Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễ...

Tài liệu Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường.

.PDF
106
276
106

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐỨC DUY HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’ CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐỨC DUY HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’ CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 8.22.90.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HÀ QUANG NĂNG HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Quang Năng Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được liệt kê trong các tài liệu tham khảo, không sao chép của người khác. Các kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn đề mà luận văn cần giải quyết. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Học viên VŨ ĐỨC DUY MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 8 1.1. Lý thuyết hội thoại .................................................................................. 8 1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ ............................................................. 16 1.3. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma ............................................................................................ 21 Chương 2. HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG .......................................................................................... 27 2.1. Kết quả thống kê, phân loại .................................................................. 27 2.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp ........................................................ 28 2.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp .......................... 45 Chương 3. HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG ....................................................................................................... 52 3.1. Kết quả thống kê, phân loại .................................................................. 52 3.2. Phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ....................................................... 53 3.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ......................... 68 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, nghiên cứu ngôn ngữ văn chương truyền thống mới chỉ dựa trên ngữ pháp và ngữ nghĩa, tức là đi sâu vào bình diện kết học, nghĩa học của câu chữ trong văn bản văn học mà bỏ qua mặt dụng học khi đi vào nghiên cứu các tác phẩm văn học. Đây là hướng đi của ngôn ngữ học cổ điển (ngôn ngữ học tiền ngữ dụng). Hạn chế của các phương pháp nghiên cứu truyền thống này là mới chỉ thấy được mô hình mã mà chưa thấy được mô hình suy ý, tách rời ngôn ngữ nhân vật khỏi ngữ cảnh rộng và hẹp nên không thấy được nhiều hơn những nghĩa nằm trên câu chữ trực tiếp. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua một mảng lớn nội dung tác phẩm, bao gồm các hành động ngôn ngữ (trực tiếp/gián tiếp), nghĩa hàm ẩn, hợp phần ngữ cảnh… là những nhân tố quan trọng kiến tạo nên cuộc giao tiếp hoàn chỉnh giữa các nhân vật trong tác phẩm và giữa nhà văn với bạn đọc. Nói một cách đơn giản, trong ngôn ngữ của nhân vật văn học và nhà văn khi tạo nên tác phẩm văn học còn rất nhiều điều nằm ngoài câu chữ mà ngôn ngữ học truyền thống đã bỏ qua hoặc chưa phát hiện ra. Những nội dung ngoài câu chữ này đóng vai trò không nhỏ giúp người đọc hiểu sâu hơn nội dung tác phẩm cũng như những điều nhà văn gửi gắm. Nghiên cứu ngôn ngữ văn học ngày nay áp dụng những thành tựu của ngữ dụng học để phát hiện thêm nhiều góc khuất đằng sau câu chữ. Chúng ta coi tác phẩm văn học là một diễn ngôn, tức là sản phẩm giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc. Trong đó bao gồm nhiều hành động ngôn ngữ giữa các nhân vật, thông qua nhiều cuộc thoại, đoạn thoại khác nhau. Bởi vậy, cần thiết phải dùng lí thuyết hội thoại trong ngữ dụng học nghiên cứu các cuộc thoại, đoạn thoại đó để thấy được vị thế, tính cách, dấu ấn thời đại, xã hội cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn và tư tưởng anh ta gửi gắm vào chúng. Một trong những lí thuyết quan trọng cần sử dụng khi nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật văn học là “hành động hỏi và hồi đáp”. Bởi lẽ, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những chuyển hóa khác nhau mà hành động hỏi ngoài việc dùng để hỏi còn có thể thực hiện các hành động nói khác như: hứa hẹn, giãi bày, trách móc... và người trả lời (hồi đáp) có rất nhiều 1 cách hồi đáp khác nhau. Việc nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp thực sự là cần thiết và được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm. Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 là một nhà văn chuyên viết về thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông đó là tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Đây là một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội ra đời năm 1990 được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Khắc Trường viết về nông thôn Việt Nam. Với sự xuất hiện của các dòng họ trong tác phẩm: họ Trịnh, họ Vũ và trên 10 nhân vật khác đã tạo nên một bức tranh phong phú, đa dạng, mới mẻ của xã hội nông thôn những năm đầu thế kỉ XX, các cuộc thoại, đoạn thoại diễn ra giữa các nhân vật trong truyện với sự xuất hiện hàng loạt các hành động hỏi. Tuy nhiên, những hành động hỏi có khi để thực hiện mục đích hỏi nhưng có khi để thực hiện mục đích khác mà tác giả đã xây dựng để có những ẩn ý sâu xa, thể hiện tính cách từng nhân vật trong tiểu thuyết. Để thấy được phần nào bức tranh nông thôn Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường” tìm hiểu hành động hỏi và hồi đáp với hiệu lực ở lời khác nhau trong tác phẩm để từ đó thấy được mối quan hệ giữa những người giao tiếp trong cuộc thoại, tính cách của từng nhân vật, tài năng của tác giả trong việc xây dựng tính cách ấy. Bởi lẽ đối với tác phẩm văn học, hành động hỏi và hồi đáp là một trong những hành động phổ biến góp phần làm nên thành công của tác phẩm nói chung và về mặt ngôn ngữ được lựa chọn để sử dụng trong tác phẩm nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Những nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp Ngữ dụng học là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới, đó là nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp. Trong giao tiếp, câu nghi vấn là một trong bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Kiểu câu này được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Việt. Ở Việt Nam từ những năm 80 trở lại đây, vấn đề hành vi ngôn ngữ nói chung và hành động hỏi, hồi đáp hỏi nói riêng đã thu hút được 2 sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học như: Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp … Khi nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp phải kể đến các công trình khoa học của một số tác giả như: Nguyễn Thị Thìn (1994), Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội. Luận án đã đưa ra phương pháp miêu tả một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi; Nguyễn Thị Lương (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội. Tác giả đã dựa vào bốn điều kiện thỏa mãn các hành vi ở lời của Searle (điều kiện mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản) để chỉ ra cơ sở xác định các hành vi gián tiếp có liên quan đến hành vi hỏi do tiểu từ tình thái dứt câu biểu thị; Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, đã chú trọng đến việc tìm ra cơ sở giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại; Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa – Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội; Lê Thị Thu Hoài (2013), Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Việt Tiến (2002), Hỏi và câu hỏi theo quan điểm dụng học, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó, có một số công trình khoa học đi sâu vào nghiên cứu hành động hỏi trong các tác phẩm văn học như: Trần Thị Quế Quyên (2014), Hành động hỏi trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội; Nguyễn Thị Toan (2013), Hành động hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng; Ngô Thùy Dương (2013), Hành động hỏi của nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng, các luận văn này đã nghiên cứu hành động hỏi trong các tác phẩm văn học cụ thể để thấy được đặc điểm và chức năng ngữ dụng của hành động hỏi trong cách xây dựng truyện của tác giả, đồng thời khám phá thêm một nét mới trong phong cách xây dựng tính cách nhân vật của nhà văn dưới góc độ ngôn ngữ. Nếu như các tác giả nêu trên chỉ đi vào nghiên cứu hành động hỏi trong 3 một số tác phẩm truyện ngắn thì tác giả Nguyễn Thị Dịu (2012) với đề tài Hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng và tác giả Nguyễn Thị Hằng (2013) với đề tài Hành vi hỏi và hồi đáp hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng lại nghiên cứu cả hành động hỏi và hồi đáp, làm rõ hơn đặc điểm các cuộc thoại hỏi - hồi đáp hỏi, chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong việc xây dựng tính cách nhân vật và làm rõ được đặc điểm ngữ cảnh trong từng tác phẩm cụ thể. Tác giả Hà Thị Hồng Mai (2012) với đề tài Hành động hỏi trong ca dao của người Việt, Luận án Tiến sĩ, Đại học Vinh, lại không đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong các tác phẩm văn xuôi mà đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong ca dao của người Việt, đây là một góc mới trong việc tìm hiểu, nghiên cứu nét độc đáo của văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Đề tài đã làm rõ được các đặc điểm của hành động hỏi trong ca dao trên các phương diện: hình thức, nội dung, văn hóa ứng xử, trong đó nổi bật là phép lịch sự. Bên cạnh đó cũng có một số bài viết liên quan đến đề tài này như: Lê Đông (1985), Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ (số phụ); Nguyễn Chí Hoà (1993), Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 1); Lê Đông (1994), Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 2); Nguyễn Đăng Sửu (1998), Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn ngữ), Kỉ yếu hội thảo Ngữ học trẻ; Nguyễn Thị Tuyết Mai (2001), Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học, Viện Ngôn ngữ học. 2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường là một tiểu thuyết mới, ra đời vào những năm đầu thế kỉ XX nhưng từ khi ra đời đến nay tác phẩm lại chiếm được vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại và để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Chính vì lẽ đó, tác phẩm trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học như: 4 Tác giả Vũ Thị Thanh (2015), Văn hóa nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa, Đại học Sư phạm 2. Ở đề tài này, tác giả đã đi sâu vào khám phá những nét văn hóa tiêu biểu, độc đáo và đặc sắc của vùng nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX qua đó thấy được tài năng tìm tòi, sáng tạo của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Tác giả Trần Thị Thanh Xuân (2008), Nông thôn Việt Nam trong các tiểu thuyết từ năm 1986 đến năm 2000, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã đi vào nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả như: Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường,… và trong đó Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường được phân tích, đi sâu, làm rõ để thấy được bức tranh nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Tác giả Đỗ Thị Phương Thủy (2013), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau năm 1975 của Nguyễn Khắc Trường, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, cũng cho chúng ta một cái nhìn mới về tác giả Nguyễn Khắc Trường trong việc đi vào từng khía cạnh, từng phương diện để đánh giá về con người trong một số tác phẩm văn xuôi của ông, nổi bật là tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tác giả Dương Đức Thảo (2012) với đề tài Trường từ vựng - ngữ nghĩa và việc phân tích tác phẩm văn học (qua tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường), Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Hải Phòng, cho chúng ta thấy được sự độc đáo qua việc sử dụng ngôn từ, cụ thể ở đây là trường từ vựng - ngữ nghĩa trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, đây cũng là một đề tài có hướng mới khi đi vào tìm hiểu những nét độc đáo trong tác phẩm này. Điều đặc biệt, tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường còn được chuyển thể thành phim Đất và người - một bộ phim tâm lý xã hội do Nguyễn Hữu Phần và Phạm Thanh Phong đạo diễn, ra mắt năm 2002 được đông đảo người xem đón nhận và ghi lại những dấu ấn đặc biệt, đi cùng năm tháng. 5 Như vậy, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu nhưng chưa có một công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn đi sâu nghiên cứu về đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này là thông qua khảo sát hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường góp phần tìm hiểu tác phẩm dưới cái nhìn của ngôn ngữ học về vấn đề giao tiếp trong cuộc sống của người nông dân nói chung và giao tiếp ngôn ngữ trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma nói riêng. Từ đó, góp thêm một cái nhìn mới trong việc khẳng định vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Khắc Trường đối với nền văn học Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau: 1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu. 2/ Hệ thống hóa một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài. 3/ Khảo sát đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 4/ Chỉ ra những đặc điểm đặc sắc qua hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tập trung khảo sát, nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp qua lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường qua cuốn Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, NXB Văn hóa thông tin, 2012. 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu: - Phương pháp thống kê, khảo sát: Phương pháp này được dùng trong việc thống kê, khảo sát tư liệu là các cuộc thoại có chứa hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này dùng để xem xét, nghiên cứu các cuộc thoại được sử dụng, phân tích các ví dụ để làm rõ các khái niệm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những cứ liệu đã được phân tích, chúng tôi xem xét tìm ra đặc điểm nổi bật của hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài đi sâu nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp trong lời thoại của nhân vật trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường – một hiện tượng văn học hiện đại dưới cái nhìn của lí thuyết ngữ dụng học kết hợp với một số kiến thức lí luận có tính chất liên ngành. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng rõ thêm lí thuyết hành động ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thông qua một hành động ngôn ngữ cụ thể. Qua đó, chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn mới trong việc khẳng định vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Khắc Trường đối với nền văn học Việt Nam đương đại. Bên cạnh đó, đây có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy chuyên đề ngôn ngữ văn học đương đại Việt Nam trong các trường trung học, cao đẳng và đại học. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài Chương 2: Hành động hỏi trực tiếp và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường Chương 3: Hành động hỏi gián tiếp và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường 7 Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lý thuyết hội thoại 1.1.1 Khái niệm hội thoại Hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến nhất, được nhiều ngành học quan tâm từ lâu, có nhiều quan niệm khác nhau về hội thoại. Dưới đây là quan niệm của một số tác giả: Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại là khái niệm dành cho mọi hình thức hội thoại khác nhau” [12, tr. 201]. Nguyễn Thiện Giáp: “Hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ. Giao tiếp hội thoại luôn luôn có sự hài hòa giữa người nói và người nghe, chẳng những người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác động lẫn nhau” [19, tr. 63]. Theo Hồ Lê thì “Hội thoại là hành vi thể hiện ngôn giao hai chiều, cụ thể và xác định, làm chuyển hóa vị thế của người thụ ngôn thành vị thế của người phát ngôn và ngược lại, đồng thời tạo ra sự liên kết hành vi phát ngôn với hành vi thụ ngôn tạo thành một thể thống nhất” [13, tr.13]. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi sử dụng khái niệm của Đỗ Hữu Châu. Ông đã đưa ra khái niệm “hội thoại” một cách bao quát rộng hơn, có thể áp dụng cho nhiều loại hình ngôn ngữ. Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ học – Tập hai Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 201, hội thoại có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian) ở đó diễn ra cuộc hội thoại. Thoại trường hội thoại có thể là công cộng hay riêng tư. Thoại trường không phải chỉ có nghĩa không gian – thời gian tuyệt đối mà gắn với khả năng can thiệp của những người thứ ba đối với cuộc hội thoại đang diễn ra. Thứ hai, ở số lượng người tham gia. Số lượng nhân vật hội thoại – còn gọi là đối tác hội thoại hay đối tác – thay đổi từ hai đến một số lượng lớn. Có những cuộc hội thoại tay đôi, tay ba (trilogeue) tay tư hoặc nhiều hơn nữa (đa thoại – 8 polylogue). Những cuộc hội thoại như một cuộc hội nghị, một giờ học, một cuộc mít tinh… thì số lượng nhân vật không thể cố định được. Thứ ba, cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại. Sự thực, tiêu chí số lượng có quan hệ với tiêu chí cương vị và tư cách người tham gia. Cương vị và tư cách của người hội thoại rất khác nhau tùy theo các cuộc hội thoại, tựu trung có thể kể ra như sau: a) Tính chủ động hay thụ động của các đối tác. Trong hội thoại có vai nói và vai nghe. Cuộc hội thoại chủ động là hội thoại trong đó cả hai vai đều có quyền chủ động tham dự vào cuộc hội thoại như nhau theo nguyên tắc anh nói tôi nghe, tôi nói anh nghe; tôi và anh luôn phiên nhau nói và nghe. Cuộc hội thoại thụ động là cuộc hội thoại trong đó chỉ một người giữ cương vị vai nói, còn người kia (những người kia) chỉ nghe, không tham gia được vào hội thoại hoặc có tham gia vào thì cũng rất hạn chế, thường là chỉ để bày tỏ kết quả tiếp nhận của mình hoặc để yêu cầu người nói giải thích hoặc bổ sung thêm một thông tin nào đó cho nội dung diễn ngôn của người này. b) Sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong hội thoại. Ví dụ: phát thanh, truyền hình… là những hình thức hội thoại mà người nghe vắng mặt. Trò chuyện tay đôi, tay ba, những cuộc hội nghị, mít tinh…v.v là những cuộc hội thoại trong đó người nghe có mặt. Hội thoại qua điện thoại có dạng đặc biệt: những người nói chuyện bằng điện thoại (trừ điện thoại tối tân có truyền hình) tuy không nhìn thấy nhau nhưng vẫn có mặt trong cuộc hội thoại… Thứ tư là các cuộc hội thoại khác nhau ở tính có đích hay không có đích. Những cuộc hội thoại như thương thuyết ngoại giao, hội thảo khoa học có đích được xác định trước rõ ràng. Những cuộc tán gẫu được xem là không có đích. Thứ năm, các cuộc hội thoại có thể khác nhau về tính có hình thức hay không có hình thức. Những cuộc thương nghị, hội thảo… là những cuộc hội thảo mà hình thức tổ chức khá chặt chẽ, trang trọng đến mức thành nghi lễ còn những chuyện trò đời thường không cần một hình thức nào cả. Cuối cùng là vấn đề ngữ vực. Do tính có hình thức hay không có hình thức mà các cuộc hội thoại có thể diễn ra ở một trong ba ngữ vực đã biết. 9 1.1.2. Cấu trúc hội thoại Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (2009) trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, Tập hai, Nxb Giáo Dục, tr. 290, cho đến thời điểm hiện nay, trên thế giới tồn tại ba trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại. Thứ nhất là trường phái phân tích hội thoại ở Mĩ (Conversation analysis) – Trường phái này cho rằng hội thoại có hai tổ chức cơ bản là lượt lời và cặp thoại. Thứ hai là trường phái phân tích diễn ngôn (discourse analysis) – Trường phái này dựa trên mô hình cấu trúc bậc (rank) chia hội thoại thành năm bậc như sau: I. Tương tác (Interaction); II. Đoạn thoại (Transaction); III. Cặp thoại (exchange); IV. Bước thoại (move); V. Hành động (act). Trong cấu trúc tầng bậc này, hành động (act) là đơn vị nhỏ nhất của cuộc thoại tức cuộc tương tác. Các hành động tạo nên bước thoại, các bước thoại tạo nên cặp thoại và đơn vị lớn nhất, bao trùm là cuộc thoại. Trong đó, ba đơn vị cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại có tính chất lưỡng thoại (dialogal) có nghĩa là hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại. Hai đơn vị có tính chất đơn thoại, có nghĩa là do một người nói ra là tham thoại và hành động ngôn ngữ. Thứ ba là trường phái lý thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và Pháp – Trường phái này đã phân định các đơn vị cấu trúc hội thoại thành các đơn vị cơ bản: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, hành động ngôn ngữ và tham thoại. Để tiện cho việc nghiên cứu, đề tài không đi sâu tìm hiểu các đơn vị cấu trúc của các trường phái khác mà chỉ xin trình bày một số đơn vị hội thoại theo trường phái lý thuyết hội thoại nhằm làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. Ở phần này, đề tài đã sử dụng toàn bộ quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu (2010) trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ học (Tập hai – Ngữ dụng học), NXB Giáo dục Việt Nam, về cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại và tham thoại. 1.1.2.1. Cuộc thoại Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất. Có thể nói toàn bộ hoạt động ngôn ngữ của con người là một chuỗi dằng dặc những lời đối đáp. Để xác định một cuộc thoại, dựa vào các tiêu chí sau: Nhân vật hội thoại: theo tiêu chí này, một cuộc thoại được xác định bởi sự gặp mặt và sự chia tay của hai người hội thoại, nói chung một cuộc thoại được xác 10 định bởi sự đương diện liên tục của những người hội thoại. Khi số lượng hay tính chất của người hội thoại thay đổi thì chúng ta có cuộc thoại mới. Tính thống nhất về thời gian và địa điểm: Thời gian có thể ban ngày, ban đêm, chiều tối, hôm qua. Không gian có thể là một góc sân, một cuộc họp ở hội trường hay cuộc nói chuyện ở nhà riêng... Tiêu chí này chỉ có tính chất tương đối bởi vì trong quá trình hội thoại thời gian và không gian có thể thay đổi. Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn: Đề tài là cái phạm vi hiện thực mà người nói đề cập đến. Chủ đề là cái chủ đích mà người nói, người nghe cùng đề cập đến trong toàn bộ cuộc thoại. Một cuộc thoại có độ dài ngắn khác nhau song đòi hỏi phải có sự thống nhất về đề tài – tức các nhân vật tham gia cuộc thoại phải cùng hướng đến một vấn đề, một cái đích chung. Theo Grice một cuộc thoại phải theo một hướng nhất định từ đầu cho đến khi kết thúc. Tuy nhiên, trên thực tế lại tồn tại rất nhiều cuộc thoại mà đề tài liên tục được thay đổi (điển hình là các cuộc tán gẫu). Do tính chất không chặt chẽ của các tiêu chí trên, C. K. Orecchioni đã đưa ra một định nghĩa mềm dẻo hơn về cuộc thoại: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng trong một khung thời gian - không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng”. 1.1.2.2. Đoạn thoại Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng. Về ngữ nghĩa đó là sự liên kết chủ đề, về ngữ dụng đó là tính duy nhất về đích. Tiêu chí ngữ dụng của đoạn thoại là sự thực hiện một quan hệ lập luận trong đoạn thoại đó. Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại có thể là: Đoạn thoại mở thoại, thân cuộc thoại và đoạn thoại kết thúc. Trong đó: Đoạn thoại mở thoại: Mang tính chất “đưa đẩy”, có chức năng mở ra cuộc thoại và nêu đề tài diễn ngôn; Đoạn thân thoại: Là đoạn thoại phản ánh nội dung chính của cuôc thoại; Đoạn kết thoại: Là đoạn thoại có chức năng tổng kết, kết luận về chủ đề hội thoại. Để kết thúc chúng ta có thể đưa ra những lời hứa hẹn, cảm ơn, chúc mừng, xin lỗi, từ biệt ... 11 1.1.2.3. Cặp thoại (Cặp trao đáp) Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu, với chúng, cuộc trao đổi, tức cuộc hội thoại chính thức được tiến hành. Vì cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên, có thể căn cứ vào số lượng các tham thoại để phân loại các cặp thoại: Cặp thoại một tham thoại: thực tế, về nguyên tắc, cặp thoại ít nhất phải có hai tham thoại của hai nhân vật, tuy nhiên khi chúng ta nói đến các cặp thoại một tham thoại là nhắc đến những trường hợp tham thoại Sp1 không được Sp2 hưởng ứng hồi đáp bằng một hành vi tương ứng. Ví dụ như: Sp1: Hôm nay em đẹp quá!/ Sp2:… Chúng ta gọi những trường hợp này là cặp thoại hẫng. Tuy nhiên, không phải cặp thoại hẫng chỉ xảy ra khi một trong hai nhân vật hội thoại tỏ ra không thích thú với tham thoại của người kia. Có những trường hợp như: Sp1: Chào em! Em là học sinh mới vào lớp?/ Sp2: Vâng! Tham thoại Chào em! Không có tham thoại hồi đáp tương ứng của Sp2. Sp2 chỉ hồi đáp tham thoại hỏi của Sp1. Đây cũng là một dạng của tham thoại hẫng. Cặp thoại hai tham thoại: Cặp thoại này còn được gọi là cặp thoại đôi. Trong đó tham thoại thứ nhất được gọi là tham thoại dẫn nhập, tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp. Ví dụ: Sp1: Đi đâu đấy?/Sp2: Đi học. Cặp ba tham thoại: Cặp thoại này còn được gọi là cặp thoại ba. Về nguyên tắc cặp thoại đủ hai tham thoại đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong thực tế những tham thoại như vậy thường tỏ ra “cụt lủn”, “ông chẳng bà chuộc”… nên ta thường gặp các cặp thoại ba như: Sp1: Đi đâu đấy?/Sp2: Đi nhận phần thưởng đây./Sp1: Xin chúc mừng. Bên cạnh đó, căn cứ vào tính chất của những tham thoại hồi đáp, có thể chia cặp thoại thành những cặp thoại tích cực và cặp thoại tiêu cực. Thông thường một cặp thoại ít khi kéo dài đến 5, 6 tham thoại. Tuy nhiên, sự có mặt các tham thoại tiêu cực làm cho cấu trúc và chức năng của các cặp thoại trở nên phức tạp, khó miêu tả. 1.1.2.4. Tham thoại Theo Đỗ Hữu Châu, tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định. Một lượt lời có thể gồm nhiều tham thoại mà cũng có thể nhỏ hơn tham thoại (một tham thoại gồm nhiều lượt lời). Ví dụ: 12 (1) – Sp1: Chào! (2) – Sp2: Chào! (3) – Sp1: Thế nào? Bình thường chứ? (4) – Sp2: Bình thường. Cám ơn. Còn cậu thế nào? (5) – Sp1: Cám ơn, mình cũng bình thường. Đi đâu mà hớt hơ hớt hải thế? (6) – Sp2: Mình đi tìm Thắng. Cậu ấy sắp đi Nha Trang. (1) và (2) là một cặp thoại chào gồm hai tham thoại đối xứng; (3) và (4) là một cặp thoại, trong đó (3) là một lượt lời gồm một tham thoại hỏi. (4) là một lượt lời gồm 3 tham thoại, một tham thoại đáp, một tham thoại cám ơn, một tham thoại hỏi. Mỗi cặp thoại như trên do hai tham thoại tạo thành. Về tổ chức nội tại, một tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên. Theo trường phái Geneve, một tham thoại có một hành vi chủ hướng (CH), và có thể có một hoặc một số hành vi phụ thuộc (PT) [12, tr. 317]. Cấu trúc của tham thoại có thể là: CH PT CH CH PT PT CH PT CH PT Hành vi chủ hướng có chức năng trụ cột, quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối thoại. Hành vi phụ thuộc có nhiều chức năng khác nhau. Ví dụ: - Sp1: Xin lỗi! Anh có biết đồng chí Thuận ở đâu không ạ? Anh Thuận dạy khoa Toán ấy mà. CH là hành vi hỏi và Sp2 khi nghe tham thoại này chắc chắn sẽ đáp lại bằng câu trả lời biết hay không biết chỗ ở của Thuận. Tuy nhiên cũng có những trường hợp tham thoại chỉ có PT nhưng người đối thoại lại hồi đáp theo CH ẩn. Ví dụ: Sp1: Tắc đường ở Cầu Giấy đến hơn một tiếng. / Sp2: Không sao. Cuộc họp vẫn chưa bắt đầu đâu. 13 CH của tham thoại của Sp1 là hành vi xin lỗi vì đến trễ nhưng gián tiếp. Bởi vậy, Sp2 hồi đáp cho chính CH đó, không hồi đáp cho hành vi PT. Đây là vấn đề của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại. 1.1.3. Vấn đề lịch sự và quan hệ liên cá nhân trong hội thoại 1.1.3.1. Vấn đề lịch sự Lịch sự là những chiến lược nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá nhân. Nó có chức năng gìn giữ sự cân bằng xã hội và quan hệ bè bạn, những quan hệ này khiến chúng ta có thể tin rằng người đối thoại với chúng ta tỏ ra trước hết là cộng tác với chúng ta. Phép lịch sự liên quan tới tất cả các phương diện của diễn ngôn: bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có nghĩa là những công thức hoàn toàn đã trở thành thói quen), xuất hiện trong địa hạt quan hệ liên cá nhân, chúng có chức năng gìn giữ tính chất hài hòa quan hệ đó (ở mức thấp nhất là giải tỏa những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt [12, tr. 256]. Khi hội thoại, các đối tác đều mong muốn giữ được thể diện cho cả mình và người nghe. Vì vậy, khi thực hiện một hành động ở lời nào có khả năng làm mất thể diện của đối tác thì người nói tìm cách làm dịu tác động đe dọa thể diện của nó bằng những hành động cứu vãn thể diện hay giữ thể diện. Chẳng hạn, khi chê một người nào đó tức là xúc phạm thể diện dương tính của người đó, người ta thường sử dụng đến những yếu tố làm giảm sự xúc phạm thể diện như rào đón, nói giảm nói tránh, dùng hành động gián tiếp (hỏi, tường thuật, cầu khiến). Tuy nhiên, ranh giới giữa các hành động đe dọa thể diện và các hành động giữ thể diện nhiều khi không phải dễ phân biệt. Có khi một hành động tôn vinh thể diện lại trở thành một hành động đe dọa thể diện. Cho nên, để đảm bảo được phép lịch sự khi giao tiếp phải thực hiện chiến lược lịch sự qua những phép lịch sự dương tính và lịch sự âm tính. Phép lịch sự là tập hợp những phương tiện mà người nói vận dụng để điều phối các thể diện giao tiếp. Phải tôn trọng lãnh địa của người nói nhưng cũng phải làm sao cho lãnh địa của mình không bị xúc phạm. Bởi vậy, phép lịch sự là rất cần thiết và là chuẩn mực mà người nói luôn hướng tới. Lịch sự gắn với văn hóa của 14 từng dân tộc nên việc nghiên cứu sự thể diện của phép lịch sự trong ngôn ngữ chính là đi vào những đặc trưng văn hóa của từng dân tộc. 1.1.3.2. Quan hệ liên cá nhân Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp. Còn quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục, trục tung là vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy, trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách còn được gọi là trục thân cận. Trục hoành (trục khoảng cách, trục thân cận): Thể hiện khoảng cách tình cảm gần gũi thân tình hay xa lạ giữa những người hội thoại với nhau, nó có thể điều chỉnh được. Những quan hệ trên trục này gọi là quan hệ ngang. Có những dấu hiệu phi lời, kèm lời và bằng lời để đánh dấu mức độ quan hệ này giữa những người hội thoại. Trục tung (trục quyền uy, trục vị thế): Thể hiện vị thế xã hội giữa những người tham gia giao tiếp với nhau. Những quan hệ trên trục này gọi tắt là quan hệ dọc. Những quan hệ chính về vị thế cũng biểu hiện qua các dấu hiệu phi lời, kèm lời và những dấu hiệu ngôn ngữ. Các dấu hiệu ngôn ngữ bao gồm: các nghi thức xưng hô, tổ chức các lượt lời, tổ chức cấu trúc của tương tác hội thoại, các hành động ngôn ngữ. Sự không bình đẳng về vị thế, trước hết là những vấn đề của ngữ cảnh: tuổi tác, giới tính, địa vị, vai trò trong hội thoại, sự làm chủ ngôn ngữ... Vị thế xã hội và mức độ thân cận có ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung, hình thức và cả quá trình giao tiếp. Vị thế xã hội không đồng nhất với vị thế giao tiếp (vai trò, vị thế của nhân vật tham gia hội thoại). Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình thức diễn ngôn, do đó, xưng hô chịu áp lực rất mạnh từ quan hệ này. Qua việc sử dụng từ xưng hô mà vai nghe biết được vai nói xác định quan hệ vị thế và quan hệ xã hội với mình như thế nào. Các từ xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá nhân. Qua các từ xưng hô, người nghe có thể nhận biết được người nói đã xác định quan hệ dọc hay quan hệ ngang trong giao tiếp như thế nào 15 để hồi đáp cho phù hợp. Từ xưng hô cũng phần nào phản ánh đặc điểm tính cách, văn hóa giao tiếp của nhân vật. Vì vậy, khi nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường vấn đề xưng hô không thể không nói đến. Vấn đề này được xem xét qua cuộc thoại trực tiếp, gián tiếp và cặp thoại hẫng trong chương 2 và chương 3 của luận văn. 1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ Để khái quát những vấn đề cơ bản nhất về lý thuyết hành động ngôn ngữ, chúng tôi đã tổng hợp trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, Nxb Giáo dục của tác giả Đỗ Hữu Châu, từ trang 111 đến trang 145 làm căn cứ nghiên cứu. Cụ thể các lý thuyết được khái quát như sau: 1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ Theo J.Austin, trong cùng một hành động ngôn ngữ có hành động ở lời, hành động tạo lời và hành động mượn lời. Nhờ đưa ra tiêu chí phân biệt này, J.Austin đã điều chỉnh một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói. Lý thuyết hành động ngôn ngữ do J.Austin đề xướng vào những năm 60 của thế kỉ XX, về sau được các nhà ngôn ngữ kế tục thành công trong đó, tiêu biểu là J.Searle. Tác giả này đã chỉ ra hạn chế trong lý thuyết của J.Austin là chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hành động ngôn ngữ và động từ biểu hiện ngôn ngữ. J.Searle đã đưa ra những tiêu chí cơ bản làm nền tảng cho sự phân biệt các hành vi ở lời và trên cơ sở đó, ông đã nêu ra tới mười hai phương diện mà các hành động có thể khác nhau. Trong các tiêu chí đó, ông chọn ba tiêu chí cơ bản để phân loại các hành động tại lời: Đích của hành động ngôn trung; Hướng của sự ăn khớp giữa lời – hiện thực; Trạng thái tâm lí được biểu hiện. Xu hướng nghiên cứu hiện nay là chấp nhận lý thuyết và cách phân loại của J.Searle nhiều hơn cả. Hành động ngôn ngữ là một phạm trù phổ quát mang tính nhân loại và hành động hỏi cụ thể cũng mang tính phổ quát. Đề tài của chúng tôi chọn cách quan niệm về hành động ngôn ngữ của J.Searle làm cơ sở tiền đề để đi vào tìm hiểu các hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan