Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giao trinh plc...

Tài liệu Giao trinh plc

.PDF
101
454
129

Mô tả:

CHƯƠNG 1: “ĐIỀU KHIỂN TUẦN TỰ” LÀ GÌ? Điều khiển tuần tự là thuật ngữ mà chúng ta thường ít khi nghe thấy.Nhưng nó tồn tại xung quanh chúng ta và chúng ta tiếp xúc với nó trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ, một máy giặt hoàn toàn tự động là một ví dụ điển hình của “Điều khiển tuần tự”. Trong chương này,chúng ta sẽ tìm hiểu xem “Điều khiển tuần tự “ là gì và ảnh hưởng của nó trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. 1 1.1 " Điều khiển tuần tự " là gì ? " Tuần tự " nghĩa là gì? Mặc dù cụm từ “Điều khiển tuần tự”có thể xa lạ với chúng ta, nhưng nó được sử dụng thường xuyên quanh chúng ta, và mọi người có thể đã nhìn thấy hay đã tiếp xúc với cái gì đó đã được điều khiển tuần tự. Những từ ngữ dùng để mô tả từ "Tuần tự " như sau : 1. Tuần tự là trạng thái hay sự việc của sự liên tiếp hay sự hợp lý. Tuần tự 2. Tuần tự là sự liên tiếp. 3. Tuần tự là thứ tự của sự liên tiếp 4. Tuần tự là một chuỗi những sự việc thứ tự Từ đây, chúng ta có thể hiểu “tuần tự” liên quan tới những sự liên tiếp hay thứ tự trong những sự việc xảy ra. Những ví dụ mà chúng ta đã biết Hãy tìm hiểu ví dụ quá trình rửa ôtô chúng ta thường thấy tại một trạm xăng. Nước được lau khô và việc rửa xe đã xong Sau đó rửa lại bằng nước . một lần nữa Chải sạch bằng một bàn chải xoay to. Bụi bẩn và bùn được rửa sạch bằng chất tẩy Đầu tiên xe dược rửa bằng nước Bỏ tiền vào máy và nhấn nút START . 2 Thông qua quá trình rửa ô tô ở trang trước được mô tả trong từng giai đoạn, trình tự như trên là phương thức cơ bản của những sự việc liên tiếp, và việc làm cho những sự việc này vận hành nhiều lần một cách chính xác và tự động như sự mong đợi trở thành điều khiển tuần tự. Điều khiển tuần tự được sử dụng rộng rãi và là một sự gần gũi cuộc sống trong tất cả mọi hoàn cảnh và mọi lĩnh vực. Những thiết bị điện gia dụng Thang máy Nhà máy Điều khiển tuần tự được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực Máy bán hàng tự động Trạm điện Điều khiển tuần tự không chỉ sử dụng trong những ứng dụng phức tạp mà còn trong những ứng dụng rất quen thuộc với chúng ta. 3 1.2 Những thiết bị kết hợp với điều khiển tuần tự. Những thiết bị cấu thành trong điều khiển tuần tự Những thiết bị sau đây được dùng để thực hiện điều khiển tuần tự Những thiết bị này có thể được phân loại đại khái như sau: • " Những thiết bị được vận hành bởi con người " • " Những thiết bị thông báo cho con người trạng thái của máy móc " • " Những thiết bị phát hiện ra trạng thái của máy móc " • " Những thiết bị làm máy móc di chuyển " Con người Những thiết bị vận hành bởi con người Công tắc,…. Thiết bị thông báo cho con người trạng thái của máy móc Đèn, chuông báo,…. Tuần tự. Ví dụ: Những thiết bị khác nhau được kết hợp để thực hiện điều khiển tuần tự trong rửa xe ôtô. Những thiết bị làm máy móc di chuyển Bơm để đẩy chất tẩy bẩn hay nước và đông cơ … để quay bàn chải. Những thiết bị vận hành bởi con người Nút nhấn Start/stop... Những thiết bị thăm dò trạng thái của máy móc Công tắc... để phát hiện xe tới. Thiết bị thông báo cho con người trạng thái của máy móc Đèn trong quá trình vận hành... 4 Những thiết bị được trình bày trong hình vẽ này chỉ là ví dụ và chỉ một ít trong số nhiều thiết bị . Trong điều khiển tuần tự, sự kết hợp của những thiết bị như vậy được làm để vận hành tương ứng với quy trình công việc. “Những thiết bị được vận hành bởi con người “ và “ những thiết bị phát hiện ra trạng thái của máy móc” trở thành những điều kiện để làm những sản phẩm di chuyển trong điều khiển tuần tự, Trong khi đó “những thiết bị thông báo cho con người trạng thái của máy móc “ và “ những thiết bị làm máy móc di chuyển” là các thiết bị được vận hành tương ứng với những điều kiện này. Bảng thao tác….… trên đó "những thiết bị được vận hành bởi con người" (chuyển mạch loại nút nhấn, bộ chuyển mạch cơ,…) và "những thiết bị thông báo cho con người trạng thạng thái của máy móc" (đèn, bộ hiển thị số,...) được lắp đặt. Bảng điều khiển……. lắp các thiết bị như tiếp điểm điện từ, rơle và PLCs, cho việc điều khiển máy điều khiển. Có thể điều khiển trực tiếp bằng PLC những phụ tải nhỏ như những van điện từ có kích thước nhỏ và những đèn hiệu. Những phụ tải lớn như những van điện từ có kích thước lớn phải được điều khiển qua một công tắc điện từ hoặc rơle trung gian. Contactor, relay … Điều khiển Động cơ Những thiết bị thăm dò trạng thái của động cơ Công tắc giới hạn,công tắc lân cận… Những thiết bị làm di chuyển động cơ Mô tơ, van điện từ... 5 1.3 Những yêu cầu để điều khiển tuần tự Hãy xét điều khiển tuần tự trong thực tế Bây giờ, hãy thử xét đến điều khiển tuần tự trong thực tế dựa vào sơ đồ kết nối dưới đây. Sau đó có thể mô tả những giới hạn mà chúng ta cần biết trong việc nghiên cứu điều khiển tuần tự. Ví dụ 1 Mạch điện ở bên dưới được đi dây dùng một bộ chuyển đổi nút nhấn và những bóng đèn (xanh, đỏ). • Nội dung của điều khiển tuần tự (1)Khi nút nhấn không được ấn, dòng điện chạy theo lộ trình B và đèn màu xanh sáng. (2) Khi nút nhấn được ấn, dòng điện chạy theo lộ trình A, và đèn màu đỏ sáng. (3)Khi nút nhấn được thả ra, đèn màu xanh sáng lần nữa như trường hợp (1) ở trên. Những thao tác như trường hợp (1) đến trường hợp (3) là một phần của điều khiển tuần tự. Sơ đồ nối dây Nút nhấn Đèn xanh Đèn đỏ Rơ le 6 Hãy cùng tìm hiểu một số thuật ngữ mới. • Rơ le là một chuyển mạch điện cơ đơn giản được tạo ra từ một nam châm điện và một bộ tiếp điểm . Mặt cắt ngang relay Tiếp điểm động Tiếp điểm động Khi dòng điện chạy tới nam châm, tiếp điểm. động tác động Nam châm Tiếp điểm cố định • Nam châm Chiều dòng điện Tiếp điểm Là một bộ phận tiếp xúc thực hiện thao tác chuyển mạch và cho phép dòng điện chạy qua hay ngăn chặn dòng điện. Những dạng khác của tiếp điểm được tìm thấy trong những bộ chuyển đổi, bộ định thời, bộ đếm và các thiết bị khác. Có hai loại tiếp điểm, những tiếp điểm N.O. và những tiếp điểm N.C. (xem trang tiếp theo). • Rơ le được sử dụng ở đâu? (1) Những rơ le có thể làm cho những mô tơ lớn và những bóng đèn vận hành bằng cách sử dụng tín hiệu nhỏ. 12VDC (dòng điện một chiều) 100VAC (dòng điện xoay chiều) (2) Những rơ le có thể vận hành cho những mô tơ và bóng đèn ở xa. 7 • Tiếp điểm Những tiếp điểm thực hiện thao tác chuyển mạch để ngăn chặn hay dẫn dòng điện. Những tiếp điểm cơ bản gồm tiếp điểm N.O, tiếp điểm N.C, và những bộ chuyển đổi, những rơ le, bộ định thời, bộ đếm và những thiết bị khác có tiếp điểm. Tiếp điểm N.O. Một "tiếp điểm N.O".là một tiếp điểm "thường mở" (normally open), và đóng khi có một sự tác động (ghi chú 1) đến tiếp điểm. (ghi chú 1) Một " sự tác động " ở đây có nghĩa là " nguyên nhân của một thao tác hay sự tthay đổi." Thao tác ấn một nút nhấn tương ứng với một sự tác động. Thao tác: trong trường hợp của một nút ấn Khi nút nhấn không được ấn, thì tiếp điểm mở. Khi nút nhấn được ấn, thì tiếp điểm được đóng. Nút nhấn Nhấn nút nhấn Hở mạch Dây dẫn Lò xo Tiếp điểm động Tiếp điểm động Tiếp điểm cố định Tiếp điểm Dây dẫn Tiếp điểm cố định Hướng của dòng điện Dây dẫn Lò xo Trước khi ấn nút nhấn (ở trạng thái phục hồi) Sau khi ấn nút nhấn (ở trạng thái hoạt động) Tiếp điểm thường đóng (N.C) Một "tiếp điểm N.C." là một tiếp điểm "thường đóng".(normally closed), và mở khi có một sự tác động được tạo ra. Thao tác : Trong trường hợp một nút nhấn Khi nút nhấn không được nhấn, tiếp điểm đóng. Khi nút nhấn được nhấn, tiếp điểm mở. Hướng của dòng điện ấn nút nhấn Nút nhấn Dây dẫn Đóng mạch Tiếp điểm động Dây dẫn Dây dẫn Tiếp điểm cố định Lò xo Tiếp điểm cố Hở mạch Tiếp điểm động Lò xo 8 1.4 Thực hiện nối dây dựa trên tuần tự Chúng ta cùng tìm hiểu một số từ mới Hãy sử dụng ví dụ 1 ở trang 1- 6 nguồn DC Đèn xanh Đèn đỏ Chúng ta tìm hiểu các tiếp điểm của rơle. Nút nhấn Bảng chỉ dẫn nối dây rơ le trên mô hình thực tập Cấu hình sản phẩm Cáp nguồn …………………1 cái Nút nhấn……………………1 cái Đèn xanh ……………………..1 cái Đèn đỏ……………………...1 cái Rơ le………………………..1 cái Dây điện (nâu, đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương,đỏ tía, xám) mỗi thứ một đoạn • Hãy nối dây mô hình huấn luyện mẫu. 1. Đảm bảo rằng mô hình huấn luyện mẫu Relay Hình 1: Đèn xanh Đỏ Xanh được bật OFF. 2. Nối dây đèn xanh như hình 1,việc kết nối dây như sau: Dây đỏ tía nối với đầu số 7 Dây màu vàng nối với đầu số 4 Dây màu xám nối với đầu số 8 3. Nối dây đèn đỏ như hình 2, việc kết nối dây như sau: Hình 2: Đèn đỏ Dây xanh lá nối với đầu số 5 Sơ đồ nối dây *2 Dây xanh dương nối với đầu số 6 Dây nâu nối với đầu số 1 Đỏ Xanh Dây đỏ nối với đầu số 2 Dây màu cam nối với đầu số 3 Ghi chú trong ví dụ này, nguồn cung cấp đầu số 4 và số 5 là đầu nối chung. *2 "Sơ đồ đấu dây thực tế " là gì? Hình này hướng đến sơ đồ gần với thực tế.và trình bày cách nối dây và các thiết bị dùng trong mạch điện. Khi việc nối dây và vị trí thiết bị có thể được nhìn thấy một cách chính xác trong sơ đồ này, điều này sẽ dễ dàng khi ráp thiết bị trong thực tế hoặc thực hiện việc bảo dưỡng . 9 Chúng ta cùng tìm hiểu một số thuật ngữ và cụm từ mới • Hãy kiểm tra thao tác Hãy cùng trao đổi nội dung của điều khiển tuần tự giải thích ở trang 1-6 với những thuật ngữ mới và những cụm từ chúng ta đã tìm hiểu. (1) Khi nguồn cung cấp được bật ON, tiếp điểm N.C. và lộ trình B được thực hiện, khi đó đèn xanh sáng. (2) Khi nút nhấn chuyển đổi (tiếp điểm N.O ) được ấn, thì rơ le hoạt động vì thế tiếp điểm N.O. đóng. Lộ trình A được thực hiện, và đèn đỏ sáng. (3) Khi nút nhấn được thả, đèn xanh sáng lại lần nữa như bước (1) ở trên. Tuần tự được biểu diễn như một lược đồ Cấp nguồn Đèn xanh sáng Đèn đỏ tắt Nút nhấn được ấn ? đúng Đèn xanh tắt Đèn đỏ sáng không Nút nhấn không được ấn? đúng không "lược đồ" là gì ? Với điều khiển tuần tự, những thiết bị khác nhau được kết nối bao gồm một mạch .Nhằm giải thích cho việc điều khiển những thiết bị này có thể trở nên khó sử dụng khi dựa trên những phương pháp cơ bản. Vì vậy một lược đồ là một phương pháp thích hợp hơn để giải thíchđiều khiển tuần tự. Một lược đồ sử dụng những khối hình chữ nhật và những mũi tên để biểu diễn một cách đơn giản hơn trình tự của những công việc liên quan. Tuần tự được biểu diễn như một biểu đồ thời gian "biểu đồ thời gian” là gì ? Một biểu đồ thời gian biểu diễn những sự thay đổi trong thao tác tuần tự theo thời gian. Những thiết bị để điều khiển được biểu diễn theo trục thẳng đứng, trong khi sự thay đổi thời gian được biểu diễn theo trục nằm ngang. Những đường chấm chấm với các đầu mũi tên được dùng để chỉ mối quan hệ giữa những thiết bị tương ứng và những kết quả của thao tác. Đôi khi, biểu đồ thời gian hiển thị sự thay đổi theo thời gian mà không sử dụng mũi tên. Chúng ta có thể tìm hiểu nội dung điều khiển tuần tự từ những lược đồ và những biểu đồ thời gian. 10 Sơ đồ đấu dây thực tế và sơ đồ tuần tự Một sơ đồ đi dây thực tế là một sơ đồ vị trí thiết bị và nối dây dễ hiểu. Tuy nhiên, thao tác tuần tự khó hơn trong những sơ đồ nối dây thực tế ở những mạch điện phức tạp. Hãy thử kiểm tra một sơ đồ đi dây thực tế với một sơ đồ tuần tự để minh họa điều này. Sơ đồ nối dây Ghi chú: với mô hình thực tập FX--I/O được kết nối với động cơ, cả rơle và bóng đèn được vận hành bằng nguồn 24VDC. Tuy nhiên, hầu hết những rơ le được vận hành bằng một nguồn 24VDC và bóng đèn được vận hành bởi nguồn 100VAC. Điều này được minh hoạ ở hình dưới. Sơ đồ tuần tự Sơ đồ tuần tự là những sơ đồ nối dây có mục đích làm nội dung vận hành của mạch dễ hiểu. Những tiêu chuẩn hợp nhất có khả năng làm cho phương pháp biểu đồ này dễ hiểu hơn bằng phương pháp thứ ba. 11 Hãy xét đến một ví dụ khác Ví dụ 2 Điều khiển mức nước trong một bể chưa • Những chi tiết (của) điều khiển tuần tự (1) Khi công tắc vận hành được đóng, công tắc giới hạn phao chuyển đổi (LS1) đóng nếu thùng trống rỗng, và nam châm chuyển đổi MC được vận hành để điều khiển chuyển đổi bơm mô tơ. Rơ le MC được thiết kế giữ trạng thái bằng nếu mực nước thước thủy chuẩn tại chính giữa vị trí (2) Khi thùng trở nên đầy , công tắc phao (LS2) mở, thao tác giữ của rơ le MC được hủy bỏ, và mô tơ chuyển đổi bơm dừng. (3) Khi mực nước đạt đến mức rỗng, mô tơ bắt đầu vận hành tự động trở lại. Với động cơ vận hành trong ví dụ này, động cơ bắt đầu vận hành tại vị trí giữa sau khi bể chứa rỗng được phát hiện. Động cơ dừng lại tại chính vị trí giữa sau khi bể đầy đủ được phát hiện và trạng thái vận hành của động cơ khác với tại vị trí giữa. Loại vận hành này được gọi là “vận hành trễ" và có thể rút gọn số lần mà động cơ dừng. 12 • Sơ đồ tuần tự * Bộ ngắt : thiết bị này sẽ ngắt dòng của mạch khi dòng điện không ổn định chạy qua *1. Tuần tự trong mục này được thay thế bởi một chương trình tuần tự trong PLC. *2. Mạch tự giữ Một “mạch tự giữ” liên quan tới một mạch vận hành bằng những tín hiệu đến từ một rơ le bên ngoài hay thiết bị khác bằng tiếp điểm tự giữ của rơ le. Mạch tự giữ có thể được nói rằng có một bộ nhớ chức năng cho phép chúng vận hành liên tục dù được cắt bằng cách thả nút nhấn. Trong mạch này, tiếp điểm của rơ le (MC*2) cho việc điều khiển động cơ được kết nối song song với công tắc phao giới hạn 1 (LS1). Điều này cung cấp một ví dụ của “ mạch tự giữ ”. *3. Tuy nhiên công tắc giới hạn 2 (LS2) có chức năng để cắt mạch tự giữ để dừng bơm chuyển đổi động cơ, khi công tắc giới hạn 2 (LS2) được sử dụng với một tiếp điểm N.C, công tắc có thể bật OFF để dừng sự chuyển đổi nước khi một tiếp điểm của công tắc hư hoặc cuộn dây ngắt. Vận hành của mạch tự giữ(biểu đồ thời gian ) 13 1.5 Hãy nhớ những ký hiệu tuần tự Danh sách của những ký hiệu tuần tự chính 14 CHƯƠNG 2 PLC LÀ GÌ ? PLC là gì? PLC là chữ viết tắt của “bộ điều khiển lập trình” (Programmable Controller ) và đôi khi được hiểu như là một “bộ điều khiển tuần tự” hay SC (Sequence Controller). Điều này được định nghĩa như là một thiết bị điện tử điều khiển những thiết bị khác thông qua những ngõ vào ra và có bộ nhớ bên trong để lưu trữ lệnh chương trình. Thực tế Cho đến lúc này, chúng ta đã thực hiện ”điều khiển tuần tự” bằng những cuộn dây của rơle và của bộ định thì. Chương này xét đến việc dùng chương trình PLC để điều khiển thiết bị điện tử. 15 2.1 ‘PLC’ là gì ? PLC làm gì ? Những thiết bị được vận hành bởi con người hoặc những thiết bị phát hiện ra trạng thái của máy móc trong điều khiển tuần tự thì được gọi là “tín hiệu điều khiển” hoặc " tính hiệu lệnh”. Những thiết bị thông báo cho con người trạng thái của máy móc hoặc những thiết bị máy móc di chuyển thì được gọi là ‘ phụ tải ’. Mọi PLC đều đáp ứng được cho việc thực hiện “điều khiển trình tự ”. Biểu đồ ở trên minh hoạ việc điều khiển những thiết bị này .Nơi những tín hiệu điều khiển và tải được kết nối với PLC. 16 2.2 PLC hoạt động như thế nào? Điều khiển trình tự hoạt động như thế nào? Mọi PLC là máy vi tính - điều khiển các thiết bị trong công nghiệp. Những thiết bị kết nối ngõ vào của PLC thì gọi là thiết bị ngõ vào, trong khi những thiết bị kết nối với ngõ ra của PLC thì gọi là thiết bị ngõ ra. Một thiết bị được kết nối đến một cổng. Số lượng thiết bị ngỏ vào và thiết bị ngỏ ra được kết nối với PLC có thể bị giới hạn, và việc kết nối thì được thực hiện bên trong của PLC cho sự điều khiển tuần tự Việc kết nối bên trong PLC được lặp trình dùng ngôn ngữ chuyên dụng (instructions), và sự kết hợp của những ngôn ngữ chuyên dụng này thì gọi là “chương trình tuần tự ”. Điều khiển tuần tự được thực hiện tương ứng với chương trình này mà không cần nối dây bên ngoài. 17 Một bộ PLC thực tế bao gồm những rơ le và bộ định thời Hình ở trên chỉ ra làm cách nào những thiết bị ngõ vào, những thiết bị ngõ ra và lập trình tuần tự được định hình . Những thiết bị ngõ vào đựơc kết nối rơ le ngõ vào của PLC, và thiết bị ngõ ra thì được điều khiển bởi những tiếp điểm cho các đầu ra ngoài. • Rơle ngõ vào Những rơle ngõ vào biến đổi những tín hiệu từ một thiết bị bên ngoài đến PLC.Ở hình trên, thiết bị ngõ vào được thiết kế để hoạt động giới hạn bằng cách kết nối thông qua cổng ngõ vào và cổng COM. Tuy nhiên, việc kết nối này được ghi chú là mỗi PLC có giới hạn về số tiếp điểm, mặc dù một số lượng vô hạn của những tiếp điểm được cung cấp trong chương trình tuần tự. PLC có một nguồn cung cấp được đặt bên trong cho những rơ le ngõ vào. Khi các tiếp điểm của thiết bị ngõ vào dẫn, dòng điện chạy theo đường chấm chấm đến rơ le ngõ vào. Bất kể thiết bị ngõ vào bên ngoài là một tiếp điểm N.O. hoặc tiếp điểm N.C, tiếp điểm trong PLC sẽ đóng khi cổng COM và những cổng ngõ vào đang dẫn là một tiếp điểm N.O và tiếp điểm sẽ mở khi là tiếp điểm N.C • Tiếp điểm ngõ ra Tiếp điểm ngõ ra được biết như là một dạng ngõ ra khác. Những ngõ ra này được điều khiển bởi chương trình tuần tự, và cần thiết cho việc điều khiển phụ tải bên ngoài. Những thiết bị có nguồn cung cấp khác nhau (AC hoặc DC) có thể kết nối đến tiếp điểm bên ngoài. Khi những rơ le ngõ ra trong chương trình tuần tự dẫn, các tiếp điểm của ngõ ra đóng lại. Cấp nguồn cho những thiết bị bên ngoài PLC. 18 Số ngõ vào/ra được ấn định cho mỗi cổng làm cho số thiết bị ngõ vào/ra kết nối đến cổng ngõ vào và cổng ngõ ra tương ứng với rơ le ngõ vào và rơ le ngõ ra của chương trình trình tự. Bộ định thì và bộ đếm chứa bên trong PLC ấn định cho số thiết bị bổ sung cho mỗi cổng. ™ Cấu trúc số…….cấu trúc số bao gồm kyù hiệu chỉ ra thiết bị nào và số được phân hạng thiết bị riêng Rơle ngõ vào : X000~ Rơle phụ trợ : M 0~ đóng vai trò là “điểm tiếp xúc” để nhận tín Rơle phụ trợ có sẵn bên trong PLC và còn hiệu từ ví dụ một nút nhấn ngõ vào bên được gọi là ‘‘rơle nội bộ’’. ngoài của PLC. X thì được sử dụng để định Bộ định thì: T 0~ nghĩa số thiết bị ngõ vào của nó. Mỗi PLC Bộ định thì có sẵn bên trong PLC, và hoạt có sự hợp nhất về số lượng của rơle ngõ động chính là định thời. Bộ định thì có cuộn vào tương ứng với số lượng ngõ vào (số dây và tiếp điểm. Khi thời gian đặt trước cổng) đạt được, tiếp điểm đóng lại. Rơle ngõ ra : Y000~ đóng vai trò là ‘‘điềm tiếp xúc” dẫn đến Bộ đếm: C 0~ phụ tải ngõ ra của PLCcho việc điều khiển Bộ điếm có sẵn bên trong PLC và dùng để tải bên ngoài PLC. Y thì được sử dụng để đếm .Khi một số đặt trước đạt được, tiếp định nghĩa số thiết bị ngõ ra. Mỗi PLC có điểm đóng lại sự hợp nhất về số lượng của rơle ngõ ra tương ứng với số lượng ngõ ra (số cổng) ™ Số rơle ngõ vào, rơ le ngõ ra, bộ định thì, bộ đếm và những thiết bị khác biến đổi theo mẫu của PLC. Tham chiếu Số thập phân, số bát phân và số thập lục phân Trong bảng sau đây, số bát phân và số thập lục phân được chỉ định như là những số thiết bị bổ sung cho số thập phân. Rơ le ngõ vào, rơ le ngõ ra rơle phụ trợ, bộ định thì, bộ đếm Loại PLC FX Số bát phân Số thập phân Loại mục đích tổng quát Q/A Số thập lục phân Số thập phân ‘‘Số thập phân” Hệ thống số thập phân được sử dụng phổ biến nhất, và đếm số trong hệ đơn vị 10 ở dạng từ 0 đến 9 , từ 10 đến 19, từ 20 đến 29…. ‘‘Số bát phân’’ Hệ thống số bát phân đếm số trong hệ đơn vị 8 từ 0 đến 7, từ 10 đến 17, từ 20 đến 27….. "Số thập lục phân" hệ thống số thập lục phân đếm trong hệ đơn vị 16 từ 0 tới 9, từ 0A, 0B, 0C, 0D, 0E, 0F, 10 tới 19, 1A, 1B, 1C, 1D, 1E, 1F…… 19 Những biểu diễn được dùng trong sơ đồ tuần tự và chương trình tuần tự. Chương trình tuần tự trong PLC thay thế thiết bị ngõ vào và thiết bị ngõ ra nối đến mỗi cổng bên ngoài bằng một mạch điện để thực hiện điều khiển tuần tự. Những chi tiết trong chương trình, xem ở chương 3. Dưới đây giải thích làm sao để thay thế một sơ đồ tuần tự bằng một chương trình tuần tự. Ví dụ này trình bày điều khiển mực nước trong bể được mô tả ở trang 1-12 được thay bằng một chương trình tuần tự. Sơ đồ tuần tự Chương trình tuần tự Dưới đây mô tả những thay đổi khác nhau khi từ một chương trình tuần tự bằng rơ le được thay thế bằng một chương trình tuần tự. (1) Tiếp điểm N.O. và tiếp điểm N.C. được hiển thị như thế nào. Sơ đồ tuần tự Rơ le Chương trình tuần tự (2) Nguồn cung cấp không được hiển thị. (3) Chương trình tuần tự được ấn định những số thiết bị đã được giải thích ở trang trước. Quan trọng (4) Công tắc giới hạn 2 trong sơ đồ tuần tự là một tiếp điểm N.C. nhưng trở thành tiếp điểm N.O. trong chương trình tuần Điều này là vì rơ le của công tắc giới hạn 2 trong sơ đồ tuần tự ở trên đã được ngắt ở mạch tự giữ MC và dừng MC. Do đó, chúng ta nên chú y rằng nó đang ở trạng thái dẫn tại thời điểm trong mạch. Kế tiếp, hãy nhớ thao tác của rơ le ngõ vào ở trang 2-4. Tiếp điểm N.O.và tiếp điểm N.C. hoạt động trong chương trình tuần tự, tiếp điểm N.O ở mức ON và tiếp điểm N.C. ở mức OFF khi rơ le ngõ vào đang dẫn điện vì có sự thay đổi trạng thái của tiếp điểm ở dây nối bên ngoài. Chính vì điều này, tiếp điểm N.O cần được sử dụng trong chương trình tuần tự để đạt được trạng thái hoạt động tương tự. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan