Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giáo trình dạy nghề dẫn chương trình...

Tài liệu Giáo trình dạy nghề dẫn chương trình

.DOC
35
4553
197

Mô tả:

Trường trung cấp CN&TT Nam Định BÀI 1: NHẬP MÔN DẪN CHƯƠNG TRÌNH 1. Thế nào là dẫn chương trình? Người dẫn chương trình (hay còn gọi là MC viết tắt từ tiếng Anh: Master of Ceremonies) là người giới thiệu, dẫn dắt, kết nối toàn bộ nội dung trong một chương trình. Ví dụ: Chương trình bản tin thời sự, giao lưu ca nhạc, trò chơi truyền hình, hội diễn văn nghệ, lễ khai giảng, đại hội… 2. Vai trò của người dẫn chương trình. - Người dẫn chương trình là người xâu chuỗi cả chương trình, kêu gọi khán thính giả hãy lắng nghe nội dung chương trình, nắm vững từng phần của chương trình, tạo không khí sôi động, đẩy mạnh tiết tấu của chương trình. - Người dẫn chương trình ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của chương trình, - Người dẫn chương trình tạo nên thương hiệu cho chương trình, là linh hồn của một chương trình. Khi nhắc đến một chương trình thì mọi người hay nhắc đến người dẫn chương trình hoặc ngược lại, nói đến người dẫn chương trình thì người ta sẽ biết là chương trình nào, nội dung là gì. - Người dẫn chương trình là nhịp cầu nối giữa chương trình với công chúng báo chí và ngược lại. Thông qua người dẫn chương trình, khán thính giả có thể hiểu được nội dung thông tin sự kiện theo một mục đích chủ đề nhất định 3. Những yêu cầu đối với người dẫn chương trình. - Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. - Phải được đào tạo qua lớp dẫn chương trình. - Nắm chắc nội dung, cách thức, yêu cầu của chương trình. - Người dẫn chương trình phải có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú. Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 1 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định - Người dẫn chương trình cần có khả năng phân tích và quan sát vấn đề một cách thấu đáo và sâu sắc, đưa ra những ý kiến, đánh giá chính xác về các vấn đề được đề cập. - Phải là người có bề dày kinh nghiệm và có uy tín để có thể điều phối và phát huy tối đa năng lực của từng thành viên trong chương trình. - Khả năng diễn đạt lưu loát, diễn cảm, hài hước và lịch sự. - Có khả năng xử lý tình huống, phán đoán nhanh và sáng tạo - Có ngoại hình ưa nhìn, ăn mặc phù hợp với từng chương trình. Người dẫn chương trình chính là “hình ảnh đại diện” của chương trình. Người dẫn chương trình thường xuất hiện với một hình ảnh nghiêm túc với trang phục phù hợp và gương mặt được trang điểm hết sức tự nhiên. - Có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của cơ thể, nó bao gồm: tư thế, cử chỉ, điệu bộ, sự liên hệ của mắt… - Tác phong làm việc : khoa học, chính xác, cụ thể và cầu thị - Phẩm chất đạo đức: nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao. - Luôn tự tin vào bản thân Có 8 chữ vàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình: "Chính xác - Linh hoạt - Truyền cảm - Nhiệt tình". Tám chữ vàng này cũng là yêu cầu của nghiệp vụ. Chính xác về thông tin. Linh hoạt về ứng xử tình huống. Truyền cảm về diễn đạt. Nhiệt tình xuất phát từ tinh thần trách nhiệm. 4. Các lưu ý khi dẫn chương trình. - Khi có một người nào đó phát biểu sai kiến thức, nói dài quá thời gian cho phép… có thể nhờ bộ phận âm thanh cúp tiếng giúp xem như có sự cố, sau khi sửa lại âm thanh ta có thể xin lỗi và sang nội dung khác. - Khi ta hoặc một người nào đó nói sai, nhằm lời, hát lạc giọng… tự tắt micrô để mọi người xem có sự cố, không lưu ý đến sự việc, ta tranh thủ chuyển sang đề tài khác hoặc hát lại, nói lại… - Khi cầm micrô trong tay phải lưu ý các điều sau: Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 2 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định + Không để đầu micrô quay về hướng mặt loa, âm thanh sẻ hú, có khi hư luôn cả micrô dễ gây ác cảm với người phụ trách âm thanh và đại biểu. + Không vỗ tay khi có micrô trên tay, dễ làm hư micrô. + Không sử dụng micrô để nói chuyện linh tinh, hát ngêu ngao dễ làm người khác không hài lòng. + Không được nói trong hậu trường khi chưa tắt micrô. + Đối với các loại micrô có công tắt trực tiếp khi cần sử dụng thì mở nếu không thì nên tắt cho tiện. - Trong chương trình các tiết mục hát, đọc thơ, kể chuyện… nên bố trí có người tặng hoa sẽ làm không khí buổi lễ hưng phấn lên. Nếu có lễ phát thưởng, ca, kể chuyện, nhất là đối thoại… nên nhờ người khác phỏng vấn (các câu hỏi phải do ta chuẩn bị) cũng là cách làm cho chương trình sinh động thêm. - Trước khi ca một bài, mời một người lên phát biểu… nên có lời dẫn để chương trình thêm phong phú; tuy nhiên cũng lưu ý cần tránh nói nhiều quá sẽ làm loãng nội dung. - Khi cần khán giả đồng tình với người dẫn chương trình về một vấn đề nào đó thì thay vì nói: Các bạn, các đồng chí… có đồng ý với tôi không? Nên nói: Tôi tin rằng các bạn, các đồng chí sẽ đồng ý với tôi là… tránh đi các phản ứng ngược lại điều mình muốn nghe từ khán giả. - Các chương trình có tính chất vui chơi, giải trí và quy mô lớn… nên bố trí 2 người dẫn chương trình tuy có cực hơn ở phần viết kịch bản, tập dợt… nhưng cũng chính điều đó làm cho quy mô, hình thức được nhân lên nhiều lần, người dự cảm thấy sinh động hơn. - Phải gặp gở các nhân vật xuất hiện trong chương trình, trong kịch bản để tạo cảm giác gần gũi, tạo thêm sự tự tin khi xuất hiện, đặc biệt là có thêm nhiều “chất liệu” để khai thác tình huống “đắt giá” về nhân vật. - Dẫn chương trình phải luôn ăn mặc nghiêm túc, phải khác và đẹp hơn ở những người tham dự, đó là cách tạo cảm tình ở của người dẫn. – Luôn tự tin vào chính khả năng mình là điều không thể thiếu dành cho công việc của người dẫn chương trình, chính nó sẽ đưa bạn nhanh chóng tiến đến sự thành công. Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 3 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi: Thế nào là người dẫn chương trình? Trình bày vai trò của người dẫn chương trình. Bài tập tình huống: Trong khi dẫn chương trình, người dẫn giới thiệu nhầm tên khách mời. Nếu là bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào? Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 4 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định BÀI 2: KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT 1. Phương pháp phát âm: 1.1. Phương pháp luyện thở Khi phát ra âm thanh, thì hơi thở là động lực chính của phát âm. Thanh đới là cơ quan chấn động để phát ra âm. Thở là mấu chốt khống chế phát ra âm. Trạng thái chuẩn bị thở: - Chuẩn bị về tâm lý: Thở là luyện tập của cơ thể, khi tập thở phải có trạng thái ổn định, tình cảm phải bình tĩnh không xúc động, tinh thần phải đầy đủ, tích cực. - Chuẩn bị tư thế: + Thế ngồi: Ngồi về phía trước ghế vị trí ½, để tiện cho 2 chân để chắc chắn trên mặt đất, nửa người trên ở tư thế thẳng ngay ngắn. + Thế đứng: Hai chân đứng rộng ngang vai, chân thẳng, trọng tâm cân đối ở giữa. Lưng thẳng, không được cong, vẹo, phải tưởng tượng ra như có một vật thẳng ngay trên đỉnh đầu. Hai vai để tự nhiên, thả thẳng. Dù là thế đứng hay thế ngồi thì đầu phải ngay ngắn, thẳng cổ không được ngẹo đầu, hơi cúi xuống một chút. 1.2. Động tác hít vào Hai vai thả trùng, tự nhiên. Hai lỗ mũi đồng thời hít khí sâu vào phổi. Khi hít vào, phần lưng sau phải mở ra, tạo ra một chỗ chứa khí nhiều hơn và đó là nơi khống chế khí hít vào. Khi hít vào ở bụng dưới có cảm giác là cơ bụng “ kéo thẳng”, tức là cơ thành bụng hơi căng ra không được trùng mềm ( không phải là bên trong cơ bụng, cũng không phải ưỡn lồi bụng ra) để có thể dựa vào độ cứng nhất định của cơ bụng để đứng vững. Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 5 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định Sau khi hít vào không nên thở trùng ngay lập tức, hãy chờ vài giây sau mới nhả trùng bụng mình có thể cảm nhận được một lát thế “căng” của cơ thành bụng dưới. Lúc hít vào không được vươn vai cao quá, lồng ngực không được phập phồng, nếu có hiện tượng như vậy thì hãy thở ra hết và tập lại từ đầu. 1.3. Động tác thở ra Trạng thái thở ra phải tự nhiên không bị gò bó nhưng để thở ra tốt phục vụ cho nói và phát thanh- truyền hình thì lại cần có sự khống chế. Thở ra phải ổn định, dài hơi, đều đặn, mạnh yếu là theo ý muốn của con người. Thở ra là động tác phát ra âm thanh, độ khó khống chế khá lớn. Hơi thở ra của nam phải đạt được 60 giây trở lên, với nữ phải đạt được 45 giây trở lên. 1.4. Luyện tập phát âm Trên cơ sở đã luyện tập hít thở bắt đầu phát âm, ở giai đoạn này tạm thời không bắt buộc là phát ra là ở âm nào, âm chữ nào cũng được. Miệng phải mở to, nên tập là những nguyên âm đơn trước như: a, e, o.. Âm phát ra bắt đầu từ mức yếu nhất dần dần mạnh to lên đạt đến mức bình thường hoặc có thể nhỏ hơn một chút so với bình thường nhưng không nên quá to, cố gắng giữ lâu thời gian phát âm để thử xem thời gian một lần hơi là bao lâu. Mục đích của việc luyện tập này là ở chỗ tìm ra một cảm giác âm thanh trong suốt, trong sáng nhất. Nếu lúc phát âm, thấy chỗ nào căng thẳng khác thường thì đó là âm không chính xác như: hồi hộp, cảm giác bị nghẹt hơi thở, họng bị căng thẳng, khàn thở hoặc phần bụng căng thẳng cũng đều là không chính xác, nên luyện tập lại. Các nguyên tắc của việc luyện âm: Luyện xoay quanh khẩu lệnh Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 6 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định Luyện âm phải có kế hoạch Luyện được chứ không luyện hỏng, luyện chậm chứ không luyện nhanh Luyện âm phải luyện từ và câu Các bài luyện sửa lỗi phát âm Các âm cơ bản để tập luỵên lỗi sai phát âm: - “ r ”; - “ oi, ôi, ơi ”; -“ op, ôp, ơp ” ; -“ưu, u”; -“ ân, ưng”; -“ e, ê ”; -“ tr, ch”; -“ s, x”; -“ v, d, gi ”; -“ uyên, iên”; -“ oi, oai ”; -“ ot, oat ”; -“ h,q” 2. Nhả chữ Trên cơ sở tập phát âm các nguyên âm tốt rồi sẽ tiến lên một bước là luyện tập từng âm tiết, đó chính là từng chữ một. Nếu phân chia kỹ ra thì mỗi chữ đều có đầu chữ, bụng chữ và đuôi chữ. Khi nhả âm đầu chữ trong từ là phần mở đầu của âm, đó cũng là âm thanh mẫu chủ yếu. Với cơ sở âm thanh phát ra đúng, rõ ràng thì điều yêu cầu chung về phát âm là nhẹ nhàng và ngắn gọn, người tập phải luyện một cảm giác ngậm chắc, đẩy ra cho quen thuộc khi phát âm Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 7 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định Khi nhả âm phần bụng chữ ( đây là phần chủ yếu của một chữ), tức là nguyên âm chính trong từ, cần phải phát cho vang vọng, dễ nghe. Yêu cầu khi nhả âm phần bụng chữ là thời gian nhả âm cần dài hơn một chút và trạng thái mở của vòm miệng phải tương đối đầy đủ. Đặc biệt cần chú ý những nguyên âm chủ yếu trong từ như âm “i ”không được phát ra quá ư là gấp gáp, căng thẳng. Nhưng cũng phải phân biệt rõ trong từ có mấy âm tiết và các âm giống nhau trong một từ đơn hay kép, ở đầu, ở giữa hay cuối từ để phát âm cho chính xác. 3. Kỹ năng diễn đạt: 3.1. Trọng âm a. Vị trí trọng âm Khi đọc và dẫn chương trình, câu từ trong lời nói không phải bao giờ câu từ nào cũng giống nhau về độ nặng- nhẹ, nhanh- chậm, cao- thấp. Có từ trọng yếu, có từ thứ yếu, có rất nhiều các tầng thứ khác nhau. Những từ được người dẫn chương trình nhấn mạnh gọi là “trọng âm”. Khi thể hiện trạng thái chỉnh thể của cả câu, trọng âm của câu từ thường hay rơi vào từ cuối câu. Nếu như chỉ cần nói rõ một trạng thái chỉnh thể thì chỉ cần nhấn mạnh thêm một chút vào từ cuối câu, lúc này trọng âm thể hiện không mạnh lắm. Ví dụ trong câu: “Trong tay tôi đang cầm một quyển sách”. Nếu muốn nói rõ trạng thái nào, người đọc sẽ tập trung nhấn mạnh vào vị trí của từ đó để nói rõ lên một tổng thể, trạng thái của người cầm quyển sách. Mặt khác, trong cùng một câu vị trí của trọng âm khác nhau sẽ thể hiện được hàm ý câu từ khác nhau. Trọng âm này chính là trọng âm logic. Hay nói cách khác, khi vị trí trọng âm khác nhau sẽ sinh ra một ý nghĩa có phần khác nhau trong câu. - Tôi cầm một quyển sách trong tay..................................ai cầm? Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 8 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định - Tôi cầm một quyển sách trong tay.............................vị trí cầm? - Tôi cầm một quyển sách trong tay........................phương thức? - Tôi cầm một quyển sách trong tay..............................số lượng? - Tôi cầm một quyển sách trong tay.........................cầm cái gì? Từng từ từng vị trí trông câu không có sự thay đổi nhưng về ý nghĩa của câu đã có phần nào thay đổi đi ít nhiều theo vị trí trọng âm được thể hiện của người dẫn chương trình. Như vậy, trọng âm là một từ hay cụm từ thể hiện ý nghĩa hạt nhân của câu nói. b. Tìm và xác định trọng âm Việc đi tìm và xác định trọng âm có một số phương pháp sau đây: Từ ngữ bằng nhau và so sánh khả năng chính là trọng âm trong câu. Ví dụ: “ Cần phải kết hợp thực tiễn công tác của chúng ta...., phải kết hợp thực tiễn cuộc sống của chúng ta...., phải kết hợp sự thay đổi trong khu vực của chúng ta....”, Các thành phần ngang nhau “ thực tiễn công tác, thực tiễn cuộc sống, sự thay đổi trong khu vực” là những thành phần ngang nhau về ngữ pháp và đó chính là trọng âm cần chú ý trong câu. Chú ý: trong câu có nội dung so sánh ngang nhau thì phần trùng lặp nhắc lại không phải là trọng âm. Trong câu trên thì “ phải kết hợp ...” được nhắc lại 3 lần, nó không phải là trọng âm chính trong câu. Trong câu so sánh thì từ ngữ của vật được so sánh, từ tượng thanh, những từ ở trong hoàn cảnh đặc định, khẳng định, phủ định như “ là, có, ở, không, chưa...”cần phải xác định rõ ràng trong khi đọc để nó có thể là từ trọng âm hoặc không phải từ trọng âm trong khi liên hệ ý nghĩa cả câu để có thể xác định trạng thái đọc và thể hiện. Khi có những từ ngữ có tính hô ứng trước sau giúp cho mạch văn phát triển nội dung thì đó cũng có thể là từ trọng âm của câu. Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 9 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thường hay có hiện tượngphản thoại, phản nghĩa, nói là “tốt” nhưng thức tế là “xấu”, nói đông thường chỉ tây, nói anh nhưng lại ám chỉ anh ấy...Ý nghĩa như vậy cần thể hiện ra trên thực tế là thể hiện trọng âm trên văn bản. Cách nói như vậy là phương thức nói phản thoai, phản nghĩa bằng sự thể hiện trọng âm. Trọng âm phản nghĩa là hình trạng đặc thù của việc thể hiện trọng âm. Ví dụ: “ Như vậy là hại tới bách tính, nhưng anh ta vẫn rêu rao ở mọi nơi là lúc nào cũng lo lắng cho mọi người, đem lợi lại cho mọi người”. Trong câu này,” lo lắng , đem lợi” là trọng âm phản nghĩa. Khi thể hiện thì đồng thời với việc nhấn mạnh trọng âm nên có một giọng điệu phủ định nữa thì câu nói sẽ nổi bật, người nghe sẽ cảm thấy lý trí. Việc tìm được những trọng âm đúng trong câu cũng tương ứng với việc tìm ra đầu mối để thể hiện phần chủ yếu của văn bản. Người dẫn chương trình khi phát hiện đúng trọng âm sẽ giúp cho phần đọc sống động, hấp dẫn hơn. c. Diễn đạt trọng âm Diễn đạt trọng âm có 3 thủ pháp chính. Một là: kéo dài âm chữ. Hai là: lên giọng. Ban là: âm lượng mạnh hơn Thông thường 2 cách trước thì hay kết hợp sử dụng, cách thứ 3 thì hay dùng khi kết hợp cả 3 thủ pháp với nhau. Kéo dài âm chữ ( dài giọng) và lên giọng để diễn đạt các từ ngữ trọng âm, đó cũng chính là sự nhả chữ từng chữ và âm đọc trọng âm kéo dài. Sự thể hiện cụ thể ở đây là sự chặt chẽ tiết tấu giữa cấp âm nhả chữ từng chữ, có thể thấy trọng âm được thể hiện bật ra qua sự so sánh như vậy. 3.2. Tiết tấu ( ngữ điệu) Tiết tấu là tiêu chí của chu kỳ biến hoá vận động chất. Trong đời sống, một ngày có 3 bữa: sáng- trưa- tối. Hoặc nếu ta nhìn ra xa thấy núi non có cao Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 10 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định có thấp. Trong kiến trúc thành phố , đường xá nhà cửa có thấp có cao, hình thức khác nhau. Về nghệ thuật, thì tiết tấu thể hiện rõ ràng nhất. Tiết tấu, âm điệu trong âm nhạc làm cho người ta cảm động, tiết tấu trong vũ hội làm cho người ta hưng phấn, tiết tấu trong thơ ca làm người ta say mê hoặc là căng thẳng hoặc thư giãn. Tiết tấu ở bất kỳ lĩnh vực nào đều có biến hoá. Nếu tiếu tấu đơn điệu sẽ gây nhàm chán. Khi người dẫn chương trình nói, tiết tấu chủ yếu thể hiện ở sự thay đổi cao thấp của giọng nói nặng nhẹ của giọng nó, nhanh chậm của giọng nói. Tiết tấu ngôn ngữ của người dẫn chương trình là những yếu tố không ngừng biến đổi, không trùng lặp được hiện ra. Nói về tiết tấu của người dẫn chương trình là nói về cả một quá trình thể hiện của người đó trên phát thanh- truyền hình. Thông thường, tổng thể tiết tấu thuộc về một loại hình tiết tấu hoặc thâm trầm, hoặc thanh thoát, hoặc chậm rãi, hoặc cao giọng...Điều này căn cứ vào nội dung cụ thể cần đọc , cần nói để quyết định. Cũng có thể là sự khác nhau giữa nội dung các văn bản, chương trình để quyết định loại hình tiết tấu nào cho phù hợp nhất, diễn cảm nhất. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi: 1. Trình bày các phương pháp phát âm và cách luyện tập phát âm 2. Hãy nêu các thủ pháp cơ bản khi diễn đạt trọng âm. 3. Tiết tấu thể hiện như thế nào trong việc thể hiện ngôn ngữ của người dẫn chương trình? Bài tập: Tìm và xác định trọng âm trong các mỗi câu sau (phát tài liệu cho học sinh). Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 11 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định BÀI 3: CÁC BƯỚC DẪN CHƯƠNG TRÌNH. Bất cứ một chương trình nào thì kỹ năng dẫn chương trình đều được thực hiện qua các bước cơ bản sau: 1. Chuẩn bị về nội dung và chuẩn bị về hình thức. 1.1. Chuẩn bị về mặt nội dung. Chuẩn bị nội dung chính là việc chuẩn bị kịch bản của chương trình. - Đối với chương trình có format sẵn (đó là các chương trình mua bản quyền nước ngoài có cấu trúc sẵn) thì kịch bản chương trình phải theo bản quyền. - Đối với chương trình không có format sẵn thì người dẫn chương trình phải tìm hiểu nội dung chương trình bao gồm: nội dung chương trình là gì? Chương trình gồm những phần nào? Từ đó chuẩn bị các cách dẫn dắt để kết nối chương trình cho sinh động, hấp dẫn. Đó chính là nghệ thuật biên soạn lời dẫn giúp người dẫn chương trình biết cách khai thác triệt để đề tài, sẽ nói những gì trong chương trình và biết cách sử dụng ngôn từ cho phù hợp. - Đối với những chương trình có từ 2 người dẫn trở lên thì người dẫn phải trao đổi, phân chia các nội dung dẫn của từng người để có thể phối hợp với nhau một cách hòa quyện và nhịp nhàng. 1.2. Chuẩn bị về mặt hình thức. Chuẩn bị hình thức: Người dẫn chuẩn bị trang phục và trang điểm (make up) phù hợp với từng chương trình. Ví dụ: + Với chương trình bản tin thời sự thì người dẫn cần sử dụng trang phục nghiêm túc, đứng đắn (người dẫn chương trình là nữ sẽ mặc áo dài hoặc veste, người dẫn chương trình là nam thì mặc comple). Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 12 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định Biên tập viên Hoài Anh trong chương trình thời sự + Với chương trình ca nhạc thì người dẫn có thể mặc áo dài hoặc váy. Tuy nhiên không nên quá cầu kỳ, phản cảm. MC Thanh Bạch trong một chương trình giao lưu ca nhạc. Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 13 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định MC Tuấn Anh và Hồng Phượng dẫn chương trình ca nhạc. Chuẩn bị để xử lý những sự cố bất ngờ xảy ra: Nói nhịu, nói vấp, quên tên khách mời. + Đối với trường hợp nói nhịu, nói vấp thì phải bình tĩnh nói lại. + Đối với việc quên tên khách mời thì người dẫn vẫn phải giữ bình tĩnh để xem lại kịch bản và nhắc lại tên khách mời cho chính xác. 2. Thực hiện dẫn chương trình Lời dẫn phụ thuộc vào từng dạng chương trình: bản tin thời sự, ca nhạc, game show… Sau đây giới thiệu cách chung nhất được áp dụng với đa số các dạng chương trình hiện nay gồm 3 phần cơ bản: - Lời dẫn chào mở đầu: Có 2 cách chào mở đầu + Mở đầu đơn giản: Lời đầu tiên Dương Thuỷ xin … gửi tới quý vị lời chào nồng nhiệt nhất. + Mở đầu chuyên nghiệp: Chào mừng quý vị đến với chương trình Quà tặng âm nhạc hôm nay (dừng 2s nói tiếp câu chào đơn giản) Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 14 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định - Lời dẫn phần nội dung: + Lời mở đầu mỗi phần: “Kính thưa quý vị” (Ví dụ: Kính thưa quý vị, hoà chung không khí tưng bừng cả nước, hôm nay…) + Lời kết thúc mỗi phần: “cảm ơn” (Ví dụ: Cảm ơn những chia sẻ vô cùng ý nghĩa của nhà báo Lại Văn Sâm/ Cảm ơn tiết mục biểu diễn của nhóm 3 con mèo/Cảm ơn quý vị đại biểu, các vị khách quý đã đến tham dự chương trình ngày hôm nay). + Giới thiệu người quan trọng: “Xin trân trọng” (Ví dụ: Đến tham dự chương trình ngày hôm nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nhà báo Lại Văn Sâm, Trưởng Ban Văn hoá – Thể thao – Giải trí Đài Truyền Hình Việt Nam/ Xin trân trọng kính mời nhà báo Lại Văn Sâm lên trao hoa và phần thưởng). + Xưng hô khi giao lưu: “Thân mến” (Ví dụ: Hương Giang thân mến, có phải bạn cũng đang muốn nói đôi lời quý vị khán giả). Lưu ý: Nên sử dụng ngôn từ linh hoạt không nên lạm dụng nói mãi một câu theo mô típ này, để trở thành máy nói (Ví dụ: thay vì nói mãi một câu: “Kính thưa quý vị” có thể đổi thành “Quý vị thân mến”…). - Kết thúc chương trình: Cảm ơn + Chúc + Tạm biệt và hẹn hò. (Ví dụ: Ca khúc Tạm biệt đã khép lại chương trình của chúng ta ngày hôm nay. Một lần nữa Xin cảm ơn quý vị đại biểu các vị khách quý. Chúc quý vị thật nhiều sức khoẻ. Xin chào và hẹn gặp lại) Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 15 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định 15 nguyên tắc vàng đối với người dẫn chương trình Trước khi dẫn 1) Ghi ý tưởng ra giấy Sau khi đã liệt kê tất cả những ý tưởng muốn đề cập, bạn hãy soạn ra một sơ đồ để từ đó có thể theo dõi một cách thật tự nhiên (logic). Bạn có thể loại bớt một vài ý tưởng để giữ cho phần trình bày của bạn được gắn bó. Bạn cũng nên chuẩn bị vài mẩu chuyện hay cách nói ẩn dụ đểm làm cho sự diễn đạt có vẻ ứng khẩu tự nhiên. 2) Lặp lại to giọng Hãy đọc to bài nói chuyện để ghi nhớ cũng để xem nó có dài lê thê hay buồn bã không. Nên đứng trước gương để xem bạn có nói nhanh, đơn điệu hay quá kịch liệt chăng. 3) Chọn trang phục thích hợp Trang phục tốt là trang phục thích nghi với công chúng và nhất là làm cho bạn thoải mái. Nếu bị dị ứng với cà vạt, bạn chớ nên đeo vào ngày này. Nên chọn các trang phục mà bạn thường mặc: rộng và nhẹ để không quá nóng. Tránh bó người trong chiếc quần dài hay một chiếc váy khiến bạn không thể thở nổi. 4) Ăn nhẹ Không có gì tệ hại hơn là vừa nói chuyện mà bụng vừa đói meo hay sôi lên sùng sục. Nên nhấm nháp chút gì đó để tỉnh táo, dĩ nhiên phải ăn thứ dễ tiêu. Trước khi bắt đầu, bạn cũng có thể nhai một mẩu đường hay chocolate. Không nên uống rượu bia, nước có gaz, cà phê vì chúng có thể khiến bạn nói năng không suôn sẻ. Dĩ nhiên, uống một li nước là tốt. Năm phút trước khi bắt đầu 5) Nên vào phòng thay đồ Nhìn qua một lượt trang phục, răng, cửa quần và nút áo có đóng khuy kĩ chưa? Cà vạt, cổ áo có bẻ gập đúng chưa. Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 16 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định 6) Bỏ hết đồ vật trong túi ra 7) Hít, thở Thư giãn bằng cách thở sâu, thở bằng bụng là cách hiệu quả nhất. Hít vào sâu bằng cách phình bụng và thở ra thật dài trong khi tập trung tư tưởng. 8) Làm thông giọng Trong khi tìm cách tập trung trước khi nói chuyện, bạn có thể đứng yên một chỗ, nhưng tốt hơn là nói vài câu với cử tọa chung quanh. Điều này không chỉ cho phép bạn thư giãn mà còn là cách để "khởi động" và thông giọng cho rõ ràng. Trong khi trình bày 9) Nên bắt đầu bằng một câu hài hước Không nên bắt đầu một cách nghiêm trang quá. Hãy vào đề bằng một câu nói hài hước, một giai thoại để thu hút sự chú ý của thính giả và làm không khí đỡ căng thẳng. Sau đó hãy trình bày với mỗi thính giả bằng cách nhìn vào mắt họ và tìm cách thuyết phục họ với tư cách cá nhân. Nếu phòng rộng và có nhiều người, bạn nên lần lượt "ghé mắt" vào tất cả. 10) Nói ít, nhưng nói hay Cũng như việc pha trò, những câu nói ngắn gọn lại là những câu hay nhất. Loại bỏ những gì thừa thải và hãy dùng những từ ngữ mà ai cũng hiểu. Như thế, bạn không có nguy cơ đánh mất dần khá giả "ở giữa đường". Hãy tránh lối nói trích dẫn "như ông X đã nói... " vì chúng chỉ làm nặng nề đề tài mà thôi. 11) Thay đổi giọng nói Để lôi cuốn thính giả, giọng nói cần rành rọt, thong thả. Do vậy, phụ nữ cần giữ cho giọng tương đối trầm và ngược lại, nam giới cần giữ giọng cho cao hơn một chút. Giọng nói phải thay đổi đa dạng như một cuộc trò chuyện thường ngày, với những lúc nghỉ, lúc nói nhanh và những thay đổi về âm điệu. Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 17 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định 12) Hãy cử động Bằng cách phối hợp cử chỉ và lời nói, bạn sẽ thuyết phục được mọi người hơn. Bàn tay giữ một vị trí rất quan trọng, với điều kiện không để chúng vung vẩy đủ mọi hướng. Không nên ngại ngùng bước tới bước lui bày tỏ các thí dụ bằng điệu bộ và đôi lúc sử dụng tấm bảng để phác họa các sơ đồ nhỏ trực tiếp. Tuy nhiên cũng đừng lạm dụng quá. 13) Duy trì sự chú ý của công chúng Mở miệng ngáp, ghế kêu răng rắc, nhiều người tụm năm tụm ba nói chuyện... đó là những dấu hiệu cho thấy công chúng bắt đầu mệt mỏi. Không có gì tốt hơn là bạn hãy nói nhanh để kết thúc mau hơn. Hãy phát triển một thí dụ khôi hài... sử dụng một ẩn dụ độc đáo để làm cho mọi người cười. Nhờ cách này sự chú ý của thính giả sẽ tự trở lại. 14) Hãy nói chậm khi có sự cố Quên, lúng túng,... là điều thường gặp khi trình bày. Lúc này, nên nói chậm lại để làm khớp lại vấn đề. Chẳng hạn, bạn có thể bám vào ý tưởng sau cùng mà bạn vừa phát triển trong khi tìm lại mạch trình bày. 15) Nở nụ cười khi kết thúc Kết thúc tốt đẹp là kết thúc kèm theo một nụ cười và một câu nói vui nhộn. Điều tốt nhất mà bạn có thể hy vọng là một tràng cười vang lên trong phòng. Điều này sẽ để lại một kỉ niệm tốt đẹp, nhưng không xóa nhòa mục đích thật sự của bài nói chuyện. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi: Hãy nêu các bước chung khi dẫn một chương trình. Bài tập: Hãy viết lời mở đầu và kết thúc cho chương trình Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 tại trường bạn. Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 18 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định BÀI 4: KỸ NĂNG THỂ HIỆN 1. Thể hiện bằng ngôn ngôn ngữ. Ngôn ngữ của người dẫn chương trình cần đảm bảo các yêu cầu: + Ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi, thân mật: Người dẫn chương trình có vai trò giao tiếp với khán giả, vì vậy ngôn ngữ cần gần gũi, tạo được thiện cảm cho người nghe. + Ngôn ngữ nói lưu loát, thể hiện khả năng hoạt khẩu, có thể nói trôi chảy, xử lý các tình huống bằng ngôn ngữ nhanh nhạy. + Ngôn ngữ có tính giao tiếp với khán giả: người dẫn chương trình có vai trò giao tiếp với khán giả, vì vậy ngôn ngữ cần có tính giao tiếp, đối thoại. + Từ ngữ sáng tạo, sinh động: người dẫn chương trình cần có vốn từ ngữ phong phú, có khả năng vận dụng ngôn ngữ sáng tạo. - Những điều cần tránh trong ngôn ngữ: + Không nói sai, nói vấp. + Không nói cứng nhắc, thiếu gần gũi, tự nhiên. + Không nói máy móc, thiếu sáng tạo. 2. Thể hiện bằng giọng điệu Đối với người dẫn chương trình thì việc thể hiện bằng giọng điệu rất quan trọng. Chất giọng thể hiện ở: - Cách phát âm chuẩn, rõ ràng, tròn rõ tiếng. Đây là yêu cầu đầu tiên đối với người dẫn chương trình. Một số người dẫn chương trình có nhược điểm hay nói díu lời, nghĩa là phát âm một số từ nhiều âm tiết nhưng không tách biệt rõ ràng các âm tiết. Điều này cần phải tránh vì khiến người nghe không rõ lời, rõ tiếng. - Cách nói dứt khoát, ngắt nghỉ đúng chỗ. Đối với người dẫn chương trình cần có lối nói dứt khoát, biết ngắt nghỉ để tạo nên những điểm nhấn. - Chất giọng có âm vang, có ngữ điệu Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 19 Lưu hành nội bộ Trường trung cấp CN&TT Nam Định +. Giọng nói có âm vang sẽ cuốn hút,hấp dẫn người nghe, giọng nói nhỏ, trầm buồn sẽ rất kém hấp dẫn. + Giọng nói có ngữ điệu trầm bổng, lúc lên cao lúc xuống thấp nhằm mục đích nhấn mạnh tạo sự tươi vui, sôi động hay lắng đọng. - Giọng nói có sức truyền cảm, sức thuyết phục. Giọng nói cần truyền được cảm xúc đến người nghe làm người người nghe đồng cảm với người dẫn chương trình: niềm tự hào, sự xúc động, sự suy tư… 3. Thể hiện bằng hình thể ( cử chỉ và trạng thái cơ thể) - Người dẫn chương trình ngoài ngôn ngữ nói còn phải thể hiện bằng các động tác trên cơ thể: bao gồm động tác tay, đầu, mắt, miệng, cách đứng, cách di chuyển. Các động tác cần phối hợp thật nhịp nhàng tự nhiên với nhau. Ví dụ: khi công bố tin vui thì miệng cười mắt cười, mắt hướng lên; ngực hơi dướn lên tạo sự vui mừng chào đón… - Đối với người dẫn chương trình truyền hình, động tác cơ thể phần lớn là động tác tay. Động tác tay chia ra 3 động tác khác nhau: nắm tay, bàn tay và ngón tay.. Hướng của động tác có thể là hướng lên, xuống, trái, phải, thẳng… Phương hướng của động tác có thể có dạng: hợp lại, tách ra, đẩy, lùi, thu về, giơ lên, ấn xuống, chuyển, quay…Những yếu tố này kết hợp với nhau sẽ có nhiều động tác tay rất phong phú sắc thái. Mỗi người dẫn chương trình cần phải luyện cho mình một thế tay riêng, tạo ra một thế tay độc đáo góp thêm vào việc tạo ra một cá tính riêng của mình khi dẫn chương trình. Giáo trình NPT: Dẫn chương trình 20 Lưu hành nội bộ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan