn kiệt của các nguồn lực tự nhiên là nhu cầu của con người. Các nguồn lực ngày càng giảm đi còn nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Để duy trì lợi thế cạnh tranh và tồn tại trên thị trường thì các chủ thể kinh tế phải có phương án nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mà cụ thể là: tăng năng suất lao động và tiết kiệm tối đa nhất các nguồn lực trong sản xuất.Để làm được điều đó cần có những chiến lược đúng đắn trong phạm vi không gian và từng thời kỳ nhất định. Tăng cường phát triển khoa học kỹ thuật,đổi mới công nghệ,đầu tư phát triển con người,việc khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh tế.Mặt khác,cần phải bảo vệ và tái tạo các nguồn lực cần thiết để duy trì sự phát triển cho những thế hệ mai sau là công việc cần thực hiện ngay trong giai đoạn này. 1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng Như chúng ta đã biết thì bề mặt trái đất chúng ta phần lớn là nước.Vì vậy hệ động thực vật sống trong môi trường nước rất đa dạng và phong phú. Điều này đã tạo ra sự đa dạng sản phẩm nuôi trồng thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. Quan niệm về hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản cũng giống như quan niệm về hiệu quả kinh tế đã đề cập ở phần trên.Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản là tương quan so sánh giữa các yếu tố nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả kinh tế đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản.Nuôi trồng thủy sản cũng là một hoạt động sản xuất kinh doanh nên nó hướng đến tiêu chí hiệu quả kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế là cơ sơ để phát triển. Tuy nhiên,hiệu quả kinh tế không phải là mục tiêu duy nhất mà chúng ta cần hướng đến mà chúng ta cần quan tâm đến những tiêu chí liên quan đến xã hội và môi trường như: lao động,việc làm,an sinh xã hội,an ninh quốc phòng,bảo vệ môi trường... Khi tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh cần tính đến những trường hợp ngoại ứng xảy ra.Ngoại ứng xảy ra là một hiện tượng của sản xuất kinh doanh.Ngoại ứng có thể là tích cực hoặc tiêu cực.Cần lựa chọn những phương án sản xuất đem lại ngoại ứng tích cực và hạn chế ngoại ứng tiêu cực gây ra cho con SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng người và xã hội.Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng có thể tác động đến những thành phần khác trong nền kinh tế.Vì vậy,để phát triển nghề nuôi tôm một cách toàn diện và bền vững thì cần phải kết hợp hài hòa lợi ích của các thành phần liên quan trong xã hội. 1.1.1.2.Đặc điểm sinh vật học của loài tôm Hiện nay,mô hình nuôi tôm trên cát tại địa phương đang được ứng dụng và đối tượng nuôi chính đó là tôm thẻ chân trắng vì vậy chúng ta đi sâu tìm hiểu đặc điểm sinh học của loài tôm này. - Phân loài: Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp ) được định loại là: Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ chung:Penaeidea Họ: Penaeus Fabricius Giống: Penaeus Loài: Penaeus vannamei - Phân bố: Phân bố chủ yếu tại Châu Mỹ La Tinh, Hawaii, hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam... - Cấu tạo và điều kiện sinh thái: Cũng như các loài tôm cùng họ Penaeid, tôm chân trắng cái ký thác hoặc rải trứng ra thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Chủy tôm này có 2 răng cưa ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng. Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm đã lớn thì cần khoảng 1-2 ngày. Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein con như tôm sú, 35% protein được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó đồ ăn có thêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng. Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn). Trứng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: đồ ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn ... Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ. Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Nếu nuôi tôm mẹ thì nên tạo nhiệt độ nước ít thay đổi (27 độ C), nước cần phải lọc bằng than nhằm mục đích loại bỏ tất cả những chất hữu cơ hòa tan trong nước. Tôm sinh đẻ nên chọn những con nặng ít nhất 40gr. Những tôm đực mà nơi bộ phận mang tinh trùng bị xám đen thì nên tránh. - Đặc tính ưu việt: + Tôm chân trắng kháng bệnh mạnh hơn các loại tôm khác. + Tôm chân trắng lớn nhanh hơn cả. +Tôm chân trắng chịu được sự thay đổi điều kiện môi trường hơn. 1.1.1.3.Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm trên cát Có thể nói rằng,kỹ thuật nuôi tôm trên cát hầu như cũng giống với kỹ thuật nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh hiện nay.Tuy nhiên,nuôi tôm trên cát có những đặc điểm khác biệt nên yêu cầu về kỹ thuật cũng có một số điểm cần chú ý. -Chọn vùng nuôi Ðịa hình phù hợp cho việc xây dựng ao nuôi tôm trên cát là vùng đất thuận lợi cho việc cấp nước, thoát nước và phơi khô đáy ao khi cải tạo. Nguồn nước cung cấp chủ động, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp hoặc sinh hoạt pH của nước từ 8,0 đến 8,3. Ðộ mặn từ 10 – 25. Về kinh tế xã hội : Nên chọn địa điểm vùng nuôi thuận lợi về giao thông, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm và an ninh trật tự tốt. -Thời vụ nuôi : SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng Tôm P.vannamei là loại tôm rộng độ mặn, rộng nhiệt, nhưng phạm vi thích hợp để tôm sinh trưởng nhanh có giới hạn. Ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ thời gian tháng 2 hằng năm nhiệt độ nước còn dưới 180C. Mùa mưa bão thường xảy ra trong tháng 8 và tháng 9. Do vậy, vụ nuôi tôm chỉ bắt đầu được từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 đến hết tháng 7 và vụ II từ tháng 10 đến tháng 12. -Xây dựng công trình nuôi : *Địa điểm xây dựng ao nuôi tôm. - Địa điểm đặt ao nuôi là một trong những khâu quan trọng đầu tiên để bắt đầu cho việc nuôi tôm. Địa điểm đặt ao phải thỏa mãn một số yêu cầu cơ bản sau: + Gần nguồn nước biển, và chú ý là nguồn nước phục vụ nuôi tôm không bị ô nhiểm. + Chủ động được nguồn nước ngọt, có thể là nước ngầm hoặc nước mưa tự nhiên. + Có hệ thống rừng phòng hộ chắn sóng, chắn gió và cát bay thích hợp. + Xa khu vực dân cư, vùng nuôi không bị ảnh hưởng bởi rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. + Gần đường giao thông và có hệ thống điện lưới phục vụ cho sản xuất. *Thiết kế và xây dựng ao nuôi. + Cần bố trí hệ thống rừng phòng hộ chắn sóng, gió và cát bay trước khi xây dựng ao nuôi. Thường thì nên xây dựng ao nuôi cách biển 500m trong điều kiện có rừng phòng hộ. + Cần qui hoạch vùng nuôi và thiết kế ao nuôi hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ và có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất. + Cần xây dựng một hệ thống ao nuôi, ao sử lý nước thải ,ao sử lý nước biển để đảm bảo không gây ô nhiểm môi trường và gây dịch bệnh cho tôm. + Cần xây dựng bở kè vững chắc để tránh hiện tượng sạt lở vào mùa mưa. Xây dựng ao nuôi: + Ao nuôi cần xây dựng theo hình vuông hoặc hình chữ nhật để thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý và thu hoạch. + Bờ kè nên xây dựng nghiêng để tăng cường độ vững chắc vì nền đất là cát. SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng + Giữa các ao nên giữ một khoảng cách thích hợp để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý + Độ sâu tiêu chuẩn của ao từ 1,5m trở lên để bảo đảm cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. + Đáy ao phải thiết kế bằng phẳng và hơi nghiêng về hệ thống ống xả. Đáy ao phải được lót bằng vãi, bạt ,nilon, nhựa có chất lượng cao để bảo đảm giữ nước và chống rò rĩ nước. + Hệ thống cấp thoát nước phải được xây dựng sao cho đạt hiệu quả cao nhất cho việc cấp và thoát nước. Cần phải xây dựng hệ thống ao lắng, xử lý nước trước khi cung cấp nước cho ao nuôi và hệ thống ao xử lý nước thải bảo đảm trước khi thải ra môi trường. -Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả tôm giống. *Ðối với ao mới xây dựng xong Cho nước vào ngâm 2 - 3 ngày rồi lại xả hết nước để tháo rửa. Tháo rửa như vậy 2 đến 3 lần sau đấy dùng vôi bột để khử chua cả bờ và đáy ao. Lượng vôi tuỳ theo pH của đất đáy ao : pH 6 - 7 dùng 300 - 400 kg/ha; pH 4,5 - 6 dùng 500 - 1.000 kg/ha. Rắc vôi xong phơi ao 7 - 10 ngày lấy nước qua lưới lọc sinh vật có mắt lưới 9 10 lỗ/cm2. Gây mầu nước để chuẩn bị thả giống. *Ðối với ao cũ Sau khi thu hoạch xả hết nước ao cũ. Nếu tháo kiệt được thì nạo vét hết lớp bùn nhão rồi cầy xới đáy ao lên trộn với vôi bột mỗi ha 500 - 1.000 kg phơi khô 10 - 15 ngày, lấy nước vào qua lưới lọc để gây mầu nước như trên. Ao không tháo cạn được thì dùng bơm, bơm sục đáy ao để tẩy rửa chất thải sau đó bón vôi diệt tạp. Vôi thường dùng là vôi nung CaO với liều lượng từ 1.200 - 1.500 kg/ha cho ao với mực nước 10 cm, với ao có mực nước sâu 0,5 - 1m lượng vôi nhiều hơn gấp đôi. Lượng vôi nhiều hay ít phụ thuộc vào chỉ số pH của nước ao. Bón vôi xong yêu cầu chỉ số pH của nước ao phải đạt 8 - 8,3 mới được thả tôm giống để nuôi. SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng 1.1.1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nghề nuôi tôm trên cát a. Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Nó ảnh hưởng đến quá trình đến quá trình bắt mồi, trao đổi chất và lột xác của con tôm.Tôm có khả năng thích nghi với sự thay đổi lớn với nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển là 20-30 °C. Nhiệt độ dưới 15°C hoặc trên 35 °C có thể gây hiện tượng chết hàng loạt của tôm. Trong môi trường tự nhiên tôm có thể thích nghi với nhiệt độ bằng cách lặn xuống sâu hơn hoặc bơi lên mặt nước. Do ở trong môi trường nuôi bị hạn chế bởi không gian nên tôm không làm được điều đó. Đồng thời, môi trường vùng đất cát rất hấp thụ nhiệt, ao được lót bằng bạt nên nhiệt độ trong ao thường cao hơn bình thường. Để khắc phục được điều này cần sử dụng những biện pháp kỹ thuật như tăng độ sâu của ao, tăng độ dày của lớp cát phủ… b. Độ mặn: Độ mặn cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Độ mặn của ao nuôi phụ thuộc vào sự hòa trộn giữa nước ngọt và nước mặn. Nếu độ mặn thay đổi sẽ làm tôm bị sốc và chết.Như chúng ta đã biết, nguồn nước ngọt ở những vùng cát thường không được chủ động, nguồn nước ngọt được cung cấp từ nguồn nước ngầm,nguồn nước từ giếng khoan vì vậy việc chủ động nguồn nước ngọt là rất quan trọng. Tôm có thể sống ở độ mặn từ 0-40 ‰, nhưng thích hợp từ 15- 25‰. Nếu độ mặn trên 25 ‰ cần thêm nước ngọt vào để giảm độ mặn. Một điều cần chú ý đó là nguồn nước ngầm thường chứa hàm loại kim nặng ( Cu, Zn, Fe…), các khí độc ( H2S, NH3, SO2, CH4…) vì vậy cần có biện pháp sử lý trước khi đưa nước vào ao. c. Ph: pH một chỉ tiêu dùng để đánh giá sự thay đổi của môi trường nước. pH tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. pH thích hợp cho tôm dao động từ 7,5-8,5 và tốt nhất từ 7,8 – 8,3. Sự dao động của pH trong môi trường ao phụ thuộc vào sự phát triển của tảo. Vào thời điểm buổi trưa khi cường độ ánh sáng mạnh nhất cũng là lúc loài tảo quang hợp mạnh nhất. Vào ban đêm khi không có ánh sáng mặt trời thì nồng độ pH trong ao là thấp nhất. Vì pH là một yếu tố quan SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 12 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng trọng ảnh hưởng đến quá trình nuôi vì vậy cần chú ý theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp. Để điều chỉnh nồng độ pH cần điều chỉnh mật độ tảo trong ao nuôi. d. Hàm lượng oxy hòa tan: Oxy là một yếu tố cần thiết để duy trì sự sống, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp, sinh trưởng và phát triển của tôm. Ôxy hoà tan 4 mg/l, không dưới 2 mg/l. Ở môi trường tự nhiên tôm có thể di chuyển từ khu vực thiếu oxy đến nơi đầy đủ oxy hơn. Nhưng trong môi trường ao nuôi tôm chỉ dựa vào lượng oxy có trong ao. Trong quá trình nuôi mật độ nuôi thường rất cao vì vậy tôm thường gặp phải tình trạng thiếu oxy. Khi gặp tình trạng này tôm thường bắt mồi kém, chậm lớn, tôm bị nổi đầu, nếu tình trạng này kéo dài tôm sẽ chết hàng lọa. Để duy trì và tăng cường hàm lượng oxy cho ao nuôi cần sử dụng các thiết bị như: máy quạt nước, máy sục khí… e. Màu nước: Màu nước là nhân tố dùng để xem xét mức độ dinh dưỡng có trong ao. Để xem xét yếu tố này người ta dùng thiết bị đo độ trong của màu nước. Độ trong thích hợp trong nuôi tôm thường là 30 – 40 cm. Khi độ trong của ao nuôi cao hơn 40 cm chứng tỏ môi trường ao kém dinh dưỡng, do đó cần tăng cường dinh dưỡng cho ao nuôi bằng cách cung cấp thêm dinh dưỡng bằng cách bón phân gây màu nước. Nếu độ trong thấp hơn 30 cm chứng tỏ ao đang bị ô nhiễm vì vậy cần khắc phục xử lý bằng cách thay nước thường xuyên. Cần theo dõi sự thay đổi của màu nước hàng ngày. f. Muối hoà như sau : PO4- P -= 0,1 - 0,3 mg/l; SiO4 - S = 2mg/l; NH4 - N = 0,4 mg/l trở lên; NH3 < 0,1 mg/l. tỷ lệ N/P lớn thì tảo khuê nhiều; H2S <0,03 mg/l; Nếu pH thấp H2S dễ làm cho tôm bị ngộ độc. 1.1.2. Các hình thức nuôi tôm Hiện nay,có nhiều hình thức nuôi tôm khác nhau,tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, mức độ đầu tư và trình độ kỹ thuật mà lựa chọn hình thức nuôi khác nhau. Sự phân chia các hình thức nuôi tôm cũng mang tính tương đối, và tùy thuộc vào từng quốc gia. Ở Việt Nam, hình thức nuôi tôm được phân chia thành SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 13 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng quảng canh, bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh, nuôi sinh thái. Các hình thức nuôi này được định nghĩa như sau: 1.1.2.1. Nuôi tôm quảng canh. Đây là hình thức nuôi đầu tiên trong lịch sử phát triển của nghề nuôi tôm trên thế giới. Nuôi theo hình thức quảng canh là mô hình nuôi không đòi hỏi cao về kỹ thuật, người nuôi tận dụng diện tích mặt và nguồn thức ăn tự nhiên để thu hoạch sản phẩm. Hình thức này được tiến hành ở các ao hồ rộng. Nuôi dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, mật độ tôm thường thấp do phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên,diện tích ao nuôi lớn. Ưu điểm: Chi phí thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, cần ít lao động cho một đơn vị sản xuất (ha) và thời gian nuôi ngắn do giống đã lớn. Nhược điểm: Năng suất và lợi nhuận thấp, cần diện tích ao nuôi lớn để tăng sản lượng nên rất khó trong khâu chăm sóc, quản lý, thu hoạch. Và nhất là các ao có hình dạng khác nhau. Hình thức nuôi này cũng phụ thuôc lớn vào điều kiện tự nhiên. 1.1.2.2. Nuôi tôm quảng canh cải tiến. Cũng tương tự nuôi tôm quảng canh, nhưng quy mô đầu tư về vốn và kỹ thuật chăm sóc hiện đại hơn. Quy mô diện tích ao nuôi dưới 2 ha, năng suất từ 0,3 – 0,9 tấn/ha/vụ. Hình thức nuôi này cũng dựa chủ yếu vào nguồn giống và thức ăn tự nhiên nhưng có bổ sung thêm nguồn thức ăn nhân tạo không thường xuyên và thường thì thu tỉa thả bù. Thường thì mật độ thả nuôi là 4 -9 con /m². Có đầu tư về cơ sở hạ tầng nhưng mức độ chưa cao. Ở nước ta các mô hình nuôi kết hợp trong rừng ngập mặn, nuôi trên đất nhiễm mặn theo mùa,…thuộc hình thức này. Ưu điểm: Theo hình thức nuôi này thì mật độ thả nuôi thấp nên chi phí thức ăn ít, lượng oxy hòa tan trong nước nhiều nên người nuôi không cần phải sử dụng máy sục khí, mức độ ô nhiễm không đáng kể nên chỉ cần chú ý đến việc thay nước trong ao. Có thể bổ sung giống tự nhiên hay nhân tạo, kích cỡ tôm thu hoạch lớn , giá bán cao, cãi thiện năng suất đầm nuôi. SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 14 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng Nhược điểm: Phải bổ sung giống lớn trong quá trình nuôi do tôm giống có thể bị hao hụt nhiều. Hình dạng và kích thước của ao đa dạng nên cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, quản lý, thu hoạch. 1.1.2.3. Nuôi tôm bán thâm canh. Là hình thức nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn từ bên ngoài, có thể dùng thức ăn viên kết hợp với thức ăn tươi sống ( thức ăn tự nhiên ít quan trọng). Mật độ thả trung bình từ 8 – 12 con/m². (có thể gọi là bán thâm canh mức thấp) nhưng trong thực tế là từ 15-24 con/m² (bán thâm canh mức cao). Diện tích ao nuôi từ 0.5-1,5 ha, được xây dựng hoàn chỉnh và có đầy đủ trang thiết bị để chủ động trong việc chăm sóc,quản lý ao nuôi. Đây là hình thức nuôi tiên tiến hơn vì thế nó yêu cầu cao về mặt kỹ thuật,đó là: người nuôi tôm bắt buộc phải sử lý ao hồ trước khi nuôi, phải bảo đảm kỹ thuật chăm sóc, đồng thời duy trì chế độ ăn một cách thường xuyên và có kế hoạch chủ động nhằm điều hòa, sử lý môi trường nước, cung cấp đủ thức ăn cho tôm. Ưu điểm: Kích thước ao nuôi nhỏ nên dể vận hành, quản lý. Kích cỡ tôm thu hoạch khá lớn và bán được giá cao. Chi phí vận hành thấp. Mô hình này có hệ số rủi ro thấp vì sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp, có hệ thống quạt nước để cung cấp oxy và môi trường ao nuôi ổn định hơn. Nhược điểm: Năng suất, sản lượng thấp. Nuôi tôm theo hình thức này đòi hỏi phải am hiểu kỹ thuật nuôi và có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý. 1.1.2.4. Nuôi tôm thâm canh. Còn được gọi là nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu dựa vào nguồn giống và thức ăn nhân tạo, cơ sở hạ tầng được đầu tư rất đầy đủ, các yêu cầu kỹ thuật nuôi đòi hỏi phải tuân thủ theo quy trình khoa học đặc biệt là nguồn nước, lượng oxy hòa tan, thức ăn… Diện tích ao nuôi từ 0,5-1 ha, mật độ thả cao từ 16-30 con/m², độ sâu mực nước từ 1,5-2 m và đạt năng suất cao từ 2-5 tấn/ha/vụ trở lên. Ưu điểm: Năng suất, sản lượng cao. Ao được xây dựng đầy đủ các phương tiện nên dể quản lý và vận hành. Nhược điểm: Kích cỡ của tôm thường nhỏ, giá bán thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp. Nuôi tôm theo hình thức này nếu công tác SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 15 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng quản lý, quy hoạch không đảm bảo có thể dẫn tới việc ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cho vùng nuôi. 1.1.2.5. Nuôi sinh thái Thực ra chưa có định nghĩa chuẩn, nhưng cơ bản bao gồm các tiêu chí như nuôi không dùng phân tổng hợp, hóa chất, thuốc…,các chất điều hòa sinh trưởng, chất kích thích trong thức ăn, không dùng thức ăn có nguyên liêu từ sinh vật biến đổi gen… và nuôi dựa trên nền các vật chất hữu cơ như phân gia súc,phụ phẩm nông nghiệp, luân canh, kết hợp, nuôi bằng thức ăn tự nhiên… Ưu điểm: Có thể nói nuôi tôm theo hình thức này sẻ bảo đảm tính tự nhiên của tôm. Sản phẩm không dư tồn hóa chất. Chi phí đầu tư thấp và bảo đảm tính bền vững cho môi trường nuôi. Nhược điểm: Năng suất, sản lượng không cao. Bảng 01: Tóm tắt các hình thức nuôi tôm Chỉ tiêu Kích thước ao (ha) Mức nước tối QC Không xác định vào tự TC 1-2 0,5 - 1,5 0,5 - 1 giống(con/m²) Quạt nước sục khí 1 - 1,2 <5 Không Không Lấy nước triều qua Không xác định 1,2 - 1,4 1,5 - 2 hoặc nhân tạo 1–3 Tự nhiên ST Tự nhiên nhiên Mật độ con Cung cấp nước BTC Phụ thuộc thiểu(m) Loại thức ăn QCCT 10 – 15 Có >20 Có 5 - 15 Có hoặc không Có bổ Thức ăn Thức ăn sung thêm công công thức ăn nghiệp nghiệp Lấy nước Theo yêu Theo Theo yêu triều qua cầu kỹ yêu cầu cầu kỹ cổng thuật kỹ thuật thuật Tự nhiên ( Nguồn: Sở thủy sản Thừa Thiên Huế) SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 16 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng Trên đây là năm hình thức nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay.Có thể nói nuôi tôm là một ngành sản xuất có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro của nó cũng khá lớn. Vì vậy,tùy vào điệu kiện của từng vùng, từng hộ, từng cá nhân mà lựa chọn phương pháp nuôi để đạt được hiêu quả cao nhất trong nuôi tôm. 1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá Nuôi trồng thủy sản cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu làm cơ sở cho các quyết định đầu tư, phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế rất có ý nghĩa.Nó giúp cho người dân nhận biết được thực trạng quá trình sản xuất nhằm tìm giải pháp thiết thực để đạt và duy trì hiệu quả kinh tế cao. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất Để đánh giá khả năng và mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào của nuôi tôm chúng ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:  Tổng chi (TC) : là toàn bộ chi phí đầu tư gồm chi phí lao động thuê, chi phí vật chất và chi phí khác. ( không tính chi phí lao động gia đình ) Tổng chi = CP lao động thuê + CP vật chất + CP khác (TC = CP lao động thuê + CP vật chất + CP khác) + Chi phí ao hồ, công trình xây dựng cơ bản : bao gồm các hạng mục: đê, kè, đập, cống, nhà kho,…và các loại tài sản cố định phục vụ công tác nuôi tôm như: phương tiện vận chuyển, máy bơm nước, máy sục khí, máy đào,…Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng độ kiên cố và trình độ thâm canh của ao nuôi. Đây là phần chi phí cố định ban đầu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí trong nuôi tôm và được thu lại dưới dạng giá trị khấu hao TSCĐ theo quy định chung hay theo ngành chủ quản quy định. + Chi phí ngư y, chi phí xử lý, cải tạo ao nuôi: Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư cho việc xử lý, cải tạo ao hồ, tạo môi trường thuận lợi và diệt trừ hại cho ao nuôi tôm. + Chi phí về giống: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư về con giống trong sản xuất. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi trồng. SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 17 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng + Chi phí lao động : Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lao động thuê phục vụ cho nuôi tôm. + Chi phí thức ăn: Phản ánh giá trị thức ăn đã đầu tư, không tính lượng thức ăn có trong tự nhiên. + Một số chi phí khác như : Chi phí lãi vay và KHTSCĐ. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất  Diện tích nuôi tôm (S) : Là toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sử dụng vào nuôi tôm, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của hộ nuôi và cũng là căn cứ quan trọng để tính các chỉ tiêu khác.  Sản lượng tôm (Q): Là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm).  Năng suất tôm (N): N = Q/S Trong đó: N là năng suất; Q là sản lượng; S là diện tích. Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích.  Tổng thu (TR ): là toàn bộ giá trị của sản phẩm thu được trong một chu kỳ sản xuất bằng sản lượng nhân với đơn giá của sản phẩm. Tổng thu = Sản lượng * Đơn giá (TR = Q * P ) - Tổng thu nhập (TI) là phần chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó. Tổng thu nhập = Tổng thu – Tổng chi (TI = TR – TC) - Tổng lợi nhuận (Pr): là phần còn lại sau khi lấy tổng thu nhập trừ chi phí lao động gia đình. Tổng lợi nhuận = Tổng thu nhập – CP lao động gia đình (Pr = TI - CP lao động gia đình) SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 18 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế  Hiệu suất TI/TC : Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập.  Hiệu suất Pr/TC : Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.  Hiệu suất TR/TC: Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng tổng thu.  Hiệu suất TI/ vốn SXKD : Cứ một đồng vốn SXKD bỏ vào sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập.  Hiệu suất Pr/ vốn SXKD : Cứ một đồng vốn SXKD bỏ vào sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.  Hiệu suất TR/ vốn SXKD : Cứ một đồng vốn SXKD bỏ vào sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng tổng thu. 1.2. Cơ sở thực tiển. 1.2.1. Vai trò của ngành thủy sản Ngành thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Quy mô của ngành thủy sản ngày càng mỡ rộng và vai trò của ngành thủy sản cũng không ngừng tăng lên trong nền kinh tế quốc dân. Ngành thủy sản là một ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ., cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Trong khi những ngành khai thác, đóng sữa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thực thủy sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thủy sản thuộc công nghiệp nhóm B, ngành thương mại và các dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì ngành thủy sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp. Vì vai trò của ngành thủy sản ngày càng quan trọng trong sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối thập kỹ 90, chính phủ đã có những chú ý trong quy hoạch hệ thống thủy lợi để không những phục SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 19 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trên thế giới, ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành thủy sản. Ngành thủy sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã trỡ thành một hoạt động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hàng năm, ngành chế biến thủy sản cũng thành ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế và dành vị trí thứ 10 trong số những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Vai trò đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân a. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam 50% sản lượng thủy sản đánh bắt ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và gần 40% thủy sản đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho người dân Việt Nam. Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trng du miền núi, tất cả diện tích ao hồ đều được tận dụng để nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. b. Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm Ngành thủy sản là một ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ nền kinh tế quốc dân, ngành thủy sản đã góp phần bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạn và vitamin cho thức ăn. Có thể nói ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nguoif dân, đặc biệt ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tai, mô hình kinh tế hộ gia SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan