Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí tiếng việt thời kì đổi mới (...

Tài liệu Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí tiếng việt thời kì đổi mới (từ năm 1986 đến nay)

.PDF
169
406
100

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ VĂN HẬU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ PHÊ PHÁN TRONG TIỂU PHẨM BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT THỜI KÌ ĐỔI MỚI (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ VĂN HẬU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ PHÊ PHÁN TRONG TIỂU PHẨM BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT THỜI KÌ ĐỔI MỚI (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY) Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Cán bộ hƣớng dẫn KH: 1. TS. Vũ Thị Sao Chi 2. GS.TS. Nguyễn Đức Tồn HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2018. Tác giả luận án Hà Văn Hậu LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngôn ngữ học, Ban Lãnh đạo Học viện, cùng toàn thể cán bộ, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Sao Chi và GS.TS. Nguyễn Đức Tồn - tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, để tôi có thể hoàn thành luận án của mình. Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và đồng hành cùng tôi, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Hà Văn Hậu MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ...................................................2 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.........................................................3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .....................................................................4 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ....................................................................4 7. Cấu trúc luận án. ........................................................................................................5 NỘI DUNG ...............................................................................................................6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................6 1.1.1. Nghiên cứu về dụng học ..................................................................................6 1.1.2. Nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí........................ 17 1.1.3. Nghiên cứu về hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí ...... 24 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài .................................................................................. 24 1.2.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ ................................................................. 24 1.2.2. Khái quát về hành động ngôn ngữ phê phán ............................................... 39 1.2.3. Khái quát về văn bản báo chí và thể loại tiểu phẩm báo chí ......................... 43 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................. 50 Chƣơng 2 HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ PHÊ PHÁN TRỰC TIẾP TRONG TIỂU PHẨM BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT THỜI KÌ ĐỔI MỚI (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY) 2.1. Biểu thức ngôn hành của hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí ..................................................................................... 51 2.1.1. Các kiểu loại biểu thức ngôn hành phê phán ................................................ 52 2.1.2. Các thành phần trong biểu thức ngôn hành phê phán trực tiếp .................... 53 2.2. Thành phần mở rộng biểu thức ngôn hành của hành động ngôn ngữ phê phán trực tiếp trong tiểu phẩm báo chí .................................................... 82 2.2.1. Thành phần mở rộng nêu cơ sở của sự phê phán ......................................... 82 2.2.2. Thành phần mở rộng mang tính rào đón cho lời phê phán .......................... 84 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................. 85 Chƣơng 3 HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ PHÊ PHÁN ĐƢỢC THỰC HIỆN GIÁN TIẾP TRONG TIỂU PHẨM BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT THỜI KÌ ĐỔI MỚI (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY) 3.1. Các nhóm hành động ngôn ngữ đƣợc sử dụng để gián tiếp thực hiện hành động ngôn ngữ phê phán. ....................................................................... 87 3.1.1. Hành động ngôn ngữ phê phán được thực hiện gián tiếp thông qua các nhóm hành động ngôn ngữ biểu cảm ............................................................ 88 3.1.2. Hành động ngôn ngữ phê phán được thực hiện gián tiếp thông qua các nhóm hành động ngôn ngữ tái hiện (Hành động tái hiện - phê phán): Nghiên cứu trường hợp hành động trần thuật - phê phán ............................. 107 3.1.3. Hành động ngôn ngữ phê phán được thực hiện gián tiếp thông qua hành động ngôn ngữ điều khiển (Hành động điều khiển - phê phán): Nghiên cứu trường hợp hành động hỏi - phê phán .................................................... 128 3.2. Đặc điểm chung của những hành động ngôn ngữ đƣợc sử dụng để gián tiếp thực hiện hành động ngôn ngữ phê phán ............................................... 141 Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................ 144 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 152 DANH MỤC NGUỒN NGỮ LIỆU TIỂU PHẨM BÁO CHÍ ĐƯỢC TRÍCH DẪN.....161 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt STT Viết đầy đủ 1 BTNH Biểu thức ngôn hành 2 BTNHPP Biểu thức ngôn hành phê phán 3 ĐTNH Động từ ngôn hành 4 ĐTNHPP Động từ ngôn hành phê phán 5 F Lực ngôn trung 6 HĐNN Hành động ngôn ngữ 7 HĐNNPP Hành động ngôn ngữ phê phán 8 NDMĐ Nội dung mệnh đề 9 NDMĐPP Nội dung mệnh đề phê phán 10 NL Ngữ liệu 11 NNBC Ngôn ngữ báo chí 12 PNNH Phát ngôn ngôn hành 13 Sp1 Chủ thể phát ngôn 14 Sp2 Đối tượng tiếp nhận phát ngôn 15 TPBC Tiểu phẩm báo chí 16 Y Đối tượng bị phê phán DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU THỐNG KÊ TRONG LUẬN ÁN STT Bảng số Tên bảng, biểu Trang 1 Bảng 2.1 Thống kê tần số xuất hiện HĐNNPP trực tiếp và HĐNNPP gián tiếp. 51 2 Bảng 2.2 Thống kê tần số sử dụng các kiểu loại BTNHPP 53 3 Bảng 2.3 Thống kê tần số hiển thị Sp1 trong BTNHPP 54 4 Bảng 2.4 Thống kê động từ ngôn phê phán trong TPBC 55 5 Bảng 2.5 Thống kê tần số hiển thị Sp2 trong BTNHPP 60 6 Bảng 2.6 Thống kê các nhóm chủ đề phê phán của 72 HĐNNPP trực tiếp 63 7 Bảng 2.7 Thống kê từ ngữ đánh giá tiêu cực trong 72 BTNHPP 66 8 Bảng 2.8 Thống kê phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong BTNHPP 82 9 Bảng 2.9 Thống kê thành phần mở rộng trong 72 phát ngôn phê phán trực tiếp 85 10 Bảng 3.1 Thống kê các nhóm HĐNN được sử dụng để gián tiếp thực hiện HĐNNPP 87 11 Bảng 3.2 Tổng hợp các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong 84 HĐNN than phiền- phê phán 93 12 Bảng 3.3 Tổng hợp các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong 48 HĐNN mỉa mai - phê phán 101 13 Bảng 3.4 Tổng hợp các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong 11 HĐNN phủ định - phê phán 106 14 Bảng 3.5 Tổng hợp các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong 661 HĐNN trần thuật - phê phán 127 15 Bảng 3.6 Tổng hợp các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong 123 HĐNN hỏi - phê phán 137 16 Bảng 3.7 Thống kê các dạng phát ngôn ngôn hành của HĐNN hỏi - phê phán 138 17 Bảng 3.8 Thống kê các nhóm chủ đề phê phán của 1.152 HĐNNPP gián tiếp 141 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngữ dụng học đã được rất nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh việc tìm hiểu sâu về mặt lý luận, các nhà nghiên cứu còn chú ý đến việc ứng dụng lý thuyết ngữ dụng học vào nghiên cứu từng kiểu loại văn bản, chỉ ra các đặc điểm về lập luận, về hội thoại và nhất là về các hành động ngôn ngữ (HĐNN) nói chung, HĐNN trong một thể loại văn bản cụ thể nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp và tác động của văn bản. Báo chí Việt Nam thời kỳ Đổi mới từ năm 1986 đến nay đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận trên tất cả các phương diện: sáng tạo tác phẩm, công nghệ in ấn, phát hành, công tác đào tạo, hợp tác quốc tế… Báo chí đã phát huy hiệu quả tích cực của nó trên mọi mặt của đời sống xã hội. Trong dòng chảy mạnh mẽ của đời sống báo chí hiện nay, tiểu phẩm báo chí (TPBC) được giới nghiên cứu đánh giá là thể loại nở rộ khá trọn vẹn cả về quy mô số lượng và chất lượng tác phẩm so với các giai đoạn lịch sử báo chí trước đây. Môi sinh dân chủ của thời kỳ Đổi mới đã tạo cơ hội cho TPBC phát huy tối đa tính năng đấu tranh tư tưởng sắc bén, đem lại cho người đọc những cảm nhận hết sức thú vị cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật thể hiện. TPBC thực sự có vị trí rất đáng trân trọng trong đời sống báo chí Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu TPBC thời kỳ Đổi mới, nhất là về phương diện ngôn ngữ còn nhiều hạn chế và thiếu tính hệ thống chuyên sâu. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí (NNBC) nói chung và ngôn ngữ TPBC nói riêng, song từ góc độ ngữ dụng học thì vẫn còn có nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện hơn, chẳng hạn như các HĐNN, các thao tác lập luận, nghĩa hàm ẩn, các nhân tố văn hóa - xã hội chi phối việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ,... trong TPBC được biểu hiện cụ thể ra sao, để việc vận dụng ngôn ngữ vào quá trình sáng tạo báo chí nói chung và viết TPBC nói riêng ngày một hiệu quả hơn. Hơn nữa, mặc dù đã có các công trình nghiên cứu về HĐNNPP nói chung, song chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về HĐNNPP trên thể loại TPBC. Do đặc điểm nổi bật của thể loại TPBC là phản ánh các hiện tượng, sự kiện, sự việc tiêu cực có thật trong đời sống xã hội qua bút pháp châm biếm, đả kích để phê phán, nên hành động ngôn ngữ phê phán (HĐNNPP) là một trong số HĐNN chủ đạo trong thể loại này. Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài "Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí tiếng Việt thời kì Đổi mới (từ năm 1986 đến nay)" là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1 Đi sâu tìm hiểu về HĐNNPP, một HĐNN tiêu biểu trong thể loại TPBC, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ HĐNN này trên các phương diện: cách thức và các phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động phê phán; sự chi phối của các nhân tố văn hóa - xã hội tới việc sử dụng HĐNNPP. Từ đó luận án hi vọng góp thêm vào quá trình nghiên cứu về NNBC nói chung và ngôn ngữ TPBC nói riêng những khía cạnh tri thức mới mẻ, nhằm giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ khi viết báo đạt hiệu quả cao. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy các học phần liên quan đến tiếng Việt nói chung và các học phần liên quan đến NNBC, trong đó có ngôn ngữ TPBC nói riêng ở các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Ngữ văn và Báo chí, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí,... Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể là sự sẻ chia tri thức ngữ dụng học thiết thực về TPBC đối với các phóng viên và biên tập viên trong quá trình tác nghiệp và cả đối với những ai quan tâm tới các vấn đề được đặt ra. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hướng đến mục đích làm sáng tỏ những đặc điểm của HĐNNPP với tư cách là một HĐNN tiêu biểu trong thể loại TPBC, từ đó góp phần chỉ ra đặc điểm của NNBC nói chung, ngôn ngữ TPBC nói riêng từ góc độ ngữ dụng học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về HĐNN và về thể loại TPBC để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Cụ thể là các vấn đề về HĐNN, HĐNN trực tiếp và HĐNN gián tiếp; HĐNNPP trực tiếp và HĐNNPP gián tiếp; lý thuyết về văn bản báo chí, ngôn ngữ báo chí, TPBC,... - Khảo sát, miêu tả và phân tích các cách thức và phương tiện thực hiện HĐNNPP trong TPBC tiếng Việt thời kì Đổi mới (từ năm 1986 đến nay). Cụ thể: + Khảo sát, miêu tả và phân tích các cách thức và phương tiện thực hiện HĐNNPP trực tiếp trong TPBC; + Khảo sát, miêu tả và phân tích các cách thức và phương tiện thực hiện HĐNNPP được thực hiện gián tiếp trong TPBC. - Phân tích sự chi phối của một số nhân tố văn hóa - xã hội như quan điểm, lập trường tư tưởng chính trị, phép lịch sự, truyền thống văn hóa ứng xử của người Việt, đặc trưng, đặc thù giao tiếp báo chí cách mạng, nội dung chủ đề phê phán,…tới việc sử dụng HĐNNPP trong TPBC tiếng Việt thời kì Đổi mới (từ năm 1986 đến nay). 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là HĐNNPP trong thể loại TPBC tiếng Việt thời kì Đổi mới từ năm 1986 đến nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu HĐNNPP trong thể loại TPBC sẽ được nghiên cứu trên các phương diện: a) Cách thức thực hiện HĐNNPP; b) Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện HĐNNPP; c) Sự chi phối của một số nhân tố văn hóa - xã hội như truyền thống văn hóa, giao tiếp, hệ tư tưởng, nội dung, chủ đề,... tới việc sử dụng HĐNNPP. 3.3. Nguồn ngữ liệu Phạm vi ngữ liệu khảo sát của luận án là các TPBC tiếng Việt (1.015 tiểu phẩm tiêu biểu) của một số cây bút tiểu phẩm tiêu biểu ở Việt Nam thời kỳ Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) trên một số ấn phẩm báo chí chính thống tiêu biểu như: Nhân dân, Lao động, Giáo dục và Thời đại, Tiền phong, Thể thao & Văn hóa, An ninh thế giới (cuối tháng), Đời sống pháp luật, Nông thôn ngày nay, Tuổi trẻ Tp.Hồ Chí Minh,…và trên một số tạp chí điển hình như: Nhà báo và Công luận, Người làm báo, Làng Việt,…và một số trang web chính thức của một số cơ quan ngôn luận. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá, phân tích việc sử dụng HĐNNPP trong các TPBC được khảo sát. Một số phương pháp nghiên cứu chính sẽ được luận án sử dụng như sau: - Phương pháp phân tích: phân tích nội ngôn (phân tích các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện HĐNN trong TPBC, các thành phần cấu thành biểu thức ngôn hành và phát ngôn ngôn hành của HĐNNPP trực tiếp và HĐNNPP gián tiếp. Phân tích ngoại ngôn (ngữ cảnh, các yếu tố văn hóa - xã hội,...) nhằm xác định đích ngôn trung của HĐNNPP trong tương quan với nội dung ý nghĩa của toàn bộ đoạn văn - văn bản, sự kiện và thực tế văn hóa - xã hội tạo sinh văn bản; - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các cách thức và phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện HĐNNPP trong TPBC; - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Ngoài ngôn ngữ học, những HĐNN còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác. Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để khảo sát tư liệu liên quan đến thể loại TPBC, trong đó có sử dụng các tri thức, kĩ năng của các chuyên ngành khoa học khác có liên quan như lí luận báo chí, văn học, văn hóa học, xã hội học, tâm lí học,… 3 Ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu nêu trên, luận án còn đồng thời tiến hành một số thủ pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được dùng để thống kê, phân loại HĐNNPP trực tiếp và gián tiếp cùng các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng của mỗi nhóm. Ngoài ra, thủ pháp này còn được dùng để thống kê, phân loại các nhân tố xã hội chi phối đến việc sử dụng các HĐNNPP trong TPBC; - Thủ pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa: Thủ pháp này dùng để phân tích ngữ liệu, số liệu, từ đó khái quát những đặc điểm của HĐNNPP, cũng như những chiến lược phê phán; - Thủ pháp cải biên/ thay thế giả định: Thủ pháp này dùng để nhấn mạnh tác dụng của cách thức và các phương tiện ngôn ngữ thực hiện HĐNNPP, qua việc so sánh giữa hai trường hợp dùng và không dùng các phương tiện ngôn ngữ điển hình nào đó, từ đó giúp khẳng định giá trị hay tầm quan trọng của các phương tiện ngôn ngữ này; - Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Đây là thủ pháp quan trọng nhằm chỉ rõ những đặc trưng khác biệt giữa HĐNNPP của TPBC với các thể loại báo chí khác; các nhóm HĐNN về cách thức thực hiện, tần số xuất hiện,... Các phương pháp và thủ pháp này có thể được tiến hành đồng thời, đan xen với nhau, tùy theo đối tượng, nội dung và nhiệm vụ cụ thể. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở áp dụng lý thuyết ngữ dụng học về HĐNN, lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán, lý thuyết về đặc trưng NNBC và thể loại TPBC để tìm hiểu HĐNNPP trong TPBC, đề tài thu được các kết quả nghiên cứu sau đây: - Thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ trong TPBC tiếng Việt từ góc độ ngữ dụng học, luận án đã xác định HĐNNPP là HĐNN chủ đạo trong TPBC tiếng Việt thời kì Đổi mới (từ năm 1986 đến nay); - Chỉ ra các cách thức, chiến lược thực hiện HĐNNPP được sử dụng trong TPBC, đồng thời chỉ ra những đặc điểm về lượng và chất của HĐNNPP trực tiếp và gián tiếp trong TPBC tiếng Việt thời kì Đổi mới. HĐNNPP là một hành động nhạy cảm, có mức độ đe dọa thể diện cao. HĐNNPP là HĐNN được thực hiện bằng hai hình thức đó là hình thức trực tiếp và gián tiếp. Trong hai hình thức đó, HĐNNPP trực tiếp xuất hiện với tần số thấp hơn nhiều so với HĐNNPP gián tiếp; - Khảo sát, mô tả và phân tích các HĐNNPP trong TPBC, luận án đã đưa ra khái niệm về HĐNNPP, chỉ ra được đặc điểm cấu trúc, phân loại biểu thức ngôn hành phê phán (BTNHPP), các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng, cơ chế xác lập (nhận diện) đích ngôn trung và cường độ lực ngôn trung của HĐNNPP được thực hiện trực tiếp và gián tiếp trong TPBC tiếng Việt thời kì Đổi mới; - Làm rõ một số đặc điểm của ngôn ngữ TPBC trên phương diện ngữ dụng học, từ đó giúp định hướng cho việc tạo lập cũng như tiếp nhận văn bản TPBC đạt được hiệu qủa tốt hơn. 4 - Bước đầu lý giải các mối liên quan, tác động của một số nhân tố văn hóa - xã hội: truyền thống văn hóa của dân tộc, hệ tư tưởng chính trị, nội dung chủ đề,… tới việc sử dụng HĐNNPP trong TPBC tiếng Việt thời kì Đổi mới, từ đó có thể thấy được vai trò và tác động quan trọng của TPBC tới sự tiến bộ của xã hội ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần vào việc củng cố lý thuyết ngữ dụng học, lý thuyết về HĐNN; làm sáng tỏ thêm một số đặc điểm của NNBC trên phương diện ngữ dụng học, cụ thể là về HĐNNPP trong thể loại TPBC tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ: nghiên cứu hành động ngôn ngữ phê phán trong một thể loại báo chí cụ thể, gắn với các yếu tố văn hóa - xã hội. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về HĐNNPP gắn với thể loại TPBC dưới ánh sáng của lý thuyết ngữ dụng học. Trên cơ sở khảo sát, mô tả và phân tích các HĐNNPP trong TPBC, luận án đã chỉ ra được đặc điểm cấu trúc, phân loại biểu thức ngôn hành phê phán (BTNHPP), các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng, cơ chế xác lập (nhận diện) đích ngôn trung và cường độ lực ngôn trung của HĐNNPP được thực hiện trực tiếp và gián tiếp trong TPBC tiếng Việt thời kì Đổi mới. Luận án góp phần làm rõ một số đặc điểm của ngôn ngữ TPBC trên phương diện ngữ dụng học; đồng thời bước đầu lý giải các mối liên quan, tác động của một số nhân tố văn hóa - xã hội: truyền thống văn hóa dân tộc, hệ tư tưởng chính trị, nội dung chủ đề,… tới việc sử dụng HĐNNPP trong TPBC từ đó giúp định hướng cho việc tạo lập cũng như tiếp nhận văn bản TPBC đạt được hiệu quả tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy các học phần liên quan đến tiếng Việt nói chung và các học phần liên quan đến NNBC, trong đó có ngôn ngữ TPBC nói riêng ở các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng... Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ còn là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các nhà báo, biên tập viên và những ai quan tâm tới các vấn đề nêu trên. Trên cơ sở kết quả việc nghiên cứu HĐNNPP trong TPBC, luận án có thể gợi ý mở rộng nghiên cứu các HĐNN khác, gắn với các thể loại văn bản cụ thể. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Tài liệu tham khảo, phần Nội dung nghiên cứu của luận án gồm 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương 2. Hành động ngôn ngữ phê phán trực tiếp trong tiểu phẩm báo chí tiếng Việt thời kì Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) Chương 3. Hành động ngôn ngữ phê phán được thực hiện gián tiếp trong tiểu phẩm báo chí tiếng Việt thời kì Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về dụng học Ngữ dụng học, chuyên ngành mới của ngôn ngữ học nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng, trong quan hệ với ngữ cảnh sử dụng, giao tiếp. Trong đó, có thể nói rằng, “xương sống” của ngữ dụng học chính là lý thuyết về HĐNN. Trên thế giới, trong khoảng 30 năm qua, ngữ dụng học đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và ngày càng có một vị trí đặc biệt trong ngôn ngữ học. Số lượng chuyên khảo về ngữ dụng học cũng như các công trình nghiên cứu đề cập tới những phương diện, góc độ khác nhau của bộ môn này ngày một gia tăng. Ở Việt Nam, ngữ dụng học cũng đã được các nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh việc tìm hiểu sâu về mặt lý luận thì các nhà nghiên cứu đã quan tâm tới việc ứng dụng các lý thuyết này vào nghiên cứu từng kiểu loại văn bản để nâng cao hiệu quả giao tiếp, hiệu quả tác động của văn bản cũng như chỉ ra các đặc điểm về lập luận, về hội thoại, về các HĐNN,… được sử dụng trong các thể loại văn bản. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu một lĩnh vực của ngữ dụng học đó là lý thuyết HĐNNPP, trên cơ sở soi chiếu việc sử dụng ngôn ngữ từ một thể loại văn bản cụ thể, đó là thể loại TPBC. 1.1.1.1. Nghiên cứu về hành động ngôn ngữ Con người chúng ra nói không phải đơn thuần chỉ là nói, mà chính là chúng ta đang hành động. Hoạt động lời nói là một phần trong các hoạt động của con người. Vấn đề này đã được Hêghen đề cập:“Lời nói thực chất là những hành động diễn ra giữa những con người, cho nên nó không phải là trống rỗng”[130]. Lý thuyết HĐNN là một lĩnh vực của ngữ dụng học nghiên cứu các HĐNN. Theo các nhà dụng học, hành động được thực hiện bằng ngôn ngữ được gọi là hành động ngôn ngữ hay còn được gọi bằng các thuật ngữ tương ứng: hành vi ngôn ngữ, hành động nói, hành động ngôn từ, hành động ngôn tại, hành động ngôn tác, hành động ngôn trung,...Trong luận án này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ hành động ngôn ngữ. Tuy nhiên khi trích dẫn ý kiến của các tác giả nghiên cứu về vấn đề này thì có thể giữ nguyên cách sử dụng thuật ngữ của tác giả được trích dẫn. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cho tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về HĐNN. Bao quát tình hình chung, chúng tôi thấy, các nhà nghiên cứu đi theo hai hướng chính sau: i) Những nghiên cứu có tính lý thuyết về HĐNN; ii) Những nghiên 6 cứu có tính ứng dụng về HĐNN. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày lần lượt các hướng nghiên cứu này. a. Những nghiên cứu có tính lý thuyết về hành động ngôn ngữ * Trên thế giới Những nghiên cứu có tính lý thuyết về HĐNN, tiêu biểu có các nhà nghiên cứu như: J.L.Austin, Searle, D.Wunderlich, F.Recanati, K. Bach, R. M Harnis, O. Ducrot, G.Yule,… Về HĐNN, John. L Austin (1962) là nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bản chất hành động của sự nói năng, tức bản chất hành động của ngôn ngữ. Austin trong cuốn How to do things with word (Hành động như thế nào bằng lời nói) đã khẳng định và xây dựng một hệ thống lý thuyết về HĐNN. Với lý thuyết này, Austin đã thấy được bản chất xã hội và khía cạnh liên nhân của các phát ngôn. Theo ông, "nói cũng chính là làm" [156], tức là khi chúng ta nói năng cũng có nghĩa là chúng ta hành động; chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện đó chính là ngôn ngữ. Khi ta nói là ta đã thực hiện một hành động bằng lời, trong đó phát ngôn sẽ có những dấu hiệu tường minh và nguyên cấp để biểu thị lực ngôn trung của phát ngôn, hay ý nghĩa đích thực của phát ngôn. Austin cho rằng, người ta thực hiện ba HĐNN khi nói ra một phát ngôn, gồm: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. Trong đó, hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu,… để tạo ra phát ngôn về hình thức và nội dung. Hành vi mượn lời là những hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Hành vi ở lời là hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả thuộc về ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng ở người nhận. Hành vi ở lời cũng chính là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngữ dụng học [12]. Nói đến các hành vi ở lời, Austin phân ra thành 5 nhóm lớn, gồm: 1) Phán xét; 2) Hành xử; 3) Cam kết; 4) Trình bày và 5) Ứng xử. Trong đó hành động phê phán được Austin xếp vào nhóm Ứng xử. Nhóm hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, đồng thời chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác, chẳng hạn: xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, nguyền rủa, chống lại,… Tiếp đó, nhà nghiên cứu John Searle (1969) đã tiếp tục phát triển hệ thống lý thuyết HĐNN này. Searle là người đã chỉ ra hạn chế trong cách phân loại của Austin đó là không nêu ra các tiêu chí phân loại, đồng thời không thấy rõ sự khác biệt giữa hành vi ngôn ngữ và động từ thể hiện hành vi ngôn ngữ. Searle cho rằng, trước hết là 7 phải phân loại các hành vi ở lời và cần xác lập được một hệ thống các tiêu chí thích hợp với các hành vi ngôn ngữ, để tránh sự chồng chéo giữa các phạm trù [12]. Searle đã đưa ra 12 điểm khác biệt, đồng thời là 12 tiêu chí để phân loại hành vi ngôn ngữ. Searle đã phân loại hành vi ở lời ra thành 5 lớp lớn, đó là các hành vi: 1) Tái hiện; 2) Điều khiển; 3) Cam kết; 4) Biểu cảm; 5) Tuyên bố [12]. Nhìn chung, các tiêu chí phân loại của Searle sẽ giúp phân loại được các động từ nói năng (hành động ở lời) thành các phạm trù lớn, rồi lại chia nhỏ thành những loại và tiểu loại. Về việc sử dụng hành động ở lời: Hành động ở lời có thể được sử dụng trực tiếp hoặc có thể được sử dụng theo lối gián tiếp. - Tất cả những HĐNN mà các tác giả nghiên cứu đều là về các HĐNN (hành động ở lời) chân thực, nghĩa là những HĐNN được thực hiện đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng chúng; - Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành động ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành động ở lời khác là hiện tượng sử dụng HĐNN theo lối gián tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu: “Một hành vi sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác” [12, tr.146]. Hành động ở lời gián tiếp được Austin nhắc đến một cách sơ lược và được Searle nghiên cứu kĩ và sâu hơn. Thuật ngữ hành động ngôn ngữ gián tiếp (indirect speech acts) do Searle đặt ra. Các HĐNN gián tiếp là một trong những phương thức tạo ra tính mơ hồ về nghĩa trong lời nói. Tuy nhiên, không phải người nói tùy tiện muốn dùng hành động ở lời trực tiếp nào để tạo ra hành động ở lời gián tiếp nào cũng được. Quy tắc sử dụng gián tiếp các hành động ở lời hoặc vấn đề một hành động ở lời trực tiếp có thể được dùng để tạo ra những hành động gián tiếp nào là vấn đề chưa được giải quyết đến nơi đến chốn, cần tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo. Theo Đỗ Hữu Châu, cũng giống như mọi sự phân loại khác, sự phân loại HĐNN ở lời bao giờ cũng nhằm hai mục tiêu: một là, phát hiện ra các đặc tính quan yếu của các hành vi ở lời (là mục tiêu chủ yếu); hai là, sắp xếp chúng thành từng loại. Về cách phân loại hành động ở lời, chúng tôi còn nhận thấy có các nhà nghiên cứu D.Wunderlich, F. Recanati, K. Bach và R. M Harnis cũng tiến hành phân loại HĐNN ở lời. Cách phân loại của các nhà nghiên cứu này chỉ khác với Searle chủ yếu ở: 1) việc lựa chọn tiêu chí nào là tiêu chí bậc một để phân loại; 2) việc lựa chọn các tiêu chí bổ sung cho tiêu chí bậc một và trật tự vận dụng các tiêu chí đó để phân chia loại lớn thành các tiểu loại. Như vậy, cách phân loại của các nhà nghiên cứu này đều thống nhất với Searle ở mục tiêu thứ nhất, đó là phát hiện ra đặc tính quan yếu của 8 hành động ở lời, thống nhất về đặc tính quyết định hành động ở lời. Điểm khác giữa họ là cách sắp xếp các hành động hay các nhóm hành động trong bảng phân loại của mình, tức chỉ khác ở mục tiêu thứ hai. (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, [12, tr.133]). Nhà nghiên cứu O. Ducrot nói rõ thêm về các hành động ở lời. "Hành động ở lời khác với hành động mượn lời ở chỗ chúng thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại; chúng đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng trước khi thực hiện hành động ở lời của họ" (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [12, tr.90]). Nhà nghiên cứu G. Yule (1996) trong cuốn Dụng học [45, tr.97] đã đưa ra giả thuyết ngôn hành những vấn đề của ngữ dụng học: chỉ xuất khoảng cách, quy chiếu và suy luận, tiền giả định và dẫn ý, cộng tác và hàm ý, lịch sự và tương tác, hội thoại, diễn ngôn và văn hóa… đồng thời tác giả này cũng đã đề cập đến hành động nói và sự kiện nói, trong đó có bàn đến các vấn đề như: phương tiện chỉ ra lực ngôn trung, điều kiện may mắn, giả thuyết ngôn hành, phân loại hành động nói,…Theo G.Yule, trong một trường hợp bất kì, việc hành động được thực hiện bằng cách tạo ra một phát ngôn cũng đều có ba hành động liên quan với nhau, gồm: hành động tạo ngôn, hành động ngôn trung, hành động dụng ngôn. Về điều kiện thực hiện hành động ở lời, Austin xem các điều kiện sử dụng hành động ở lời là điều kiện may mắn. (Nguyễn Đức Dân gọi đó là điều kiện thuận lợi [23, tr.20]). Điều kiện may mắn của Austin như sau: A) (i) Phải có thủ tục quy trình quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả cũng có tính quy ước; (ii) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục; B). Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ; C). Thông thường thì (i) những người thực hiện hành vi ở lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có. Searle lại gọi điều kiện thực hiện hành động ở lời là điều kiện sử dụng hay điều kiện thỏa mãn. Ông cho rằng, có 4 điều kiện: 1) Điều kiện nội dung mệnh đề; 2) Điều kiện chuẩn bị; 3) Điều kiện chân thành (điều kiện tâm lí); 4) Điều kiện căn bản. Mỗi điều kiện lại được biểu hiện khác nhau tuỳ theo từng phạm trù, từng loại và từng hành vi ở lời cụ thể. Qua việc hệ thống một cách khái quát các nghiên cứu tiêu biểu nêu trên, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung các nhà nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề lý thuyết cơ bản của dụng học, trong đó có bàn đến những khía cạnh khác nhau của HĐNN. Những kết quả nghiên cứu này sẽ là tiền đề quan trọng để các nhà nghiên cứu sau này tiếp tục bổ sung và phát triển. 9 * Ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ những năm 80 - 90 của thế kỉ XX, ngữ dụng học trong đó có HĐNN đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Giai đoạn đầu có các nhà nghiên cứu như: Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo,… Cụ thể là trong một số chuyên đề ở các trường đại học, hay trong một số công trình của một số tác giả như: Hoàng Phê (1989) Lô gíc và ngôn ngữ học [104]. Trong các tập bài giảng tại một số trường đại học trọng điểm, đầu ngành ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp,...Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng [56] của Cao Xuân Hạo (1991); Quy luật ngôn ngữ [89] của Hồ Lê (1995). Trên một số tạp chí nghiên cứu cũng đăng tải nhiều bài của các tác giả: Hoàng Phê, Nguyễn Đức Dân, Lê Đông,... và một số công trình luận án tiến sĩ về ngữ dụng học. Đã có một hội nghị khoa học về ngữ dụng học tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (1996). Vấn đề ngữ dụng học nói chung và HĐNN nói riêng tiếp tục được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và phát triển. Tiêu biểu là các nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Văn Hiệp, Đỗ Việt Hùng,… Nhìn nhận ngữ dụng học một cách tổng quát như một bộ môn khoa học, phải nhắc đến nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu trong Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay (1992) [09] và cuốn Đại cương ngôn ngữ học (Tập 2 - Ngữ dụng học, 2009) [12] và trong các công trình nghiên cứu của các tác giả khác như Nguyễn Đức Dân (1998) trong cuốn Ngữ dụng học (tập 1) [23], Nguyễn Thiện Giáp (1998) Cơ sở ngôn ngữ học [46],…Những vấn đề trung tâm của ngữ dụng học đã được trình bày một cách có hệ thống và phân tích trên cứ liệu tiếng Việt như: chiếu vật và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, lý thuyết lập luận, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa hàm ẩn và tường minh,… Theo tổng kết của Đỗ Hữu Châu còn những vấn đề hiện nay cho việc nghiên cứu về hành động ở lời (Đỗ Hữu Châu gọi là hành vi ở lời) như sau: "Một là số lượng hành động ở lời: Có bao nhiêu hành vi ở lời trong từng ngôn ngữ và trong các ngôn ngữ ? Vì hiện nay, con số do các nhà ngôn ngữ đưa ra rất khác nhau; Hai là vấn đề phân loại các hành vi ở lời; Ba là vấn đề quan hệ giữa các động từ ngữ vi và các hành động ở lời; Bốn là vấn đề về tính phổ quát của các hành động ở lời; Năm là vấn đề ranh giới giữa các hành động ở lời. Ranh giới này không phải là dứt khoát, rõ ràng,…; Sáu là vấn đề phối hợp giữa các hành động trong một phát ngôn và rộng ra là trong một sự kiện lời nói…" [12, tr.139] 10 Nhìn chung, mặc dù mới vào Việt ngữ học trong khoảng thời gian từ những năm 80 của thế kỉ XX, song ngữ dụng học cũng như những vấn đề về HĐNN đã sớm tỏ ra là một lĩnh vực nghiên cứu vô cùng hấp dẫn và thú vị, thu hút được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các tác giả đã đưa ra hệ thống lí thuyết căn bản về ngữ dụng học nói chung, trong đó có HĐNN như: các khái niệm HĐNN, phân biệt biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi và động từ ngữ vi, các dấu hiện đánh dấu lực tại lời, điều kiện sử dụng hành động ở lời của HĐNN. Chúng tôi nhận thấy, điểm nổi bật của việc nghiên cứu ngữ dụng học đó là khảo sát về ngữ cảnh và việc giao tiếp. Mặc dù các nghiên cứu về ngữ dụng học, trong đó có HĐNN ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên còn một loạt các vấn đề của ngữ dụng học nói chung và các vấn đề về HĐNN nói riêng như Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra, đang chờ đợi được nghiên cứu và phát triển tiếp. Như vậy, theo quan sát của chúng tôi, cả trong và ngoài nước, những nghiên cứu có tính lý thuyết về HĐNN được quan tâm khá toàn diện và sâu sắc. Những thành tựu nghiên cứu về mặt lý thuyết này sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để các nhà nghiên cứu tiếp tục vận dụng vào việc nghiên cứu từng HĐNN cụ thể. b. Những nghiên cứu có tính ứng dụng về hành động ngôn ngữ * Trên thế giới Nghiên cứu có tính ứng dụng về HĐNN là hướng nghiên cứu vận dụng lý thuyết ngữ dụng học nói chung và HĐNN nói riêng vào việc tìm hiểu, nghiên cứu một ngôn ngữ cụ thể hay một tiểu loại HĐNN hoặc một nhóm HĐNN cụ thể. Theo hướng nghiên cứu này, có thể kể đến các tác giả tiêu biểu sau: G.N Leech (1983), với cuốn Principles of Pragmatics (Những nguyên lí ngữ dụng học) [163] đã mô tả câu ngữ vi và ĐTNH trong tiếng Anh; Ana Weirzbicka (1987) với công trình English speech act verb (Động từ nói năng tiếng Anh) đã miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa và điều kiện sử dụng của các động từ nói năng tiếng Anh [157]. * Ở Việt Nam Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu về lý thuyết ngữ dụng học nói chung và HĐNN nói riêng, các nhà nghiên cứu đã vận dụng và tập trung vào nghiên cứu các HĐNN giao tiếp cụ thể. Có thể nói rằng, những nghiên cứu có tính ứng dụng này ở Việt Nam vô cùng phong phú và khó có thể thống kê hết được. Theo quan sát của chúng tôi, những công trình nghiên cứu có tính ứng dụng về HĐNN được triển khai theo các xu hướng nghiên cứu cụ thể sau: i) Nghiên cứu một tiểu loại HĐNN cụ thể hoặc một nhóm HĐNN; ii) Nghiên cứu một HĐNN cụ thể cũng như phương tiện, cách thức thực hiện hành động đó trong sự so sánh, đối chiếu giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác; 11 iii) Nghiên cứu về HĐNN trong một diễn ngôn cụ thể, một sáng tác của một tác giả hoặc trong một thể loại văn bản. Việc phân chia thành các hướng nghiên cứu này của chúng tôi chỉ có tính chất tương đối, để tiện cho việc theo dõi. Vì trong các hướng nghiên cứu hoặc trong cùng một công trình nghiên cứu cũng có thể có những sự giao thoa với nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày lần lượt các hướng nghiên cứu nói trên. * Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu một tiểu loại hành động ngôn ngữ hoặc một nhóm hành động ngôn ngữ cụ thể, trong đó đề cập đến các phương tiện ngôn ngữ thực hiện những hành động đó Theo hướng này, có một số lượng lớn các công trình của đông đảo các nhà nghiên cứu. Chúng tôi nhận thấy, hướng nghiên cứu này lại được chia thành các nhánh nghiên cứu nhỏ sau: Nhánh 1. Nghiên cứu phân tích cấu trúc, ngữ nghĩa của các động từ, nhóm động từ nói năng (động từ ngôn hành) thực hiện hành động ngôn ngữ Có thể kể đến các tác giả và công trình tiêu biểu sau: Chử Thị Bích (2008), Cấu trúc của lời nói cho, tặng trong tiếng Việt [07]; Trần Thị Hoàng Yến (2014), Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam [155];…Nhìn chung, các công trình theo hướng này, tập trung nghiên cứu động từ nói năng về phương diện nghĩa, chỉ ra các điều kiện sử dụng của ĐTNH, trên cơ sở đó tiến hành việc xây dựng cấu trúc ngữ nghĩa của từng tiểu loại hoặc từng nhóm động từ này. Nhánh 2. Nghiên cứu các hành động ngôn ngữ như một sự kiện lời nói trong tương tác hội thoại Theo nhánh nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy có các công trình và các tác giả tiêu biểu sau: Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006), Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngữ nghĩa) [153]; Hà Thị Hải Yến (2006), Hành vi cảm thán và sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt [152]; Đào Nguyên Phúc (2007), Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếng Việt [108]; Dương Tuyết Hạnh (2007), Hành động nhờ và sự kiện lời nói nhờ trong giao tiếp tiếng Việt [53]; Vũ Tố Nga (2010), Sự kiện lời nói cam kết trong hội thoại [98]; … Điểm nổi bật của các công trình nghiên cứu theo hướng này là nghiên cứu xây dựng khái niệm của một HĐNN cụ thể như: khái niệm thỉnh cầu, mách, khen, chê, trách, nhờ, cam kết,… xây dựng mô hình cấu trúc của biểu thức ngữ vi tường minh của từng HĐNN đó. Trên cơ sở này, các tác giả bước đầu xác định cấu trúc đặc thù của từng sự kiện lời nói với các tham thoại cụ thể như tham thoại dẫn nhập, tham 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan