Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế canh tác lạc ở xã nam sơn, huyện đô lương, tỉnh nghệ an...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác lạc ở xã nam sơn, huyện đô lương, tỉnh nghệ an

.PDF
75
434
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ CANH TÁC CÂY LẠC Ở XÃ NAM SƠN, HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hằng ThS. Lê Sỹ Hùng Lớp: K44-KTNN Niên khóa: 2010 - 2014 Huế, tháng 5 năm 2014 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi ngoài sự nỗ lực của bản thân kết hợp với sự giúp đỡ từ các tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế, đã dạy bảo tận tình và cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt bốn năm học vừa qua. Tạo điều kiện để tôi học tập và nghiên cứu trau dồi vốn hiểu biết của mình. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Lê Sỹ Hùng người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Các cô các chú thuộc các phòng ban của UBND xã Nam Sơn đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập một số thông tin và các số liệu cần thiết cũng như các hộ gia đình tôi chọn điều tra đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Gia đình, hàng xóm lãng giềng, bạn bè là những người thân cận nhất luôn chăm sóc, động viên và giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày để tôi vượt qua mọi trở ngại. Xin Chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Hằng SVTH: Trần Thị Hằng ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng MỤC LỤC Lời cảm ơn........................................................................................................................i Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu.............................................................................vi Đơn vị quy đổi .............................................................................................................. vii Danh mục bảng biểu .................................................................................................... viii Tóm tắt nghiên cứu.........................................................................................................ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4 Chương I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................4 1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................4 1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế.................................................................4 1.1.1.1.. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế .............................................4 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế...................................................................6 1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ............................................6 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất ........................................6 1.1.3. Giá trị kinh tế của cây lạc ...............................................................................8 1.1.3.1. Giá trị thực phẩm......................................................................................8 1.1.3.2. Giá trị trong nông nghiệp: ........................................................................8 1.1.3.3. Giá trị trong công nghiệp: ........................................................................9 1.1.4. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả canh tác lạc...............9 1.1.4.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên...................................................................9 1.1.4.2.Các nhân tố sinh học ...............................................................................10 SVTH: Trần Thị Hằng iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng 1.1.4.3. Yếu tố kinh tế xã hội ..............................................................................12 1.1.4.4. Yếu tố về khoa học - kỹ thuật ................................................................14 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................14 1.2.1. Tình hình canh tác lạc ở trong nước .............................................................14 1.2.1.1. Tình hình canh tác lạc ở Việt Nam.........................................................14 1.2.1.2. Tình hình canh tác lạc ở tỉnh Nghệ An ..................................................17 Chương II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CANH TÁC LẠC Ở XÃ NAM SƠN, HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN..................................................................19 2.1. Tình hình cơ bản của xã Nam Sơn ......................................................................19 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................19 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................21 2.2. Tình hình canh tác lạc ở xã Nam Sơn .................................................................27 2.3. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ..................................................................28 2.4. Kết quả và hiệu quả canh tác lạc của các hộ điều tra năm 2013.........................34 2.4.1. Chi phí canh tác và cơ cấu chi phí canh tác..................................................34 2.4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của các hộ điều tra có trong năm 2013........41 2.4.3. Kết quả và hiệu quả của các nông hộ ...........................................................42 2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả canh tác lạc của các hộ điều tra ............................................................................................................44 2.6. Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ điều tra ...........................................................48 Chương III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP..........................................................50 3.1. Định hướng phát triển canh tác lạc của xã ..........................................................50 3.2. Mục tiêu phát triển ..............................................................................................50 3.2.1. Mục tiêu chung: ............................................................................................50 3.2.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................51 3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả canh tác lạc ở xã Nam Sơn..............51 3.3.1. Các giải pháp về kỹ thuật..............................................................................51 3.3.2. Các giải pháp về phòng ngừa sâu bệnh ........................................................52 SVTH: Trần Thị Hằng iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng 3.3.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng............................................................................52 3.3.4. Giải pháp về đất đai ......................................................................................53 3.3.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ....................................................................53 3.3.6. Giải pháp về chính sách ................................................................................54 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................55 1. Kết luận ..................................................................................................................55 2. Kiến nghị ................................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SVTH: Trần Thị Hằng v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU -----  ----- DT Diện tích NS Năng suất SL Sản lượng NN Nông nghiệp HTX Hợp tác xã UBND Ủy ban nhân dân THCS Trung học cơ s GO Tổng giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian VA Tổng giá trị gia tăng LN Lợi nhuận TC Tổng chi phí LĐ Lao động BQ Bình quân BQC Bình quân chung BVTV Bảo vệ thực vật KH Kế hoạch ĐVT Đơn vị tính SVTH: Trần Thị Hằng vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 Sào = 500 m2 1 Ha = 10000 m2 1 Tấn = 1000 kg 1 Tạ = 100 kg SVTH: Trần Thị Hằng vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng DANH MỤC BẢNG BIỂU -----  ----- Bảng 1. Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta trong 3 năm ( 2010 - 2012 ) ..15 Bảng 2. Kết quả sản xuất lạc của Việt Nam qua các năm (2010-2012)........................16 Bảng 3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Nghệ An qua các năm (2010-2012) .....18 Bảng 4. Cơ cấu giá trị sản xuất của xã qua các năm 2011-2013...................................22 Bảng 5. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Nam Sơn năm 2013 ........................24 Bảng 6. Cơ cấu đất đai của xã Nam Sơn qua 3 năm 2011-2013 ...................................26 Bảng 7. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của xã Nam Sơn giai đoạn 2011-2013 ....28 Bảng 8. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2013.....................29 Bảng 9 :Cơ cấu đất đai bình quân 1 hộ..........................................................................32 Bảng 10. Cơ cấu chi phí canh tác theo vụ của các hộ điều tra ......................................35 Bảng 11. Cơ cấu chi phí canh tác của các hộ điều tra của vụ Đông Xuân theo xóm....37 Bảng 12. Cơ cấu chi phí canh tác của các hộ điều tra của vụ Hè Thu theo xóm ..........39 Bảng 13. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của các hộ điều tra theo mùa vụ ............41 Bảng 14. Kết quả và hiệu quả canh tác lạc của các nông hộ (BQ/sào) .........................42 Bảng 15. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả canh tác của các hộ điều tra.....................................................................................................44 Bảng 16. Ảnh hưởng của quy mô đất đất đai đến kết quả và hiệu quả canh tác lạc của các hộ điều tra ..............................................................................................47 Bảng 17. Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ điều tra (BQ hộ)........................................49 SVTH: Trần Thị Hằng viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng TÓM TẮT NGHIÊN CỨU -----  ----1. Tính cấp thiết của đề tài Ngoài cây lúa là cây trồng chính, cây lạc cũng đem lại năng suất cao cho bà con nông dân ở xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Lạc là nguyên liệu đầu vào chính cho nhiều nghành công nghiệp chế biến như: ép lấy dầu ăn là sản phẩm rất tốt cho tim mạch, là nguyên liệu trong sản xuất bánh kẹo, trong chế biến thực phẩm,...Có nhiều giá trị trong nông nghiệp lẫn công nghiệp. Người dân Nam Sơn chủ yếu là nông dân, sản xuất nông nghiệp là nghành nghề chính. Nhưng theo xu hướng của nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ phát triển, hiện nay nhiều người đã bỏ ruộng, bỏ vườn để chuyển sang hướng kinh doanh mới có thu nhập cao hơn, không chỉ ở xã Nam Sơn mà xu thế của toàn xã hội như vậy. Nông nghiệp không còn được chú trọng, người dân không còn mặn mà với ruộng đồng nữa, tại sao lại như vậy. Để hiểu rõ được điều còn thắc mắc tôi chọn đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp là: “ Hiệu quả kinh tế canh tác lạc ở xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu và đánh giá. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế canh tác lạc năm 2013 thông qua các chỉ tiêu trên địa bàn xã Nam Sơn, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả và thu nhập của các hộ sản xuất lạc. - Đánh giá tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ lạc trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả canh tác lạc trên địa bàn xã trong thời gian tới. 3.Dữ liệu phân tích và phương pháp nghiên cứu - Dữ liệu phân tích + Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND Xã Nam Sơn 2012-2013. + Thông tin thu thập từ UBNN xã, phòng kinh tế của xã Nam Sơn. SVTH: Trần Thị Hằng ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng + Số liệu thu thập được từ các hộ điều tra thông qua hình thức phỏng vấn 60 hộ canh tác lạc ở địa bàn xã bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ vào nội dung nghiên cứu. + Sách báo, tạp chí, luận văn, các báo cáo,... có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp + Phương pháp thống kê + Phương pháp so sánh + Phương pháp chuyên gia + Phương pháp phân tích hồi quy 4. Các kết quả nghiên cứu đạt được + Phân tích được kết quả và hiệu quả canh tác lạc trên địa bàn xã qua 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, từ đó thấy rõ được năng suất của vụ mùa hay còn gọi là vụ Đông xuân cao hơn vụ trái hay vụ Hè Thu. + Phân tích được giống lạc L14 có năng suất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn L23 cho nên người dân trên địa bàn chủ yếu trồng giống lạc L14. + Nhận biết được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình canh tác lạc của người dân. + Đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển và nhằm nâng cao hiệu quả canh tác lạc. SVTH: Trần Thị Hằng x Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp có truyền thống từ bao đời nay. Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Báo cáo của ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn…” Vậy nông nghiệp Việt Nam là thế mạnh trong phát triển kinh tế. Cần phát triển và đưa nông nghiệp lên một vị thế mới, đầu tư lớn và xem trọng phát triển nông nghiệp hơn. Xã Nam Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An là xã có nền sản xuất nông nghiệp lâu năm, bà con chủ yếu sống nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi. Cho nên người dân rất quan tâm đến các vấn đề liên quan tới nông nghiệp, thường thử nghiệm và sử dụng nhiều loại giống mới, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển và tăng thu nhập. Ở đây địa hình, đất đai, khí hậu rất thuận lợi để phát triển những loại cây công nghiệp ngắn ngày trong đó cây lạc được trồng phổ biến trên toàn xã, được bà con trồng nhiều. Cùng với sự quan tâm của chính quyền xã cây lạc dần được phát triển mạnh, những năm gần đây năng suất cây lạc ngày càng được nâng cao. Giá lạc cũng có xu hướng tăng lên giúp người nông dân tăng thu nhập hơn. Lạc là một loại cây công nghiệp ngắn ngày, lạc cũng là loài cây thực phẩm có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Hạt lạc là thức ăn giàu lipit, nhiều protein, vitamin cho con người. Thân lá khô dầu lạc là nguồn cung cấp thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi. Lạc còn là nguyên liệu chính trong nhiều nghành công nghiệp như ép dầu, sản xuất sơn, mực in,... ngoài ra lạc còn là cây trồng lý tưởng trong hệ thống luân canh và cải tạo đất do rễ lạc có vi khuẩn cố định đạm. Xuất phát từ nhiều lợi ích của cây lạc phát triển trồng lạc là một hướng đi có nhiều triển vọng để nâng cao thu nhập và mang lại giá trị nhiều mặt cho người nông SVTH: Trần Thị Hằng 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng dân. Vì thế để thấy rõ hơn tiềm năng của cây lạc tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Hiệu quả kinh tế canh tác cây lạc ở xã Nam Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Từ tình hình thực tế nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh tế canh tác lạc ở xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đạt được trong thời gian qua từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lạc trên địa bàn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình canh tác lạc ở các nông hộ. - Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế canh tác lạc thông qua hệ thống các chỉ tiêu trên địa bàn xã. - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả và thu nhập của các hộ canh tác lạc. - Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lạc trên địa bàn trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ‫ ٭‬Đối tượng nghiên cứu: Là các hộ nông dân canh tác lạc trên địa bàn xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. ‫ ٭‬Phạm vi nghiên cứu: + Đề tài tập trung đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế canh tác lạc trên địa bàn xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế trong canh tác lạc của địa phương trong thời gian tới. - Phạm vi về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trong địa bàn xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. - Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu hiệu quả kinh tế canh tác lạc của xã Nam Sơn vào năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu : + Số liệu thứ cấp: SVTH: Trần Thị Hằng 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng Là số liệu, tài liệu thu thập được trên sách báo, báo cáo có liên quan đến các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế. Tham khảo các luận văn thạc sĩ, các khoá luận tốt nghiệp Các số liệu cung cấp từ phòng kinh tế, phòng thống kê của UBNN xã Nam Sơn, bên cạnh đó còn thu thập và sử dụng một số tài liệu trên internet, đọc và tìm hiểu tham khảo các tài liệu khác có liên quan. + Số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ canh tác lạc trên địa bàn trong đó xóm 1: 20 hộ, xóm 4: 20 hộ và xóm 7: 20 hộ. - Phương pháp thống kê: Là phương pháp hệ thống hóa và phân tích, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong quá trình canh tác của các nông hộ. - Phương pháp so sánh: Xác định độ biến động của các xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để đánh giá mức độ đạt được thì cần so sánh kết quả, hiệu quả qua thời gian, qua không gian, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận. - Phương pháp chuyên gia: trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiếp xúc, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, các hộ canh tác lạc nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài. SVTH: Trần Thị Hằng 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1.. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Đối với một doanh nghiệp, một cơ sở kinh doanh nào khi kinh doanh một mặt hàng hay sản phẩm nào thì mục tiêu quan tâm nhất đều hướng tới lợi nhuận. Vậy muốn có được lợi nhuận cao thì yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp hay cơ sở đó phải đạt được hiệu quả kinh tế. Thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh mà là sự quan tâm của hầu hết các thành phần kinh tế và của xã hội. Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm cao nhất của kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô nói riêng. Theo quan điểm của kinh tế học vi mô thì hiệu quả kinh tế có mấy vấn đề cơ bản như sau: Hiệu quả kinh tế là tất cả những quyết định sản xuất cái gì trên đường giới hạn năng lực sản xuất là có hiệu quả gì vì nó tận dụng hết nguồn lực. Số lượng hàng hóa đạt được trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn càng có hiệu quả cao. Sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa theo nhu cầu thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao. Sự đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất cho ta khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và tích lũy lớn. Theo GS-TS Ngô Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Theo quan điểm của Farrell (1957): “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (hay giá)”. SVTH: Trần Thị Hằng 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng Hiệu quả kỹ thuật: Là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ với hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất thì đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực.Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá, các yếu tố đầu ra đầu vào hay nói cách khác khi nắm được các yếu tố đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa rằng giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt được hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị điều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì mới là điều cần chứ chưa phải là điều kiện đủ đạt hiệu quả kinh tế. Ý nghĩa hiệu quả kinh tế: - Giúp người sản xuất thấy rõ kết quả đầu tư của mình, việc đầu tư các chi phí đầu vào sẽ được so sánh kết quả thu được.Từ đó giúp người sản xuất thấy được hiệu quả hoạt động đầu tư để có quyết định tiếp tục hay không đầu tư . - Giúp cho nhà nghiên cứu thấy được những kết quả đạt được cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp SVTH: Trần Thị Hằng 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của hiệu quả kinh tế: Là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và tiết kiệm thời gian. Với sự hạn chế về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) nhưng quá trình sản xuất vẫn đem lại năng suất cao nhưng bên cạnh đó phải tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất có thể. 1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Phương pháp 1: hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, nghĩa là một đơn vị hi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm. H= Q/C Trong đó: H: hiệu quả kinh tế Q: khối lượng sản phẩm thu được C: chi phí bỏ ra Phương pháp 2: hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. H= ∆Q/∆C Trong đó: ∆Q: khối lượng sản phẩm tăng thêm ∆C: chi phí tăng thêm 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất * Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất lạc Là các chỉ tiêu biểu hiện mức độ đầu tư vào sản xuất. Các chỉ tiêu thể hiện như: diện tích gieo trồng, diện tích gieo trồng bình quân hộ, mức đầu tư nguồn lực cho sản xuất và trên một đơn vị diện tích... * Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất: - Tổng giá trị sản xuất GO: Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp được tạo ra tính trên một đơn vị diện tích trong thời gian một năm hay một chu kì sản xuất. SVTH: Trần Thị Hằng 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ( GO/sào) GO = Q*P Trong đó: Q: Năng suất bình quân trên 1 sào P: giá bình quân 1 kg lạc vỏ Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị diện tích gieo trồng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - Chi phí trung gian IC: (Intermediate cost) : Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. n IC =  Ci.Pj i l Trong đó: Cj : Số lượng đầu vào thứ j được sử dụng. Pj : Đơn giá đầu vào thứ j Chi phí trung gian trên 1 đơn vị diện tích (IC/sào) phản ánh toàn bộ các chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình canh tác tính bình quân cho 1 sào lạc. Chỉ tiêu này cho biết để canh tác 1 sào lạc cần bỏ ra bao nhiêu chi phí. - Tổng giá trị gia tăng VA (Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của người sản xuất khi sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một chu kì sản xuất. Tổng giá trị gia tăng trên 1 đơn vị diện tích (VA/sào) VA = GO – IC Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị diện tích gieo trồng tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - Tổng chi phí sản xuất bình quân trên sào (TC/sào) Chỉ tiêu này cho biết để canh tác một sào lạc thì phải tốn bao nhiêu đồng chi phí - Lợi nhuận bình quân trên sào (LN/sào) LN = GO – TC Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đơn vị diện tích gieo trồng sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất - Chỉ tiêu: (GO/IC) SVTH: Trần Thị Hằng 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - Chỉ tiêu: (VA/IC) Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Chỉ tiêu: Năng suất (N) Chỉ tiêu này phản ánh với một đơn vị diện tích canh tác lạc trong một thời gian nhất định sẽ sản xuất ra được bao nhiêu lượng lạc vỏ. N=Q/S Trong đó: Q: tổng sản lượng lạc vỏ thu được S: Diện tích canh tác lạc 1.1.3. Giá trị kinh tế của cây lạc 1.1.3.1. Giá trị thực phẩm Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Lạc là nguồn thức ăn giầu về dầu lipit và prôtêin, thành phần sinh hoá của lạc có thể thay đổi phụ thuộc vào giống, vào sự biến động các điều kiện khí hậu giữa các năm, vào vị trí của hạt ở quả, các yếu tố không bình thường như: Sâu bệnh hại, và phương pháp phân tích khác nhau cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh hoá của hạt lạc. Do có giá trị dinh dưỡng cao lạc từ lâu loài người đã sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng. Sử dụng trực tiếp (quả non luộc, quả già, rang, nấu...) ép dầu để làm dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và thực phẩm khác. Gần đây nhờ có công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến thành rất nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc, như rút dầu, bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc, kẹo lạc... 1.1.3.2. Giá trị trong nông nghiệp: Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu lạc, thân lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc. Khô dầu lạc là sản phẩm còn lại sau khi hạt lạc được ép lấy dầu. Khô dầu lạc là thức ăn tinh chưa nhiều đạm rất tôt để chăn nuôi giúp vật nuôi tăng trọng nhanh và tăng lượng sữa cho các vật nuôi sinh sản như: bò cái, lợn nái,.... Thân lá của lạc với SVTH: Trần Thị Hằng 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng năng suất 5-10 tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch quả) có thể dùng chăn nuôi đại gia súc, làm thức ăn thô cho trâu, bò. 1.1.3.3. Giá trị trong công nghiệp: Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm và chế biến dùng cho các ngành công nghiệp khác như (chất dẻo, xi mực in, dầu diesel, làm dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật...), ngoài ra khô dầu lạc còn được dùng làm thức ăn cho người và chăn nuôi gia súc và gia cầm. Khô dầu lạc, đậu tương dùng chế biến thành đạm gồm 3 nhóm (bột, bột mịn, thô, đạm cô đặc), khô dầu lạc, đỗ tương có thể chế biến thành hơn 300 sản phẩm khác nhau phục vụ cho các ngành thực phẩm, trên 300 loại sản phẩm công nông nghiệp Trên thị trường thế giới lạc là mặt hàng của nhiều nước. Do giá trị nhiều mặt của hạt lạc nên chưa bao giờ lạc mất thị trường tiêu thụ. Hiện đang có 100 nước đang trồng và xuất khẩu lạc. Ở Xênêgan, giá trị lạc chiếm 80% giá trị xuất khẩu, ở nigiêria chiếm 60% giá trị xuất khẩu. Hiện nay có 5 nước xuất khẩu chủ yếu đó là Trung Quốc, Mỹ, Achentina, Ấn Độ và Việt Nam. Các nước phải nhập khẩu lạc là Nhật Bản, Inđônêxia, Canada, Philipin, Đức…Ở Việt Nam sản lượng xuất khẩu dao động trong khoảng 100 – 130 nghìn tấn. Để phát triển trồng lạc hơn Việt Nam cần phải nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng lạc để phát huy thế mạnh xuất khẩu lạc. 1.1.4. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả canh tác lạc 1.1.4.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên * Đất đai: Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ pH từ 5,5-7 nhằm thoả mãn 4 yêu cầu của cây lạc: Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang, Đủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố định đạm, Tia quả đâm xuống đất dễ dàng, Dễ thu hoạch thì giúp lạc sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, củ to hơn. Còn những loại đất dĩ dẽ thì củ lạc sẽ nhỏ hơn, ở những vùng đất này cần làm công tác cày bừa và làm cỏ thật kỹ, bón phân làm tăng độ tơi xốp cho đất tạo khoảng hổng để củ lạc phát triển tốt nhất. SVTH: Trần Thị Hằng 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Sỹ Hùng * Lượng mưa, ẩm độ: Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70-80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80 - 85%) và giảm ở thời kỳ chín của hạt. Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc đến thu hoạch (không kể thời kỳ nảy mầm) là 450 - 700mm. * Nhiệt độ: . Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25-300C và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho thời kỳ nảy mầm 25-300C, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-300C, thời kỳ ra hoa 24-330C, thời kỳ chín 25-280C. Tích ôn hữu hiệu của lạc 2.600-4.8000C thay đổi tuỳ theo giống. * Ánh sáng: Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kỳ của lạc là rất yếu và đối với nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng. 1.1.4.2.Các nhân tố sinh học * Giống: Giống lạc quyết định đến năng suất và hiệu quả của việc canh tác cũng như tiêu thụ lạc. Chọn giống lạc để lạc được sinh trưởng và phát triển phù hợp với từng loại đất của từng địa phương để đạt được năng suất cao hơn. Chọn giống để làm sao giống lạc đó có được tỷ lệ nảy mầm cao, chống chịu được sâu bệnh, hạn chế được sự ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, đất đai phù hợp. Lạc được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao. Chọn lạc củ đôi, không nứt nẻ, phơi được nắng, hạt mẩy để làm giống. * Dinh dưỡng khoáng: Nhìn chung, lạc yêu cầu thấp về dinh dưỡng khoáng, do đó lạc không đáp ứng với lượng phân khoáng cao. Bón từ 75- 150kg/ha, trong đó chủ yếu là P coi như là đủ đối với cây lạc. - Nitơ (N): Vai trò của N đối với sinh trưởng phát triển và năng suất lạc là: N cấu thành prôtêin và các hợp chất có N khác ở các bộ phận non của cây, N có mặt trong SVTH: Trần Thị Hằng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan