Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiết kế kỹ thuật nhà ở văn phòng phường 13 quận tân bình – tp hồ chí minh ( phần...

Tài liệu Hiết kế kỹ thuật nhà ở văn phòng phường 13 quận tân bình – tp hồ chí minh ( phần thuyết minh )

.PDF
119
208
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ BỘ MÔN KỸ THUẬT XÂY DỰNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THIẾT KẾ KỸ THUẬT NHÀ Ở VĂN PHÒNG PHƯỜNG 13 QUẬN TÂN BÌNH – TP HỒ CHÍ MINH ( PHẦN THUYẾT MINH ) GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐẶNG TRÂM ANH SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC MSSV: 1080660 LỚP: XDDD&CN2 K34 Cần Thơ, tháng 4/2012 LỜI CẢM ƠN    Sau 4 năm trên giảng đường Đại Học, Luận Văn Tốt Nghiệp luôn là mục tiêu hướng đến của tất cả các sinh viên nói chung và nói riêng là sinh viên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Khoa Công Nghệ. Luận văn tốt nghiệp thể hiện phần nào đó những kiến thức tích lũy được và những kinh nghiệm học hỏi của mỗi sinh viên. Ðây là một bước chuẩn bị cần thiết và hiệu quả trước khi sinh viên tốt nghiệp ra trường. Sau hơn 12 tuần nỗ lực, luận văn tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm Khoa Công nghệ, cùng quí thầy cô trong bộ môn Kỹ Thuật Xây Dựng đã tận tình dìu dắt, truyền đạt những kiến thức vô cùng quí báu cho em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Và đặc biệt, em vô cùng biết ơn Thầy Hoàng Vĩ Minh đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo ngay từ bước đầu làm đồ án tốt nghiệp, trang bị và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu, gợi mở những phương hướng để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài. Luận văn tốt nghiệp là thước đo chất lượng học tập của sinh viên trong suốt 4 năm học tập căng thẳng. Vì vậy nó rất quan trọng, cần thiết và cần rất nhiều sự đầu tư về công sức cũng như tiền tiền bạc. Tuy rằng, luận văn này được thực hiện với sự cố gắng lớn lao nhưng với khả năng và kiến thức còn nhiều hạn chế, lại không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên chắc rằng sẽ còn tồn tại nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến cũng như sự chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô để em biết được những sai sót của mình. Nhờ đó, em có thể trang bị cho mình một khối kiến thức tương đối căn bản để khỏi phải lúng túng khi bước vào công việc thực tế với những đòi hỏi khắt khe của xã hội. Một lần nữa em xin bày tỏ niềm cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Cần Thơ, cảm ơn quý Thầy Cô trong khoa Công Nghệ rất nhiều! Xin chân thành biết ơn! Nguyễn Hiếu Lộc Lớp Xây Dựng DD&CN K34 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Họ - Tên CBHD: Nội dung nhận xét: …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN: Họ - Tên CBPB:……………………………. Nội dung nhận xét: …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... PHẦN I: THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH……………………………………………1 1.1. Vị trí khu đất…..……………………………………………………………...1 1.2. Hiện trạng khu đất……..………………………………………………………1 1.2.1. Hiện trạng khu đất…………………………………………..………1 1.2.2. hồ sơ pháp lý…………………………………………………………1 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ KIẾN TRÚC…………………………………………..……1 2.1. Giải pháp tổng mặt bằng…..………………………………………………….1 2.2.Giải pháp thiết kế…………… ………………………………………………...1 2.3. Giải pháp thông gió…………………………………………………………..2 2.4. Giảo pháp chiếu sáng…………………………………………………..……..3 2.4. Các giải pháp kỹ thuật………………………………………………………..4 2.4.1. Hệ thống cấp điện………………………………………………..….4 2.4.2. Hệ thống cấp nước và xử lý nước thải………………………………5 2.4.3. Hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy…………………………...6 2.4.4. Hệ thống thu lôi, chống sét………………………………………....14 2.5. Giải pháp kết cấu…………………………………………………………..…9 PHẦNII: THIẾT KẾ KẾT CẦU THƯỢNG TẦNG……..16 CHƯƠNG 3: TIÊU CHUẨN VÀ TẢI TRỌNG THIẾT KẾ…………………………….16 3.1. Tiêu chuẩn thiết kế……………………………………………………………..16 3.2. Tải trọng thiết kế……………………………………………………………….16 3.2.1. Tĩnh tải…………………………………………………………….....16 3.2.2. Hoạt tải………………………………………………………………..17 3.2.3. Tải trọng gió………………………………………………………......17 3.3. Cường độ vật liệu……………………………………………………………….18 CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ KẾT CẤU SÀN………………………………………….…….19 4.1. Cấu tạo và phân tích kết cấu sàn………………………………………………..19 4.1.1. Chọn sơ bộ chiều dầy sàn……………………………………………..19 4.1.2. Chọn sơ bộ tiết diện dầm……………………………………………...19 4.1.2. Sự làm việc của bản…….……………………………………………..19 4.1.4. Cách tính nội lực sàn một phương……………………………….........20 4.1.5. Cách tính nội lực sàn hai phương…………………………………......20 4.2. Tính nội lực và tính toán bố trí thép sàn………………………………………...21 4.2.1. Phân loại ô sàn……………………………………………………..….21 4.2.2. Tính toán ô sàn hai phương…………………………………………....22 4.2.3. Tính toán ô sàn một phương.……………………………………..…....27 CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ KẾT CẦU CẦU THANG………………………………………31 5.1. Cấu tạo và phân tích hệ thống cầu thang………………………………………....31 5.1.1. Cấu tạo và phân tích trên mặt bằng……………………………………..31 5.1.2. Cấu tạo và phân tích trên mặt đứng…………………………………….32 5.2. Thiết kế kết cấu cầu thang điển hình……………………………………………..32 5.2.1. Cấu tạo và phân tích kết cấu………………………………………........32 5.2.2. Tải trọng tác dụng……………………………………………………....33 5.2.3. Tính và bố trí thép cầu thang…………………………………………...34 CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ KẾT CẤU KHUNG…………………………………………….46 6.1. Cấu tạo và phân tích khung kết cấu công trình………………………………......46 6.1.1. Cấu tạo và phân tích hệ thống khung trên mặt bằng…………………....46 6.1.2. Cấu tạo và phân tích hệ thống khung trên mặt đứng………………..….48 6.2. Thiết kế kết cấu khung trục điển hình……………………………………………51 6.2.1. Tải trọng tác dụng lên khung………………………………………..….51 6.2.2. Nội lực của các phần tử khung tính toán……………………………….53 6.2.3. Tính thép khung trục tính toán…………………………………….56 6.2.4. Bố trí thép………………………………………………………….65 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH PHẦN III: THIẾT KẾ KẾT CẤU HẠ TẦNG...........78 CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ NỀN MÓNG…………………………………………………….78 7.1.1. Mặt cắt địa chất…………………………………………………………………..78 7.2. Móng cọc BTCT……………………………………………………………………80 7.1.1. Xác định sức chịu tải của cọc………………………………………...…81 7.1.2. Thiết kế và kiểm tra móng cọc trục 3…………………………………...81 7.3. Móng cọc khoan nhồi………………………………………………………………97 7.3.2. Xác định sức chịu tải của cọc……………………………………………98 7.3.3. Thiết kế và kiểm tra móng M2……………………………………...........98 SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC trang i LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP phụ lục GVHD: Ths.ĐẶNG TRÂM ANH MỤC LỤC HÌNH Hình 1.1: Mặt bằng tầng điển hình ............................................................................................................... 5 Hình 1.2: Mặt bằng mái ................................................................................................................................. 6 Hình 4.1: Phân loại ô sàn tầng ....................................................................................................................... 7 Hình 4.2: Phân chia ô sàn mái ........................................................................................................................ 8 Hình 5.1: Mặt bằng cầu thang ...................................................................................................................... 15 Hình 5.1: Mặt đứng cầu thang ...................................................................................................................... 16 Hình 6.1.1: sơ đò diện truyền tải cột biên 2B ............................................................................................... 20 Hình 6.1.2: Mặt bằng bố trí dầm sàn tầng điển hình ................................................................................... 21 Hình 6.13: Khung không gian ............................................................................................. 23 Hình 6.1.4: Kí hiệu cột và dầm............................................................................................ 24 Hình 6.2.a: lực cắt trục 3 ..................................................................................................... 25 Hình 6.2b: Lực dọc trục 3 .................................................................................................... 26 Hình 7.1: Mặt bằng bố trí cọc ..................................................................................................................... 39 Hình 7.1.1.mặt bằng bố trí cọc ép................................................................................................................. 39 Hình 7.1.1.mặt bằng bố trí cọc khoan nhồi................................................................................................... 40 Hình 7.2.: Bố trí cọc ....................................................................................................................................... 41 Hình 7.2.a: Bố trí cọc ép ................................................................................................................................ 41 Hình 7.2.b: Bố trí cọc nhồi............................................................................................................................. 41 NGUYỄN HIẾU LỘC Trang i LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP phụ lục GVHD: Ths.ĐẶNG TRÂM ANH MỤC LỤC BẢNG Bảng 1.1Hệ số vượt tải đối với các tải trọng do khối lượng kết cấu xây dựng .......................... 3 Bảng 1.2: Trọng lượng riêng tiêu chuẩn của một số loại vật liệu ................................................................. 3 Bảng 1.3: Hoạt tải tác dụng lên công trình ................................................................................................... 3 Bảng 4.2.1.1.tải trọng sàn tầng 4-10 .............................................................................................................. 9 Bảng 4.2.1.1.tải trọng sàn tầng sân thượng .................................................................................................. 9 Bảng 4.2.1.2. bảng tính và bố trí thép cho các ô sàn 2 phương tầng 4-10 ................................. 10 Bảng 4.2.1.3. bảng tính và bố trí thép cho các ô sàn 2 phương tầng sân thượng ........................ 11 Bảng 4.2.1.4 bảng tính và bố trí thép cho các ô sàn 1 phương tầng 4-10 ................................. 12 Bảng 4.2.1.5bảng tính và bố trí thép cho các ô sàn 1 phương tầng sân thượng ............... 13 Bảng 5.1.1.1 tỉnh tải tác dụng lên bản thang ................................................................................................ 18 Bảng 5.1.2.a. tính và bố trí thép bản thang 1...............................................................19 Bảng 5.1.2.b. tính và bố trí thép bản thang 2 ..............................................................19 Bảng 5.1.2.c. tính và bố trí thép dọc dầm limong ....................................................19 Bảng 5.1.2.c. tính và bố trí thép đai dầm limong .....................................................21 Bảng 6.1.1.2.giá trị áp lực gió ..................................................................................24 Bảng 6.2.kết quả tính thép cột ...............................................................................29 Bảng7.1 biểu đò tính lún móng cọc ép ....................................................................44 Bảng7.1 biểu đò tính lún móng cọc khoan nhồi ......................................................44 NGUYỄN HIẾU LỘC Trang ii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH PHẦN I: THIẾT KẾ KIẾN TRÖC CHƢƠNG 1 : HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT 1.1 VỊ TRÍ KHU ĐẤT: Địa điểm: Khu đất xây dựng nằm tại mặt tiền đường Cộng Hòa, Phường 13,Quận Tân Bình, TPHCM 1.2 HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT: 1.2.1. Hiện trạng khu đất: + Tổng diện tích khu đất:280,26 m2 + Hiện trạng công trình kiến trúc: đất cơ sở sản xuất, kinh doanh. + Đã có hạ tầng kỹ thuật riêng cho khu đất 1.2.2Hồ sơ pháp lý: + Thửa đất số: 30, 48 tờ bản đồ 40 ĐCCQ-2005 P.13 + Địa chỉ thửa đất: 602-602A Cộng Hòa, P.13, Q Tân Bình,TPHCM + Diện tích:280,26 m2 + Diện tích xây dựng: 177,66 m2 + Diện tích sân: 42,9 m2 CHƢƠNG 2 : THUYẾT KẾ KIẾN TRÖC 2.1 GIẢI PHÁP TỔNG MẶT BẰNG: Công trình có khối kiến trúc hiện đại phù hợp với tính chất của một cao ốc văn phòng. Với những nét cách điệu độc đáo thông qua những đường nét chắc khỏe tạo nên sự bề thế vững vàng cho công trình, hơn nữa kết hợp với việc sử dụng các vật liệu mới cho công trình như ốp Alucolic, đá Grannite cùng với những mảng kiếng dày màu xanh tạo vẻ sang trọng cho một công trình kiến trúc. Toàn bộ công trình được đặt trên cốt cao 0.9m so với vỉa hè với bậc cấp lên sảnh chính nằm ở trục đường Cộng Hòa, tạo sự uy nghi cần thiết, mang đến một tầm nhìn tốt ra khu vực cảnh quan xung quan. 2.2 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ: Cao ốc văn phòng được xây dựng tại đường Cộng Hòa, P.13,Q. Tân Bình. Bao gồm: 1 tầng hầm + 1 tầng trệt + 1 tầng lửng + 6 tầng lầu + 1 tầng thượng Tổ hợp mặt bằng: SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC trang 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH Qui mô công trình: 1 tầng hầm + 1 tầng trệt + 1 tầng lửng + 8 tầng lầu + 1 tầng thượng Tổng diện tích khu đất:280,26 m2 Khoảng lùi tầng trệt tính từ ranh lộ giới: 3m Diện tích sàn điện hình: 186m2 Tổng diện tích sàn xây dựng: 2723,22m Tầng cao: 3,3m Chiều cao công trình: 39,1m Tổ hợp mặt đứng: Vật liệu ốp lát mặt đứng công trình: - Tầng trệt: đá granite - Các tầng lầu: kính cường lực màu xanh lá, khung nhôm chìm + ốp đá granite Giải pháp thiết kế về chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên: Ngoài việc sử dụng ánh sáng nhân tạo để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu sử dụng, chú trọng thiết kế để sử dụng các điều kiện tự nhiên: ánh sáng tự nhiên được sử dụng triệt để, tiếp xúc với không gian bên ngoài và đón được gió tự nhiên. Đặc điểm kỹ thuật: Công trình Nhà Ở và Văn Phòng luôn chú trọng đến chất lượng công trình cũng như vật liệu xay dựng để tăng tính thẩm mỹ, sự hài hòa và kéo dài tuổi thọ công trình. Cấp công trình: công trình cấp 3.Với kết cấu dạng khung chịu lực Vật liệu chủ yếu sử dụng cho công trình: - Tường bao bên ngoài công trình: tường xây gạch dày 200, giới hạn ngăn cháy 150 phút - Sàn, nền: lát đá granite - Trần: thạch cao - Thiết bị điện, chiếu sáng, thiết bị vệ sinh có chất lượng cao, màu sắc hài hòa trang nhã phù hợp với màu sơn và gạch nền. 2.3 GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ: Hệ thống thông gió cho các khu vực cần thông gió và toilet sẽ được hút cục bộ hoặc trung tâm thông qua hệ thống hệ thống ống gió. Các toilet công cộng sẽ được hút tối thiểu 15 lần trao đổi gió 1 giờ hay 35L/s/wc Gió mới sẽ vào toilet theo các miệng gió trên cửa ra vào. Hệ thống hút gió thải toilet cục bộ sẽ liên động với đèn chiếu sáng trong mỗi toilet Công suất của mỗi quạt hút gió thải phục vụ cho mỗi phòng ngủ là 25L/s SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC trang 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH 2.3 GIẢI PHÁP CHIẾU SÁNG : Mức độ chiếu sáng được chọn lọc theo tiêu chuẩn Xây dựng TCXD 29:1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng Tiêu chuẩn thiết kế (và Anh Quốc) và được liệt kê dưới đây: Khu văn phòng, Phòng họp: 300 lux Sảnh, Hành lang, khu công cộng: 200 lux Phòng máy, phòng điện, thiết bị: 200 lux Nhà xe tầng hầm: 100 lux Phòng vệ sinh: 150 lux Chiếu sáng khu vực công cộng và chiếu sáng bên ngoài sẽ được kiểm soát bởi bảng kiểm soát chiếu sáng. Các hệ thống đèn chiếu sáng bao gồm các hệ thống sau: Hệ thống chiếu sáng bình thường: Mục đích đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo mục đích sử dụng về độ sáng, độ chói, màu sắc và độ đồng đều. Hệ thống chiếu sáng tự động: Mục đích duy trì độ sáng tối thiểu để đi lại, bảo vệ khi tối trời. Hệ thống cũng có thể lập trình để giảm bớt hay tắt hòan tòan vào thời gian không cần thiết trong ngày/tuần. Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, sự cố và thóat hiểm: Duy trì độ sáng tối thiểu 5-10 lux để đi lại khi mất điện nguồn và chỉ hướng thóat hiểm. Chiếu sáng khẩn cấp sẽ được cung cấp như sau: Trong phạm vi 5 m vùng thoát hiểm Trong phạm vi 2 m khu vực giao nhau giữa các hành lang Trong phạm vi 2 m khu vực giao nhau giữa các tầng Trong phạm vi 2 m trạm thiết bị chữa cháy/ báo cháy Toàn bộ khu vệ sinh Trong mỗi buồng thang máy Đèn chiếu sáng khẩn cấp sau đây có bộ pin Ni-CD và bộ phận sạc pin có công suất đủ cung cấp nguồn điện dự phòng trong 2 giờ. Bảng báo thoát hiểm Đèn chiếu sáng tại cầu thang Đèn chiếu sáng khẩn cấp trong phòng bảo vệ SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC trang 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH 2.4 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT : 2.4.1. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN : Công suất điện cho công trình được tính toán theo tiêu chuần VIỆT NAM và được tóm tắt như sau: Công suất tính toán 220KVA Hệ số công suất: 0.8 Dự phòng 20% là Tổng Công Suất Đặt Điện Hạ Thế Tối Đa: 250 KVA Chọn máy biến áp : 315 KVA Chọn máy phát dự phòng : 250 KVA Nguồn cung cấp điện cho công trình lấy từ tủ điện hạ thế khu vực Hệ thống tủ điện hạ thế chính lắp trong phòng kỹ thuật tầng hầm, tủ điện chính sẽ cấp nguồn hạ thế cho tủ điện tầng được đặt cầu thang tầng. Nguồn điện từ tủ điện hạ thế sẽ được truyền dẩn bằng busduct trong hộc kỹ thuật thông tầng đến các bản điện từng tầng. Máy bơm, thang máy và tủ báo cháy được cung cấp nguồn ưu tiên từ tủ điện chính Nguồn đến các thiết bị cuối sẽ được dẩn bằng cáp Cu/PVC trên ống dẩn PVC Nguồn đến các ổ cắm dây Cu/PVC 2x1C2.5 + E 2.5 mm2 (P+N+E), đèn chiếu sáng cuối nguồn sẽ được dẫn bằng cáp Cu/PVC 2x1C1.5 mm2 (P+N) trên máng cáp hoặc ống dẩn PVC Thiết bị đo đếm sẽ được lắp đặt tập trung trong tủ hạ thế chính lắp dưới tầng trệt. Tủ điện hạ thế chính Tủ điện được lắp đặt phòng kỹ thuật điện tầng hầm. Tủ điện chứa các thiết bị điều khiển và bảo vệ thiết bị điện, dây cáp điện. Các thiết bị bảo vệ được thiết kế phối hợp bảo vệ nhiều cấp, có chọn lọc và có dự phòng. Trong trường hợp có ngắn mạch, chạm đất hay xuất hiện dòng rò quá 100mA, thiết bị bảo vệ sẽ cô lập tất cả các thiết bị bị sự cố ra khỏi nguồn điện và cũng là nguồn năng lượng gây cháy, trong thời gian từ 0.01giây đến 4 giây tùy thuộc cấp bảo vệ. Tại các vị trí hệ thống cáp điện xuyên tường tầng mà không gian không được ngăn cách bằng các vật liệu chịu lửa như trên, sẽ có chèn túi ngăn lửa bằng sợi khóang tại các lỗ xuyên sàn. Tủ phân phối nguồn phụ tải Tủ phân phối điện nguồn cho các tầng (DB-X) cung cấp điện cho các phụ tải sau: SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC trang 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH Đèn chiếu sáng bình thường, bảo vệ, sự cố và thóat hiểm Ổ cắm điện, hộp đấu dây cung cấp nguồn cho ổ cắm điện sử dụng cho các bàn làm việc trong văn phòng Các thiết bị cơ điện như quạt hút/thổi, máy ĐHKK lắp đặt ở mỗi tầng Bán kính phục vụ của một tủ điện là không quá 50m. Ổ cắm điện: Cáp nối với các ổ cắm và mạch điện chiếu sáng là loại dây cáp PVC lõi đơn. Ống dẫn cáp nhực (PVC conduit) hoặc máng cáp, thang cáp (cable tray, cable ladders) sẽ được dùng để dẫn cáp trong tất cả các khu vực ngoại trừ tại các phòng máy thiết bị MEP, dây điện sẽ được dẫn trong ống sắt mạ kẽm (galvanised steel conduit). Toàn bộ mạch sẽ được nối trong phạm vi một tầng cho các tầng văn phòng ngoại trừ hệ thống chiếu sáng cầu thang thì một mạch có thể dùng cho nhiều tầng. ổ cắm định mức 220V, 2P+E type A sẽ được cung cấp cho toàn công trình. Ổ cắm mạ kim loại được dùng trong phòng máy thiết bị MEP và ổ cắm không bị ảnh hưởng bởi thời tiết được dùng bên ngoài hoặc khu vực vệ sinh. Các khu vực công cộng, cứ mỗi 20m sẽ có một ổ cắm điện. Bề mặt để gắn các ổ cắm và công tắc tại các phòng máy, phòng tủ điện, nhà kho (nếu có) và các khu vực tương tự phải làm bằng kim loại trừ khi có qui định khác Tất cả các thiết bị điện và phụ kiện lộ ra ngoài hoặc cách chỗ đặt bồn rửa dưới 2m đều phải thuộc loại chống thấm nước. 2.4.2.HỆ THỐNG CẤP NƢỚC VÀ XỬ LÝ NƢỚC THẢI: Các tiêu chuẩn thiết kế Các tiêu chuẩn kỹ thuât sử dụng trong thiết kế hệ thống cấp thóat nước và các hệ thống phụ trợ: TCVN 4474:1987 Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước bên trong TCVN 4473:1988 Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong TCVN 5673:1992 Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong TCXD 51:1984 Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước bên ngoài TCXD 33:1985 Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên ngoài AS/NZS 3500 Tiêu Chuẩn Uc - Thiết kế hệ thống thoát nước AS/NZS 3500 Tiêu Chuẩn Uc - Thiết kế hệ thống cấp nước sinh họat Tính toán cấp nƣớc: Việc tính toán cấp nước dựa trên các tiêu chuẩn dùng nước như sau: - Văn phòng: SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC 45 l/người/ngày trang 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Căn hộ: GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH 150 l/người/ngày Chọn bể chứa: Nước sinh họat được cung cấp từ hệ thống nước của thành phố và được trữ trong bể chứa trung chuyển ngầm dưới tầng hầm sau đó sẽ được bơm lên bồn lọc đặt trên mái, sau lọc nước dự trữ tại các bể chứa inox đặt trên tầng mái. Nƣớc sinh hoạt Nước sinh hoạt từ bể chứa trên mái đã qua xử lý sẽ được cấp đến các khu vệ sinh của phòng cho khách thuê và các khu vực sinh hoạt chung. Hệ thống cấp nước sinh hoạt bao gồm hệ thống đường ống, bơm. Ông nước cấp sẽ được lắp đặt cho công trình là loại ống PP-R. Nƣớc thải Lượng nước thải sinh hoạt cho ngày đêm lấy bằng 80% lượng cấp sinh hoạt. Hệ thống ống thóat nước và chất thải sinh họat từ các thiết bị vệ sinh, sẽ thóat xuống bể tự hoại được xử lý trước khi thải vào tuyến nước thoát của khu vực. Hệ thống ống thoát nước và thoát chất thải sinh họat có kết hợp với hệ thống ống thông hơi lên đến mái, Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt kết hợp phương pháp hóa sinh tiêu chuẩn tiên tiến, không gây mùi, dể bảo trì và đang được ứng dụng trong các công trình nhà cao tầng. Thoát nƣớc mƣa Nước mưa từ mái nhà được thu hồi bằng hệ thống ống gang và thải thẳng vào hệ thống thóat nước mưa của khu vực. Thoát nƣớc ngƣng tụ máy lạnh Ống thoát nước ngưng tụ từ máy ĐHKK (PAU, FCU) được nối vào ống thoát trục chính gần nhất và sau đó sẽ thải nước ra hố ga nước mưa bên ngoài 2.4.3.HỆ THỐNG AN TOÀN PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY: Các tiêu chuẩn thiết kế: Hệ thống PCCC được thiết kế theo qui định của tiêu chuẩn Việt nam về Phòng Cháy Chữa Cháy và các tiêu chuẩn quốc tế sau: TCVN 5738 - 2001 Hệ thống báo cháy. Yêu cầu thiết kế TCVN 2622 - 1995 PCCC cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế. TCVN 62 - 1995 Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chất cháy bột, khí. TCVN 6160 - 1996 Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng ht CC. SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC trang 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH TCVN 6160 - 1996 PCCC nhà cao tầng yêu cầu thiết kế. TCVN 4513 – 1988 Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.293) Phòng cháy chữa cháy hệ thống đầu phung nước tự động (automatic sprinklers). Tieu chuẩn NFPA 13: TC Mỹ – đầu phun nước tự động. Tiêu chuẩn NFPA 14: TC Mỹ – trục nước CC và họng vách tường Các hạng mục PCCC chính bao gồm: Hệ thống báo cháy tự động (fire alarm system) Hệ thống chữa cháy tự động (fire sprinkler system) Hệ thống chữa cháy vách tường (fire hydrant and hose reel system) Các hạng mục kỹ thuật khác của công trình có liên quan đến công tác PCCC: Hệ thống quạt tạo áp buồng thang thoát hiểm Hệ thống điều hòa không khí, hệ thống hút cấp gió hầm kỹ thuật, nhà vệ sinh, phòng máy móc thiết bị Hệ thống thông báo công cộng Nguồn cung cấp điện chính và dự phòng cho công trình Hệ thống đèn chiếu sáng bình thường, khẩn cấp và sự cố Hệ thống tiếp đất, hệ thống chống sét Hệ thống cấp thóat nước sinh họat Các hạng mục kiến trúc và kết cấu của công trình có liên quan đến công tác PCCC được thể hiện trong phần thuyết minh kiến trúc và thuyết minh kết cấu và không bao gồm trong phần thuyết minh kỹ thuật nầy. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PCCC CHO CÔNG TRÌNH: Theo bản phân loại công trình theo mức độ nguy cơ phát sinh đám cháy (TCVN 7336:2003), công trình tiêu biểu nầy thuộc nhóm “Các cơ sở có nguy cơ phát sinh đám cháy thấp - Light Hazard” tuy nhiên hệ thống PCCC cho công trình được thiết kế sẽ đảm bảo các yêu cầu sau: Yêu cầu về phòng cháy: Phải áp dụng các giải pháp phòng cháy đảm bảo hạn chế tối đa khả năng xảy ra hoả hoạn. Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn thì phải phát hiện đám cháy nhanh để cứu chữa kịp thời không để đám cháy lan ra các khu vực khác sinh ra cháy lớn khó cứu chữa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Biện pháp phòng cháy phải đảm bảo sao cho khi có cháy thì người và tài sản trong toà nhà dễ dàng sơ tán sang các khu vực an toàn một cách nhanh chóng nhất. SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC trang 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH Trong bất cứ điều kiện nào khi xảy ra cháy ở những vị trí dễ xảy ra cháy như các khu vực kỹ thuật, ga ra xe, văn phòng... trong toà nhà phải phát hiện được ngay ở nơi phát sinh cháy để tổ chức cứu chữa kịp thời. Yêu cầu về chữa cháy: Trang thiết bị chữa cháy của công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau: Trang thiết bị chữa cháy phải phù hợp và chữa cháy có hiệu quả đối với các đám cháy, sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy phải được dập tắt ngay. Thiết bị chữa cháy trang bị cho công trình phải là loại dễ sử dụng, phù hợp với công trình và điều kiện khí hậu tại địa phương. Trang thiết bị hệ thống PCCC được trang bị phải đảm bảo hoạt động lâu dài, hiện đại. Trang thiết bị phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ, Châu Âu cũng như các tiêu chuẩn của Việt Nam. Giải pháp thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy: Hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt tại tất cả các khu vực có nguy hiểm cháy của công trình bằng hệ thống báo cháy địa chỉ. Với hệ thống báo cháy địa chỉ ngoài chức năng báo cháy thông thường, hệ thống còn có khả năng kết nối và điều khiển các hệ thống kỹ thuật liên quan bằng các đường điều khiển chuyên dụng và phần mền điều khiển: Tự động phát hiện cháy nhanh và thông tin chính xác địa điểm xảy ra cháy, chuyển tín hiệu báo cháy khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng bằng âm thanh đặc trưng để những người có trách nhiệm có thể thực hiện ngay các giải pháp chữa cháy thích hợp. Điều khiển và giám sát toàn bộ hệ thống chữa cháy tự động bằng nước. Hệ thống có chức năng điều khiển liên động và nhận tín hiệu phản hồi sau khi điều khiển với các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan như thang máy, thông gió, cắt điện, âm thanh... nhằm phục vụ cho công tác sơ tán và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất. Báo động cháy bằng âm thanh đặc trưng (còi, chuông...) Có khả năng chống nhiễu, không báo giả, không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi hệ thống phát tín hiệu báo cháy. Toàn bộ các thiết bị của hệ thống báo cháy tự động được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001, 9002, các thí nghiệm UL, FM, VDS, tiêu chuẩn NFPA 72 hoặc EN54 phù hợp với đặc điểm khí hậu, môi trường Việt Nam Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler và hệ thống họng nước vách tường được lắp đặt cho tất cả các tầng trừ các phòng máy kỹ thuật. SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC trang 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH Ngoài các hệ thống chữa cháy trên công trình còn được trang bị các bình chữa cháy di động, xách tay phục vụ dập tắt đám cháy từ lúc mới phát sinh khi chưa đủ thông số để hệ thống chữa cháy tự động làm việc. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG HỆ ZONE Hệ thống báo cháy tự động nhằm phát hiện sự cháy nhanh chóng, chính xác, để thông báo kịp thời khi đám cháy mới phát sinh. Hệ thống báo cháy bao gồm các hạng mục chính như sau: Tủ điều khiển hệ thống báo cháy trung tâm Tủ kết nối và thu thập tín hiệu Bản hiển thị phụ từng tầng Bản tín hiệu điện báo Đầu báo cháy tự động Trạm nút ấn báo cháy Loa báo cháy và chuông báo động Máy in, nguồn điện, dây dẫn v.v. Hệ thống chống sét và chống nhiểu cho hệ thống báo cháy Nguyên tắc hoạt động của hệ thống: Khi có tín hiệu báo động từ một thiết bị đầu cuối (đầu báo khói, đâu báo nhiệt, môdule giám sát dòng cháy, nút ấn khẩn cấp). Tủ điều khiển hệ thống báo cháy trung tâm sẽ bắt đầu đưa tín hiệu cảnh báo đến toàn hệ thống mạng điều khiển và các tủ báo cháy khu vực hay bản hiển thị từng tầng. Sau 1 thời gian tiền giám định, nếu tín hiệu báo cháy vẫn còn tồn tại, tủ điều khiển hệ thống báo cháy trung tâm sẽ bắt đầu đưa tín hiệu cảnh báo đến các thiết bị sau: Hệ thống thông báo khẩn cấp và công cộng (Public Address System) Chuông và Đèn Báo Cháy Thông báo đến các số điện thoại đã cài đặt sẳn Hệ thống điện nguồn dự phòng Hệ thống báo cháy cũng có khả năng: Lưu trử và in đến 400 dữ kiện. Tự động kiểm tra, thử nghiệm, xác định tình trạng hoạt động và báo lịch bảo trì Tự hiệu chỉnh độ nhạy cảm của các đầu báo cháy để thích nghi với điều kiện ban ngày / ban đêm hoặc thời gian kích hoạt và có thể thay đổi mức độ hoạt động từng tầng, từng khu vực Tự động kiểm tra, thử nghiệm và xác định tính hiệu Các thiết bị chính của hệ thống SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC trang 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH Đầu Báo Cháy: Hai loại đầu báo cháy được thiết kế bao gồm: Đầu Báo Cháy Khói loại zone Đầu Báo Cháy Nhiệt loại zone, nhiệt độ cố định và có thể tăng theo biên độ. Số lượng đầu, loại đầu báo cháy thích hợp tính chất đặc thù của từng khu vực sẽ được lắp đặt theo yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế được ứng dụng. Đầu báo cháy khói hệ zone Các đầu báo cháy khói được lắp đặt tại vùng cần được bảo vệ, cách trần không quá 0.3m kể cả kích thước đầu báo, cách tường không quá 5m khoảng cách giữa các đầu báo không quá 9m. Các thông số kỹ thuật của đầu báo cháy Khói loại zone: Dải điện áp làm việc: 16V đến 24VDC Dòng điện ở trạng thái giám sát: 0A. Dòng điện ở trạng thái báo động: 60mA. Nhiệt độ môi trường làm việc: -20oC đến +60oC Độ ẩm môi trường:95%. Đèn hiển thị báo động:Led xanh Đầu báo cháy nhiệt cố định kết hợp gia tăng theo biên độ: Đầu báo nhiệt làm việc theo chế độ liên tục Analog do đó ngoài tín hiệu báo cháy còn có chức năng tự kiểm tra đánh giá, từ đầu báo luôn được giám sát tại trung tâm báo cháy với 3 cấp độ: Tình trạng bình thường Báo có hư hỏng: do va chạm hoặc có thể do các lỗi điện áp tại đầu báo quá thấp, bộ phận trong đầu báo hỏng từ đó chúng ta có biện pháp khắc phục ngay. Báo tín hiệu cực kỳ nguy hiểm: khi nồng độ khói đạt đến ngưỡng oC/phút hoặc đạt đến ngưỡng 60oC. Các thông số kỹ thuật của đầu báo cháy Nhiệt cố định và gia tăng: Dải điện áp làm việc: 16V đến 24VDC Dòng điện ở trạng thái giám sát: 0(A. Dòng điện ở trạng thái báo động: 60mA. Nhiệt độ môi trường làm việc: -20oC đến +50oC Ngưỡng làm việc: +80oC Độ ẩm môi trường: 95%. SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC trang 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đèn hiển thị báo động: GVHD:Ths. ĐẶNG TRÂM ANH Led vàng Tủ điều khiển hệ thống báo cháy trung tâm loại thông thường, 16 zone Chức năng báo cáo, nhập dữ kiện, lập đồ họa và in ấn Có thể hoạt động theo thời gian chính xác, hữu dụng, cung cấp thông tin, dữ liệu được cập nhật liên tục và chính xác ở từng thời điểm Tích hợp trong hệ thống báo cháy Có dung lượng lưu trử lớn, kết nối mạng và toàn bộ các thiết bị của hệ thống, tiếp nhận dự kiện và lưu trử. Ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ và chức năng điều khiển sau: Nút khởi động lại toàn hệ thống Nút báo nhận tín hiệu từ tất cả tín hiệu báo cháy, giám sát và lỗi Nút tắt còi báo động và các tín hiệu sơ tán Còi hụ trung tâm thay thế các còi báo từng khu vực Nút chuyển đổi hiển thị từ hệ máy tín hoặc bản hiển thị từng tầng Tủ điều khiển hệ thống báo cháy trung tâm với đèn hiển thị sẽ được lắp đặt ở phòng bảo vệ hoặc phòng điều khiển trung tâm của toà nhà Nút ấn, chuông, đèn báo cháy: Nút ấn báo cháy khẩn cấp lắp đặt ở độ cao 1,5m ngoài hành lang, cầu thang nơi dễ nhìn thấy, đông người qua lại. Khi phát hiện đám cháy và nút báo cháy được ấn vào, tín hiệu báo cháy sẽ được chuyển về trung tâm. Tín hiệu báo động này được thể bằng chuông, đèn báo cháy và âm thanh báo động tại tủ trung tâm và chuông, đèn tại các tầng. Chuông đèn các tầng được lắp đặt ở độ cao 2,2m so với mặt sàn các tầng. Hệ thống liên kết: Hệ thống bao gồm: Các linh kiện, dây tín hiệu, cáp tín hiệu, hộp nối dây cùng các bộ phận khác tạo thành tuyến liên kết thống nhất các thiết bị của hệ thống báo cháy. Nguồn điện dự phòng: Nguồn cấp chính cho hệ thống được lấy từ lưới điện 220VAC của Công trình và cấp cho tủ trung tâm qua bộ ổn áp, các thiết bị khác của hệ thống làm việc với điện áp 24VDC được cấp bởi tủ trung tâm. Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc có cháy, chúng tôi dùng nguồn Accu dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc thường trực 24/24h ngay cả khi bị mất điện lưới. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY Các phƣơng tiện chữa cháy ban đầu: Phương tiện chữa cháy ban đầu sử dụng các bình chữa cháy xách tay, bình khí CO 2 cho các phòng kỹ thuật điện SVTH: NGUYỄN HIẾU LỘC trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan