Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hành vi tiêu dùng của người dân hà nội trong sử dụng dầu ăn...

Tài liệu Hành vi tiêu dùng của người dân hà nội trong sử dụng dầu ăn

.PDF
114
198
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------TRƢƠNG THỊ HƢƠNG GIANG HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI TRONG SỬ DỤNG DẦU ĂN LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội, 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------TRƢƠNG THỊ HƢƠNG GIANG HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI TRONG SỬ DỤNG DẦU ĂN Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Bích San Hà Nội, 2014 2 Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Bích San Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà Phản biện 2: TS. Trƣơng An Quốc Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Phòng họp Khoa Xã hộihọc, tầng 2, nhà A, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Luận văn Trƣơng Thị Hƣơng Giang 4 MỤC LỤC MỤC LỤC .....................................................................................................1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 8 DANH MỤC BIỂU .................................................................................... 10 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 12 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 12 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn............................................ 14 2.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 14 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 15 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................. 15 3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 15 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 15 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .................................... 16 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 16 4.2. Khách thể nghiên cứu ...................................................................... 16 4.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 17 4.3.1. Phạm vi thời gian .................................................................. 17 4.3.2. Phạm vi không gian............................................................... 17 4.3.3. Phạm vi nội dung .................................................................. 17 5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 18 6. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 18 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 19 7.1. 7.2. 7.3. 8. Phƣơng pháp phân tích tài liệu ...................................................... 19 Phƣơng pháp quan sát..................................................................... 25 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu .......................................................... 25 Khung phân tích ................................... Error! Bookmark not defined. 5 NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................. 27 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....... 28 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài ....................................................................... 28 1.1.1. Các lý thuyết xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu .............. 33 1.1.2. Các khái niệm công cụ ................................................................... 28 1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................... 40 1.2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................ 40 1.2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ....................................................... 43 CHƢƠNG 2: HÀNH VI TIÊU DÙNG DẦU ĂN CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI HIỆN NAY ................................................................................. 49 2.1 Tổng quan về tiêu dùng thực phẩm................................................... 43 2.2 Nhận thức về dầu ăn của ngƣời dân thành phố Hà Nội .................. 49 2.2.1. Nhãn hiệu dầu ăn người tiêu dùng biết đến ...................................... 49 2.2.2. Nguồn cung cấp thông tin về dầu ăn cho người tiêu dùng ............... 51 2.3 Thực trạng tiêu dùng dầu ăn của ngƣời dân thành phố Hà Nội .... 54 2.3.1. Lượng dầu ăn tiêu thụ trung bình ..................................................... 54 2.3.2. Mức độ mua dầu ăn của người tiêu dùng ......................................... 57 2.3.3. Mục đích sử dụng dầu ăn của người tiêu dùng................................. 61 2.3.4. Địa điểm mua dầu ăn của người tiêu dùng ....................................... 63 2.3.5. Nhãn hàng dầu ăn người tiêu dùng yêu thích nhất ........................... 66 2.3.6. Mức độ hài lòng của người tiêu dùng với dầu ăn đang sử dụng ...... 67 2.4 Thói quen sử dụng các loại dầu ăn .................................................... 69 2.4.1. Loại dầu ăn sử dụng thường xuyên nhất........................................... 69 2.4.2. Tiêu chí quan trọng khi mua dầu ăn của người tiêu dùng ................ 71 2.4.3. Hành vi lựa chọn sản phẩm trước khi quyết định mua của người tiêu dùng ............................................................................................................. 75 2.5 Yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn sản phẩm của ngƣời tiêu dùng……… ................................................................................................ 77 6 2.6 Xu hƣớng sử dụng dầu ăn .................................................................. 84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 89 1. Kết Luận............................................................................................. 89 2. Khuyến Nghị ...................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 93 PHỤ LỤC ................................................................................................... 97 PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI THAM KHẢO .............................................. 97 PHỤ LỤC 2: ĐỀ CƢƠNG PHỎNG VẤN SÂU HÀNH VI TIÊU DÙNG DẦU ĂN CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI ................................................. 107 PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU TIÊU BIỂU 1 ............. 109 PHỤ LỤC 4: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU TIÊU BIỂU 2 ............. 112 PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN SÂU ............... 114 7 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NTD Người tiêu dùng LTTP Lương thực thực phẩm Food and Agricultural Products Quality Development and Control Project FAPQDC Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm BMI Business Monitor International Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế USD Đô la Mỹ NXB Nhà xuất bản WHO VS FAO GDP VNĐ World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới Vệ sinh Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa Việt Nam Đồng 8 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Thương mại Tự do ASEAN PTNNNT Phát triển nông nghiệp nông thôn ĐHQG Đại học Quốc Gia GSO General Statistics Office of Vietnam Tổng cụcThống kê 9 DANH MỤC BIỂU Biểu 1.1: Cơ cấu mẫu điều tra theo quy mô hộ gia đình .................... 21 Biểu 1.2: Cơ cấu mẫu điều tra theo nghề nghiệp người trả lời ........... 22 Biểu 1.3: Cơ cấu mẫu điều tra theo trình độ học vấn của người trả lời………............................................................................................. 22 Biểu 1.4: Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi người trả lời ................... 23 Biểu 1.5: Cơ cấu mẫu điều tra theo thu nhập trung bình hộ/tháng ..... 24 Biểu 2.1. Tỷ trọng chi ăn, uống, hút trong đời sống ........................... 44 Biểu 2.2. Các nhãn hàng dầu ăn người tiêu dùng biết ........................ 51 Biểu 2.3. Nguồn cung cấp thông tin về dầu ăn cho người tiêu dùng .. 53 Biểu 2.4. Lượng dầu ăn sử dụng trung bình theo số người trong hộ gia đình………. ......................................................................................... 56 Biểu 2.5. Tần suất mua dầu ăn của người tiêu dùng ........................... 59 Biểu 2.6. Tần suất mua dầu ăn theo cỡ chai dầu ăn của người tiêu dùng…….. ........................................................................................... 60 Biểu 2.7. Mục đích sử dụng dầu ăn của người tiêu dùng ................... 62 Biểu 2.8. Địa điểm mua dầu ăn của người tiêu dùng .......................... 65 Biểu 2.9. Các nhãn hàng dầu ăn người tiêu dùng sử dụng thường xuyên nhất……….. ............................................................................. 70 10 Biểu 2.10. Tiêu chí quan trọng khi mua dầu ăn của người tiêu dùng (mean)…….......................................................................................... 72 Biểu 2.11. Hành vi lựa chọn dầu ăn của người tiêu dùng ................... 76 Biểu 2.12. Lượng dầu ăn trung bình sử dụng/tháng theo độ tuổi người trả lời……… ....................................................................................... 80 Biểu 2.13. Loại dầu ăn sẽ lựa chọn mua trong thời gian gần đây nhất……….. ........................................................................................ 86 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Lượng tiêu thụ lương thực thực phẩm trung bình năm 2010.............................................................................................................45 Bảng 2.2. Chi tiêu dùng thực phẩm bình quân năm 2010........................... 47 Bảng 2.3. Sản phẩm dầu ăn đã sử dụng yêu thích nhất .............................. 66 Bảng 2.4. Đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm dầu ăn đang sử dụng (mean).......................................................................................................... 68 Bảng 2.5: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng sử dụng dầu ăn .................... 78 Bảng 2.6. Lý do chuyển sang sử dụng sản phẩm dầu ăn khác.................... 87 11 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống của con người, ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội và nòi giống. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về sử dụng thực phẩm ngày càng tăng, đặc biệt là các thực phẩm đảm bảo chất lượng. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hiện nay rất đáng lo ngại, đã được rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trồng trọt, thủy hải sản hiện nay còn khá phổ biến. Chúng ta cũng có những vùng rau sạch, trái cây sạch, những nông trại chăn nuôi thực hiện đúng quy định, nhưng số lượng và tỷ lệ vô cùng nhỏ bé, mới chỉ đạt 3,8% tổng diện tích rau cả nước1, cây ăn quả an toàn đạt khoảng 20%. Thực phẩm có chứa chất độc hoặc được sử dụng chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu công nghiệp có hại cho sức khỏe cũng còn lưu hành rất nhiều trên thị trường như nước tương có chất 3-MCPD, nước mắm có u-rê, hải sản tươi được ướp với u-rê để bảo quản, trứng gà và sữa có chứa melamine, da heo được tẩy trắng bằng thuốc tẩy, hạt dưa, bột ớt và bột điều nhuộm phẩm màu công nghiệp có chứa Rhodamin B, trái cây khô từ Trung Quốc bị nhiễm độc chì, xúc xích có chứa chất Polychlorobifenyls gây ung thư, bánh phở có tẩm formol, chả giò chứa hàn the, rau củ quả có dư lượng chất bảo vệ thực vật, rượu tự nấu hoặc tự pha chế, làm giả v.v. 1 Theo Cục chế biến nông lâm thủ sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn 12 Tại các nước phát triển, người tiêu dùng (NTD) rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. NTD Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu với sản xuất. Về phía quản lý nhà nước, mặc dù đã có pháp lệnh về thú y, Luật VSATTP, Luật về thủy sản, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các Nghị định hướng dẫn thi hành, việc quản lý về mặt nhà nước vẫn còn chồng chéo, khó quy trách nhiệm, làm giảm hiệu năng quản lý. Đặc biệt trong lĩnh vực VSATTP đang là vấn đề nóng bỏng, việc tổ chức thanh kiểm tra VSATTP gần như không có tác dụng đáng kể ở cấp huyện, xã vì lực lượng quá mỏng. Theo một cuộc khảo sát về quan niệm và nhận thức của NTD đối với VSATTP, 92% người được phỏng vấn nhận thức được tầm quan trọng của thực phẩm an toàn. Đối với người tiêu dùng, khi lựa chọn thực phẩm như rau, trái cây, và thịt, hai yếu tố quan trọng nhất là “tươi” và “an toàn”. Những yếu tố có thể giúp người tiêu dùng đánh giá được điều đó là qua nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nhãn mác của nhà sản xuất có ghi rõ là thực phẩm tươi, sạch, đánh giá qua màu sắc, mùi vị của sản phẩm, sản phẩm được kiểm nghiệm bởi Bộ Y Tế hay các cơ quan chứng thực có thẩm quyền, bao bì đóng gói cẩn thận. Dầu ăn là một trong những thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của NTD Việt Nam nói chung và NTD Hà Nội nói riêng. Mặc dù mới xuất hiện cách đây vài chục năm, song với những ưu điểm của mình, dầu ăn đã thay thế mỡ động vật trong cơ cấu bữa ăn của NTD. Theo số liệu của 13 Bộ Công thương, tốc độ tiêu thụ dầu ăn của thị trường Việt Nam tăng khá nhanh trong các năm qua: 2009 khoảng 590,000 tấn, năm 2010 là 700,000 tấn, năm 2011 là 805,000 tấn, và dự kiến năm 2012 khoảng gần 1 triệu tấn. Nắm bắt được tâm lý đó, trong thời gian vừa qua, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và phát triển nhiều thương hiệu dầu ăn. Theo bộ Công thương, ngành dầu ăn Việt Nam hiện có khoảng 35 doanh nghiệp kinh doanh. Thống kê từ các siêu thị, tính đến hết năm 2011, toàn ngành dầu ăn hiện có gần 70 thương hiệu. Ngoài một số thương hiệu trong nước quen thuộc như Neptune, Tường An v.v hiện nay trên thị trường còn xuất hiện các thương hiệu cạnh tranh của nước ngoài như Sailing Boat, Dintel, Borges v.v. Sự xuất hiện của hàng loạt các thương hiệu mới, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của NTD hiện nay cho thấy thị trường dầu ăn có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, với NTD, để tiếp cận được sản phẩm chất lượng, đảm bảo VSATTP còn tồn tại nhiều vấn đề, vì phần lớn NTD hiện nay vẫn lựa chọn và sử dụng sản phẩm dầu ăn theo cảm quan, kinh nghiệm của cá nhân. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Hành vi tiêu dùng của người dân Hà Nội trong sử dụng dầu ăn", nhằm tìm hiểu nhu cầu, hành vi, thói quen tiêu dùng; sự thay đổi hành vi tiêu dùng trước những thực trạng về VSATTP. Qua đó đề tài nhằm cung cấp thông tin tiêu dùng của người tiêu dùng cho các tổ chức, cá nhân quan tâm. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Với các bằng chứng thu được một cách có khoa học, đề tài "Hành vi tiêu dùng của người dân Hà Nội trong sử dụng dầu ăn" có cơ hội áp dụng những lý luận, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học được học 14 vào giải thích hiện tượng thực tế trong xã hội và tìm giải pháp cho hiện tượng xã hội đó. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn mô tả thực trạng nhu cầu và hành vi tiêu dùng thực phẩm, cụ thể là dầu ăn của NTD Hà Nội. Đồng thời, luận văn cũng làm rõ những yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn tiêu dùng của NTD đô thị trong sử dụng sản phẩm dầu ăn. Những kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm các tài liệu tham khảo, góp phần giúp các nhà quản lý, các cấp, các ngành liên quan có cái nhìn toàn diện và khách quan về thực trạng tiêu dùng LTTP của NTD đô thị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu hành vi tiêu dùng dầu ăn của người dân thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn tìm hiểu nhận thức, nhu cầu và hành vi tiêu dùng của NTD trong sử dụng dầu ăn, đồng thời tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của NTD dầu ăn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Về nhận thức của NTD  Xác định các nhãn hiệu dầu ăn trên thị trường NTD biết đến  Xác định kênh tiếp cận thông tin của NTD về sản phẩm dầu ăn  Về nhu cầu tiêu dùng  Xác định khối lượng tiêu thụ dầu ăn của các hộ gia đình Hà Nội. 15  Xác định mức độ thường xuyên mua dầu ăn của NTD  Về hành vi tiêu dùng dầu ăn  Xác định mục đích sử dụng dầu ăn của NTD  Xác định thói quen lựa chọn kênh phân phối của NTD  Xác định các tiêu chí được đánh giá quan trọng khi chọn mua sản phẩm  Xác định mức độ hài lòng của NTD với sản phẩm  Xác định lý do chuyển sang sử dụng sản phẩm khác  Xác định các yếu tố tác động đến hành vi của NTD trong lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là với dầu ăn.  Xác định xu hướng sử dụng sản phẩm dầu ăn của NTD 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Hành vi tiêu dùng của người dân Hà Nội trong sử dụng dầu ăn. 4.2. Khách thể nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu này là NTD tại khu vực đô thị, bao gồm các hộ gia đình đô thị mua và sử dụng LTTP cho các bữa ăngia đình hàng ngày. Đối tượng này chiếm tỷ lệ lớn nhất về tiêu dùng LTTP và là khách hàng mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành. Đặc tính tiêu dùng quy mô hộ gắn liền với thu nhập, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và sở thích cá nhân cũng như lối sống và văn hóa nơi NTD đang sinh sống. Những đặc tính này phản ánh qua hành vi tiêu dùng phổ biến, chủ đạo mà nghiên cứu này mong muốn quan sát được. 16 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Phạm vi thời gian Nghiên cứu này được thực hiện chính thức trong thời gian từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012. 4.3.2. Phạm vi không gian Địa điểm triển khai nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hà Nội. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ sử dụng một số thông tin, dữ liệu thứ cấp để dẫn chứng, so sánh cho những giả thiết đã đưa ra, làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 4.3.3. Phạm vi nội dung Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu chỉ đánh giá tác động của một số yếu tố có thể định lượng được (như học vấn, thu nhập, quy mô hộ, độ tuổi) đến xu thế tiêu dùng dầu ăn của NTD khu vực thành phố Hà Nội. Nghiên cứu tiếp cận cách nhìn tiêu dùng là tiêu dùng trực tiếp của hộ gia đình về dầu ăn trong bữa ăn hàng ngày. Việc quyết định lựa chọn mặt hàng dầu ăn để nghiên cứu là dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như của Bộ Y tế, năng lượng cung cấp từ chất béo nên chiếm từ 15% đến 25% tổng năng lượng cung cấp từ khẩu phần ăn hàng ngày. Với người Việt Nam, theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Việt Nam (giai đoạn 2005 - 2010) một người với khẩu phần 2.300Kcal/người/ngày, cần 25g dầu, mỡ/ngày. Xu hướng tiêu dùng dầu ăn ngày càng trở nên phổ biến, kết quả điểu tra của Nguyễn Mạnh Trí và các 17 cộng sự năm 2010 cũng chỉ ra, có trên 90% NTD ở Hà Nội và Hải Phòng thường xuyên sử dầu ăn trong chế biến các món ăn hàng ngày. Nghiên cứu đánh giá xu hướng tiêu dùng và thói quen tiêu thụ của hộ gia đình đối với mặt hàng dầu ăn.Những đánh giá tập trung vào sự thay đổi về lượng vàgiá trị tiêu dùng, sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng. Bên cạnh đánh giá thói quen tiêu dùng hộ gia đình từ lượng tiêu dùng, thời gian tiêu dùng, cách tiêu dùng, nghiên cứu cũng đánh giá về thói quen mua sắm tiêu dùng như mua sắm tại kênh phân phối nào? phương thức mua sắm như thế nào? đánh giá và nhìn nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm như thế nào? ưa thích và quen dùng đối với sản phẩm dầu ăn? Về các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng của hộ gia đình, nghiên cứu nhìn nhận và phân tích theo các yếu tố vi mô hành vi người tiêu dùng. Những yếu tố đó bao gồm: (1) động cơ tiêu dùng (thỏa mãn nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội v.v),(2) nhận thức của người tiêu dùng (3), kinh nghiệm của người tiêu dùng, (4) niềm tin của người tiêu dùng tới sản phẩm, (5) độ tuổi, (6) thu nhập, (7) và lối sống của người tiêu dùng. 5. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng tiêu dùng dầu ăn của NTD Hà Nội hiện nay như thế nào? Hành vi tiêu dùng dầu ăn của NTD Hà Nội được tác động bởi nhu cầu như thế nào? Hành vi tiêu dùng dầu ăn của NTD Hà Nội chịu tác động của những yếu tố nào? 6. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu 1: Có sự khác biệt giữa các nhóm xã hội trong hành vi tiêu dùng dầu ăn qua các biến số độ tuổi, số người ăn cùng mâm. 18 Giả thuyết nghiên cứu 2: Nhu cầu của gia đình thể hiện rõ qua hành vi tiêu dùng dầu ăn của người phụ nữ - người có vai trò chính trong các quyết định chi tiêu liên quan đến LTTP cho cả gia đình. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Phương pháp này nhằm thu thập thông tin về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Đề tài sử dụng số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Bộ Y tế, cập nhật số liệu liên quan đến tăng trưởng, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, dân số, chất lượng cuộc sống v.v, sử dụng niên giám thống kê của Hà Nội để cập nhật các số liệu cơ sở về dân số, lao động, việc làm, thu nhập của thành phố Hà Nội trong thời gian nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng các văn bản, chính sách và các báo cáo, nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến tiêu dùng LTTP trong và ngoài nướcvà các báo cáo, nghiên cứu được tham khảo, là cơ sở lý luận và định hướng cho việc làm rõ các vấn đề trong nội dung của nghiên cứu này. Đề tài sử dụng bộ số liệu gốc điều tra tiêu dùng thực phẩm ở Hà Nội năm 2011 của Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn làm cơ sở phân tích cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Theo đó, bộ số liệu gốc này là thông tin khảo sát của 250 NTD trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những người tiêu dùng được chọn để cung cấp thông tin cho nghiên cứu là những người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện và/hoặc quyết định chi tiêu. Điều này đồng nghĩa với việc họ đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm dầu ăn phù hợp cho các thành viên trong gia đình. Việc lựa chọn những NTD để trả lời phỏng vấn bảng hỏi dựa trên 19 phương pháp chọn mẫu xác xuất ngẫu nhiên theo bản đồ hành chính của từng khu vực thuộc thành phố Hà Nội, đảm bảo tính đại diện theo mức thu nhập và quy mô của hộ gia đình2. Việc lựa chọn mẫu các hộ gia đình trả lời bảng hỏi được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Thu thập số liệu về mức sống hộ dân trên địa bàn thành phố. Bước 2: Dựa trên số lượng mẫu điều tra, tính toán phân bổ đều số lượng mẫu theo tỷ lệ mức sống của hộ gia đình trên địa bàn. Bước 3: Chọn địa bàn điều tra: Dựa trên bản đồ hành chính Hà Nội 2010 (nhà xuất bản bản đồ), loại bỏ những khu vực sông/hồ và những khu vực là khu công nghiệp, khu vực đất trống, thưa dân cư, đánh số thứ tự các ô vuông đã có trên bản đồ và chọn xác suất ngẫu nhiên 10 ô là các điểm điều tra tại mỗi thành phố. Bước 4: Lập danh sách các hộ gia đình, có thống kê theo mức sống và số người trong hộ gia đình tại mỗi khu vực điều tra. Một lần nữa chọn xác suất ngẫu nhiên đơn giản để lấy các hộ điều tra, đảm bảo các tiêu chí về mức sống và số người trong hộ. Những NTD được lựa chọn cung cấp thông tin này đều là phụ nữ, trong độ tuổi trung bình từ 22 – 55 tuổi. Đây được xác định là nhóm tiêu dùng chủ yếu với sản phẩm dầu ăn hoặc có vai trò quyết định trong lựa chọn nhãn hiệu dầu ăn cho gia đình. Cơ cấu mẫu điều tra trên theo quy mô hộ, trình độ học vấn, độ tuổi của người trả lời và mức thu nhập trung bình của hộ như sau: 2 Mức thu nhập và quy mô của hộ gia đình được phân loại theo Điều tra mức sống Hộ gia đình 2010, Tổng cục thống kê 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan