Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã đăkrơwa thành phố kon tum tỉnh kon t...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã đăkrơwa thành phố kon tum tỉnh kon tum

.PDF
74
399
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BỜI LỜI TẠI XÃ ĐĂKRƠWA – THÀNH PHỐ KON TUM – TỈNH KON TUM NGÔ LỆ HỒNG NGÂN HUẾ, 05/2012 Comment [TMT1]: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BỜI LỜI TẠI XÃ ĐĂKRƠWA – THÀNH PHỐ KON TUM – TỈNH KON TUM Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Ngô Lệ Hồng Ngân Th.S Trần Minh Trí Lớp K42AKTNN HUẾ, Tháng 5/2012 Lôøi Caûm Ôn Ñeå hoaøn thaønh khoùa luaän naøy, toâi xin ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn chaân thaønh vaø saâu saéc nhaát cuûa mình ñeán quyù thaày coâ giaûng daïy taïi Tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá – Ñaïi hoïc Hueá trong suoát 4 naêm hoïc vöøa qua ñaõ daïy doã vaø truyeàn ñaït cho toâi nhöõng kieán thöùc voâ cuøng quyù baùu, giuùp toâi coù ñöôïc moät neàn taûng kieán thöùc, töï tin hôn treân con ñöôøng khôûi nghieäp trong töông lai. Ñaëc bieät toâi xin chaân thaønh caûm ôn Thaày Traàn Minh Trí – giaûng vieân tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Hueá ñaõ taän tình höôùng daãn cho toâi trong vieäc hoaøn thaønh khoùa luaän cuûa mình. Ñoàng thôøi toâi xin göûi lôøi caûm ôn ñeán caùc coâ chuù, anh chò coâng taùc taïi UBND Xaõ ÑaêkRôWa ñaõ nhieät tình giuùp ñôõ cho toâi trong suoát thôøi gian thöïc taäp. Qua ñaây toâi cuõng xin baøy toû loøng bieát ôn ñeán gia ñình, baïn beø, nhöõng ngöôøi luoân chia seû vaø taïo moïi ñieàu kieän ñeå toâi hoïc taäp vaø nghieân cöùu. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn! Sinh vieân Ngoâ Leä Hoàng Ngaân SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum MỤC LỤC PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2 1.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................3 1.1 Các khái niệm liên quan.........................................................................................3 1.2 Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cây bời lời ..................................................4 1.2.1 Nguồn gốc........................................................................................................4 1.2.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây bời lời.........................................5 1.3 Tình hình phát triển ngành lâm nghiệp và sản xuất rừng trồng .............................7 1.4 Các chủ trương, chính sách, dự án phát triển sản xuất cây bời lời ......................10 1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................................15 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BỜI LỜI Ở XÃ ĐĂKRƠWA – KON TUM..........................................................................................18 2.1 Tình hình cơ bản của xã ĐăkRơWa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum..........18 2.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................18 2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ...............................................................................19 2.2 Tổng quan về các hộ điều tra ...............................................................................22 2.2.1 Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động.....................................................22 2.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của hộ...................................................................22 2.2.3 Tình hình trang bị TLSX của hộ....................................................................24 2.3 Kết quả hiệu quả sản xuất bời lời của các nông hộ ở xã ĐăkRơWa....................25 2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bời lời.......................................................26 2.4.1 Quy mô và quy trình kỹ thuật trồng bời lời của các nông hộ ........................26 2.4.2 Chi phí sản xuất .............................................................................................27 2.4.3 Thị trường tiêu thụ .........................................................................................32 2.4.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất bời lời ............................................................35 SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum 2.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất bời lời ..................................43 2.4.5.1 Nhân tố thuận lợi .....................................................................................43 2.4.5.2 Những nhân tố tác động bất lợi ...............................................................45 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BỜI LỜI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐĂKRƠWA– KON TUM...........................................................................................48 3.1 Định hướng ..........................................................................................................48 3.2 Các giải pháp........................................................................................................49 PHẦN 3 KẾT LUẬN ...................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BCR Tỷ suất lợi ích chi phí BQC Bình quân chung BVTV Bảo vệ thực vật CP Chi phí DT Doanh thu ĐVT Đơn vị tính GO Tổng giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ LN Lợi nhuận NFV Giá trị tương lai hóa NLKH Nông lâm kết hợp NPV Giá trị hiện tại ròng SL Sản lượng TC Tổng chi phí TLSX Tư liệu sản xuất UBND Uỷ ban nhân dân VA Giá trị gia tăng SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân i Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Dân số và lao động của xã ĐăkRơWa từ năm 2009 đến 2011 ........................19 Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã ĐăkRơWa..................................................20 Bảng 3. Cơ cấu sử dụng đất BQ của các hộ điều tra (n=50) .........................................23 Bảng 4. Tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (n=50).....................................................24 Bảng 5. Diện tích bời lời tại xã ĐăkRơWa thời kỳ 2009-2011.....................................26 Bảng 6. Chi phí trồng bời lời theo hạng mục đầu tư (tính bình quân 1 sào).................29 Bảng 7. Chi phí trồng bời lời theo từng năm (tính bình quân 1 sào) ............................31 Bảng 8. Doanh thu của cây bời lời (tính BQ 1 sào) ......................................................36 Bảng 9. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây bời lời .........................................................38 Bảng 10. Kết quả sản xuất theo các chỉ tiêu dòng tiền..................................................40 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Cơ cấu (%) tổng chi phí theo hạng mục chi phí ..........................................30 Biểu đồ 2. Sản lượng theo chu kỳ ( tính bình quân 1 sào) ............................................35 Biểu đồ 3. Cơ cấu (%) giá trị sản phẩm của cây bời lời................................................37 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm vỏ bời lời .....................................................................33 SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân ii Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu nghiên cứu Muc tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế cây bời lời tại địa bàn xã ĐăkRơWa, xác định những khó khăn, hạn chế trong sản xuất bời lời của các nông hộ, đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trồng cây bời lời tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó đề xuất những giải pháp tích cực góp phần phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bời lời cho người dân trên địa bàn xã ĐăkRơWa. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo của UBND xã, Phòng kinh tế thành phố Kon Tum, niên giám thống kê của thành phố Kon Tum, các nghiên cứu đã được công bố về cây bời lời. Số liệu sơ cấp: + Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, có phân tầng bằng bản hỏi. Cách chọn mẫu: Trong tổng thể chung tất cả các hộ trồng bời lời của xã, chọn ra 50 hộ trồng bời lời đã khai thác năm 2011 (n=50) để tiến hành phỏng vấn, thu thập thông tin cho việc nghiên cứu đề tài. Việc chọn mẫu được tiến hành ngẫu nhiên theo danh sách trên phạm vi toàn xã. + Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý có kinh nghiệm. Phương pháp phân tích thông tin số liệu - Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, tổng hợp phân tích số liệu về tình hình sản xuất cây bời lời tại xã ĐăkRơWa. - Phương pháp phân tích tài chính được sử dụng để phân tích đánh giá các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả tài chính cây bời lời, trong đó có tính tới giá trị thời gian của các dòng tiền như NPV, PV, IRR, BCR, PMT. SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân iii Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum 3. Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy, kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã ĐăkRơWa phát triển khá mạnh và đồng đều ở các lĩnh vực như: Chăm sóc rừng, khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên và phát triển rừng trồng trong đó nổi bật là hoạt động trồng cây bời lời. Trong những năm qua, diện tích trồng bời lời trên địa bàn xã không ngừng tăng lên, bởi cây bời lời có ưu điểm là dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của khu vực tỉnh Kon Tum nói chung và xã ĐăkRơWa nói riêng, năm 2011 diện tích trồng bời lời bình quân của các hộ điều tra là 1,63 sào. Trong thời gian gần đây hoạt động này đang được phát triển khá mạnh mẽ và mang lại không chỉ các giá trị kinh tế mà cả các giá trị môi trường. Tuy nhiên, đến nay các nghiên cứu về cây bời lời ở khu vực Tây Nguyên chưa nhiều đặc biệt là các nghiên cứu về kinh tế. Đề tài đã xác định được mức chi phí, doanh thu cũng như các chỉ tiêu kinh tế, tài chính (NPV, NFV, PMT, IRR) của các chu kỳ trồng khác nhau. - Chi phí của các chu kỳ trồng khác nhau thì khác nhau. Tuy nhiên, giữa các chu kỳ có cơ cấu các hạng mục chi phí là tương đối giống nhau, trong đó chi phí lao động chiếm tỷ lệ cao nhất, như vậy lao động có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí trồng bời lời. Nhìn chung chi phí trồng bời lời là không cao. - Độ dài chu kỳ khai thác ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và hiệu quả kinh doanh bời lời. Chu kỳ càng dài kết quả GO, LN, NPV, NFV, PMT càng cao. Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế cho thấy việc đầu tư trồng bời lời đối với bất kỳ chu kỳ nào cũng mang lại hiệu quả, mức độ an toàn về mặt tài chính cao, thể hiện thông qua chỉ tiêu IRR của các chu kỳ cao. Ngoài ra đề tài cũng đã phản ánh được tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm bời lời trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Hiện nay, hầu hết các hộ đều bán theo phương thức cây đứng, dẫn đến tình trạng hạch toán không chính xác, hơn nữa quá trình tiêu thụ sản phẩm phải trải qua nhiều khâu trung gian. Chính những điều này đã phần nào làm giảm doanh thu của người nông dân. SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân iv Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum Nhìn chung, hoạt động sản xuất bời lời bên cạnh những thuận lợi thì hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Do đó, đề tài cũng đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất bời lời trên địa bàn xã, góp phần đưa cây bời lời trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh, cũng như giải quyết việc làm cho những lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập, góp phần thay đổi bộ mặt của xã trong tương lai. SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân v Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Kon Tum - một trong những tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, là nơi không những được ưu đãi bởi khí hậu, thời tiết ôn hòa, mà còn có vùng đất Bazan rất màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng như: cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp. Trong số các loại cây lâm nghiệp thì bời lời là một loại cây đang được chú trọng phát triển trên toàn tỉnh. Bởi bời lời là một loại cây bản địa, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cao. Phát triển trồng cây bời lời đã và đang tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống người dân. Ngoài ra, phát triển cây bời lời đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo đất, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường. Do đó, trong những năm gần đây, bời lời đã trở thành cây trồng thế mạnh và thu hút rất nhiều địa phương tham gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong đó xã ĐăkRơWa là một điển hình. ĐăkRơWa là một xã thuộc thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, là địa bàn sinh sống của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số như Ba Na, Rơ Ngao. Hoạt động trồng bời lời ở xã đã được phát triển gần 20 năm, diện tích không ngừng tăng nhanh, có nhiều cơ hội cho phát triển lâm nghiệp nói chung cũng như đẩy mạnh phát triển sản xuất bời lời nói riêng. Tuy nhiên, việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, hay những biện pháp canh tác tiên tiến, còn nhiều hạn chế. Mặt khác, năng lực hạch toán và lựa chọn chu kỳ khai thác các phương án đầu tư hiệu quả của người trồng bời lời còn hạn chế. Bên cạnh đó, do năng lực tài chính của hầu hết các hộ nông dân chưa cao cho nên không đủ điều kiện để đầu tư khai thác bán trực tiếp. Phần lớn chủ hộ trồng bời lời bán theo phương thức cây đứng dẫn tới việc ước tính sản lượng không được chính xác và là một trong những nguyên nhân gây thất thu cho người trồng rừng. Vậy làm thế nào để có thể phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, giá trị của cây bời lời để đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bời lời cho thị trường và hơn hết là góp phần xóa đói, giảm nghèo cho các hộ nông dân ở xã? Đây là một câu hỏi lớn không những đặt riêng cho các cấp chính quyền mà còn đặt ra cho các SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 1 Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum hộ dân trồng bời lời và người thu mua sản phẩm bời lời. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum” để nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế của cây bời lời. - Phân tích tình hình trồng bời lời trên địa bàn xã và xác định được hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động trồng bời lời. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trồng cây bời lời tại địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất cây bời lời ở xã ĐăkRơWa. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo của UBND xã, Phòng kinh tế thành phố Kon Tum, niên giám thống kê của thành phố Kon Tum, các nghiên cứu đã được công bố về cây bời lời. Số liệu sơ cấp: + Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, có phân tầng bằng bản hỏi. Cách chọn mẫu: Trong tổng thể chung tất cả các hộ trồng bời lời của xã, chọn ra 50 hộ trồng bời lời đã khai thác năm 2011 (n=50), để tiến hành phỏng vấn, thu thập thông tin cho việc nghiên cứu đề tài. Việc chọn mẫu được tiến hành ngẫu nhiên theo danh sách trên phạm vi toàn xã. + Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý có kinh nghiệm. Phương pháp phân tích thông tin số liệu - Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, tổng hợp phân tích số liệu về tình hình sản xuất cây bời lời tại xã ĐăkRơWa. - Phương pháp phân tích tài chính được sử dụng để phân tích đánh giá các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả tài chính cây bời lời, trong đó có tính tới giá trị thời gian của các dòng tiền như NPV, NFV, IRR, BCR, PMT. SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 2 Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm liên quan Tài nguyên rừng: Dưới góc độ sinh thái học tài nguyên rừng là một quần lạc sinh địa hay hệ sinh thái rừng, là một khối thống nhất giữa sinh vật rừng và ngoại cảnh, bao gồm 5 yếu tố là thực vật rừng, động vật rừng, đất rừng, các loại vi sinh vật, khí hậu thủy văn và các yếu tố ngoại cảnh khác. - Bời lời là một loại cây lâm nghiệp, có nguồn gốc bản địa, tạo thành hệ sinh thái thực vật rừng, có ảnh hưởng nhiều tới điều kiện tự nhiên. Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ, các loại lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. - Bời lời là loại cây lấy lâm sản ngoài gỗ. Bên cạnh gỗ cây được tận dụng triệt để thì các sản phẩm từ cây bời lời có nhiều tác dụng, đặc biệt là vỏ cây được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu sản xuất nhang, keo, sơn. Bên cạnh đó, bời lời còn có tác dụng phòng hộ, phủ xanh đất trống, chống xói mòn, bảo vệ môi trường tự nhiên. Lâm nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ, văn hóa, xã hội của rừng. Hiệu quả kinh tế: Là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều này cho chúng ta thấy rằng cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất gắn với việc trao đổi, vì thế nó chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị. + Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm đầu ra có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực được sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp. Nó cho ta biết một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất sẽ cho bao nhiêu đơn vị sản phẩm. SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 3 Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum + Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá bán sản phẩm và giá đầu vào được tính đến phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kinh tế có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá đầu ra. Qua đó ta thấy việc đánh giá hiệu quả sản xuất lâm nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua đó xác định mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất, xác định được giải pháp thích hợp từ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế được coi là căn cứ xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất lâm nghiệp. 1.2 Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cây bời lời 1.2.1 Nguồn gốc Bời lời là một loại cây thân gỗ có biên độ sinh thái rộng nên có phạm vi phân bố lớn, có xuất xứ nguyên sinh là nơi lấy giống từ rừng tự nhiên, do đó tính thích nghi của loại cây này rất cao, kỹ thuật trồng đơn giản. Thời gian để có thể khai thác là 6 năm. Nếu trồng càng lâu cho sản phẩm càng lớn. Bời lời sau khi khai thác có thể mọc chồi. Đây là một thuận lợi trong sản xuất kinh doanh đối với loài cây này. Bời lời là cây trồng có giá trị kinh tế cao, cụ thể Giá trị kinh tế Từ xa xưa, người dân vẫn vào rừng khai thác vỏ xay làm chất dính trộn bột làm nhang. Xưa kia các gia đình giàu có ''kín cổng cao tường'' thường dùng bột bời lời trộn với vôi, mật mía để xây nhà, xây tường bao. Ngày nay, cây bời lời được dùng với rất nhiều mục đích. Ngoài tính tiện ích, cây bời lời mang lại giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập, do đó, người dân đã mang giống về trồng, và hoạt động sản xuất bời lời xuất hiện như một trào lưu từ đấy. Gỗ: - Gỗ có màu nâu vàng. - Làm xây dựng, dụng cụ gia đình. - Làm củi, chế biến nguyên liệu giấy. Vỏ: - Là sản phẩm chính cung cấp cho ngành xây dựng làm chất kết dính. SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 4 Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum - Cung cấp cho ngành chế biến nhang, bột giấy. Hạt: Hạt có chứa 45% chất béo đông đặc ở nhiệt độ bình thường thành phần chất béo của hạt là Laurin và Olein. Dầu bời lời thường được dùng là xáp chế biến xà bông. Quả: Khi chín làm thức ăn cho chim. Các giá trị khác - Trong y học được dùng là thuốc chữa bệnh; Vỏ, lá bời lời dùng để làm thuốc giảm đau, nhức mỏi lấy vỏ dã nát đắp vào u nhọt, vết bỏng, vết thương. Vỏ còn sắc uống để chữa bệnh đường ruột như tiêu chảy, tỏi lỵ - Vỏ đem ngâm có thể nhuộm tóc, làm mướt tóc. - Ngoài ra lá bời lời còn có nhiều tác dụng khác chữa vết thương, làm thức ăn cho gia súc. - Tác dụng phòng hộ, chắn gió. Nhìn chung: Tất cả các bộ phận của bời lời đều có chất nhầy dính, nhiều nhất ở vỏ thân, thường dùng để chiết xuất keo phục vụ cho công nghiệp sơn keo chế biến các loại keo, làm nhang. 1.2.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây bời lời Đặc điểm sinh trưởng - Bời lời là loài cây gỗ sống lâu năm có chiều cao trên 10 m, đường kính từ 20-40 cm. - Là loài cây ưa sáng. - Giai đoạn nhỏ từ 3-4 năm đầu cần được che bóng nhẹ, tránh nắng gắt. - Từ năm thứ 5 trở đi cây không cần che bóng, mùa mưa cây cần ánh sáng trực tiếp. Đặc điểm sinh thái - Cây trồng thích hợp nhiều loại đất. - Đất không ngập úng, kiềm nặng, đất mặn. - Độ cao 50 -1000 m so với mực nước biển thích hợp nhất ở độ cao 600- 700 m. - Nhiệt độ thích hợp: 20-25 độ C. - Cây sinh trưởng tốt: đất nhiều mùn, ẩm và mực nước ngầm nhỏ hơn 5 m. Phạm vi phân bố - Mọc tự nhiên trên nhiều vùng: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Tây Nguyên, dọc Trường Sơn. Ngoài ra các nước khác như Ấn Độ, Campuchia, Inđonêxia,... Ở Kon Tum bời lời được xem là loài cây bản địa mọc tự nhiên nhiều nơi. SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 5 Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum Thời vụ trồng - Thời vụ trồng được tiến hành vào đầu mùa mưa khi độ ẩm hố lấp đủ bão hoà. - Trong thời vụ trồng có thể kết hợp các loài cây khác vừa có tác dụng cho sản phẩm phụ, tác dụng chắn gió che bóng. Chăm sóc bời lời sau khi trồng - Trồng dặm: Sau khi trồng xong từ 15- 30 ngày tiến hành kiểm tra để trồng dặm ngay. - Chăm sóc + Thời gian chăm sóc chủ yếu trong 3 năm đầu. + Mỗi năm chăm sóc vào đầu mùa mưa hoặc trong giai đoạn mùa mưa số lần chăm sóc 2 lần / 1 năm. + Chăm sóc kết hợp với bón thúc phân vô cơ như NPK. + Làm cỏ nhằm trừ bỏ hệ rễ và thân cành lá của cây cỏ dại, do đó loại bỏ khả năng tranh dành nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng của cây cỏ dại với cây trồng. Nhìn chung cây cỏ dại là có hại cho cây trồng, cần phải diệt tận gốc, mùa khô cần làm băng phòng chống cháy. + Xới đất: Làm cho đất tơi xốp, phá vỡ mặt đất bị đóng váng, giảm bốc hơi nước, tạo điều kiện cho đất giữ và thấm nước tốt hơn. Ở nước ta hầu hết đất trồng bời lời đều khô hạn, chặt cứng, cho nên khi chăm sóc phải xới đất. Làm cỏ, xới đất là hai công việc thường được tiến hành cùng một lúc. Làm cỏ xới đất có thể tiến hành theo phương thức toàn diện hoặc cục bộ. + Phương thức toàn diện được áp dụng ở nơi có địa hình bằng phẳng hoặc độ dốc dưới 50, nơi trồng nông lâm kết hợp. + Phương thức cục bộ được áp dụng ở nơi có địa hình dốc, có thể làm theo dải, xới đất làm cỏ trên toàn bộ dải, hoặc làm cỏ theo dải, xới đất theo hố. Làm cỏ xới đất theo hố là làm cỏ xới đất xung quanh gốc cây trồng với đường kính từ 0.6m đến 1.2m, độ sâu xới đất tốt nhất nên sâu hơn hệ rễ cỏ dại, không được làm tổn thương đến hệ rễ cây trồng. Làm cỏ xới đất thường kết hợp vun gốc, thông thường vun cao 10-20cm (chăm sóc năm thứ nhất đường kính 60cm, vun cao 10cm, năm thứ hai với đường kính 80cm, cao 15cm, năm thứ 3 với đường kính 100 – 120cm, cao 20cm). SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 6 Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum Các loại bời lời - Bời lời xanh: Lá cây to (Có giá trị thấp). - Bời lời đỏ: Lá cây nhỏ hình trái xoan dài (Cây có giá trị cao phổ biến trồng hiện nay). 1.3 Tình hình phát triển ngành lâm nghiệp và sản xuất rừng trồng Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái cho môi trường. Rừng làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí nóng ban ngày đồng thời duy trì được độ ẩm. Rừng còn bổ sung khí cho không khí và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hóa cacbon và cung cấp oxy. Hiện nay, nước ta có tổng diện tích rừng là 13.258.700 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.338.900 ha và rừng trồng là 2.919.800 ha. Tuy nhiên rừng nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hàng năm có hàng trăm ha rừng bị tàn phá, và con người đang dần nhận lấy những hậu quả mà do chính mình gây ra. Diện tích rừng nước ta đang có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên chất lượng ngày càng giảm. Nhìn chung diện tích rừng vẫn gia tăng do trồng rừng, khoanh nuôi, phục hồi tự nhiên, phần lớn tập trung tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và trên đất rừng sản xuất. Nhưng ở những vùng đầu nguồn xung yếu, các vùng đồi núi trọc, rừng vẫn đang bị suy thoái mạnh. Các khu rừng còn sót lại đang tiếp tục bị xâm hại. Ngoài nạn lâm tặc như đã nói trên, cháy rừng đã xảy ra trên diện tích rộng, khai thác trái phép cây gỗ quý, bắt gặp ở hầu hết thượng lưu các con sông lớn, trên phạm vi cả nước, việc phát nương làm rẫy vẫn còn tiếp diễn ở một số nơi. Trong năm 2010, mặc dù thời tiết gây ra nhiều khó khăn cho công tác trồng rừng như hạn hán trong những tháng đầu năm tại miền Bắc, mưa lũ vào giữa và cuối năm tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ nhưng các địa phương đã khắc phục khó khăn để trồng rừng và đạt tiến độ theo đúng kế hoạch, diện tích trồng rừng cả năm cao hơn năm trước. Nguyên nhân là do: tháng 3/2010 thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 416/TTg-KTTH đồng ý cho các chủ đầu tư thực hiện các dự án trồng rừng sản xuất sẽ được vay vốn từ Ngân hàng phát triển Việt Nam và được trả nợ một lần sau khi khai thác; Suất đầu tư trồng rừng phòng hộ của chương trình 661 được Chính phủ điều chỉnh tăng lên 10 triệu đồng/ha (từ năm 2009) nên đã khích lệ doanh nghiệp cũng như người dân đẩy mạnh trồng rừng đặc biệt là rừng phòng hộ, đặc dụng. Các chỉ tiêu lâm SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 7 Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum sinh khác trong năm cũng được thực hiện rất khả quan, hầu hết là vượt kế hoạch và tăng so với năm trước. Hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch rừng năm 2010 có nhiều thuận lợi. Một số chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành kịp thời đã khuyến khích người dân và các chủ dự án mở rộng đầu tư sản xuất. Diện tích trồng rừng tập trung trên cả nước là 252 nghìn ha, tăng 3,4% so với cùng kỳ, vượt 22% kế hoạch năm. Trong đó, trồng rừng sản xuất là 190,1 nghìn ha, bằng 98,4% so với cùng kỳ, vượt 34% kế hoạch năm; Chăm sóc rừng trồng đạt 306,2 nghìn ha, vượt 104,5% so với kế hoạch và tăng 21,9% so với cùng kỳ; Trồng cây phân tán đạt 181,5 triệu cây, đạt 90,8% kế hoạch, vượt 0,6% so với cùng kỳ; Khoanh nuôi tái sinh rừng đạt 765,4 nghìn ha, vượt 14,5% kế hoạch, bằng 99,7% so với cùng kỳ; Khoán quản lý bảo vệ rừng đạt 2574,2 nghìn ha, vượt 70,9% kế hoạch và tăng 1,5% so với cùng kỳ; Thực hiện khai thác gỗ đạt 4042,6 nghìn m3, đạt 86% kế hoạch, tăng 7,3% so với cùng kỳ. (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2011). Nhìn chung thì các tỉnh miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2010, các tỉnh đang tiến hành nghiệm thu, phúc tra lâm sinh và chuẩn bị thanh toán đảm bảo tiến độ đề ra. Tính đến cuối tháng 12, ước tính các tỉnh miền Bắc đã trồng được 185.313 ha rừng, trong đó các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc trồng được 122.592 ha, Bắc Trung Bộ trồng được 43.136 ha và Đồng bằng sông Hồng trồng được 19.585 ha. Các tỉnh miền Nam hầu hết đã kết thúc vụ trồng rừng. Đến cuối tháng 12, ước tính các tỉnh miền Nam đã trồng được 58.359 ha, trong đó, các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ trồng được 28.155 ha, các tỉnh Tây Nguyên trồng được 21.267 ha, Đồng bằng sông Cửu Long trồng được 5.421 ha và Đông Nam Bộ trồng được 3.516 ha. (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2011). Tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng: Theo thống kê của Cục kiểm lâm, từ đầu năm đến nay, số vụ cháy rừng là 880 vụ, tăng 552 vụ so với cùng kỳ năm 2009; thiệt hại 5.618 ha (cùng kỳ năm 2009 là 1.548 ha). Diện tích bị thiệt hại do cháy rừng tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Đông Nam Bộ. Nhìn chung, từ đầu năm đến nay nhiều giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng đã được triển khai đồng bộ từ cấp Trung Ương tới địa phương; các đơn vị chủ rừng lớn đã chủ động tổ SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 8 Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum chức thực hiện các biện pháp, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Sự phối hợp liên ngành, nhất là huy động các đơn vị quân đội, công an đóng quân trên địa bàn tham gia các hoạt động chữa cháy rừng có hiệu quả. Điển hình là vụ chữa cháy rừng tại vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai ngày 8/2/2010, kéo dài 7 ngày, đã huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, kiểm lâm và người dân với hơn 8000 người tham gia chữa cháy rừng. Tình hình phá rừng trái phép: Đến nay cả nước đã phát hiện 3.307 vụ phá rừng trái pháp luật, giảm 24,5% về số vụ; diện tích rừng bị phá trái pháp luật là 1.674 ha rừng, giảm 316 ha (giảm 1215,9%) so với cùng kỳ; loại rừng bị phá trái pháp luật chủ yếu là rừng sản xuất: 1.173 ha (chiếm 70%). Trong đó: - Phá rừng lấy đất: Tập trung ở khu vực rừng sau khi rà soát quy hoạch ba loại rừng được chuyển từ loại rừng phòng hộ sang rừng sản xuất; chủ yếu là các khu vực giao cho các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp, UBND xã quản lý. - Phá rừng lấy gỗ: Khai thác gỗ trái pháp luật diễn ra ở những địa phương còn nhiều rừng tự nhiên, còn nhiều gỗ có giá trị thương mại cao. Lâm tặc lợi dụng việc tận thu, tận dụng ở những khu vực thuận lợi về giao thông, vùng giáp ranh, địa bàn có nhiều cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ ở trong rừng và gần rừng để tiến hành. Tình hình phát triển cây bời lời tại địa bàn tỉnh Kon Tum Kon Tum là một tỉnh vùng cao, đất canh tác tập trung trên địa hình dốc, do đó các phương thức canh tác độc canh sẽ mang lại nhiều nguy cơ về môi trường và thiếu bền vững. Trong thực tế, nhiều nơi nông dân đã nhận thức được điều này và từng bước áp dụng các mô hình NLKH, trong đó cây ngắn ngày vẫn là các cây truyền thống, đồng thời đã tìm được các cây bản địa để trồng xen, tạo nên các mô hình NLKH đa dạng. Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực hưởng ứng phong trào triển khai mô hình NLKH, và loại cây bản địa được lựa chọn trong mô hình là cây bời lời. Bời lời là loại cây bản địa trong kiểu rừng lá rộng thường xanh, là một loại cây đa tác dụng, toàn bộ sinh khối của nó (thân, lá, vỏ, cành) hầu như được sử dụng và có thể bán ra thị trường để chế biến các sản phẩm khác nhau, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhu cầu về sản phẩm bời lời không ngừng tăng cao trong những năm vừa qua và dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa trong những năm tới. Thị trường trong nước cũng như SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 9 Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum thế giới diễn ra rất sôi nổi, điều này cho thấy hoạt động sản xuất bời lời đang thu hút rất nhiều người quan tâm, không chỉ các hộ nông dân mà các cấp chính quyền địa phương, ban quản lý dự án tỉnh đang chú trọng đẩy mạnh triển khai thực hiện các dự án về mở rộng quy mô, phát triển sản xuất bời lời trên địa bàn. 1.4 Các chủ trương, chính sách, dự án phát triển sản xuất cây bời lời Chính sách đầu tư Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ở các xã đặc biệt khó khăn, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, quy hoạch là rừng sản xuất thì được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, mức hỗ trợ cụ thể như sau: Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa, mức hỗ trợ 3 triệu đồng cho 1 ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi), mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha. Trồng rừng tại các xã biên giới được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha. Trồng rừng tại các xã có nhân dân tại các xã tái định cư thuộc các dự án thủy điện do quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha. (Nguồn: Nhữ Văn Kỳ, Năm 2004). Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không thuộc xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn) trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, quy hoạch là rừng sản xuất thì được hỗ trợ mức 2 triệu đồng/ha. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng được hỗ trợ cây giống, khuyến lâm, mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/ha; nếu trồng cây phân tán, mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/1500 cây phân tán (tương đương 1 ha rừng trồng). Mức hỗ trợ cụ thể được căn cứ vào giá mua giống do UBND cấp tỉnh công bố hàng năm. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng khảo nghiệm (giống mới, trên vùng đất mới) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ vốn bằng 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình trồng rừng khảo nghiệm được hỗ trợ không quá 2 ha. ( Nguồn: Nhữ Văn Kỳ, Năm 2004). Chính sách đất đai Chủ rừng được ưu đãi về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuế sử dụng đất theo quy định tại các điều 22, 24 và 26, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan