Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giới ngữ tiếng anh (với các giới từ chứa in, on, at) và các biểu đạt tương đương...

Tài liệu Giới ngữ tiếng anh (với các giới từ chứa in, on, at) và các biểu đạt tương đương trong tiếng việt

.PDF
119
26
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ MINH NGỌC GIỚI NGỮ TIẾNG ANH (VỚI CÁC GIỚI NGỮ CHỨA IN, ON, AT) VÀ CÁC BIỂU ĐẠT TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC HÀ NỘI – 2010 MỤC LỤC Số trang LỜI MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Tƣ liệu nghiên cứu 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 6. Bố cục luận văn 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Khái quát chung về từ loại 8 1.1.1. Khái quát về từ loại trong tiếng Anh 9 1.1.1.1 Phân chia từ loại theo chức năng 1 1 1.1.1.2 Phân chia từ loại theo hình thức 1 1 1.1.2. Khái quát về từ loại trong tiếng Việt 1 2 1.2. Khái quát chung về hƣ từ 1 5 1.3. Khái quát chung về giới từ 1 7 1.3.1. Giới từ trong tiếng Anh 1 7 1.3.2. Giới từ trong tiếng Việt 2 3 1.3.3. Nghiên cứu giới từ trong ngôn ngữ học tri nhận 2 5 1.4. Khái quát chung về giới ngữ 2 7 Chƣơng 2: GIỚI NGỮ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC NGỮ PHÁP 3 3 2.1. Về phƣơng diện cấu tạo 3 3 2.1.1. Cấu tạo của giới ngữ tiếng Anh 3 3 2.1.2.Cấu tạo của giới ngữ tiếng Việt 4 6 2.2. Về phƣơng diện vị trí của giới ngữ 5 4 2.3. Giới ngữ trong mối liên hệ với phó từ 5 8 Chƣơng 3: GIỚI NGỮ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHỨC NĂNG NGỮ PHÁP 6 1 3.1. Chức năng của giới ngữ 6 1 3.1.1. Giới ngữ thực hiện chức năng định ngữ (attribute) bổ nghĩa cho danh từ 6 1 3.1.2. Giới ngữ thực hiện chức năng trạng ngữ (adverbial, adjunct) bổ nghĩa cho câu 6 2 3.1.3. Giới ngữ thực hiện chức năng vị ngữ trong câu ( nominal) 6 6 3.1.4. Giới ngữ thực hiện chức năng là modifiers bổ nghĩa cho cụm từ (Phrases) 6 8 3.1.5. Giới ngữ thực hiện chức năng là complements bổ nghĩa cho cụm từ (Phrase) 6 9 3.2. Giới ngữ từ phƣơng diện chức năng ngữ nghĩa (với những giới ngữ chứa In, On, At) 7 1 3.2.1. Ngữ nghĩa ngữ pháp của những giới ngữ chứa In, On, At 7 1 3.2.1.1. Giới ngữ chứa In, On, At chỉ thời gian 7 1 3.2.1.2. Giới ngữ chứa In, On, At chỉ vị trí 7 5 3.2.1.3. Giới ngữ chứa In, On, At và những cách dùng khác 7 7 3.2.2. Giới ngữ chứa In, On, At và những cách biểu đạt tƣơng ứng trong tiếng Việt 8 2 3.2.2.1. Giới ngữ chứa In, On, At với ngữ nghĩa tƣơng ứng trong tiếng Việt 8 2 3.2.2.2. Giới ngữ chứa In, On, At với ngữ nghĩa không tƣơng ứng một đối một thuần túy với tiếng Việt 8 4 3.2.2.3. Giới ngữ chứa In, On, At với cách biểu đạt bằng các yếu tố chỉ hƣớng hoặc không gian trong tiếng Việt 3.2.2.4. Giới ngữ chứa In, On, At với ngữ nghĩa không 8 6 8 đƣợc biểu đạt một cách cụ thể trong tiếng Việt 7 3.3. Giới ngữ và khả năng đánh dấu ngữ pháp của chúng 8 9 9 KẾT LUẬN 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 8 1 PHỤ LỤC 03 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo Lênin “ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài ngƣời”, song sự giao tiếp ấy chỉ có thể xảy ra khi có sự hiểu biết chung ( còn gọi là tri thức nền) nhƣ nhau cả ở ngƣời phát lẫn ngƣời nhận. Do đó, để sử dụng đƣợc một ngôn ngữ cần phải có những tri thức về lịch sử và văn hoá của ngƣời bản ngữ. “ Điều có ý nghĩ lớn đối với việc hiểu ngôn ngữ là những ngƣời nói phải có nếp sống xã hội thống nhất, có những phong tục, đạo đức, thói quen chung đã đƣợc tạo ra do cùng chung sống trên một lãnh thổ hạn chế nhất định…” ( B.A. Serebrennicov). Trong những năm gần đây, khi xu hƣớng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau, cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, quan hệ giao lƣu Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và các nƣớc trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển về kinh tế chính trị, sự giao lƣu về văn hóa xã hội cũng đƣợc quan tâm đặc biệt. Một trong những phƣơng tiện thiết yếu, là cầu nối quan trọng cho sự giao lƣu, hợp tác văn hoá giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới là ngôn ngữ. Hiện nay, tiếng Anh đƣợc coi là một ngôn ngữ quốc tế và đƣợc sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Chính vì vậy rất nhiều ngƣời Việt Nam cũng tích cực học tiếng Anh nhƣ là ngôn ngữ bản địa của mình. Mặt khác, thời kỳ mở cửa của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, tổ chức nƣớc ngoài hay cá nhân đến sinh sống, làm việc, học tập và tìm hiểu về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Trong quá trình tham gia giảng dạy tiếng Anh cũng nhƣ tiếng Việt ngƣời ta đã phát hiện ra những nét tƣơng đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ngôn ngữ một cách sâu rộng hơn, đồng thời khắc phục những lỗi cơ bản dễ mắc phải của ngƣời học ngoại ngữ (cụ thể là ngƣời Việt Nam khi học tiếng Anh và ngƣời nƣớc ngoài khi học tiếng Việt). So sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ vốn là một đề tài hấp dẫn và là một nhiệm vụ thƣờng xuyên của giới ngôn ngữ học. Xƣa nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, so sánh, đối chiếu giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác (cùng loại hình hoặc khác loại hình) và đã thu đƣợc rất nhiều kết quả to lớn. Kết quả của các công trình nghiên cứu nghiên cứu đó đã đóng góp rất nhiều cho ngôn ngữ trên phƣơng diện lý thuyết và ứng dụng, giúp các nhà nghiên cứu và những ngƣời học ngoại ngữ hiểu sâu hơn về bức tranh ngôn ngữ của ngƣời bản ngữ . Tiếp tục đi sâu nghiên cứu nội dung này, luân văn này tập trung khai thác vấn đề “ Giới ngữ tiếng Anh (với các giới ngữ có IN, ON, AT) và các biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt”. Đây là một đề tài thuộc địa hạt ngôn ngữ học đối chiếu, cụ thể là nghiên cứu giới ngữ tiếng Anh và thông qua đó đối chiếu với tiếng Việt. Đây là một đề tài phù hợp với khuôn khổ luận văn thạc sỹ. Thêm nữa, chúng tôi muốn tập làm quen với các thao tác phân tích đối chiếu so sánh thông qua một nhóm nhỏ trong “gia tộc” hƣ từ- nhóm giới từ để tiếp nối công việc của ngƣời đi trƣớc. Giới từ trong “đại gia đình” hƣ từ là một loại đƣợc đề cập đến rất nhiều trong các sách giáo khoa bậc phổ thông và cả bậc đại học và đƣợc nghiên cứu bởi nhiều tác giả nhƣ Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Chí Hòa, Lý Toàn Thắng… Tuy nhiên, phần lớn các tác giả này chỉ tập trung nghiên cứu vào mảng giới từ với tƣ cách là một đối tƣợng độc lập trong chức năng và mối quan hệ với các thành phần khác trong câu cũng nhƣ trong các cụm từ mà chƣa có sự đề cập hay nếu có cũng chỉ nói đến rất ít mảng giới ngữ có liên quan. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin đƣợc phép nghiên cứu giới ngữ tiếng Anh và các biểu đạt tƣơng đƣơng của nó trong tiếng Việt nhằm tìm hiểu sâu hơn vai trò, cấu trúc, chức năng của giới ngữ cũng nhƣ giới từ. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn áp dụng những kiến thức ngôn ngữ học mà mình tiếp thu đƣợc trong quá trình học tập và nghiên cứu vào xử lý một vấn đề cụ thể để trau dồi thêm những kỹ năng nghiên cứu nhằm phục vụ cho những công trình nghiên cứu khoa học sau này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tìm ra những nét tƣơng đồng và dị biệt giữa giới ngữ tiếng Anh và các biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt trong sự so sánh, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ, khả năng kết hợp của các giới từ IN, ON, AT và những cấu trúc tƣơng đƣơng đƣợc dùng trong những ngữ cảnh nhất định của tiếng Việt. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng giúp ích nhiều cho việc dạy tiếng Anh cho ngƣời Việt và dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu giới ngữ tiếng Anh ( tập trung vào ba giới từ IN, ON, AT) trong sự đối chiếu với các biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tìm hiểu những vấn đề xoay quanh các giới ngữ trong hai ngôn ngữ Anh và Việt. Nhƣng để làm bật một số đặc trƣng nào đó của giới ngữ, luận văn có thể mở rộng phạm vi xem xét các địa hạt khác khi cần thiết. 4. Tƣ liệu nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tƣ liệu từ các tác phẩm văn học hoặc các giáo trình tiếng Anh và tiếng Việt… Ngoài ra còn tham khảo và sử dụng một số tƣ liệu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, ngữ pháp của các dạng câu trong tiếng Anh. Tất cả các tƣ liệu này đã đƣợc tập hợp trong các giáo trình và các tài liệu này đều có nguồn gốc xuất xứ. Chúng tôi cũng sẽ sử dụng một số ví dụ trong ngôn ngữ hàng ngày- điểm cụ thể thể hiện rõ nét nhất sự khác biệt trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới của mỗi dân tộc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp cơ bản và đƣợc sử dụng xuyên suốt công trình nghiên cứu này là phƣơng pháp so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân loại trong xử lý nguồn tƣ liệu. Đồng thời, để tìm hiểu và phát hiện các đặc trƣng ngữ nghĩa, chức năng của các giới ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt chúng tôi sẽ áp dụng các thủ pháp phân tích khi cần thiết. Chúng tôi sẽ khảo sát, phân tích giới ngữ dựa trên cả bình diện cấu trúc chức năng ngữ pháp cũng nhƣ bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng. Trong các câu dịch, chúng tôi sẽ cố gắng truyền tải ý nghĩa chính xác của các đoạn văn trong những ngữ cảnh nhất định. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn chia làm 3 chƣơng sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài Chƣơng 2: Giới ngữ nhìn từ góc độ cấu trúc ngữ pháp Chƣơng 3: Giới ngữ nhìn từ góc độ chức năng ngữ pháp Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát chung về từ loại Từ loại là một nội dung quan trọng của ngữ pháp học trong nghiên cứu ngôn ngữ. Mỗi ngôn ngữ đều sở hữu trong bản thân nó những vốn từ vựng đa dạng và phong phú khác nhau. Do khối lƣợng đồ sộ và chức năng ngữ pháp đƣợc sử dụng khác nhau nên từ loại đƣợc phân chia theo những mục đích khác nhau. Về mặt từ vựng, có thể phân loại từ dựa trên cơ cấu ngữ nghĩa của từ vựng. [19] Cũng có thể chỉ dùng nguyên tắc hình thái học ( nhƣ ở thời kỳ Alexandria và La Mã) hoặc sử dụng cách pha trộn cả hai nguyên tắc hình thái học và ngữ nghĩa ( nhƣ ở Aristote và những ngƣời khắc kỷ). Đối với các từ có biến hình, việc phân định theo hình thái học có vẻ hiển nhiên. Còn các hƣ từ không biến hình thì đƣợc nhận diện trên cơ sở khả năng kết hợp với các thực từ. [5, tr. 467] Tuy nhiên những nhà ngữ pháp học không dựa vào đó để phân loại từ mà dựa vào bản chất ngữ pháp của từ, kết quả là ta có các từ loại. Nhƣ vậy, từ loại đƣợc hiểu một cách nôm na là các lớp từ trong một ngôn ngữ cụ thể đƣợc phân chia dựa trên chức năng ngữ pháp của chúng. Cho đến nay tồn tại một cách phổ biến hai cách phân định từ loại: phân chia vốn từ của một ngôn ngữ ra thành hai lớp khái quát là thực từ và hƣ từ, và phân chia vốn từ của một ngôn ngữ ra thành nhiều lớp cụ thể hơn với những đặc trƣng xác định hơn. Trong cách phân chia thứ nhất của ngữ pháp truyền thống châu Âu, ứng với thực từ là tên gọi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “ các bộ phận của lời”, ứng với hƣ từ là tên gọi thƣờng dịch ra tiếng Việt là “tiểu từ”; ngữ pháp châu Âu hiện đại còn gọi là lớp từ từ vựng tính (thực từ) và lớp từ ngữ pháp tính (hƣ từ). [5, tr. 468] Theo Đinh Văn Đức, các lớp từ, xét về mặt ngữ pháp có thể chia ra, trƣớc hết, thành thực từ, hƣ từ và tình thái từ. Hai lớp sau khác với lớp thứ nhất về mặt ý nghĩa và các đặc trƣng ngữ pháp, đồng thời cũng phân biệt với nhau. Vì vậy có nhiều nhà ngôn ngữ học cho là có cơ sở để tiến hành việc phân định từ loại chỉ trong phạm vi các thực từ. Nhƣng, mặt khác, nếu xem xét các lớp từ từ quan hệ của chúng với các phạm trù của logic thì cần phải khảo sát các lớp một cách bình đẳng. [dẫn theo 17, tr. 23] 1.1.1. Khái niệm về từ loại trong tiếng Anh Các khái niệm về từ loại và cấu trúc câu trong tiếng Anh có những điểm tƣơng đồng với tiếng Việt, song do mỗi ngôn ngữ lại có những đặc trƣng riêng của nó nên luôn luôn tồn tại những điểm dị biệt. Thí dụ những khái niệm chung về động từ, tính từ, trạng từ, chủ ngữ, vị ngữ…thì giống nhau nhƣng nếu ta đi sâu vào nghiên cứu chi tiết về các mặt nhƣ cấu tạo, vị trí, vai trò chức năng của chúng trong câu thì có thể tìm thấy vô số những điểm khác biệt. Có những khái niệm mà chỉ trong tiếng Anh mới có còn trong tiếng Việt lại không có nhƣ sở hữu cách, danh động từ, tính động từ… Ngữ pháp tiếng Anh truyền thống – nghiên cứu từng bộ phận của ngôn ngữ một cách riêng rẽ - chia vốn từ loại (part of speech, word classes, kinds of words) thành hai nhóm lớn chính: nhóm hữu sinh (productive) và nhóm vô sinh (non- productive). Nhóm hữu sinh bao gồm: - Danh từ (noun) - Động từ (verb) - Đại từ (pronoun) - Tính từ (adjective) - Phó từ (adverb) Nhóm vô sinh bao gồm: - Tính động từ (participle) - Giới từ (preposition) - Liên từ (conjunction) - Thán từ (interjection) - Mạo từ (article) Theo Lê Dũng, Bùi Ý, Vũ Thanh Phƣơng, tiếng Anh lại có 8 từ loại hay loại từ gồm: danh từ, đại từ, tính từ, động từ, phó từ, giới từ, liên từ và thán từ. Theo đó mỗi từ loại có những chức năng riêng: Tên từ loại Chức năng Ví dụ Danh từ (Noun) Chỉ ngƣời, vật, sự việc hay Girl, baby, history, khái freedom… niệm Đại từ (pronoun) Dùng để thay thế cho danh I, he, them, who, which… từ Tính từ (adjective) Bổ nghĩa cho danh từ. Gồm A good teacher, my nhiều loại, kể cả mạo từ (article) first lesson, new books… và số từ (numeral) Động từ (verb) Chỉ hành động hoặc trạng thái Phó từ (adverb) Giới từ (preposition) To run, to say, to feel… Bổ nghĩa cho động từ, tính They work very từ hoặc phó từ khác hard, I was too tired Đứng trƣớc danh từ hoặc I spoke to him đại từ để chỉ quan hệ của chúng với các từ khác Liên từ (conjunction) Thán từ Nối các từ, cụm từ hoặc câu với nhau Diễn tả cảm xúc You and I. He will come if you ask… Well! Ah! Yeah! (interjection) [46,tr. 12] 1.1.1.1. Phân chia từ loại theo chức năng Phân chia từ loại theo chức năng là dựa vào chức năng cú pháp mà từ đảm nhận trong câu. Vì một từ có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nên nó có thể thuộc một từ loại trong câu này nhƣng lại thuộc về một từ loại khác trong câu khác. Ví dụ: I have two hands ( Tôi có hai tay – hands là danh từ) He hands me the paper ( Anh ấy đƣa cho tôi tờ giấy – hand ở đây là động từ A round table ( Cái bàn tròn - round là tính từ) A round of beer ( Một chầu bia – round là danh từ) The Earth moves round the Sun ( Trái đất quay xung quanh mặt trời – round là giới từ) The police rounded them up ( Cảnh sát quây họ lại – round là động từ) This is his hat ( Đây là mũ của anh ấy – This là đại từ, his là tính từ sở hữu) This hat is his ( Cái mũ này là của anh ấy – This là tính từ, his là đại từ sở hữu) [46, tr.13] 1.1.1.2. Phân chia từ loại theo hình thức Phân chia từ loại theo hình thức là dựa vào các tiếp tố (affixes) gắn với từ, nếu có. Nhờ đó, chúng ta có thể ít nhiều đoán đƣợc một từ thuộc loại từ nào, ví dụ: - Danh từ với –ist, -dom, -ness, -ship, -red: Artist Freedom Darkness Hardship (hoạ sỹ) (tự do) (bóng tối) (nỗi gian truân) Dramatist Wisdom Sweetness Friendship (nhà soạn kịch) (sự thông thái) (sự ngọt ngào) (tình bạn) - Động từ với –ed, -ing, -en, -ize, -fy, -ate: Changed (đã thay đổi) Walked (đã đi bộ) Weaken (làm cho yếu) Sweeten Modernize (hiện đại hóa) (làm cho ngọt) Purify (làm cho tinh khiết) Simplify (làm cho đơn giản) Minimize (giảm thiểu) - Tính từ với –ous, -ed, -en, -less, -ly, -ful. Famous Talented Wooden Fearless (nổi tiếng) (có tài) (bằng gỗ) (không sợ hãi) Continous Learned Woollen Hopeless (tiếp diễn) (có học) (bằng len) (không hy vọng) Người ta thường phân chia tám từ loại nêu trên thành hai nhóm lớn: - Open word classes: (từ loại có thể nhận thêm từ mới) gồm có: danh từ, động từ, tính từ và phó từ. Số lƣợng mỗi từ loại thuộc nhóm này có thể từ một vài nghìn đến cả trăm nghìn từ. Nhóm này bao gồm các content word, là những từ mang nghĩa nội dung hay nghĩa từ điển (lexical meaning) nhƣ home (nhà ở, quê hƣơng), bridge (cây cầu), slowly (chậm chạp). - Close word classes: (từ loại có số lƣợng từ giới hạn) gồm đại từ, giới từ, liên từ và thán từ. Số lƣợng mỗi từ loại thuộc nhóm này chỉ từ vài từ đến vài mƣời từ và rất it khi nhận thêm từ mới. Nhóm này bao gồm các function word, là những từ ít mang nghĩa nội dung nhƣng lại đóng vai trò quan trọng trong quan hệ cú pháp của câu, nhƣ on (ở trên), beside (bên cạnh), he (ông ấy), and (và). [12, tr.6] 1.1.2. Khái niệm về từ loại trong tiếng Việt Khái niệm từ loại xuất phát từ cứ liệu ngôn ngữ châu Âu, nó gắn với các phạm trù hình thái học khác nhƣ giống, số, cách...Vấn đề đƣợc đặt ra là, khi gắn từ loại với phạm trù hình thái thì, đối với tiếng Việt, có cần thiết duy trì sự tồn tại hay khẳng định sự có mặt của phạm trù từ loại hay không? Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay luôn tồn tại hai thái cực đối nghịch nhau về sự tồn tại của từ loại trong tiếng Việt. Nhóm các tác giả phủ nhận việc tồn tại của từ loại nhƣ Lê Quang Trinh, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tùng cho rằng: từ (trong ngôn ngữ đơn lập) không biến đổi hình thái do đó không thể phân chia từ loại một cách chính xác. Tác giả Hồ Hữu Tùng cho rằng: tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn so với các ngôn ngữ phƣơng Tây (không có sự biến đổi hình thái) do đó không có từ loại, mà, tuỳ thuộc vào vị trí trong câu mà có tính chất (thuộc tính) nhất định, một từ có thể có nhiều thuộc tính khác nhau. Ở vào thế đối lập là các tác giả thừa nhận sự tồn tại của từ loại, tuy nhiên, trong nhóm này có những khác biệt trong việc nhận định, phân loại. Họ thừa nhận sự có mặt của phạm trù từ loại trong tiếng Hán, tiếng Việt... nhƣng tiêu chí phân định không dựa vào đặc điểm hình thái mà là ý nghĩa ngữ pháp và/hoặc thái độ ngữ pháp (khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp). Có những tác giả phân định từ loại chỉ thuần túy dựa vào ý nghĩa khái quát nhƣ Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh. Theo đó từ loại là một phạm trù ngữ pháp-logic. Có những tác giả lại dựa vào chức vụ cú pháp (một từ có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau) mà từ đảm nhận trong câu nhƣ Phan Khôi… hay lại dựa vào khả năng kết hợp của từ trong câu nhƣ Lê Văn Lí, Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng, trong đó tập trung vào khả năng làm trung tâm của cụm từ, ngữ hoặc khả năng làm thành tố phụ của ngữ. Từ loại đƣợc Đinh Văn Đức định nghĩa nhƣ sau: “ Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, đƣợc phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lƣu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định”. [17, tr23] Định nghĩa này cho ta thấy rõ đƣợc cách phân định từ loại trong trong tiếng Việt. Nghiên cứu về từ loại là nghiên cứu các lớp từ của ngôn ngữ xét theo các đặc trƣng ngữ pháp của chúng. Tiêu chí phân định từ loại đƣợc nhiều tác giả nhƣ Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung… tán thành nhất là dựa vào tập hợp ba tiêu chuẩn: (1) ý nghĩa - từ vựng ngữ pháp khái quát có tính chất phạm trù của từ, (2) khả năng kết hợp của từ, và (3) chức năng cú pháp chủ yếu của từ. Và hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm bao gồm những từ loại sau: Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; tiểu từ (trợ từ và tình thái từ) Danh từ, động từ, tính từ, là ba từ loại cơ bản, chiếm số lƣợng lớn nhất và thể hiện tƣơng đối đầy đủ và rõ rệt nhất các tiêu chuẩn phân loại. Về mặt ý nghĩa, chúng có bản chất từ vựng - ngữ pháp, trực tiếp phản ánh các nội dung ý nghĩa từ vựng khái quát có tính vật thể, hành động, trạng thái hoặc phẩm chất thành các đặc trƣng phân loại. Về khả năng kết hợp, chúng có thể làm thành tố chính - trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp - trong một kết hơp từ, với các từ làm thành tố phụ đứng xung quanh. Về chức năng cú pháp, danh từ, động từ, tính từ có khả năng tạo câu và đảm nhiệm hầu hết các thành phần ở mọi vị trí trong cấu tạo câu. Số từ phản ánh nội dung ý nghĩa số lƣợng có tính chất thực, gần gũi với danh từ, động từ, tính từ. Số từ không có đƣợc khả năng kết hợp rộng rãi nhƣng vẫn đảm nhiệm đƣợc đầy đủ các chức năng cú pháp nhƣ các từ loại nói trên. Vì vậy, chúng có tƣ cách là thực từ, và có tác giả đã xếp cùng nhóm với danh từ. Đại từ không trực tiếp phản ánh các nhân tố ý nghĩa từ vựng nhƣ thực từ. Nhƣng do chúng có chức năng thay thế các thực từ, biểu hiện nội dung ý nghĩa của thực từ mà chúng thay thế và đảm nhiệm các chức năng cú pháp của thực từ đƣợc thay thế, nên có thể xem là một từ loại có vị trí trung gian trong hệ thống từ loại. Do có quan hệ chặt chẽ với danh từ, động từ, tính từ, nên đại từ cũng đƣợc xếp vào nhóm hai. [6, tr.77]. Từ ba tiêu chí phân định từ loại Đinh Văn Đức lại có cách phân định từ loại thành ba tập hợp cơ bản: - Các thực từ gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ. - Các hƣ từ gồm: từ phụ, từ nối. - Các tình thái từ gồm: tiểu từ, trợ từ. Nguyễn Hồng Cổn cũng có cách phân chia từ loại thành ba tập hợp cơ bản theo sơ đồ sau: Kết quả phân loại: ( Ngôn ngữ. Số 02/2003) Tóm lại, việc hiểu về từ loại rất quan trọng. Mục đích chính của việc hiểu biết từ loại là nhằm phát hiện bản chất ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của các lớp từ trong quá trình thực hiện những chức năng cơ bản của ngôn ngữ: làm công cụ để giao tiếp, để tƣ duy trừu tƣợng. Từ đó có thể sử dụng các lớp từ cho đúng quy tắc, hợp với phong cách và chuẩn của ngôn ngữ. 1.2. Khái quát chung về hƣ từ Khái niệm “hƣ từ”/ “từ trống” xuất hiện nhiều trong các ngôn ngữ Ấn – Âu, ví nhƣ cách gọi “mots vides” (Pháp), “empty words” (Anh), “pustoe slovo” (Nga), “leerwort” (Đức)… Ở các ngôn ngữ này, nhìn chung hƣ từ đƣợc đặt ở vị thế đối lập với thực từ. Trong tiếng Việt, hƣ từ đƣợc đặt trong thế đối lập với thực từ và tính thái từ. Hƣ từ có thể hình thành hai tập hợp tạm gọi là các hƣ từ từ pháp và các hƣ từ cú pháp. Các hƣ từ từ pháp có chức năng diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của thực từ (danh từ, động từ, tính từ, số từ). Trong quan hệ cấu trúc, chúng chuyên dùng làm thành tố phụ trong các đoản ngữ. Các hƣ từ cú pháp, trái lại, không đƣợc dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ với thực từ trong các phát ngôn – nghĩa là diễn đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tƣ duy trừu tƣợng. Hƣ từ cú pháp, theo đó, cũng là công cụ diễn đạt các mối quan hệ logic, các quan hệ trong cách thức phản ánh của ngƣời bản ngữ. Các hƣ từ cú pháp không làm trung tâm và cũng không làm thành tố phụ đoản ngữ, chúng là một thứ phƣơng tiện liên kết “xúc tác” thành tố phụ với trung tâm đoản ngữ, các đoản ngữ, các mệnh đề với nhau trong cấu trúc phát ngôn. [17,tr.207] Theo tác giả Hoàng Trọng Phiến [32], hƣ từ tiếng Việt có đặc điểm: - Làm phƣơng tiện biểu hiện của các quan hệ ngữ pháp – ngữ nghĩa khác nhau giữa các thực từ. Nghĩa của hƣ từ gắn với cách thức tƣ duy, hành vi tƣ duy. Do đó chọn lựa hƣ từ nào để cấu tạo câu nói mang thông tin là xuất phát từ nhu cầu diễn đạt của tƣ duy. - Hƣ từ tham gia kiến tạo lập luận. - Hƣ từ không làm trung tâm của cụm từ, của ngữ đoạn và không độc lập làm thành phần câu cũng nhƣ không độc lập tạo ra câu. Hƣ từ và các kết cấu hƣ từ đứng ngoài nòng cốt câu và có liên đới đến toàn câu nhằm diễn đạt ý nghĩa ngữ dụng nào đó tùy theo chiến lƣợc của ngƣời sử dụng chúng. - Hƣ từ tự nó không có khả năng biểu hiện sắc thái nghĩa. Nó có sắc thái nghĩa khi tham gia vào một kết cấu cú pháp nào đó, trong một ngôn cảnh nào đó. Trong phần “Trắc nghiệm về giới ngữ” tại công trình “Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm – ngữ pháp – ngữ nghĩa” của mình, tác giả Cao Xuân Hạo đã trực tiếp trình bày quan điểm về hƣ từ nhƣ sau: “Giới từ là một hƣ từ. Hình nhƣ chƣa ai phủ nhận hay nghi ngờ điều đó. Tuy nhiên, ranh giới giữa thực từ và hƣ từ nhiều khi có phần mơ hồ hay ít nhất không phải là hiển nhiên. Ngƣời ta hay nói rằng, trong khi thực từ chỉ sự vật, thì hƣ từ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật. Nhƣng nếu thế thì cũng nên thừa nhận rằng hƣ từ không phải là rỗng nghĩa, vì nó chỉ không có ý nghĩa sự vật mà thôi (hiểu theo một nghĩa rất hẹp và rất ƣớc định nào đó). Nếu nó rỗng nghĩa thật thì chính nó không có lý do tồn tại trong ngôn ngữ vốn là cái công cụ truyền đạt nghĩa. Nhƣng đơn vị ngôn ngữ nhƣ giới từ, liên từ và các thứ chỉ tố này nọ không phải là rỗng nghĩa”. [tr.394]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan