Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giới thiệu hệ thống thu thập dữ liệu từ xa và xây dựng các ứng dụng giúp nâng ca...

Tài liệu Giới thiệu hệ thống thu thập dữ liệu từ xa và xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối thành phố hội an

.PDF
80
3
121

Mô tả:

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THU THẬP DỮ LIỆU TỪ XA VÀ XÂY DỰNG CÁC ỨNG DỤNG GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ HỘI AN Học viên: Hà Thái Việt Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện Mã số: 8520201 Khóa: K34ĐN Trường Đại Học Bách khoa – ĐHĐN Tóm tắt - Hiện nay các thông số vận hành của các máy biến áp phụ tải và công tơ đều được thu thập một cách tự động thông qua các modem và truyền thông tin về cơ sở dữ liệu của chương trình quản lý dữ liệu đo đếm MDMS và Rf-Spider. Người quản lý vận hành có thể truy cập cơ sở dữ liệu để theo dõi các thông số này từ xa, giúp cho việc quản lý vận hành trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên với số lượng máy biến áp và phụ tải tăng rất nhanh lên đến hàng nghìn như hiện nay thì việc theo dõi qua DSPM, Rf-Spider theo cách thông thường đã phát sinh nhiều bất cập. Việc thực hiện lần lượt cho tất cả các trạm, phụ tải tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức, chưa kể đến việc thực hiện quá nhiều thao tác có thể dẫn đến sai sót. Do đó việc tạo ra một công cụ với giao điện thân thiện, cách sử dụng đơn giản giúp cho việc theo dõi thông số nhanh hơn, chính xác hơn và tự động hoàn toàn là việc rất cần thiết và hữu ích. Từ khóa – MDMS, Rf-Spider, MBA phụ tải, Excel, VBA code. INTRODUCING THE REMOTE DATA COLLECTION SYSTEM AND BUILDING APPLICATIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF OPERATING MANAGEMENT OF DISTRIBUTING ELECTRICAL NETWORK OF HOI AN CITY Abstract - Nowaday, operating parameters of distribution transformers and meters are automatically collected by modem and then imported to the database of the Meter Data Management System (MDMS) and Rf-Spider. The operators can easily access the database to read the parameters by using a computer with internet connection instead of reading directly on the meters, thereby it makes the monitoring of distribution transformer operation become faster and more convenient. However, due to the increasing quantity, up to thousands, of machines and loads, the monitoring of transformers operating parameters and meters relying on MDMS and Rf-Spider has faced many difficulties. It takes too much time and labour to finish collecting parameters of all machines and loads, not to mention, performing too much manipulations may cause mistakes. Therefore, the creation of a tool with user-friendly interface which can make the monitoring faster, easier, more efficient and completely automatic is very necessary. Key words – MDMS, Rf-Spider, Distribution transformer, Excel, VBA code. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 1 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 1 5. Bố cục đề tài .............................................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ HỘI AN ................................................................................................................ 3 1.1. Tổng quan về thành phố Hội An .................................................................... 3 1.2. Hệ thống lưới điện phân phối thành phố Hội An ........................................... 3 1.2.1. Nguồn và lưới điện .............................................................................. 3 1.2.2. Phụ tải................................................................................................ 13 1.3. Đánh giá tình trạng vận hành hiện nay ........................................................ 14 1.3.1. Chi tiêu tổn thất điện năng ................................................................ 14 1.3.2. Mức độ tự động hóa lưới điện phân phối khu vực ............................ 15 CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU ĐO ĐẾM METER DATA MANAGEMENT SYSTEM (MDMS)................................. 16 2.1. Giới thiệu chung ........................................................................................... 16 2.2. Nội dung ....................................................................................................... 16 2.2.1. Giao diện chính ................................................................................. 16 2.2.2. Các chức năng chính của chương trình ............................................. 22 2.2.3. Đánh giá hoạt động của chương trình ............................................... 27 CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THU THẬP DỮ LIỆU CÔNG TƠ TỪ XA (RF-SPIDER) ....................................................................................... 29 3.1. Giới thiệu chung ........................................................................................... 29 3.1.1. Tổng quan.......................................................................................... 29 3.1.2. Đặc trưng hệ thống ............................................................................ 30 3.1.3. Tính năng nổi bật .............................................................................. 30 3.1.4. Lợi ích kinh tế ................................................................................... 30 3.1.5. Các chức năng ................................................................................... 31 3.2. Các thành phần trong hệ thống..................................................................... 32 3.2.1. Mạng lưới RF-Mesh .......................................................................... 32 3.2.2. HES Server ........................................................................................ 35 3.3. Ứng dụng hệ thống ....................................................................................... 36 3.3.1. Website quản lý và khai thác số liệu ................................................. 36 3.4. Triển khai hệ thống: ..................................................................................... 37 CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CÁC ỨNG DỤNG GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN....................... 41 4.1. Các công cụ phát triển từ dữ liệu của hệ thống MDMS .............................. 41 4.1.1. Phát hiện tình trạng mất pha tại TBA phụ tải ................................... 41 4.1.2. Theo dõi công suất vận hành (P, Q) của TBA phụ tải: ..................... 54 4.2. Các công cụ phát triển từ dữ liệu của hệ thống MDMS kết hợp với Rf-spider ............................................................................................................................. 64 4.2.1. Theo dõi tỷ lệ tổn thất điện năng của TBA phụ tải theo ngày .......... 64 4.2.2. Tự động kiểm tra, phát hiện công tơ có chỉ số bất thường ............... 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CÁC KÝ HIỆU: U Điện áp (V) I P Q Cường độ dòng điện (A) Công suất tác dụng (kW) Công suất phản kháng (kVAr) CÁC CHỮ VIẾT TẮT: EVNCPC Tổng Công ty Điện lực miền Trung PC TTĐN Công ty Điện lực Tổn thất điện năng TBA Trạm biến áp MBA MDMS Máy biến áp Chương trình quản lý dữ liệu công tơ (Meter Data Management CSPK System) Công suất phản kháng DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1. Tốc độ tăng trưởng lưới điện Hội An qua các năm 13 1.2. Cơ cấu thành phần điện thương phẩm của Tp Hội An 13 1.3. Tỷ lệ tổn thất điện năng của lưới điện phân phối Hội An qua các năm 15 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình hình 2.1. 2.2. Giao diện của chương trình MDMS Giao diện theo dõi công suất của điểm đo trên chương trình MDMS Trang 17 17 2.3. Giao diện đồ thị công suất của điểm đo trên chương trình MDMS 18 2.4. Giao diện theo dõi sản lượng của điểm đo trên chương trình MDMS 18 2.5. Giao diện theo dõi các thông số vận hành của điểm đo 19 2.6. Giao diện theo dõi các chỉ số của điểm đo theo thời gian 20 2.7. Giao diện theo dõi chỉ số chốt theo tháng của điểm đo 20 2.8. Giao diện của chức năng theo dõi chỉ số hóa đơn (kết nối CMIS) 21 2.9. Giao diện theo dõi mất điện của điểm đo 21 2.10. Giao diện theo dõi số lượng điểm đo có kết nối 22 2.11. Giao diện chức năng cảnh báo theo sự kiện công tơ 23 2.12. Giao diện chức năng cảnh báo theo thông số vận hành 24 2.13. Giao diện chức năng tổng hợp phụ tải theo ngày 24 2.14. Giao diện chức năng tổng hợp sản lượng theo giờ 25 2.15. Giao diện chức năng tổng hợp sản lượng theo ngày 25 2.16. Giao diện chức năng tổng hợp điện năng giao – nhận 25 2.17. Giao diện chức năng giám sát các điểm đo 26 2.18. Thao tác chọn điểm đo cần giám sát 26 2.19. Giao diện biểu đồ các thông số của điểm đo có cảnh báo 27 3.1. Sơ đồ tổng quan hệ thống RF-SPIDER 29 3.2. Các thành phần của hệ thống RF-SPIDER 32 3.3. DCU và Router 33 3.4. Các loại công tơ RF-Mesh 34 3.5. Module RF-EXT 34 3.6. Module cho Elster, Landis Gyr 34 3.7. Giao diện Web site của RF-SPIDER 35 3.8. Giao diện đăng nhập của Web site RF-SPIDER 36 Số hiệu hình Tên hình Trang 3.9. Menu Dữ liệu hệ thống 37 3.10. Menu Chỉ số/Thông số vận hành điểm đo 37 3.11. Menu Thống kê trạng thái 37 4.1. File Excel “Phát hiện mất pha TBA” ban đầu 52 4.2. File Excel “Phát hiện mất pha TBA” sau khi chạy thành công 53 4.3. File Excel “Theo dõi công suất TBA” ban đầu 62 4.4. File Excel “Theo dõi công suất TBA” sau khi chạy thành công 63 4.5. Nguyên lý tính toán của công cụ 66 4.6. Kết quả đạt được của của công cụ 67 4.7. Kết quả cho ra của công cụ 69 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt đang phát triển với tốc độ rất nhanh, kéo theo đó là sự phát triển về quy mô của hệ thống cung cấp điện nói chung và hệ thống đo đếm nói riêng. Do đó để quản lý, vận hành tối ưu hệ thống đo đếm đồng thời tăng năng suất lao động, giảm nhân công của con người, việc xây dựng một hệ thống đo đếm tự động là hết sức cần thiết. Nhằm mục đích nghiên cứu hệ thống đo đếm hiện tại của lưới điện thành phố Hội An, qua đó xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới, đề tài luận văn này có tên là: “Giới thiệu hệ thống thu thập dữ liệu từ xa và xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối thành phố Hội An”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống thu thập dữ liệu hiện trạng của lưới điện phân phối thành phố Hội An, qua đó xây dựng các công cụ giúp nâng cao chất lượng quản lý số liệu cũng như chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối thành phố Hội An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi thực hiện của Luận văn, tác giả nghiên cứu về hệ thống thu thập dữ liệu hiện trạng của thành phố Hội An gồm dữ liệu công tơ, thông số vận hành của các trạm biến áp phụ tải. Xây dựng một số công cụ đơn giản nhằm tối ưu hóa công tác quản lý vận hành lưới điện trên phần mềm Microsoft Excel với dữ liệu lấy từ hệ thống quản lý dữ liệu đo Meter Data Management System (MDMS) và Rf-Spider. 4. Phương pháp nghiên cứu Tiếp cận hệ thống thu thập dữ liệu hiện trạng tại lưới điện phân phối thành phố Hội An. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và ngôn ngữ lập trình Visual Basics Application (VBA) với dữ liệu lấy từ hệ thống quản lý dữ liệu đo Meter Data Management System (MDMS) và Rf-Spider để xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành lưới điện. 1 5. Bố cục đề tài Chương 1: Giới thiệu tổng quan về lưới điện phân phối thành phố Hội An. Chương 2: Giới thiệu hệ thống quản lý dữ liệu đo đếm Meter Data Management System (MDMS): Chương 3: Giới thiệu hệ thống thu thập dữ liệu công tơ từ xa (Rf-Spider): Chương 4: Xây dựng các công cụ giúp nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành lưới điện. Kết luận và kiến nghị. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ HỘI AN 1.1. Tổng quan về thành phố Hội An Thành phố Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, được giới hạn bởi tọa độ từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108 o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc. Ở Hội An gần như quanh năm bốn mùa đều diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống, gồm các lễ hội của cư dân sông nước như lễ hội cầu ngư- tế Cá Ông- đua thuyền; của cư dân thương nghiệp như lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; của cư dân nông nghiệp như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu, Lễ cầu bông, long chu, xô cộ...Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc- nghề May- nghề Gốm - nghề khai thác Yến sào...Và những năm gần đây các lễ hội hiện đại, các sự kiện văn hóa- du lịch, kỷ niệm những ngày lễ lớn được tổ chức khá hoành tráng đã thu hút sự tham gia đông đảo, nồng nhiệt của cả cộng đồng dân cư và du khách. 1.2. Hệ thống lưới điện phân phối thành phố Hội An 1.2.1. Nguồn và lưới điện Nguồn và lưới điện Hội An nằm trong dự án cải tạo JBIC được hoàn thiện đầu năm 2010 với vốn đầu tư 149 tỷ đồng. Được cấp điện từ trạm 110kV Hội An (E157) qua 7 xuất tuyến 471, 473, 475, 477, 476, 478, 480. Ngoài ra, các vùng ven thành phố Hội An được cấp điện từ 2 xuất tuyến 472, 480 từ trạm 110kV Điện Nam Điện Ngọc. Khối lượng đường dây quản lý cụ thể: + Đường dây 22kV: 112,8km, trong đó tài sản khách hàng 16,87km. + Cáp ngầm trung thế: 18km, trong đó tài sản khách hàng 5,6km. + Cáp ngầm hạ thế: 80,1km. + Trạm biến áp phụ tải: 201 trạm tổng dung lượng 61.047 kVA, trong đó tài sản khách hàng 82 trạm tổng dung lượng 22.995 kVA. Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế cấp điện cho thành phố Hội An như sau: 3 1.2.2. Phụ tải a. Tình hình phụ tải Bảng 1.1. Tốc độ tăng trưởng lưới điện Hội An qua các năm Công suất Sản lượng A Số khách Pmax (MW) (KWh) hàng 2013 24,00 121.816.714 30.413 2014 27,00 131.012.741 31.557 2015 30,00 146.567.925 32.243 2016 35,00 187.010.931 34.315 2017 40,00 210.000.000 35.886 Năm b. Cơ cấu thành phần điện thương phẩm theo ngành kinh tế trong sản lượng điện thương phẩm bình quân/tháng Bảng 1.2. Cơ cấu thành phần điện thương phẩm của Tp Hội An Ngành kinh tế Đơn vị tính Sản lượng Tỉ lệ (%) Công nghiệp, xây dựng kWh 2,578,523 14.58 Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng kWh 6,877,456 38.90 Hoạt động khác kWh 955,235 5.40 Nông lâm, thủy sản kWh 143,365 0.81 Tiêu dùng kWh 7,125,361 40.30 Tổng kWh 17,679,940 Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm 13,7% năm. Giá bán bình quân : 2.047 đồng /kWh (chưa VAT). c. Nhu cầu sử dụng điện của địa phương Ngoài việc đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương và ánh sáng sinh hoạt cho nhân dân, Hội An là thành phố du lịch và là di sản văn hoá thế giới, nên các hoạt động văn hoá lễ hội tại địa phương thường 13 xuyên được tổ chức với mật độ dày hàng tháng trong năm. Hiện nay, các loại hình du lịch như nhà hàng, homestay, villas, resort… đang phát triển nhanh. Đến 2017, tổng cơ sở lưu trú đang hoạt động là 479 cơ sở với 7.878 phòng. Tổng cơ sở lưu trú đã cấp phép chưa hoạt động là 363 cơ sở với 5.334 phòng, nâng tổng số cơ sở lưu trú đã đủ điều kiện hoạt động lên đến 842 cơ sở với 13.212 phòng. Theo kế hoạch 44/KH-UBND ngày 31/10/2017 của UBND thành phố Hội An, định hướng phát triển của thành phố Hội An giai đoạn 2017-2020 sẽ tiếp tục phát triển các loại hình lưu trú biệt thự du lịch có diện tích trên 1.000m2, homestay; phát triển mạnh loại hình du lịch hội nghị, hội thảo (MICE). Ngoài ra các khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp cao cũng phát triển mạnh nên việc đáp ứng nhu cầu cấp điện là việc rất cấp thiết. 1.3. Đánh giá tình trạng vận hành hiện nay - Một số phụ tải nằm xa trạm biến áp dẫn đến điện áp không đảm bảo. - Tốc độ tăng trưởng phụ tải quá nhanh dẫn đến tình trạng quá tải đường dây và trạm biến áp. - Một số máy biến áp vận hành non tải dẫn đến lãng phí trong công tác đầu tư đồng thời làm tăng tỷ lệ tổn thất không tải. - Tình trạng mất sản lượng do tác động lên hệ thống công tơ còn xảy ra nhiều. - Hệ thống tụ bù hạ áp hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến các trạm biến áp quá bù và thiếu bù. Gây tổn thất điện năng giảm khả năng tải của đường dây và giảm chất lượng điện áp 1.3.1. Chi tiêu tổn thất điện năng Năm 2016, TTĐN của Điện lực Hội An là 5,3% giảm so với 2015 là 0,5 %. Năm 2017, Phấn đấu chỉ tiêu TTĐN toàn Điện lực Hội An đạt 4,89%. Trong đó TTĐN các TBA công cộng khu vực nông thôn là <8% và nội thành là <5%. TTĐN hạ áp <4,45% và trung thế đạt <1,9%. Theo lộ trình giảm TTĐN từ năm 2016, phấn đấu đến năm 2020, TTĐN toàn lưới điện Hội An là dưới 3,71 %. Trong đó TTĐN các TBA công cộng khu vực nông thôn là <6% và nội thành là <4%. Nhìn chung tổn thất thực hiện có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn có năm thực hiện không đạt so với kế hoạch đề ra. 14 Bảng 1.3. Tỷ lệ tổn thất điện năng của lưới điện phân phối Hội An qua các năm Chỉ tiêu TTĐN (TH/KH) 2014 2015 2016 2017 5,11/5,23 5,8/5,55 5,53/4,2 4,8/4,89 1.3.2. Mức độ tự động hóa lưới điện phân phối khu vực Mức độ hiện đại hóa lưới điện thành phố Hội An chỉ ở mức trung bình, chỉ hoàn thành cơ bản hệ thống đo đếm, phần lưới điện chỉ thực hiện điều khiển đóng cắt từ xa các Recloser phân đoạn đường dây, hầu hết các thiết bị khác phải điều khiển tại chổ hoặc bằng cơ khí. Hiện nay tại thành phố Hội An đã triển khai hoàn thành công nghệ đọc chỉ số công tơ điện tử từ xa RF-SPIDER sử dụng công nghệ RF-Mesh. Về phần thiết bị đóng cắt trên lưới, đã tiến hành cải tạo, thay thế 8 máy cắt (7 máy Form 6 – Cooper, 1 máy Nulec – ADVC) đảm bảo yêu cầu kết nối về Trung tâm điều khiển SCADA cho phép theo dõi thông số và điều khiển đóng cắt từ xa, giúp giảm thiểu thời gian thao tác. - Hệ thống thu thập dữ liệu từ xa (MDMS) đã được đưa vào vận hành trong thời gian dài, một số ứng dụng đã được xây dựng để nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành. - Hệ thống thu thập chỉ số công tơ từ xa RF-Spider mới được đưa vào vận hành nên các ứng dụng dựa trên cơ sở dữ liệu của hệ thống chưa được phát triển nhiều. 1.4. Kết luận Thành phố Hội An là thành phố trọng điểm phát triển dịch vụ du lịch, kéo theo sự phát triển của rất nhiều loại hình dịch vụ khác. Chính vì thế nhu cầu phát triển phụ tải sử dụng điện của thành phố là rất lớn, ngoài ra chất lượng cung cấp điện cũng phải được cải thiện để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Mặc dù lưới điện phân phối của thành phố Hội An đã được đầu tư nâng cấp rất nhiều tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm, đặc biệt là với tốc độ tăng trưởng phụ tải nhanh như hiện nay. Do đó việc cải tiến công tác quản lý vận hành là hết sức cần thiết, không những giúp nâng cao chất lượng cung cấp điện mà còn giảm bớt sức lao động của con người. 15 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU ĐO ĐẾM METER DATA MANAGEMENT SYSTEM (MDMS) 2.1. Giới thiệu chung MDMS: Là hệ thống chương trình gồm các 3 module chính sau MDMSComms: Module thực hiện kết nối để thu thập dữ liệu trực tiếp theo thời gian thực đến từng công tơ (Elster, LandisGyr, EDMI,..) bằng các đường truyền khác nhau như: ADSL, cáp quang, GSM, GPRS, EDGE, 3G Network. MDMSAnalyze: Module thực hiện chức năng phân tích số liệu mà module MDMSComms thu thập về để đưa vào CSDL lưu trữ. MDMS: Module quản lý và khai thác số liệu đo đếm, bao gồm các tính năng chính sau đây: - Xem các thông số vận hành như công suất, phản kháng, dòng, áp, cosphi theo thời gian thực. Thông tin chỉ số chốt tháng. - Khai báo điểm đo và lập yêu cầu để lấy số liệu của điểm đo. - Kết nối với hệ thống CMIS2 để đưa chỉ số vào hệ thống tính hóa đơn. - Cảnh báo theo các sự kiện công tơ ghi nhận được và cảnh báo theo thông số vận hành và được gửi đến người có trách nhiệm qua Email, SMS, qua chương trình,.. Cung cấp cho khách hàng giao diện web để xem thông số vận hành, biểu đồ phụ tải theo thời gian 30’, chỉ số chốt tháng. Các báo cáo của chương trình trên thông tin sản lượng, công suất,… 2.2. Nội dung 2.2.1. Giao diện chính Sau khi đăng nhập thành công, sẽ vào giao diện chính chương trình MDMS như sau: 16 Hình 2.1. Giao diện của chương trình MDMS a. Công suất theo thời gian 30’: Sau khi chọn điểm đo bên danh sách điểm đo ở cửa sổ chính của chương trình, Click chuột phải để hiển thị menu ngữ cảnh, chọn mục "công suất theo thời gian 30’", màn hình sau sẽ xuất hiện: Hình 2.2. Giao diện theo dõi công suất của điểm đo trên chương trình MDMS 17 Hình 2.3. Giao diện đồ thị công suất của điểm đo trên chương trình MDMS b. Sản lượng theo thời gian 30’ Sau khi chọn điểm đo bên danh sách điểm đo ở cửa sổ chính của chương trình, Click chuột phải để hiển thị menu ngữ cảnh,chọn mục "sản lượng theo thời gian", màn hình sau sẽ xuất hiện: Hình 2.4. Giao diện theo dõi sản lượng của điểm đo trên chương trình MDMS 18 c. Số liệu, biểu đồ dòng, áp, Cosφ,… Sau khi chọn điểm đo bên danh sách điểm đo ở cửa sổ chính của chương trình, Click chuột phải để hiển thị menu ngữ cảnh, chọn mục xem "số liệu- Biểu đồ dòng, Áp, Cosφ", màn hình sau sẽ xuất hiện: Hình 2.5. Giao diện theo dõi các thông số vận hành của điểm đo d. Chỉ số theo thời gian Sau khi chọn điểm đo bên danh sách điểm đo ở cửa sổ chính của chương trình, Click chuột phải để hiển thị menu ngữ cảnh, chọn mục "chỉ số theo thời gian", màn hình sau sẽ xuất hiện: 19 Hình 2.6. Giao diện theo dõi các chỉ số của điểm đo theo thời gian e. Chỉ số chốt tháng Sau khi chọn điểm đo bên danh sách điểm đo ở cửa sổ chính của chương trình, Click chuột phải để hiển thị menu ngữ cảnh,chọn mục "chỉ số chốt tháng", màn hình sau sẽ xuất hiện Hình 2.7. Giao diện theo dõi chỉ số chốt theo tháng của điểm đo 20 f. Chỉ số hóa đơn Chỉ số hóa đơn đã ghép dữ liệu với chương trình CMIS của điểm đo đang chọn Hình 2.8. Giao diện của chức năng theo dõi chỉ số hóa đơn (kết nối CMIS) g. Thống kê mất điện trong tháng: Tổng hợp số lần mất điện của điểm đo trong tháng và tính trung bình sản lượng điện mất do mất điện. Hình 2.9. Giao diện theo dõi mất điện của điểm đo h. Sự kiện cảnh báo điểm đo Tương tự trong chức năng Hệ thống \ Cảnh báo công tơ i. Sự kiện cảnh báo danh sách điểm đo Tương tự trong chức năng Hệ thống \ Cảnh báo công tơ k. Xuất dữ liệu ra excel Xuất dữ liệu hiện tại ở giao diện chính ra excel file. 21 2.2.2. Các chức năng chính của chương trình * Thống kê điểm đo có kết nối: Chức năng này cho phép thống kê lượng điểm đo có truyền số liệu về theo từng đơn vị. Hình 2.10. Giao diện theo dõi số lượng điểm đo có kết nối 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan