Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã phong hải, huyện phong điền, tỉn...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã phong hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
83
491
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN ------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP U HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở XÃ PHONG HẢI, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà Lớp: K46A KTNN Niên khoá: 2012 - 2016 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh Huế, tháng 05 năm 2016 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh Lời Cám Ơn Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các đơn vị, các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin chân thành cám ơn ban Lãnh đạo trường Đại học kinh tế, cùng với các quý thầy cô giáo trường đại học kinh tế đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Th.S Nguyễn Thùy Linh – người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi đến lời cám ơn đến các cán bộ Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông, UBND xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu và vui vẻ trao đổi kinh nghiệm nuôi tôm giúp tôi hoàn thành tốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn đến tất cả các bạn bè, người thân, gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu đề tài. Huế, ngày 19 tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện SVTH: Hoàng Thị Thu Hà i Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh Hoàng Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Thị Thu Hà ii Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................i MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ................................................ vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................2 3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................2 3.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................3 4.1. Về đối tượng nghiên cứu: .........................................................................................3 4.2. Không gian nghiên cứu: ...........................................................................................3 4.3. Thời gian nghiên cứu:...............................................................................................3 4.4. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ..............................................................................4 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................4 1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế ....................................................................................4 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế .................................................................4 1.2. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế ....................................................................................5 1.2.1 Các chỉ tiêu về chi phí sản xuất ..............................................................................5 1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế ....................................................................5 1.2.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế..............................................................................6 SVTH: Hoàng Thị Thu Hà iii Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh 1.2.4 Bản chất và ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế ....................................6 1.3. Sơ lược về tôm thẻ chân trắng ..................................................................................7 1.3.1 Nguồn gốc và khu vực phân bố ..............................................................................7 1.3.2 Một số đặc điểm sinh học .......................................................................................8 1.3.2.1 Phân loại và các yếu tố môi trường sống.............................................................8 1.3.2.2 Tập tính ăn và quá trình sinh trưởng ...................................................................9 1.3.3 Giá trị kinh tế của tôm thẻ chân trắng ..................................................................10 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ................10 1.3.5 Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam và trên thế giới.........13 1.3.5.1 Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng trên thế giới ....................13 1.3.5.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.................................................14 1.3.5.3 Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế ......15 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI XÃ PHONG HẢI, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ .....................17 2.1 Tình hình cơ bản của xã Phong Hải ........................................................................17 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................17 2.1.1.1 Vị trí địa lý.........................................................................................................17 2.1.1.2 Địa hình, khí hậu và thủy văn ............................................................................17 2.1.1.2.1 Địa hình ..........................................................................................................17 2.1.1.2.2 Khí hậu ...........................................................................................................18 2.1.1.2.3 Thủy văn .........................................................................................................19 2.1.2 Tài nguyên đất ......................................................................................................19 2.1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội.......................................................................................20 2.1.3.1 Dân số và lao động ............................................................................................20 2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã Phong Hải ..............................................................22 2.2.1 Khai thác biển .......................................................................................................22 2.2.2 Nuôi trồng thủy sản ..............................................................................................22 2.2.3 Nông-Lâm-Ngư-Nghiệp .......................................................................................23 2.2.4 Thương mại, dịch vụ.............................................................................................24 2.3 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã Phong Hải...........................................24 SVTH: Hoàng Thị Thu Hà iv Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh 2.3.1 Thuận lợi ...............................................................................................................24 2.3.2 Khó khăn...............................................................................................................25 2.4 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền ...........26 2.4.1 Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền ....................................................................................................................26 2.4.1.1 Quy mô diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra .........................27 2.4.1.2 Tình hình sử dụng nguồn lực sản xuất ..............................................................28 2.4.1.2.1 Nhân khẩu và lao động ...................................................................................28 2.4.1.2.3 Tình hình đầu tư cơ bản nuôi tôm thẻ chân trắng ...........................................31 2.4.1.2.3.1 Đầu tư xây dựng cơ bản...............................................................................31 2.4.1.2.3.2 Chi phí đầu tư trung gian .............................................................................34 2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm thẻ chân trắng ...............................37 2.3.1 Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra ...........................................37 2.3.2 Tổng hợp kết quả và hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra ........39 2.3.3 Tình hình tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải.......................................42 2.3.3.1 Chính sách tiêu thụ ............................................................................................42 2.3.3.2 Mô hình tiêu thụ tôm thẻ chân trắng .................................................................42 2.3.4 Phân tích SWOT trong hiệu quả nuôi tôm và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền. .....................................................................................45 2.3.4.1 Điểm mạnh ........................................................................................................45 2.3.4.2 Những điểm yếu ................................................................................................46 2.3.4.3 Cơ hội ................................................................................................................47 2.3.4.4 Thách thức .........................................................................................................47 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI XÃ PHONG HẢI, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............................................................49 3.1. Định hướng phát triển.............................................................................................49 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền. .....................................................................................49 3.2.1 Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................................50 SVTH: Hoàng Thị Thu Hà v Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh 3.2.2 Giải pháp nâng cao trình độ sản xuất ...................................................................51 3.2.3 Giải pháp về vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất..................................................53 3.2.4 Giải pháp tiêu thụ tôm ..........................................................................................54 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................57 1. Kết luận......................................................................................................................57 2. Kiến nghị ...................................................................................................................60 2.1. Đối với hộ nuôi tôm thẻ chân trắng: .......................................................................60 2.2. Đối với những người buôn bán: .............................................................................60 2.3. Đối với các nhà máy ...............................................................................................60 2.4. Kiến nghị đối với Nhà nước: ..................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................62 PHỤ LỤC SVTH: Hoàng Thị Thu Hà vi Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU STT Số thứ tự HQKT Hiệu quả kinh tế SXKD Sản xuất kinh doanh THCS Trung học cơ sở BQC Bình quân chung GO Tổng giá trị sản xuất LN Lợi nhuận VA Giá trị gia tăng IC Chi phí trung gian TC Tổng chi phí NTTS Nuôi trồng thủy sản DNTN Doanh nghiệp tư nhân GT Giá trị VASEP Hiệp hội chế biến xuất khẩu TCT Thẻ chân trắng UBND Uỷ ban nhân dân SVTH: Hoàng Thị Thu Hà vii Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ vay vốn của các hộ điều tra .............................................................30 Sơ đồ 2.1. Chuỗi cung tiêu thụ tôm tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền. ..................43 SVTH: Hoàng Thị Thu Hà viii Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Dự báo tiêu thụ thủy sản trên thế giới đến năm 2020 ...................................14 Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Phong Hải qua 3 năm 2013-2015 ............20 Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động xã Phong Hải qua 3 năm 2013-2015 .............20 Bảng 2.3. Sự phân bố dân cư ở xã Phong Hải ...............................................................21 Bảng 2.4. Tình hình nuôi trồng thủy hải sản tại xã Phong Hải năm 2015 ....................23 Bảng 2.5. Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng của xã Phong Hải, huyện Phong Điền, TT Huế. ..........................................................................................26 Bảng 2.6. Quy mô, diện tích nuôi tôm của các hộ điều tra (bình quân/ hộ)..................28 Bảng 2.7. Trình độ học vấn của các hộ điều tra ............................................................29 Bảng 2.8. Số liệu thống kê các hộ vay vốn ở xã Phong Hải .........................................30 Bảng 2.9. Chi phí đầu tư cơ bản cho nuôi tôm thẻ chân trắng ......................................32 Bảng 2.10. Chi phí đầu tư trung gian nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra ......35 Bảng 2.11. Diện tích, năng suất và sản lượng tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra .........39 Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả và hiệu quả nuôi tômcủa các hộ điều tra ở xã Phong Hải .....40 SVTH: Hoàng Thị Thu Hà ix Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Hoạt động NTTS hết sức quan trọng đối với đời sống của người dân trên địa bàn xã Phong Hải. Đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, tuy nhiên ở địa phương vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, một số hộ nuôi chưa nắm được kỹ thuật nuôi, thiếu vốn đầu tư, môi trường thì ngày càng ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường,...nên hoạt động nuôi trồng của xã chưa phát triển tương ứng với tiềm năng. Trong thời gian gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và tôm TCT nói riêng đã có những bước khởi sắc rõ rệt, đặc biệt là khi người dân thực hiện theo chỉ đạo của xã về phát triển mô hình nuôi tôm TCT đây được xem là loại thủy sản thế mạnh của địa phương. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm TCT trên địa bàn xã Phong Hải, trên cơ sở đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động nuôi tôm ở đây tôi đã đề xuất đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên - Huế”. Mục đích nghiên cứu đầu tiên của đề tài là tìm hiểu hoạt động nuôi trồng tôm TCT của các hộ dân trên địa bàn xã Phong Hải. Thứ hai, là đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm TCT tại địa phương, để thấy được mô hình, kỹ thuật nuôi tôm, quy mô diện tích, mức độ đầu tư chi phí. Thứ ba là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm TCT. Cuối cùng là đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất tôm TCT tại xã Phong Hải. Với một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu từ đề tài cho thấy rằng, hoạt động nuôi tôm TCT của các hộ dân trên địa bàn xã Phong Hải đã thu được những kết quả rất khả quan. Nêu lên được những khó khăn và thuận lợi đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm TCT trong thời gian tới. Và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của xã và đặc biệt đối với các hộ nuôi tôm TCT thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà ix Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt nam là một trong những quốc gia trên thế giới có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển và cũng là nước có lịch sử nuôi trồng thủy sản lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử cho đến nay thì ngành nuôi trồng thủy sản đã trở thành một bộ phận quan trọng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân, gia tăng nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho xây dựng và phát triển của Việt Nam. Ngành nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng của đất nước, trong đó có ngành nuôi tôm. Hàng năm, sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản và trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của ngành. Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung, có hệ thống đầm phá ven biển rộng lớn (gần 22.000 ha) được xếp vào loại lớn của thế giới. Với một loạt hệ thống đầm phá: Đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô chạy dọc suốt 5 huyện ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế từ huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền, huyện Phú vang, huyện Phú Lộc; với hệ thống vùng đầm phá nước lợ, hệ thống sinh thái sông biển phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài thủy sinh phát triển. Đây được xem là một lợi thế cho nhiều ngành nghề nông, lâm, ngư, nghiệp mà đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy hải sản. Phong Điền là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những huyện có sản lượng tôm đạt cao nhất tỉnh; là nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào; là một nơi có nhiều lợi thế để phát triển mạnh về nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền. Xuất phát từ những thuận lợi đó, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải ngày càng phát triển và thu hút nhiều người dân cùng tham gia. Sự phát triển của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân vùng ven biển, góp phần phát triển nền kinh tế của huyện nhà. Tuy nhiên, quy mô nuôi trồng tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải phổ biến ở dạng mô hình nhỏ, phương thức canh tác truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún và tự phát. Việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng một cách ồ ạt, quản lý không phù hợp đã làm SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 1 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh hiệu quả nghề nuôi trồng tôm thẻ chân trắng giảm sút. Không những thế môi trường ô nhiễm, dịch bệnh tràn lan; tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do bị ép giá, ép cấp; hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc chế biến và bảo quản tôm thẻ chân trắng chưa tốt, người nông dân thì còn gặp khó khăn; hạn chế trong việc tiếp cận thông tin thị trường, việc gắn kết giữa bốn khâu sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ tôm thẻ chân trắng chưa thật chặt chẽ, đầu ra thì còn yếu kém làm giảm tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm tôm thẻ chân trắng xuất khẩu. Trên cơ sở đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên - Huế”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở địa phương. - Phân tích tích hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế tôm thẻ chân trắng trên địa bàn xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: Đề tài chọn xã Phong Hải là xã có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm ưu thế lớn của huyện để thực nghiên cứu làm đề tài. Chọn ngẫu nhiên 40 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đại diện cho ba thôn Hải Thế, Hải Đông, Hải Nhuận là những thôn mà có diện tích, năng suất nuôi trồng tôm thẻ chân trắng cao của xã Phong Hải. - Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu các báo cáo, niên giám thống kê của huyện Phong Điền, thông qua báo chí, thông tin Internet... 3.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích so sánh, thống kê để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm để thực hiện được các mục tiêu đề ra. - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu để phản ánh được tình hình sản xuất tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 2 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh - Phương pháp thống kê mô tả để đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng của từng hộ dân và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ đó bằng phần mềm Excell để vẽ và xử lý biểu đồ. - Ma trận SWOT: Từ việc tổng hợp, thu thập những thông tin để đánh giá kết quả nghiên cứu qua bốn mặt: Yếu (Weakness), Mạnh (Strength), Cơ hội (Opportunity), Thách thức ( Threat). 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Về đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 4.2. Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ tại ba thôn (Hải Thế, Hải Nhuận, Hải Đông) của xã Phong Hải, huyện Phong Điền. 4.3. Thời gian nghiên cứu: Phân tích tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn xã trong thời kỳ từ năm 2013 đến năm 2015 theo số điều tra. 4.4. Kết cấu của đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng Chương 2: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 3 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kinh tế của một quá trình, một hiện tượng hoặc của một quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Từ khái niệm được khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H = K/C (1) Với: H : Là hiệu quả kinh tế hiện tượng hoặc quá trình kinh tế nào đó. K : Là kết quả thu được từ hiện tượng hoặc quá trình kinh tế đó. C : Là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. - Hiểu một cách ngắn gọn: Hiệu quả kinh tế là phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. - Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. - Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn ) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào là một quá trình tái sản xuất thống nhất trong mối quan hệ đầu vào và đầu ra. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 4 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh được xác định trên cơ sở so sánh giữa kết quả kinh tế (đầu ra) và chi phí kinh tế (đầu vào). Chúng được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ: - Ở dạng thuận H = K/C biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra. - Ở dạng nghịch h = C/K cho biết để có một đơn vị đầu ra cần hao phí bao nhiêu đơn vị đầu vào. Trong đó: K : Kết quả kinh tế C : Chi phí kinh tế Hai chỉ tiêu hiệu quả này có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ tiêu H được dùng để xây dựng ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Còn chỉ tiêu h là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực, chi phí thường xuyên. 1.2. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế 1.2.1 Các chỉ tiêu về chi phí sản xuất - Tổng chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định ( thường tính cho một năm), kể cả khấu hao tài sản cố định và tiền công lao động. Chi phí trung gian (IC) là một bộ phận cấu thành của TC bao gồm chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất (không kể khấu hao tài sản cố định) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật tư và phi vật chất) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra các của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định ( thường tính cho một năm). 1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế Tổng giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp (thường tính cho một năm). GO =∑ Pi*Qi Trong đó: Pi : Là giá của từng loại sản phẩm Qi : Là sản lượng của từng loại sản phẩm SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 5 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh Giá trị gia tăng (VA) là toàn bộ kết quả dịch vụ, lao động hữu ích mới sáng tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) của doanh nghiệp trong một khoản thời gian nhất định (thường tính cho một năm). VA = GO – IC Thu nhập hỗn hợp (MI) MI = GO – TC Trong đó: GO : Tổng giá trị sản phẩm TC : Tổng chi phí sản xuất 1.2.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - Năng suất (N) là chỉ tiêu phản ánh sản lượng, sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích trong một khoản thời gian nhất định. N = Q/S Trong đó: Q : Là sản lượng sản phẩm S : Là diện tích sử dụng để sản xuất ra sản phẩm - Chỉ tiêu GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất. - Chỉ tiêu VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - Chỉ tiêu GO/TC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tổng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất. - Chỉ tiêu lợi nhuận MI/TC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tổng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. 1.2.4 Bản chất và ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế - Bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối của hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 6 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của người sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể coi là những đại lượng cân đo, đong, đếm được như một số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, chi phí, thị phần và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn hảo có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm... chính vì vậy kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của người kinh doanh. Trong khi đó, công thức tính hiệu quả ở trên lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (đầu vào) để đánh giá sản xuất kinh doanh. Vấn đề ở đây được đặt ra là hiệu quả kinh tế là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh. Trong thực tế thì người ta sử dụng chỉ tiêu để làm mục tiêu cần đạt được và trong nhiều trường hợp khác người ta sử dụng như một công cụ nhận biết khả năng để tiến tới đạt được mục tiêu là kết quả cần đạt được. - Nâng cao hiệu quả kinh tế là quá trình tất yếu của việc phát triển xã hội, đất nước. Trong sản xuất thì người sản xuất luôn muốn tăng hiệu quả kinh tế tức là họ tăng được lợi nhuận, còn đối với người tiêu dùng thì khi tăng hiệu quả kinh tế tức là khi họ nâng cao độ thỏa dụng khi sử dụng hàng hóa. Như vậy nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ làm cho xã hội ngày càng phát triển và có lợi, khi mà lợi ích của người tiêu dùng và người sản xuất tăng lên hiệu quả trong nuôi trồng tôm thẻ chân trắng có ý nghĩa rất quan trọng trong xu thế phát triển ngày nay. Giúp cho ngành nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển, ổn định, bền vững, tiết kiệm được các nguồn lực, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để ngày càng nâng cao được chất lượng về tôm thẻ chân trắng. 1.3. Sơ lược về tôm thẻ chân trắng 1.3.1 Nguồn gốc và khu vực phân bố Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80( FAO Fishery Statistic, 2011). Đến năm 1992 loại tôm này đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ( Wedner & Rosenberry 1992). Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới bao gồm Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Ecuador, Brazil, Mexico, Venezuela, Honduras, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Peru, Thái Bình Dương Đảo, Colombia, Panama, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriame, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng Hòa Dominica, Bahamas (FAO, 2012) SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 7 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh (Nguồn: http://tomgiongantai.com) Hình 1.1. Hình ảnh tôm thẻ chân trắng (White Shrimp) Sự phát triển của việc nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam thì tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam vào năm 2001 và được tiến hành đưa vào nuôi thử nghiệm tại ba công ty: Công ty Duyên Hải ở Bạc Liêu, công ty Việt Mỹ ở Quảng Ninh và công ty Asia Hawai ở Phú Yên ( Bộ NN&PTNN 2012 ) Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc chủ yếu ở ven biển tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ, kéo dài từ ven biển Mehico đến miền trung Peru, và số lượng nhiều nhất là ở Ecuador. 1.3.2 Một số đặc điểm sinh học 1.3.2.1 Phân loại và các yếu tố môi trường sống - Phân loại: Ngành : Arthropoda Lớp : Crustacea Bộ : Decapoda Họ : Penaeidae Giống : Penaeus Loài : Penaeus vannamei Tên Việt Nam : Tôm thẻ chân trắng Tên tiếng Anh : White leg shrimp SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 8 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh - Các yếu tố môi trường sống: Tôm chân trắng chịu được độ mặn trong khoảng rộng, từ 0,5-45‰(đặc biệt thích nghi với độ mặn 7-20‰) nhưng tăng trưởng tốt nhất ở độ mặn thấp (10-15‰). Các chỉ tiêu còn lại được trình bài trong bảng sau: Các chỉ tiêu TT Khoảngthích hợp Khoảng chịu đựng 1 Độ mặn (‰) 7 – 20 0,5 – 45 2 Nhiệt độ 25 - 32 16 - 43 3 pH 7,5 – 8,5 6 - 10 4 Độ kiềm (mg/lít) 100 - 150 50 – 200 5 Oxy hòa tan (mg/lít) 4–7 3-7 6 NH3 (mg/lít) < 0,1 < 0,2 7 H2S (mg/lít) < 0,01 < 0,03 Tôm thẻ chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống. 1.3.2.2 Tập tính ăn và quá trình sinh trưởng - Tập tính ăn: Tôm chân trắng là loài ăn tạp, nhu cầu đối với thức ăn mang tính động vật cũng khá nghiêm ngặt. Tôm thẻ cũng cần những loại thức ăn có thành phần như các loại khác bao gồm: lipid, glucid, vitamin, muối khoáng, protein... nhưng Chỉ cần tỉ lệ protein trong thành phần thức ăn chiếm 20% trở lên và chỉ cần 30 % là thích hợp, tôm thẻ chân trắng sau khi ăn sẽ có thể phát triển bình thường. Nuôi tôm thẻ chân trắng có thể sử dụng nguồn thức ăn thực vật để thay thế thức ăn chăn nuôi cao cấp giá thành cao, từ đó có thể tiết kiệm đáng kể chi phí nuôi tôm. Ngoài ăn thức ăn do con người cung cấp, thì tôm thẻ chân trắng còn ăn những thức ăn có sẵn trong tự nhiên như động vật phù du, tảo, sinh vật ở đáy. - Quá trình sinh trưởng Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng thông qua quá trình lột xác, chu kỳ lột xác thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi, nếu tôm nhỏ thì quá trình lột vỏ cần vài giờ còn tôm lớn cần đến 1-2 ngày, nhưng tôm thẻ chân trắng phát triển có tốc độ SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan