Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo trình giải phẫu người...

Tài liệu Giáo trình giải phẫu người

.PDF
194
34
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI N GUYÊN TRỊNH XUÂN ĐÀN (chủ biên) ĐINH THỊ HƯƠNG - TRƯƠNG Đ ồ N G TÂM GIÁO TRÌNH GIẢI PHẪU NGƯỜI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _____________ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN______________ PGS.TS. TRỊNH XUÂN ĐÀN (chủ biên) ThS. ĐINH THỊ HUƠNG - ThS. TRUONG HồNG TÂM GIÁO TRÌNH GIẢI PHẪU NGƯỜI N H À XUẤT BẢ N ĐẠ I HỌC Quốc GIA HÀ NỘI SÁCH ĐƯỢC XUẤT BẢN BỞI s ự TÀI TRƠ CỦA Dự ÁN GIÁO DỤC DAI HOC 2 MỤC LỤC T ran g LỜI NÓI Đ ẦU NHẬP MÔN GIẢI PH ẤU H Ọ C 5 7 1. Định nghĩa và lịch sử môn giải phẫu học 7 2. Các phương tiện và phương thức mô tả giải phẫu 7 3. Vị trí của giải phẫu trong y —sinh học 8 4. Danh từ và danh pháp giải phẫu học 8 5. Tư thê giải phẫu và định hướng vị trí giải phẫu 9 6. Phương pháp học môn giải phẫu 10 GIẢI PHẪU H Ệ X Ư Ơ N G 13 1. Đ ại cương 13 2. Xương sọ 3. Xương th â n m ình 25 4. Xương chi trê n 30 5. Xương chi dưới 36 GIẢI PH ẤU H Ệ C ơ 43 1. Đại cương 43 2. Các cơ đ ầu m ặ t 45 3. Cơ v ù n g cô 48 4. Cơ th â n m ìn h 50 5. Hệ th ỗ n g cơ chi trê n 56 6. Hệ th ố n g cơ chi dưới 63 GIẢI PHẪU H Ệ T UẦ N HOÀN 71 1. Tim 71 2. M ạch m áu 78 3 GIẢI PH ẪU H Ệ HÔ HẤP 1. M ũi 87 2. H ầu 91 3. T h a n h q u ản 4. K hí q u ả n 97 5. Phê q uản 6. Phổi 99 7. M àng phổi 102 8. Đối chiếu phổi - m àng phổi lên lồng ngực 102 GIẢI PHẪU H Ệ T IÊ U HOÁ 105 1. Đ ại cương 106 2. M iệng 108 3. Thực q u ả n 112 4. Dạ dày 112 5. R uột non và các tu y ến tiêu hoá lỏn 115 6. R uột già 125 GIẢI PH ẪU H Ệ NIỆU - D Ụ C 131 1. G iải p h ẫ u hệ tiế t n iệu 131 2. H ệ sin h dục n a m 143 3. Hệ sin h dục nữ 150 GIẢI PH ẪU H Ệ THẦN KINH-NỘI T IẾ T 159 1. Đ ại cương hệ th ầ n k in h 159 2. Hệ th ầ n k in h tru n g ương 161 3. Hệ th ầ n k in h ngoại b iên 174 4. Hệ nội tiế t 186 TÀI L IỆ U THAM K H À O 191 4 LỜI NÓI ĐẦU Cùng vói công cuộc cải cách giáo dục và nhu cầu trong sự nghiệp đào tạo cán bộ y tế, Bộ môn giải phẫu học biên soạn cuốn “G iáo tr in h G iả i p h á u ng ư ờ i’’ nhằm cung cấp cho học sinh hệ tru n g học Trường Đại học Y-Dược những kiến thức cơ bản, ngắn gọn và chuẩn xác vê' cơ thê người, dựa trê n nhiêu tài liệu tham khảo (trong và ngoài nưốc qua các thê hệ) nhằm đạt nhữ ng yêu cầu về tính chính xác, khoa học, hiện đại và thực tê Việt Nam. Nội dung cuốn sách là mô tả dựa trên các hình vẽ nên việc mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ và chính xác là rấ t khó. Tập thê giảng viên của bộ môn Giải phẫu học đã có nhiều cô' gắng trong việc biên soạn tập bài giảng này, cùng với việc chọn lọc tran h , sơ đồ và th iế t đồ th iết yếu giúp người học dễ hiểu, dễ học và dễ nhà. Đồng thời đưa vào những “danh từ giải phẫu quốc tế việt hoá” của T rịnh Văn Minh (Nhà x u ất bản Y học 1999) giúp cho học sinh và cả nhữ ng cán bộ y tê khi đọc các tài liệu th am khảo trong nghiên cứu khoa học, cũng như việc đối chiếu vối các tà i liệu nước ngoài có sự thống n h ấ t vê danh pháp. Tập giáo trìn h này biên soạn dưói hình thức giải ph ẫu hệ thống các cơ quan, nhằm tra n g bị cho người học k h ả năng mô tả tổng qu át vể hệ thông xương khớp cơ, mạch m áu và th ầ n kinh cũng như hệ thống các cơ quan nội tạn g ỏ ngực và bụng giúp cho việc học tập các môn học cơ sở cũng như các môn học chuyên ngành lâm sàng sau này nhằm phục vụ cho công tác th ăm khám , chẩn đoán, điều trị và trong công tác chăm sóc phục vụ bệnh nhân. Trong khuôn khổ còn h ạ n hẹp về nhiều m ặt không th ể trá n h khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. R ất mong bạn đọc góp ý phê bình về mọi phương diện để lần tái bản sau cuổh sách được hoàn th iện hơn. Xin trâ n trọng cảm ơn và giối th iệu cùng bạn đọc. Thay m ặt nhóm tác giả PG S.TS. T rịnh X uân Đ àn 5 NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC l ắ ĐỊNH NGHĨA VÀ LỊCH s ử MÔN GIẢI PHAU h ọ c Giải phẫu học người (H um an anatomy) là môn khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thê con người. Tuỳ thuộc vào phương tiện quan sát, Giải phẫu học được chia ra th àn h 2 phân môn: Giải phẫu đại thể (gross anatom y hay macroscopic anatomy) nghiên cứu các cấu trúc có th ể quan sá t bằng m ắt thường. Giải phẫu vi thể (microscopic anatom y hay histology) nghiên cứu các cấu trúc nhỏ chỉ có thể quan sát dưối kính hiển vi. Tuy nhiên, ỏ hầu h ết các trường Y. Giải phẫu học chỉ trìn h bày giải p hẫu đại thể. Việc nghiên cứu giải phẫu học có từ thời Ai cập cô đại, nhưng đến giữa thê kỷ thứ tư (trước công nguyên) Hypocrates “Ngưòi cha của y học” đưa giải phẫu vào giảng dạy ở Hy Lạp. Ong cho rằng “khoa học y học b ắ t đầu bằng việc nghiên cứu cấu tạo cơ thê con người”. Một nhà y học nổi tiếng khác của Hy Lạp, Aristotle (384-322 trước công nguyên), người sáng lập ra môn giải phẫu học so sánh và cũng là người có công lớn trong giải phẫu học p h át triể n và phôi th ai học. Ông là người đầu tiên sử dụng từ “anatom e”, một từ Hy Lạp có nghĩa là “chia tách ra hay p hẫu tích”. Từ phẫu tích “dissection” bắt nguồn từ tiếng L atin có nghĩa là “cắt rời th à n h từng m ảnh”. Từ này lúc đầu đồng nghĩa vổi từ giải phẫu (anatomy) nhưng ngày nay nó chỉ là từ dùng để chỉ một kỹ th u ậ t để bộc lộ và quan sát các cấu trúc cơ th ể nhìn thấy được bằng m ắt thường (giải phẫu đại thể), trong khi đó từ giải phẫu là từ chỉ một chuyên ngành hay một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà những kỹ th u ậ t được sử dụng nghiên cứu bao gồm không chỉ phẫu tích mà cả những kỹ th u ậ t khác như siêu âm, chụp Xquang. 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC MÔ TẢ GIẢI PHAU Ngoài phẫu tích, người ta có th ể quan sá t được các cấu trúc cơ thể (hệ xương-khớp và các khoang cơ thể) bằng chụp tia X gọi là giải phẫu Xquang (radiological anatomy). Giải p hẫu X quang là một ph ần quan trọng của giải phẫu đại th ê và là cơ sở của chuyên ngành X quang. Chỉ khi hiểu được sự bình thường của các cấu trúc trê n phim chụp X quang th ì ta mối n h ậ n ra được các biến đổi b ất thường của chúng trê n phim chụp do bệnh tậ t hoặc chấn thương gầy ra. Ngày nay, đã có thêm nhiều kỹ th u ậ t mói làm hiện rõ hình ảnh cấu trúc cơ th ể (chẩn đoán hình ảnh) như siêu âm, chụp cắt lớp vi tín h (CT scanner) chụp cộng hưởng từ h ạ t n h ân (MRI)... tuỳ theo mục đích nghiên cứu có nhiều 7 cách mô tả giải phẫu khác nhau. Các cách tiếp cận chính trong nghiên cứu giai phẫu là: Giải phẫu học hệ thống (systemic anatom y) là mô tả cấu trú c giài phâu theo từng hệ thông các cơ quan, bộ phận (cùng thực hiện một chức năng) nhăm giúp cho người học hiểu được chức n ăng của từ ng hệ cơ quan. Các hệ cơ quan trong cơ th ể là: hệ da, hệ xương-khớp, hệ cơ, hệ tiêu hoá, hệ tu ầ n hoàn, hệ hô hấp, hệ tiế t niệu, sinh dục và hệ nội tiết. Các giác qu an là một p h ần của hệ th ần kinh. G iải phẫu vùng hay định k hu (topographical) là n g h iên cứu và mô tả các cấu trú c (thuộc các hệ cơ quan khác n h au) tro n g m ột vùng bao gôm ca những liên quan của chúng với n hau. Cách mô tả n à y n h ằ m phục vụ chủ yếu cho các th ầy thuôc lâm sàng h àng ngày p hải thự c h à n h k h ám và can thiệp trê n bệnh nhân. Cơ th ể được chia th à n h n h ữ ng vùng lón như: ngực, bụng, chậu hông và đáy chậu, chi, lưng, đầu và cổ. Mỗi vùng lớn lại được chia th à n h nhiều vùng nhỏ hơn. Giải phẫu bề m ặt (surface anatomy) là mô tả h ìn h dáng bề m ặt cơ thê ngưòi liên hệ với cấu trúc sâu ở bên trong. Giúp cho người học hình dung ra các cấu trúc nằm dưới da đê áp dụng thăm khám , đánh giá thương tổn và can thiệp khi cần thiết. Giải phẫu p h át triển (developmental anatom y) là nghiên cứu và mô tả sự tăng trưởng và p h át triển của cơ thể. Sự tăn g trưởng và p h á t triể n diễn ra trong suốt đời người, từ trong bụng mẹ đến khi ra đời, lớn lên, già và chết. Mỗi một giai đoạn cơ thê có sự p hát triển và cốt hoá riêng. Mô tả giải phẫu là một công việc nhàm chán nếu không biết liên hệ và vận dụng kiên thức giải p hẫu vói các môn học khác có liên quan. Có r ấ t nhiều cách tiêp cận để mô tả giải p hẫu như giải p h ẫu chức năng, giải p h ẫu lâm sàng. - Giải phẫu chức năng (functional anatom y) là sự k ết hợp giũa mô tả cấu trú c và chức năng của từng cơ quan bộ ph ận trong cơ thể. - Giai phâu lâm sàng (clinical anatomy) hay giải p h ẫu thực dụng là việc vận dụng thực tê các kiên thức giải p hẫu vào vào việc giải quyết các vấn đê lâm sàng và ngược lại áp dụng các kiến thức lâm sàng vào việc mở rộng các kiến thức giải phẫu. 3. VỊ TRÍ CỦA GIẢI PHAU t r o n g Y- s i n h h ọ c Giải phẫu học là một môn cơ bản, mở đầu và kh ai sinh ra tấ t cả những môn phân hoá và p h á t triể n đả nêu trê n của nó. H ình th á i học là một lĩnh vực cơ bản đầu tiên của sinh học và là cơ sỏ cho lĩnh vực sinh lý học. Giải p hẫu và sinh lý là 2 môn không th ể tách ròi nhau. H ình th ái luôn đi cùng chức năng, hình th ái nào th ì chức năng đó. Cho nên giải phẫu chức năng đã trở th à n h một quan điểm và phương châm cơ bản của nghiên cứu và mô tả giải phẫu. 4. DANH TỪ VÀ DANH PHÁP GIẢI PHAU h ọ c Môn khoa học nào cũng có ít nhiều các từ ngữ chuyên ngành riêng. Đối vối danh từ giải p hẫu học th ì nó có tầm quan trọng đặc biệt, nó không chỉ riêng cho ngành giải phẫu mà cho tấ t cả các ngành có liên quan như sinh học, th ú y và nhất là trong y học vì nó chiếm tới 2/3 tổng số danh từ của Y học. Mỗi chi tiết giải phẫu có một tên riêng, mỗi danh từ giải phẫu phải đảm bảo yêu cầu mô tả đúng n h ấ t chi tiết mà nó đại diện. T h u ật ngữ giải phẫu quốc tế có nguồn gốc từ tiếng Latin, tiếng A Rập và tiếng Hy Lạp nhưng đều được thê hiện bằng ký tự và văn phạm tiếng Latin. T rên con đường tiến tới một bản danh pháp giải phẫu quốc tê hợp lý n h ấ t và để bô sung thêm những chi tiết mới phát hiện, đã có nhiều th ế hệ danh pháp giải phẫu L atin khác n h au được lập ra qua các kỳ hội nghị. Bản danh pháp mới n h ấ t là th u ậ t ngữ giải phẫu quốc tê TA (Terminología Anatóm ica) được hiệp hội các nhà giải phẫu quốc tê thông n h ất và chấp th u ậ n năm 1998. H iện nay tấ t cả các danh từ giải phẫu m ang tên người phát hiện (eponyms) đã hoàn toàn được thay thế. 5. TƯ THÊ GIẢI PHẪU VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỊ TRÍ GIẢI PHAU 5Ề1ẺTư t h ế g iả i phẫu Tư th ế người đứng th ẳ n g 2 tay buông xuôi, m ắt và 2 bàn tay hướng về phía trước. Các vị tr í và cấu trú c giải p hẫu được xác định theo 3 m ặt phẳng không gian. 5.2. Các m ặt p h a n g g iả i phẫu M ặt phang đứng dọc là m ặt phang đứng theo chiều trước sau, song chỉ có một m ặt phang đứng dọc giữa nằm chính giũa cơ th ể và chia cơ thể làm 2 nửa đôi xứng, phải và trái. Ngoài ra, cho mỗi nửa cơ thể, m ặt phẩng đứng dọc giữa còn là mốc đê so sánh 2 vị trí trong và ngoài. M ặt phang đứng ngang là m ặt phảng th ản g góc với m ặt phảng đứng dọc. Người ta thường lấy một m ặt phẳng đứng ngang qua giữa chiều dày trước sau của cơ th ể làm môc, chia cơ th ể th à n h phía trước và phía sau. M ặt p h ản g nằm ngang là m ặt phảng th ẳn g góc với 2 m ặt phẳng đứng. Song cũng có một m ặt phảng nằm ngang qua chính giữa cơ thể, lúc này cơ thể chia th à n h 2 p h ần trê n và dưói. 9 Các từ chỉ môi quan hệ vị trí và so sánh theo các chiếu hướng trong khong gian gồm có: trên và dưới (phía đầu hay đuôi); trước và sau (phía bụng hay phía lưng); phải trá i là 2 phía đối lập nhau. Trong ngoài là 2 vị trí so sánh theo chieu ngang ở cùng một phía đối vối m ặt phảng đứng dọc giữa. Ngoài ra còn có một sô từ cũng chỉ môi quan hệ so sánh nhưng chỉ dùng ỏ các chi: - Gần hay phía gần, xa hay phía xa gốc chi. - Quay và trụ hoặc phía chày và mác tương ứng với ngoài và trong. - Phía gan tay và phía mu tay tương ứng với trưốc và sau bàn tay. - Phía gan chân và mu chần tương ứng với trên và dưới bàn chân. 1. Mạt phảng đứng ngang 2. Phía lưng (sau) 3. Phía bụng (trước) 4. Mặt phăng cắt ngang 5. Tư thế sấp 6. Phía gần 7. Phía xa 8. Phía đuôi (dưới) 9. Mặt phẳng đứng dọc 10. Tư thế ngửa 11. Mặt phảng nằm ngang 12.Mặt phăng đứng dọc giữa 13. Phía đầu (trên) Hình 1.1. Các mặt phảng của cơ thể trong không gian Nguyên tăc đ ặt tên trong giải phâu học: đây là môn học mô tả nên phải có cac nguyên tăc đ ặt tên cho các chi tiế t đê người hoc dễ nhố và không bị lẫn lộn nhũng nguyên tắc chính là: - Lây tên các vật trong tự nhiên đ ặt cho các chi tiế t có hình dạng giông như thế. - Đ ặt tên theo hình học (chỏm, lồi cầu, tam giác, tứ giác...). - Đ ặt tên theo chức năng (dạng, khép, gấp, duỗi...). - Đ ặt tên theo vị trí nông sâu (gấp nông, gấp sâu...). - Đ ặt tên theo vị trí trong không gian (trên, dưới, trưốc, sau, trong ngoài dọc, ngang...). 10 6. PHƯƠNG PHAP HỌC MÔN GIẢI PHẪU Xác và xương rời: học xương thì phải trực tiếp cầm lấy xương mà mô tả, đôi chiếu với hình vẽ trong sách hoặc trên tran h. Học các phần mềm th ì phải trực tiếp phẫu tích trên xác mà quan sát và hiểu nội dung đã nêu trong bài giảng, sách vở. Xác đóng vai trò quan trọng trong giảng và học giải phẫu. Ngoài xác ướp để phẫu tích còn có các tạng ròi, súc vật cũng giúp ích cho học tập giải phẫu rấ t tôt. Các xương rời: các xương rời giúp cho việc học r ấ t tốt nhưng dễ th ấ t lạc. Các tiêu bản phẫu tích sẵn được bảo quản trong bô can thuỷ tinh, trìn h bày trong phòng muse. Một sô’ th iết đồ cắt mỏng đặt giữa 2 tấm kính, hay các tiêu bản cắt được nhựa hoá, các tiêu bản này như th ậ t nhưng đã được ngấm nhựa. Các mô hình tuy không hoàn toàn giống th ậ t song vẫn giúp ích cho sinh viên học về hình ảnh không gian hơn tra n h vẽ và dễ tiếp xúc hơn xác. T ranh vẽ là phương tiện học tập rấ t tôt và rấ t cần thiết. Cơ th ể sống là m ột học cụ vô cùng q uan trọng. K hông gì dễ hiểu dễ nhớ, nhớ lâu, và dễ v ận dụng vào thực tế bằng qu an sá t trự c tiếp trê n cơ th ể sống những cái có th ể q u an sá t được như: ta i ngoài, m ắt. m ũi, m iệng răng... Hình ảnh X quang cũng là học cụ trực quan đôi vói thực tế trên cơ thể sống. Các phương tiện nghe nhìn giúp ta có thể cập n h ậ t kiến thức, hình ảnh, trao đổi thông tin cũng như tự học. Nói tóm lại Giải p hẫu học là một môn quan trọng của y học, người sinh viên cũng như người th ầy thuốc phải nắm vững giải phẫu con người th ì mới có thể chữa được bệnh cho người bệnh. 11 GIẢI PHẪU HỆ XƯƠNG 1. Đ Ạ I CƯƠNG 1.1. Đ ịn h n g h ĩa , ch ứ c n ăn g Xương được cấu tạo bằng mô liên kết rắn, nhờ th ế bộ xương đảm nhiệm được các chức năng nâng đỡ cơ thể, bảo vệ và làm chỗ dựa cho các cơ quan cũng như tham gia vào bộ máy vận động (cùng với hệ cơ, khóp). Bộ xương còn là nơi tạo huyết và là kho dự trữ chất khoáng khi cần cơ th ể có thể huy động lấy ra. 1.2ẾT hành p h ần v à s ố lượng bộ xương Cơ th ể có tổng sô’ 206 xương, phần lớn là các xương chẵn và được chia làm 2 phần chính: bộ xương trụ c (81 xương): gồm 22 xương đầu m ặt, 1 xương móng và 3 đôi xương nhỏ của ta i (tổng sô' 29 xương). 51 xương th â n m ình (26 xương đô't sống, 1 xương ức và 12 đôi xương sườn); bộ xương treo hay xương chi (126 xương): gồm 64 xương chi trê n và 62 xương chi dưới. 1. Xương đỉnh 2. Xương thái dương 3. Xương hàm trên 4. Xương bả vai 5. Xương sườn 6. Xương cánh tay 7. Xương cột sống 8. Xương quay 9. Xương trụ 10. Xương mu 11. Xương cổ tay 12. Xương bàn tay 13. Xương ngón tay 14. Xương đùi 15. Xương bánh chè 16. Xương chày 17. Xương mác 18. Xương cổ chân 19. Xương bàn chân 20. Xương ngón chân 21. Xương chậu 22. Sụn sườn 23. Xương ức 24. Xương gò má 25. Xương trán Hình 2.1ễCấu tạo bộ xương người 13 1.3. Hình th ể của xương Dựa vào hình thê và chức năng, có thê chia xương làm 4 loại: - Xương dài: ở chi gồm có th ân xương và 2 đầu xương. - Xương ngắn: ó cổ tay, bàn chân, ngón, và đôt sông. - Xương dẹt: ở hộp sọ, xương bả vai, xương ức, xương chậu. - Xương không đều hay bất định hình: xương th ái dương, xương sàng... Ngoài ra còn có 1 loại xương vừng, là xương nhỏ nằm trong gân cơ và thường đệm vào các khớp để giảm độ ma sát của gân giúp cơ hoạt động tôt hơn. 1.4. Cấu tạo 1.4.1. Cấu tạ o ch u n g củ a các xương Bất kỳ một xương nào cũng được cấu tạo từ ngoài vào trong gồm có: - Ở ngoài cùng là lớp m àng ngoài (ngoại cốt m ạc) là một m àng liên kêt mỏng, chắc dính chặt vào xương và gồm 2 lá: lá ngoài là mô sợi có nhiều nhánh tậ n sợi th ần kinh cảm giác; lá trong chứa các tạo cốt bào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương và có nhiều mạch máu. - Dưới m àng ngoài xương là xương đặc, là một lớp xương mịn rắ n mầu vàng nhạt. - Dưới lớp xương đặc là xương xốp do nhiều bè xương b ắ t chéo nh au chằng chịt, để hở những hốc nhỏ trông như bọt biển. - Ớ trong cùng là tuỷ xương, có 2 loại: tuỷ đỏ là nơi tạo huyết, tuỷ vàng chứa nhiều tê bào mõ, chỉ có ỏ các ống tuỷ ở th ân xương dài người lớn. 1.4.2. Đ ăc đ iếm cảu ta o riên g của m ỗi lo a i xư ơng - Xương dài: có 1 th â n và 2 đầu. Hai đầu xương, lớp xương đặc chỉ là một lớp mỏng bao bọc ỏ ngoài và bên trong là cả khối xương xốp chứa đầy tu ỷ đỏ. Thân xương, lớp đặc ở ngoài làm th àn h một ống xương dày ở giữa và mòng dần ở 2 đầu; lỏp xương xốp ỏ trong thì ngược lại dầy ở 2 đầu, mỏng ỏ giữa; trong cùng là một ống tuỷ dài chứa đầy tuỷ vàng. - Xương ngắn: cấu trúc cũng tương tự như đầu xương dài: gồm một khối xương xốp ỏ trong bọc bởi một vỏ mỏng xương đặc ở ngoài. - Xương dẹt: hợp bởi 2 bản xương đặc kẹp ở giũa một lổp xương xốp. Có chỗ xương mỏng, 2 bản xương đặc dính sá t vào n h a u và không còn lớp xương xốp nữa. - Ờ các xương sọ: bản ngoài rấ t chắc, bản trong giòn và dễ vỡ lóp xương xốp ở giữa có tên riêng là lõi xốp. 14 1.5ỀCác m ạch m áu của xương Mạch nuôi xương: mạch nuôi xương chui vào xương qua lỗ nuôi xương tới ông tuỷ. Trong tuỷ xương động mạch chia th àn h 2 nhánh ngược nhau chạy dọc theo chiều dài của ống tuỷ và phân nhỏ dần nuôi xương. Các nhánh này chui vào trong ống H aver và nôi tiếp với nhánh m àng xương. Mạch m àng xương: mạch cốt mạc ở quanh th â n xương và đầu xương (trừ diện khớp) có các mạch rấ t nhỏ qua cốt mạc tới phần ngoài xương đê nối vối các nhánh nuôi xương chính từ trong ra. 1.6. T hành p hần hoá h ọc của xương Sở dĩ xương đàn hồi và cứng rắn vì xương có các th àn h phần vô cơ và hữu cơ. Chất vô cơ chủ yếu là các muổi calci làm cho xương cứng rắn, chất hữu cơ chủ yếu là chất cốt giao làm cho xương dỏo dai. Các th àn h phần hoá học cũng thay đổi theo chức phận, tuổi, giới, chê độ dinh dưỡng và bệnh tật. Đặc biệt một số vitam in A, D, và một số bệnh nội tiết ảnh hưởng đến kiến trúc và cấu tạo hoá học của xương, ơ người trẻ xương ít chất vô cơ nên mềm dẻo. Ngưòi già xương nhiều chất vô cơ nên giòn, dễ gẫy. c 1.7. Sự tái tạ o xương Khi xương gãy, giữa nơi gãy sẽ hình th à n h khối tô chức liên kết do màng xương, cân cơ, mạch m áu tuỷ xương và hệ thông haver. Tô chức liên két này ngấm vôi theo kiểu cốt hoá m àng và làm lành xương nên khi mô kết hợp xương không được lấy đi m àng xương và các tô chức xương vụn, vì đây là nguồn cung cấp calci để tạo sự cô’t hoá; khi cắt đoạn xương phải nạo m àng xương đê trá n h hiện tượng tái tạo xương. 1.8. H ình ảnh xư ơng trên phim X quang Mô xương ngấm muối calci nên dễ dàng quan sát chiếu hoặc chụp Xquang. Dựa vào X quang có th ê quan sát các cấu trúc bên trong của xương người sông cũng như thấy được hình thê ngoài và một số đặc điểm giải phẫu chính của xương. Nghiên cứu các điểm cốt hoá và quá trìn h phát triể n của xương, xác định thời gian cốt hoá các sụn đầu xương, đánh giá tuổi xương. Đ ánh giá được các hiện tượng sinh lý và bệnh lý của xương như rỗng xương, tạo thêm xương, viêm xương, u xương cũng như quá trìn h tái tạo xương và liền xương khi gẫy xương... 2. XƯƠNG SỌ Sọ (cranium ) được cấu tạo do 22 xương, trong đó có 21 xương gắn lại vỏi nhau th à n h khôi bằng các đường khớp b ất động, chỉ có xương hàm dưới liên kết với khôi xương trê n bàng một khớp động. 15 Sọ gồm h ai phần: sọ th ầ n kinh (neurocranium ) hay sọ não, tạo nen mọt khoang rỗng, chứa não bộ. Hộp sọ có hai p hần là vòm sọ và nên sọ: sọ tạn g (viserocranium ) hay sọ m ặt, có các hôc mở ra phía trước: hôc m ăt, hoc mui, ồ miệng. 1. Xương đỉnh 2. Xương trán 3. Xương thái dương 4. Xương gò má 5. Xương hàm trên 6. Xương hàm dưới 7. Cung tiếp 8. Lỗ ống tai ngoài 9. Gai trẽn ống tai (gai Henle) 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. Mỏm trâm Mỏm chũm Cung mày Khuyết ổ mắt Khuyết mũi Rãnh lệ Xương lệ Lổ dưới ổ mắt Gai mũi dưới Lỗ cằm Hình 2.2. Các xương đầu mặt (mặt ngoài) 2.1ẾKhối xư ơng sọ não (n eu rocran ium ) Gồm 8 xương: 1 xương trán , 1 xương sàng, 1 xương bướm, 1 xương chẩm, 2 xương thái dương, 2 xương đỉnh. 2.1.1. Xương tr á n (os fro n ta le ) Xương trá n nằm ở phía trước hộp sọ, gồm có 2 phần: ph ần đứng ỏ trên, phần ngang ở dưới. Giữa p hần đứng và phần ngang là mào ổ m ắt, mũi; trong mào có lỗ trên 0 mắt. Giũa hai phần là mào 0 mắt, mũi; trong mào có lỗ trê n ổ m ắt. 1. Ụ trán 2. Đường thái dương 3. Đường khớp giữa trán 4. Cung mày 5. Mỏm gò má 6. Glabella 7. Gai mũi 8. Khuyết trên ổ mắt 9. Bờ trẽn ổ mắt Hình 2.3. Xương trán (mặt ngoài sọ) Cấu tạo trong rỗng gọi là xoang trá n . Có hai xoang trá n ở ph ần đứng, tương ứng với đầu trong cung mày, ngăn cách với nh au bởi vách xoang trán. Xoang trá n thông với ngách mũi giũa. 16 2 . / ẵ2 ẻ X ư ơn g s à n g (os eth m o id a le) Nằm ở trước dưới của nền sọ, cấu tạo xương sàng có 4 phần. - P hần đứng: ỏ giữa, có 2 phần: trên là mào gà, dưối là m ảnh th ản g đê ngăn đôi hốc mũi. - Phần ngang (m ảnh sàng): lõm th à n h rãnh, có các lỗ th ủ n g (lỗ sàng) để các sợi th ầ n kinh khứu giác qua. - Hai khối bên (mê đạo sàng): dính ỏ dưới m ảnh sàng và phần ngang xương trán, tham gia tạo nên th à n h trong 0 mắt; th ành ngoài của hốc mũi và có những m ảnh xương tạo nên xương xoăn trên, xương xoăn giữa và ứng vói 2 xương xoăn đó có 2 ngách mũi trên, ngách mũi giữa. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Mào gà Xương xoăn trên Xương xoăn giữa Mảnh thảng Xoang sàng Khối bẽn xương sàng Lỗ sàng Mảnh ngang Xương sàng là m ột xương nằm kín giữa các Hình 2.4. Xương sàng xương đầu m ặt, liên q u an đến 0 m ắt, mũi. Cấu tạo xương sàng rỗng, tạo th à n h các xoang sàng liên quan ch ặt chẽ vối hốc m ũi và với nhiều xoang khác. 2.1.3. Xương bướm (os sp h e n o id a le ) Nằm ở chính giữa nền sọ, hình th ể giống con bướm có 4 phần: - T hân bướm: nằm ở giữa có hình hộp, trong rỗng có xoang bưốm, xoang có lỗ thông với ngách m ũi trên. M ặt trên th â n bướm có hố tuyến yên, xung quanh có 4 mỏm yên: 2 mỏm yên trưỏc và 2 mỏm yên sau. - Cánh bưóm: gồm 2 cánh nhỏ ở trưốc, 2 cánh lốn ỏ sau. Giữa cánh nhỏ và cánh lốn có khe bướm (khe th ị giác). Dọc 2 bên th â n bướm, ở cánh lốn có các lỗ đế mạch m áu và th ầ n kinh đi qua. - Chân bưóm: ở m ặt dưới th ân , mỗi chân gồm 2 cánh chân bướm trong và ngoài, giữa là hô chân bướm có cơ chân bướm bám. P hía dưối cánh chân bưốm trong có móc cánh chân bướm cho dây chằng bướm hàm bám. 17 2 6 9 I.5. Cánh nhỏ 2.6.14. Cánh lớn 3.7. Khe bướm 4.8. Lỗ bầu dục 9. Lỗ rách trước 10. Ống chân bướm I I . Móc chân bướm 12. Cánh trong chân bướm 13. Hố chân bướm 15. Củ yên 16. Lưng yên 17. Lỗ tròn bé 18. Hố yén 19. Lổ thị giác 20. Rãnh giao thoa Hình 2.5. Xương bướm (măt trong sọ) 2.1.4. Xương ch ẩ m (os o c c ip ita le ) Nằm ở phía sau dưới hộp sọ, một phần nhỏ th am gia cấu tạo vòm sọ, còn phần lốn tham gia tạo th à n h nền sọ. 0 phía dưới và giữa có lỗ chẩm (có hành não, động mạch đốt sống và dây th ầ n kinh gai đi qua), nếu lấy lỗ chám làm mốc, xương chẩm chia làm 3 phần: p hần nền, p hần tra i chẩm , và hai khôi bên. 10 1. Ụ chẩm ngoài 2. Đường gáy trên 3. Đường gáy dưới 4. Mào chẩm ngoài 5. Lỗ chẩm 6. Hố lồi cầu và ống lồi cầu 7. Lổi cầu 8. Ống thần kinh dưới lưỡi 9. Củ hầu 10. Hô' tuyến hạnh nhãn hầu Hình 2.6. Xương chẩm mặt ngoài sọ Phần trai: ỏ sau trên lỗ chẩm, m ặt ngoài ở giữa có ụ chẩm ngoài, 2 bên có các đưòng cong chẩm. M ặt trong: ở giữa có có ụ chẩm trong, dưỏi là mào chẩm trong và 2 bên là có các rã n h xoang tĩn h m ạch ngang. P hần nền: trước khớp với th â n xương bướm, 2 bên với xương th á i dương. M ặt ngoài hình vuông có củ hầu, trước có h ô 'h ầ u chứa h ạn h n h ân hầu. M ặt trong lõm có rã n h nền (để h àn h cầu não và động m ạch nền nằm). 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất