Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giới từ trong thành ngữ tiếng anh (có so sánh với thành ngữ tiếng việt)...

Tài liệu Giới từ trong thành ngữ tiếng anh (có so sánh với thành ngữ tiếng việt)

.PDF
340
285
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRỊNH THU HƯƠNG GIỚI TỪ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH (CÓ SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRỊNH THU HƯƠNG GIỚI TỪ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH (CÓ SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62220110 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Khắc Cường 2. TS. Nguyễn Thị Phương Trang Phản biện độc lập: 1. PGS.TS. Nguyễn Công Đức 2. PGS.TS. Phạm Văn Tình Phản biện: 1. GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp 2. PGS.TS. Dư Ngọc Ngân 3. PGS.TS. Phạm Văn Tình Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong luận án đều có chú thích rõ ràng. Các kết quả phân tích và kết luận nêu trong luận án là hoàn toàn mới. TP.HCM ngày 10 tháng 04 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trịnh Thu Hương MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH SÁCH BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu .................................................. 7 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ......................................................... 8 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 10 6. Bố cục của luận án............................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................13 1.1 Giới từ trong tiếng Anh .................................................................................... 13 1.1.1 Định nghĩa giới từ......................................................................................... 13 1.1.2. Vai trò và vị trí của giới từ trong câu .......................................................... 13 1.1.3. Phân loại giới từ trong tiếng Anh ................................................................ 15 1.1.4. Giới ngữ ....................................................................................................... 17 1.2 Giới từ trong tiếng Việt..................................................................................... 20 1.2.1 Quan điểm của các nhà Việt ngữ học về giới từ trong tiếng Việt ................ 20 1.2.2 Danh sách giới từ tiếng Việt ......................................................................... 23 1.3 Thành ngữ và thành ngữ trong tiếng Anh, tiếng Việt ................................... 25 1.3.1 Thành ngữ (idiom) ........................................................................................ 25 1.3.1.1 Định nghĩa thành ngữ (idiom) và phân loại .......................................... 25 1.3.1.2 Thành ngữ tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận ........................... 28 1.3.1.3 Thành ngữ và ẩn dụ tri nhận ................................................................. 29 1.3.1.4 Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy .............................................. 30 1.3.2 Quan niệm về động từ phức đoạn (phrasal verb) ......................................... 33 1.3.2.1 Các định nghĩa về động từ phức đoạn ................................................... 33 1.3.2.2 Các loại động từ phức đoạn .................................................................. 34 1.3.2.3 Ngữ pháp và ngữ nghĩa của động từ phức đoạn ................................... 36 1.4 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt ...................................................... 39 1.4.1 Định nghĩa thành ngữ ................................................................................... 39 1.4.2 Đặc trưng hình thức và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt ....................... 40 1.4.3 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ................................................................... 42 1.5 Tiếp cận giới từ và thành ngữ theo ngôn ngữ học tri nhận ........................... 45 1.6. Tiểu kết .............................................................................................................. 51 CHƯƠNG 2: NHỮNG GIỚI TỪ XUẤT HIỆN NHIỀU NHẤT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH (IN, ON, AT, OUT) ................................................53 2.1. Khảo sát từ điển thành ngữ tiếng Anh để tìm những giới từ xuất hiện nhiều nhất................................................................................................ 53 2.1.1. Khảo sát từ điển thành ngữ của Longman ................................................... 53 2.1.2. Khảo sát theo từ điển thành ngữ của Oxford ............................................... 56 2.1.3. Một vài lưu ý về ngữ nghĩa và ngữ pháp của giới từ trong thành ngữ ........ 57 2.1.3.1. Về ngữ nghĩa ......................................................................................... 58 2.1.3.2. Về ngữ pháp .......................................................................................... 59 2.2 Ngữ nghĩa và ngữ pháp của các giới từ IN, ON, AT, OUT trong thành ngữ ...................................................................................................... 60 2.2.1 Ngữ nghĩa và ngữ pháp của IN ..................................................................... 62 2.2.1.1 Ngữ nghĩa của IN................................................................................... 62 2.2.1.2. Ngữ pháp của IN ................................................................................... 64 2.2.2 Ngữ nghĩa và ngữ pháp của ON ................................................................... 65 2.2.2.1. Ngữ nghĩa của ON ................................................................................ 65 2.2.2.2 Ngữ pháp của ON .................................................................................. 67 2.2.3 Ngữ nghĩa và ngữ pháp của At ..................................................................... 67 2.2.3.1. Ngữ nghĩa của AT ................................................................................. 67 2.2.3.2. Ngữ pháp của AT .................................................................................. 68 2.2.4 Ngữ nghĩa và ngữ pháp của OUT ................................................................. 69 2.2.4.1. Ngữ nghĩa của OUT.............................................................................. 69 2.2.4.2. Ngữ pháp của OUT ............................................................................... 71 2.2.5. Một số nhận xét về giới từ OF ..................................................................... 72 2.3. Hiện tượng chuyển đổi từ loại của IN, ON, AT, OUT: ................................. 73 2.4 Phân biệt cách dùng IN, ON, AT ..................................................................... 74 2. 5. Ngữ nghĩa thành ngữ thường dùng với giới từ IN, ON, AT, OUT, OF ..... 79 2.5.1. Thành ngữ tiếng Anh với giới từ IN ............................................................ 79 2.5.2. Thành ngữ với giới từ ON ........................................................................... 80 2.5.3. Thành ngữ với giới từ AT ........................................................................... 81 2.5.4. Thành ngữ tiếng Anh với giới từ OUT ........................................................ 82 2.5.5. Bàn thêm về thành ngữ tiếng Anh với giới từ OF ....................................... 83 2.6. Tiểu kết .............................................................................................................. 83 CHƯƠNG 3: GIỚI TỪ IN, ON, AT, OUT TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN..............................................................................85 3.1. Tiếp cận một số khái niệm căn bản của ngôn ngữ học tri nhận để giải thích về giới từ và thành ngữ ..................................................................... 85 3.1.1. Khái niệm nghiệm thân (embodiment) ........................................................ 85 3.1.2. Ẩn dụ theo cách tiếp cận tri nhận ................................................................ 87 3.1.2.1. Ẩn dụ ý niệm theo quan điểm của Lakoff và Johnson .......................... 87 3.1.2.2 Các loại ẩn dụ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận .................. 89 3.1.2.3. Ẩn dụ và sự gắn kết văn hóa (mối tương quan giữa văn hóa và ẩn dụ)92 3.2 Sự đa nghĩa của giới từ giải thích theo ngữ nghĩa học tri nhận .................... 94 3.2.1 Giới từ IN ................................................................................................... 106 3.2.2 Giới từ ON .................................................................................................. 108 3.2.3 So sánh về nghĩa của IN với ON ................................................................ 111 3.2.4 Giới từ AT .................................................................................................. 112 3.2.5 Giới từ OUT ............................................................................................... 114 3.3. Khả năng thay đổi nghĩa của giới từ trong các thành ngữ tiếng Anh ....... 117 3.4. Tiểu kết ............................................................................................................ 120 CHƯƠNG 4: SO SÁNH GIỚI TỪ IN, ON, AT, OUT VỚI ..............................123 ĐƠN VỊ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT ..........................................123 4.1 So sánh giới từ IN, ON, AT, OUT trong thành ngữ tiếng Anh và đơn vị tương đương trong thành ngữ tiếng Việt ............................................................ 123 4.1.1 Thành ngữ có giới từ IN, ON, AT, OUT và có từ HAND so sánh với thành ngữ có từ TAY trong thành ngữ tiếng Việt ......................................................... 123 4.1.1.1 Lí do lựa chọn thành ngữ có HAND .................................................... 123 4.1.1.2. Lựa chọn ngữ liệu để đối chiếu trong tiếng Việt ................................ 126 4.1.2. So sánh về ứng xử ngữ pháp (grammatical behaviour) (cụ thể là sự chuyển đổi từ loại) của giới từ “IN, ON, AT, OUT” với “TRONG, TRÊN, VÀO, RA, Ở, TẠI” ......................................................... 127 4.1.3 So sánh về sự phát triển ngữ nghĩa của giới từ “IN, ON, AT, OUT” với “TRONG, TRÊN, VÀO, RA, Ở, TẠI ” .............................................................. 136 4.1.3.1. IN, ON, AT so sánh với VÀO .............................................................. 136 4.1.3.2. IN, OUT so sánh với VÀO, RA ........................................................... 137 4.1.3.3. IN, ON so sánh với TRÊN, TRONG .................................................... 140 4.1.3.4 AT so sánh với Ở/TẠI .......................................................................... 148 4.1.3.5. So sánh giới từ IN, ON, AT, OUT trong thành ngữ tiếng Anh với VÀO, RA, TRONG, TRÊN, Ở, TẠI trong thành ngữ tiếng Việt ................................. 150 4.2.Ứng dụng trong việc giảng dạy ngoại ngữ .................................................... 154 4.3. Ứng dụng trong việc dạy và học môn dịch (translation) ............................ 156 4.4. Tiểu kết ............................................................................................................ 162 KẾT LUẬN ............................................................................................................164 NGUỒN XUẤT XỨ TƯ LIỆU .............................................................................170 NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN .................................................................................................. 172 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................173 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 186 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Adj : tính từ Adv : trạng từ LM : mốc định vị N : danh từ ODE : Oxford Dictionary of English Prep : giới từ S : chủ từ TR : vật được định vị V : động từ DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: phân chia giới từ đơn và giới từ phức [190, 159] .....................................16 Bảng 1.2: Định vị theo không gian ...........................................................................16 Bảng 1.3: Phân biệt thành ngữ với tục ngữ trong tiếng Việt ....................................43 Bảng 2.1: Chức năng từ loại của IN, ON, AT, OUT................................................73 Bảng 2.2: Cách dùng IN, ON , AT ............................................................................75 Bảng 2.3: AT, IN, ON với cách dùng về thời gian ...................................................77 Bảng 3.1: Sơ đồ ý tượng của OVER (Lakoff 1987) ...............................................104 Bảng 3.2: Nghĩa và ví dụ của IN theo sơ đồ ngữ nghĩa .........................................107 Bảng3.3: Nghĩa và ví dụ của ON theo sơ đồ ngữ nghĩa ........................................110 Bảng 3.4: Nghĩa và ví dụ của AT theo sơ đồ ngữ nghĩa: .......................................113 Bảng 3.5: Nghĩa và ví dụ của OUT theo sơ đồ ngữ nghĩa: .....................................115 Bảng 4.1: Từ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ tiếng Anh-tiếng Việt ................125 Bảng 4.2: Thành ngữ có từ HAND có chứa IN, ON, AT, OUT .............................125 Bảng 4.3: Ngữ nghĩa IN, ON, AT dịch sang tiếng Việt. .........................................137 Bảng 4.4: Ngữ nghĩa IN, OUT so sánh với VÀO-RA ............................................138 Bảng 4.5: Ngữ nghĩa IN-ON so sánh với TRÊN-TRONG .....................................140 Bảng 4.6: Ngữ nghĩa AT so sánh với Ở-TẠI ..........................................................149 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Giới từ trong 3000 thành ngữ ................................................................. 55 Hình 2.2: Giới từ trong 10000 thành ngữ ............................................................... 56 Hình 2.3: Giới từ trong 10000 thành ngữ ............................................................... 57 Hình 3.1: Từ MOTHER của Lakoff theo dạng phạm trù tâm lan tỏa..................... 95 Hình 3.2: Từ XE trong tiếng Việt theo dạng phạm trù tâm lan tỏa. ....................... 97 Hình 3.3: Sơ đồ về phạm trù tâm lan tỏa của giới từ IN ......................................... 98 Hình 3.4: Sơ đồ về phạm trù tâm lan tỏa của giới từ ON ....................................... 99 Hình 3.5: Sơ đồ về phạm trù tâm lan tỏa của giới từ AT ...................................... 100 Hình 3.6: Sơ đồ về phạm trù tâm lan tỏa của giới từ OUT ................................... 101 Hình 4.1: Bản đồ ngành dịch của HOME ............................................................. 157 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiếng Anh là một ngôn ngữ có nhiều giới từ hơn những ngôn ngữ khác. Howard Sargeant đã viết: “Chúng ta đã biết rằng tiếng Anh là một ngôn ngữ mà các từ không thay đổi hình thái hay hình thức nhiều lắm. Chính vì thế giới từ được dùng để nối kết các mối quan hệ giữa các từ trong một câu, và kết quả là tiếng Anh sử dụng giới từ hơn rất nhiều lần so với hầu hết các ngôn ngữ khác” [109, 18]. Nhưng giới từ trong tiếng Anh cũng gây ra nhiều rắc rối cho người học hơn bất cứ các từ loại nào khác. Giới từ được coi là những từ rất nhỏ bé, không bao giờ thay đổi dạng, là những từ khi nói không có trọng âm, không được viết hoa trong các tiêu đề văn bản… và người bản xứ chọn dùng một giới từ theo thói quen không hề phải suy nghĩ [113, V]. Có thể nêu những khó khăn khi học giới từ như sau: (1) Không có một ngôn ngữ nào có giới từ hay tương đồng một cách chính xác với giới từ tiếng Anh. (2) Một giới từ kết hợp với từ khác có thể có nhiều nghĩa (trường hợp động từ phức đoạn). Ví dụ “make up”có thể có đến 9 nghĩa; (3) Giới từ có thể chuyển đổi từ loại thành danh từ hay động từ… [113, v-vii] Tác giả Bryan A. Garner trong cuốn A Dictionary of Modern American Usage đã đưa ra nhận xét như sau “Dường như càng ngày càng có nhiều người viết gặp khó khăn trong việc sử dụng đúng giới từ trong những thành ngữ khác nhau” [167, 70]. Ngay cả những nhân vật có tên tuổi cũng có thể dùng sai giới từ. Ví dụ tổng thống George W. Bush 2006, đã dùng sai giới từ trong đoạn dẫn sau đây: “…devoted the best years of his life in serving his country”. Câu đúng phải là: “…devoted the best years of his life to serving his country”. Một tờ báo bản địa của Anh viết: Navy spends $ 516 million for rocket. Câu đúng phải là: Navy spends $ 516 million on rocket. Vào năm 1925, theo David Thatcher, có tác giả đã thấy bi quan và tức giận khi nói rằng “việc dùng sai giới từ là một khuyết điểm phổ biến lạ thường của những người viết và nói tiếng Anh, mà thậm chí ngay cả những tác giả được xem là mẫu mực hay chuẩn mực cũng không ngoại lệ” [167, 70]. 2 Giới từ tiếng Anh gắn bó mật thiết với thành ngữ. Người nói tiếng Anh sử dụng rất nhiều thành ngữ. Thừa hưởng một kho tàng thành ngữ khổng lồ từ các thế hệ tiền nhân để lại, người bản xứ sử dụng thành ngữ rất thường xuyên trong giao tiếp hàng. Điều này được chứng minh qua nhiều nghiên cứu của các nhà Anh ngữ học. Chẳng hạn, Pollio và các đồng nghiệp đã đếm các dạng thức tu từ mới cũng như các dạng thức tu từ khô cứng (được coi là thành ngữ) được dùng và phát hiện ra là người nói và người viết dùng 1,8 dạng thức tu từ mới và 4,08 thành ngữ trong một phút. Lazar, Warr-Leeper, Nicholson, & Johnson (1989) phát hiện ra rằng 36% của tất cả các phát ngôn đều có chứa ít nhất một thành ngữ đa nghĩa (multiple meaning expression); ít nhất là một thành ngữ xuất hiện trong 11,5% của tất cả các phát ngôn, và thành ngữ được dùng với tần suất ngày càng tăng ở các cấp học lớn hơn. Makkai, Boatner, & Gate (1996) đã trình bày hơn 4000 thành ngữ tiếng Anh trong cuốn “Từ điển thành ngữ tiếng Anh-Mỹ” của họ (Dictionary of American idioms) và lần xuất bản gần đây số lượng thành ngữ trong cuốn từ điển này đã lên đến hơn 8000. Cuốn “Từ điển thành ngữ tiếng Anh Mỹ” của tác giả Richard A. Spear do nhà xuất bản McGraw Hill xuất bản lần đầu tiên vào năm 1987 chỉ có 8000 thành ngữ. Nhưng gần đây, trong lần xuất bản lần thứ tư vào năm 2007 thì đã có hơn 14000 thành ngữ [148, 3-4]. Tóm lại sử dụng giới từ và thành ngữ là hai đặc điểm nổi bật trong tiếng Anh và gây khó khăn cho người học tiếng Anh như một ngoại ngữ. Chính vì vậy, luận án này nghiên cứu giới từ trong thành ngữ. Sau hơn mười năm giảng dạy tiếng Anh và nhiều năm lao động để biên soạn từ điển thành ngữ Anh Việt, chúng tôi đã tập hợp tài liệu, xác định khung lí thuyết và tận dụng những kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy để thực hiện luận án “Giới từ trong thành ngữ tiếng Anh (có so sánh với thành ngữ tiếng Việt)”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về giới từ và thành ngữ. Sớm nhất thì phải kể đến Aristotle, nhà triết học Hy Lạp 384-322 trước Công nguyên. Dựa trên các cơ sở ngữ pháp học và logic học, Aristotle phân chia từ thành từ nối, danh từ, động 3 từ…Trong đó, từ nối mà ông đề cập gồm có liên từ và giới từ. Các học giả thuộc trường phái Alexandria dựa trên các công trình của Stoic xếp các lớp từ thành tám loại riêng biệt, trong đó có giới từ. Ở Nga và Liên Xô (cũ) trường phái ngữ pháp truyền thống đã nghiên cứu từ loại trong một thời gian dài, trong đó có thể kể đến các công trình của M. V. Lomonosov ở thế kỷ XVIII, L. V. Sherba, A.A. Reformatskij, Ju. S. Stepanov, V.M. Solcev, A.I. Smirnitskij v.v. trong thế kỷ XX. Ở Tây Âu, J. Lyons và những nhà ngữ pháp, ngữ nghĩa cũng quan tâm nghiên cứu giới từ. Theo Lyons, hai chức năng cơ bản của giới từ là chức năng cú pháp và chức năng định vị [dẫn theo 32]. Ở Việt Nam, đã có một số luận án chọn đối tượng khảo sát là giới từ hoặc có liên quan đến giới từ. Có thể kể đến luận án tiến sĩ khoa học của Nguyễn Lai về sau được in thành chuyên luận về “Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt”, luận án tiến sĩ ngữ văn của Trần Quang Hải (2001) “Nghiên cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng”, luận án tiến sĩ ngữ văn của Nguyễn Cảnh Hoa (2001) “Nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt”, luận án tiến sĩ ngữ văn của Lê Văn Thanh (2003) “Ngữ nghĩa của các giới từ chỉ không gian trong tiếng Anh (trong sự đối chiếu với tiếng Việt). Theo Trần Quang Hải (2001) thì “Việc nghiên cứu giới từ với tư cách là một phần của ngữ pháp đã có một lịch sử lâu dài, gắn với sự ra đời của bộ môn ngôn ngữ học.” [27, 2]. Các sách có bàn riêng về giới từ trong tiếng Việt có thể kể đến những cuốn như "Hư từ trong tiếng Việt hiện đại" của Nguyễn Anh Quế, "Ngữ pháp tiếng Việt: Từ loại" của Đinh Văn Đức, “Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt” của Hoàng Trọng Phiến… Ngoài ra, trong các sách cơ sở ngôn ngữ học, phần bàn về từ loại cũng có nhắc đến giới từ một cách khái quát, như “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, “Dẫn luận ngôn ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, “Dẫn luận ngôn ngữ học” của Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) và Nguyễn Văn Hiệp. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Thiện Giáp nêu ra mười loại từ loại thì giới từ thuộc về "kết từ" (tên gọi khác là "quan hệ từ"). Kết từ (quan hệ từ) là từ 4 dùng để ...liên kết, sẽ gồm hai loại nhỏ là "liên từ" (liên kết quan hệ đẳng lập) và "giới từ" (liên kết quan hệ chính phụ). Hiện nay, nghiên cứu giới từ đã có định hướng mới, theo ngôn ngữ học tri nhận, nhờ vào những nghiên cứu tiên phong của Ray Jackendoff, George P. Lakoff, Ronald Wayne Langacker, Evans, Vyvyan & Melanie Green… Langacker đã nêu cặp khái niệm nổi tiếng, đó là Trajector/Landmark (Vật được định vị/Mốc định vị) và FIGURE/GROUND (Hình/Nền) để làm cơ sở cho những lược đồ ý tượng (Image Schema) dùng để nghiên cứu giới từ. Vận dụng các khái niệm này thì nổi tiếng nhất có lẽ là nghiên cứu trường hợp (case study) của Lakoff (1990) về sự chuyển nghĩa của từ OVER theo kiểu tâm lan tỏa (radiality), được in dưới dạng phụ lục của cuốn “Fire, Woman and Dangerous things” (The University of Chicago Press). Nghiên cứu của Lakoff được xem là một nghiên cứu kinh điển của ngữ pháp kết cấu (construction grammar), một nhánh của ngữ pháp tri nhận. Về thành ngữ tiếng Anh thì cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu và nhiều chuyên khảo về thành ngữ, nhiều cuốn từ điển thành ngữ đã được biên soạn để giúp người học học tập và tra cứu dễ dàng hơn. Theo Cowie (1998) thì giới nghiên cứu Liên Xô và Đông Âu đã nghiên cứu thành ngữ từ thập niên 50. Trong ba mươi năm qua, thành ngữ cũng bắt đầu trở thành một đề tài được nhiều học giả Tây Âu và Hoa Kỳ quan tâm nghiên cứu. Ngoài ra cũng đã có nhiều dự án nghiên cứu thành ngữ trên quy mô lớn và đã có rất nhiều hội thảo quốc tế về thành ngữ. Đã có rất nhiều từ điển chuyên về thành ngữ của những nhà xuất bản tên tuổi như Longman, Oxford, Cambridge… Số lượng công trình nghiên cứu về thành ngữ trong thời gian gần đây là rất nhiều và đa số khảo sát thành ngữ dưới góc độ cấu trúc ngữ nghĩa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ngôn ngữ học tri nhận vào đầu những thập niên 1970 đã mang lại nhiều thay đổi về cách nhìn nhận và cách tiếp cận thành ngữ. Có những công trình nghiên cứu về thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người như của Ning Yu (2007), Armina Janyan và Elena Andonova (2000) … các sách chuyên khảo về thành ngữ của Chitra Fernando (1997), Andreas Langlotz (2006), Sam Glucksberg (2001)… 5 Các tài liệu nghiên cứu về thành ngữ ở Việt Nam từ trước đến nay phần lớn tiếp cận theo hướng cấu trúc- ngữ nghĩa. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như Bùi Khắc Việt (1981), Trương Đông San (1974), Hoàng Văn Hành (1976), Chu Bích Thu (1994), Phan Văn Quế (1995), Nguyễn Văn Tu (1960, 1968, 1976), Đỗ Hữu Châu (1962, 1981, 1986), Nguyễn Kim Thản (1963), Cù Đình Tú (1973, 1982), Nguyễn Văn Mệnh (1972, 1986), Nguyễn Thiện Giáp (1975, 1985), Hồ Lê (1976)… Đến đầu năm 2008, các công trình nghiên cứu về thành ngữ ở Việt Nam theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận mới chỉ ở dạng bài báo đăng tạp chí và cuối năm 2008 thì mới có luận án tiến sỹ ngữ văn của Nguyễn Ngọc Vũ “Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận”. Luận án của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về giới từ trong thành ngữ tiếng Anh, đi sâu vào nghiên cứu bốn giới từ đơn có tần số xuất hiện thuộc loại cao nhất trong thành ngữ tiếng Anh, có so sánh với tiếng Việt. Cách tiếp cận của chúng tôi về bốn giới từ này dựa trên cách tiếp cận theo cấu trúc-ngữ nghĩa kết hợp với cách tiếp cận theo ngôn ngữ học tri nhận. Hai lí do khiến chúng tôi không chọn cách tiếp cận cấu trúc-ngữ nghĩa một cách thuần tuý, mà thay vào đó, có sự kết hợp với cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận, đó là: 1) Cách tiếp cận cấu trúc-ngữ nghĩa đã được một số công trình đi trước lựa chọn, điển hình là luận án của Nguyễn Cảnh Hoa, Trần Quang Hải và Lê Văn Thanh, vì vậy sẽ rất khó có cái mới nếu chúng tôi chỉ dùng cách tiếp cận này; 2) Cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận cho phép người nghiên cứu có cái nhìn sâu hơn vào quá trình phát triển ngữ nghĩa của giới từ, bất luận chúng được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày hay trong thành ngữ. Theo nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu, hướng tiếp cận theo tri nhận ngày nay được nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn vì cách tiếp cận này đưa ra được một số mô hình và cách lý giải, hợp lí hơn, khắc phục được những thiếu sót mà cách thức lý giải theo cấu trúc- ngữ nghĩa chưa giải quyết được. Hiện nay, ngôn ngữ học tri nhận được coi là một hệ thống lý thuyết, cách tiếp 6 cận có cơ chế rất linh hoạt chứ không phải đơn thuần là một lý thuyết ngôn ngữ đơn lẻ. Quá trình tri nhận của con người xứng đáng là một diễn đàn dành cho những nghiên cứu liên ngành, theo đó có một loạt vấn đề cần nghiên cứu như: bản chất và sự sắp xếp hay tổ chức của hệ thống ý niệm, bản chất của quá trình tri nhận tham gia vào việc nói và hiểu ngôn ngữ tự nhiên (gồm cả ngôn ngữ dấu hiệu, cử chỉ -sign language), mối quan hệ của chúng với các miền khác của sự tri nhận của con người, bao gồm hệ thống kiến thức và khái niệm chung và các quá trình (vấn đề ngôn ngữ và tư duy) và các hệ thống cảm giác và hành vi ứng xử khác như là tầm nhìn và hành vi ứng xử phi lời (ví dụ như: điệu bộ, cử chỉ) [135]. Đặc biệt, liên quan đến các giới từ, các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã tiếp tục các truyền thống của tâm lý học và triết học, lưu ý đến tầm quan trọng của không gian và các trải nghiệm không gian được thể hiện trong ngôn ngữ và tư duy [172, ix]. Vai trò của không gian và các trải nghiệm không gian trong ngôn ngữ và tư duy được ngôn ngữ học tri nhận nhấn mạnh như là quá trình nghiệm thân (embodiment), quá trình được coi là nền tảng của sự phát triển ngữ nghĩa trong ngôn ngữ. Theo các nhà tri nhận luận, sự thể hiện của ngữ nghĩa trong ngôn ngữ là dựa trên các khái niệm nền tảng trong tự nhiên. Ngôn ngữ không nhìn nhận một cách trực tiếp về “thế giới thật”. Đúng hơn là ngôn ngữ nhìn nhận/nói về cái đại diện trong hệ thống khái niệm của con người. Hệ thống khái niệm bao gồm hệ cấu trúc khái niệm (nghĩa là các khái niệm cơ sở, các lược đồ hình ảnh v.v), phản ánh và giải thích thế giới với tư cách là một trung gian phản ánh thông qua sự nhận thức và trải nghiệm của con người. Cấu trúc khái niệm là một kết quả cho thấy con người chúng ta trải nghiệm và tương tác với thế giới vật chất không gian (spatio-physical world) mà chúng ta đang sống như thế nào. Thế giới bên “ngoài kia” cung cấp cho chúng ta một cơ tầng tri giác mộc mạc (raw sense-perceptual substrate), làm nền cho hệ thống ý niệm (conceptual system). Tuy nhiên, chúng ta trải nghiệm cái gì và trải nghiệm như thế nào chủ yếu là chịu ảnh hưởng hay nhờ vào bản chất của cơ thể và kiến trúc thần kinh học của chúng ta. Nói cách khác, trải nghiệm là mang tính nghiệm thân [172, 3]. 7 Chúng tôi nghĩ rằng thế giới là vô tận và vẫn còn rất nhiều điều chúng ta không thể giải thích hết được. Tất cả những cái tồn tại được thì đều có lý do hợp lý của nó và không hẳn cái mới có thể thay thế hoàn toàn hay phủ nhận được những cái trước nó. Mọi tri thức đều phản ánh cái thời đại của nó. Không có tri thức nào có thể bao quát toàn bộ thế giới. Khoa học xã hội và nhân văn là ngành khoa học mang tính kế thừa cao. Chính vì vậy, trong luận án này, khi chọn đề tài nghiên cứu về giới từ trong thành ngữ tiếng Anh, so sánh với tiếng Việt thì chúng tôi vừa muốn kế thừa ưu điểm của cách tiếp cận cấu trúc- ngữ nghĩa, vừa muốn kết hợp với những kết quả mới trong hướng tiếp cận theo tri nhận, nhằm tìm cách lý giải đơn giản nhất và dễ nhất cho người đọc cũng như người học ngoại ngữ (tiếng Anh cho người Việt và tiếng Việt cho người nước ngoài) để giải quyết những vấn đề gây khó khăn, có liên quan đến giới từ trong thành ngữ. Để tránh sa vào cuộc tranh luận lí thuyết ngoài tầm của luận án, chúng tôi sẽ không đi sâu phân tích hay bàn về sự khác nhau giữa cách tiếp cận theo cấu trúc- ngữ nghĩa và cách tiếp cận theo tri nhận. Tóm lại, với loại đề tài này, trong luận án chúng tôi chọn cách tiếp cận thường thấy (như ở các tác giả đi trước như Nguyễn Cảnh Hoa, Trần Quang Hải và Lê Văn Thanh...) là cấu trúc-ngữ nghĩa. Nhưng do sự phát triển của ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây, nên khi khảo sát sự phát triển ngữ nghĩa (các quá trình ý niệm hoá) cũng như sự chuyển đổi từ loại của các giới từ, luận án chủ trương vận dụng hướng tiếp cận tri nhận, vì đây là cách tiếp cận cho phép hiểu sâu nhất, giải thích thuyết phục nhất những vấn đề này. Dĩ nhiên, do ngôn ngữ học học tri nhận còn rất mới mẻ ở Việt Nam nên sự vận dụng cách tiếp cận này trong luận án chắc chắn chỉ là những bước ban đầu. 3. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là giới từ trong thành ngữ tiếng Anh có so sánh với tiếng Việt. Đối tượng nghiên cứu là giới từ, còn thành ngữ là môi trường để các giới từ hành chức và cũng làm vai trò hạn định phạm vi thu thập tư liệu và khảo sát về giới từ. Việc xét giới từ trong thành ngữ giúp nhấn mạnh vào 8 nghĩa không gian và phi không gian của giới từ cũng như là nhân tố tạo nên tính bóng bảy, súc tích của thành ngữ. Bức tranh về giới từ trong thành ngữ chắc chắn là một bức tranh nhiều màu sắc, thú vị. 3.2. Mục đích nghiên cứu: - Xác lập khung lí thuyết cần thiết để nghiên cứu giới từ trong thành ngữ tiếng Anh, so sánh với tiếng Việt, xoay quanh những khái niệm quan trọng như giới từ, giới ngữ, động từ phức đoạn, thành ngữ, ẩn dụ và nghiệm thân, quan hệ giữa ngôn ngữ-văn hoá-tư duy. -Nghiên cứu ngữ nghĩa và ứng xử ngữ pháp (grammatical behaviours) của 4 giới từ có tần số xuất hiện cao nhất trong tiếng Anh nói chung và thành ngữ tiếng Anh nói riêng là IN, ON, AT, OUT. - Nghiên cứu quá trình phát triển ngữ nghĩa của các giới từ IN, ON, AT, OUT đi từ nghĩa không gian đến nghĩa phi không gian và những biến đổi từ loại (parts of speech, hay word classes) kèm theo quá trình phát triển ngữ nghĩa này. - So sánh quá trình phát triển ngữ nghĩa và biến đổi từ loại của IN, ON, AT, OUT của tiếng Anh với các từ tương đương trong tiếng Việt nhằm áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc chữa lỗi có liên quan đến giới từ trong thành ngữ cho người Anh học tiếng Việt và ngược lại. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, thủ pháp ngôn ngữ học. Trước hết, phương pháp miêu tả được dùng để miêu tả cấu trúc của thành ngữ, miêu tả các ứng xử ngữ pháp của các giới từ IN, ON, AT, OUT trong thành ngữ tiếng Anh và các từ tương đương trong tiếng Việt. Luận án dùng phương pháp miêu tả, kết hợp với phương pháp phân tích ngữ nghĩa để miêu tả ngữ nghĩa của các giới từ IN, ON, AT, OUT ở Chương 2 và ngữ nghĩa của VÀO, RA, TRONG, TRÊN, Ở, TẠI ở Chương 4. Mục đích sử dụng hai phương pháp miêu tả và phân tích ngữ nghĩa là để thấy rõ sự lan tỏa nghĩa của giới 9 từ, từ nghĩa không gian lan tỏa sang nghĩa phi không gian, sự thay đổi trong ứng xử ngữ pháp của các từ này và sự chuyển đổi từ loại. Luận án đặc biệt sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa giới từ trong thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt trên các bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Phương pháp này trước hết cho chúng ta thấy sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa và ứng xử ngữ pháp của các giới từ tiếng Anh so với tiếng Việt. Phương pháp này còn cho chúng ta thấy rõ những điểm tương đồng và dị biệt trong quá trình nghiệm thân, trong quá trình ý niệm hóa thế giới, và sự thể hiện thông qua ngôn ngữ của người Anh và người Việt. Phương pháp này áp dụng trong toàn bộ luận án ở các chương 2, 3 và 4. Ngoài ra luận án còn sử dụng các thủ pháp thống kê và thủ pháp mô hình hóa. Thủ pháp thống kê ngôn ngữ học được dùng để chọn các giới từ tiếng Anh có tần số sử dụng cao nhất và tiêu biểu nhất cho quá trình biến đổi ngữ nghĩa, đi từ nghĩa không gian sang nghĩa phi không gian của chúng. Phương pháp này cũng nhằm đến sự khẳng định việc sử dụng nhiều giới từ như là một đặc điểm nổi trội của tiếng Anh. Luận án sử dụng các thủ pháp mô hình hoá, đưa ra mô hình về sơ đồ ngữ nghĩa và sự lan tỏa nghĩa của các giới từ IN, ON, AT, OUT áp dụng ở chương 3. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp liên ngành (có sự kết hợp giữa văn hóa học và ngôn ngữ học), cũng như sử dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn của ngôn ngữ học xã hội. 4.2. Nguồn tư liệu: Nguồn tư liệu chính của luận án là các giới từ trong thành ngữ tiếng Anh được lấy từ Từ điển thành ngữ tiếng Anh của nhà xuất bản Longman và Oxford, từ điển thành ngữ Anh Việt của Lã Thành – Trịnh Thu Hương- Trung Dũng. Các tư liệu về ngữ nghĩa từ vựng của từ trong tiếng Việt được lấy từ Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê và Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý. Nguồn ngữ liệu về thành ngữ tiếng Việt lấy từ cuốn Từ điển Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân. 10 Ngoài ra, luận án còn sử dụng tư liệu lấy từ các ấn phẩm tiếng Anh và tiếng Việt đã được xuất bản. Riêng về tư liệu khảo sát các lỗi do giao thoa (chuyển di) tiêu cực, chúng tôi lấy tư liệu là các bài tập, bài dịch của sinh viên và các cộng tác viên người bản ngữ nói tiếng Anh. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về lí luận, luận án góp phần vào việc làm phong phú hơn lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận thông qua ngữ liệu và nghiên cứu đối chiếu tiếng Anh và tiếng Việt, liên quan đến những giới từ không gian thường gặp nhất, đồng thời góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tư duy và văn hoá, chỉ ra những quá trình ý niệm hoá mang tính phổ quát và những quá trình ý niệm hoá mang tính đặc thù. Việc nghiên cứu về giới từ và giới từ trong thành ngữ theo hướng tri nhận sẽ giúp giải thích thấu đáo và triệt để sự lan tỏa nghĩa (radiality) của giới từ, từ những nghĩa không gian lan tỏa sang những nghĩa phi không gian, tạo thành những phạm trù mà ngôn ngữ học tri nhận gọi là các phạm trù tâm lan tỏa (radial categories). Lý thuyết ẩn dụ ý niệm và khái niệm nghiệm thân, tính lan tỏa… được trình bày trong luận án không chỉ có ý nghĩa trong việc nghiên cứu giới từ và thành ngữ mà còn có tiềm năng to lớn trong việc nghiên cứu ngôn ngữ, tâm lý, dịch thuật và giảng dạy văn hóa học. Về thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp người Việt học tiếng Anh tốt hơn và dễ dàng hơn, giúp người nước ngoài học tiếng Việt dễ hơn.Có thể nói, việc nghiên cứu, khảo sát giới từ trong thành ngữ từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận là một hướng đi mới mẻ, cho phép các giáo viên giảng dạy ngoại ngữ, các nhà nghiên cứu đi sâu hơn, xa hơn và giải quyết được những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong những nghiên cứu về thành ngữ và giới từ từ trước tới nay. Luận án cũng cung cấp một kho dữ liệu phong phú về những thành ngữ có chứa các giới từ IN, ON, AT, OUT. Trong tiếng Anh, những thành ngữ và những giới từ này có tần số xuất hiện rất cao. Các bảng danh sách thành ngữ trong luận án sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc học và giảng dạy tiếng Anh. Vì luận án chỉ ra được cách thức tri nhận về giới từ không gian IN, ON, AT,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất