Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay...

Tài liệu Giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay

.DOC
249
734
128

Mô tả:

MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1. 1.2. 1.3. Chương 2 ĐẾN ĐỀ TÀI Các công trình nghiên cứu giáo dục pháp luật Các công trình nghiên cứu giáo dục pháp luật trong nhà trường Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 5 12 12 21 31 CƠ SỞ LÝ LUẬN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Những vấn đề lý luận về pháp luật và giáo dục pháp luật Những vấn đề lý luận về giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội Những yếu tố tác động đến giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội trong bối cảnh hiện nay CƠ SỞ THỰC TIỄN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 36 36 Khái quát chung các trường sĩ quan quân đội 3.2. Khái quát khảo sát thực trạng giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội 3.3. Thực trạng nhận thức về pháp luật và giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội 3.4. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội 3.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội Chương 4 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨQUANQUÂNĐỘIHIỆNNAYVÀTHỰCNGHIỆMSƯPHẠM 4.1. Biện pháp giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 4.2. Thực nghiệm sư phạm KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 69 2.1. 2.2. 2.3. Chương 3 3.1. 47 64 69 73 76 81 101 106 106 131 154 157 158 167 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chữ viết đầy đủ Cán bộ quản lý Độ lệch chuẩn Điểm trung bình Giáo dục pháp luật Giáo dục và đào tạo Giảng viên, cán bộ quản lý Học viện Biên phòng Khoa học xã hội và nhân văn Phổ biến giáo dục pháp luật Quân đội nhân dân Sĩ quan Chính trị Sĩ quan Lục quân 1 Sĩ quan Pháo binh Sĩ quan Phòng hóa Sĩ quan quân đội Xã hội chủ nghĩa Chữ viết tắt CBQL ĐLC ĐTB GDPL GD&ĐT GV,CBQL HVBP KHXH&NV PBGDPL QĐND SQCT SQLQ1 SQPB SQPH SQQĐ XHCN DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TT Tên 1 2 bảng 3.1. 3.2. 3 3.3. 4 5 6 7 3.4. 4.1. 4.2. 4.3. 8 4.4. 9 4.5. 10 4.6. 11 4.7. 12 4.8. TT Tên biểu đồ 13 4.1. 14 15 16 17 4.2. 4.3. 4.4. 4.5. Tên TT 18 19 20 21 22 23 biểu đồ 4.6. 4.7. 4.8. 4.9. 4.10. 4.11. Nội dung Trang Bảng Hopkins phân tích mối quan hệ tương quan Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về pháp luật của học viên Thực trạng mức độ nhận thức của giảng viên, cán bộ quản 75 76 lý và học viên về vai trò giáo dục pháp luật Thực trạng các yếu tố tác động đến giáo dục pháp luật cho học viên Lượng hóa các tiêu chí đánh giá nhận thức pháp luật của học viên Lượng hóa các tiêu chí đánh giá thái độ thực hiện pháp luật của học viên Lượng hoá các tiêu chí đánh giá hành vi pháp luật của học viên Kết quả đo nhận thức, thái độ, hành vi của học viên ở lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 1 Kết quả đo nhận thức, thái độ, hành vi của học viên ở lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 1 Kết quả đo nhận thức, thái độ, hành vi của học viên ở lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 2 Kết quả đo nhận thức, thái độ, hành vi của học viên ở lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 2 So sánh kết quả hành vi pháp luật trước và sau thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 2 Nội dung Nhận thức của học viên trước thực nghiệm cơ sở thực nghiệm 1 Thái độ của học viên trước thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 1 Hành vi của học viên trước thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 1 Nhận thức của học viên sau thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 1 Thái độ của học viên sau thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 1 78 101 134 135 137 142 144 147 149 151 Trang 143 143 144 145 146 Nội dung Trang Hành vi của học viên sau thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 1 Nhận thức của học viên trước thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 2 Thái độ của học viên trước thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 2 Hành vi của học viên trước thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 2 Nhận thức của học viên sau thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 2 Thái độ của học viên sau thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 2 146 148 148 149 150 150 24 TT 4.12. Tên sơ đồ 25 3.1. 26 27 4.1. 4.2. Hành vi của học viên sau thực nghiệm tại cơ sở thực nghiệm 2 Nội dung Mối tương quan giữa mục tiêu về nhận thức, thái độ, hành vi theo đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi Mối tương quan giữa kết quả đo nhận thức, thái độ và hành vi 150 Trang 83 147 152 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo bồi dưỡng cho cán bộ đảng viên và nhân dân ý thức chấp hành pháp luật. Theo Người: “Công bố đạo luật này chưa phải đã là mọi việc đều xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt” [49, tr.267]. Kế thừa quan điểm của Hồ Chí Minh, trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Đảng ta luôn xác định “Giáo dục pháp luật phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn nhằm làm cho cán bộ, nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật” [2, tr.1]; hướng tới xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế “Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật…” [17, tr.127]. Giáo dục pháp luật trong Quân đội là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh chiến đấu của Quân đội, là cơ sở hình thành khả năng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của mỗi đơn vị. Nó chi phối tất cả các mặt hoạt động của quân nhân và góp phần định hướng, hướng dẫn hành động cho mỗi quân nhân trong chấp hành kỷ luật quân sự, thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Là nơi trực tiếp đào tạo đội ngũ cán bộ cho toàn quân, các trường SQQĐ đang hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động tiêu cực của các tệ nạn xã hội nảy sinh từ mặt trái nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến định hướng giá trị nhân cách, ý thức, hành vi chấp hành pháp luật của mỗi học viên. Mặt khác, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh “chiến lược diễn biến hòa bình”, hòng “phi chính trị hóa” quân đội, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do vậy, các trường SQQĐ phải không ngừng nâng cao chất lượng GD&ĐT; giáo dục rèn luyện phẩm chất pháp luật cho học viên theo mục tiêu đào tạo. Hơn nữa, học viên ở các trường SQQĐ, khi ra trường sẽ là những sĩ 6 quan, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý ở các cơ quan, đơn vị, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy quản lý con người, giáo dục rèn luyện bộ đội theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Để hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới, họ cần phải được giáo dục nâng cao nhận thức, hình thành thái độ, rèn luyện thói quen hành vi pháp luật, kỷ luật, tạo cơ sở định hướng sự phát triển nhân cách người cán bộ quân đội. Thời gian qua, nhận thức đúng vai trò của GDPL, các trường SQQĐ đã từng bước đổi mới chương trình, nội dung, vận dụng các phương pháp, hình thức GDPL phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, đối tượng đào tạo. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật của học viên vẫn còn diễn biến phức tạp, tính chất vi phạm ngày càng nghiêm trọng, đã xuất hiện những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, cố ý đánh người gây thương tích, lô đề cờ bạc, vay nợ không có khả năng chi trả dẫn tới tự thương, tự sát ảnh hưởng tới uy tín và truyền thống của Quân đội. Điều này cho thấy, vấn đề GDPL cho học viên còn nhiều bất cập, chương trình nội dung GDPL còn nặng về lý thuyết, hạn chế về bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng xử lý các vấn đề của thực tiễn [8]. Phương pháp GDPL vẫn còn đơn giản, khô cứng, đi theo lối mòn, chủ yếu là thông tin một chiều, dễ gây nhàm chán, chưa khơi dậy cho học viên niềm say mê học tập, nghiên cứu. Hình thức GDPL ở một số nhà trường chưa thật sự phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn người học tham gia. “Trình độ năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ” [8, tr.17]. Động cơ thái độ học tập rèn luyện của học viên chưa đúng đắn, chưa kết hợp chặt chẽ giữa quá trình giáo dục với quá trình tự giáo dục nhằm hình thành, phát triển ý thức hành vi pháp luật của bản thân. Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật đảm bảo cho GDPL vẫn còn thiếu. Những yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xây dựng Quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đã đòi hỏi GDPL ở các trường SQQĐ cần phải “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người 7 học” [16, tr.5]; kết hợp trang bị kiến thức, hình thành niềm tin, rèn luyện thói quen hành vi, phát triển phẩm chất pháp luật cho học viên. Chính vì vậy, trong những năm gần đây vấn đề GDPL đã trở nên cấp thiết, được các nhà khoa học ở trong nước, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị và các trường SQQĐ quan tâm, nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, GDPL cho học viên trong các trường SQQĐ chưa được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống. Việc đi tìm lời giải khoa học đầy đủ cho vấn đề này vẫn đang là đòi hỏi khách quan, cấp thiết đặt ra cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay” nhằm khắc phục những bất cập trên đây đồng thời sẽ góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ở các trường SQQĐ hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn GDPL, luận án đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ trong bối cảnh hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quá trình GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quá trình GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay. - Đề xuất biện pháp GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính đúng đắn, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học * Khách thể nghiên cứu: Quá trình GD&ĐT ở các trường SQQĐ. * Đối tượng nghiên cứu: Quá trình GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ. 8 * Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Luận án nghiên cứu quá trình giáo dục ý thức và hành vi pháp luật cho học viên ở các nhà trường và học viện có đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học. Những tư liệu, số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2015 đến nay; phạm vi khảo sát thực tế tập trung ở trường SQCT, SQLQ1, SQPB, SQPH và HVBP. * Giả thuyết khoa học Giáo dục pháp luật cho học viên chỉ đạt được hiệu quả khi vận dụng đúng lôgic, quy luật dạy học và giáo dục nhân cách quân nhân. Hiện nay, GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, nếu quá trình đào tạo học viên trong các trường SQQĐ chú trọng áp dụng hệ thống các biện pháp giáo dục một cách đồng bộ, từ xây dựng mô hình, mục tiêu GDPL phù hợp đến việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, tích cực hóa quá trình tự giáo dục của học viên, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa pháp luật, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng sư phạm trong nhà trường thì nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật của học viên sẽ được hình thành, phát triển vững chắc, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng GD&ĐT ở các trường SQQĐ hiện nay. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt sâu sắc Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT; dựa trên các quan điểm tiếp cận: Quá trình giáo dục, hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgic và thực tiễn trong nghiên cứu khoa học giáo dục từ đó định hướng cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu, luận giải các nhiệm vụ của đề tài. Quan điểm tiếp cận quá trình giáo dục Giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường SQQĐ cần được nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất, lôgic và các thành tố của quá trình GDPL. Trên cơ 9 sở đó, để xác định mục tiêu, tìm ra nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và các điều kiện tối ưu để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng thái độ tình cảm, rèn luyện thói quen hành vi chấp hành pháp luật của Nhà nước, điều lệnh của Quân đội, giúp cho họ trở thành người cán bộ quân đội có phẩm chất năng lực toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quá trình GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố có quan hệ mật thiết với nhau. Các thành tố của quá trình GDPL không tồn tại độc lập mà tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Sự vận động, phát triển của các thành tố này là cơ sở cho sự vận động, phát triển của các thành tố khác và ngược lại. Do đó, GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ phải xác định được các thành tố cơ bản quy định đặc trưng của GDPL trong môi trường quân đội. Quan điểm lịch sử - lôgic Giáo dục pháp luật cho học viên ở các trường SQQĐ cần đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể; trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng quân đội cách mạng chính quy. Từ đó, đòi hỏi GDPL phải có sự tương thích về mặt mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức… đồng thời không tách rời với xu thế đổi mới giáo dục. Quan điểm thực tiễn Quan điểm này đòi hỏi trong nghiên cứu GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ phải bám sát thực tiễn quá trình GD&ĐT và thực tiễn quá trình GDPL, để làm cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức và hành vi pháp luật cho học viên. * Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp hỗ trợ để phân tích, khai thác các tài liệu lý luận và thực tiễn thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; … Cụ thể là: 10 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến quá trình GD&ĐT học viên để rút ra những vấn đề liên quan trực tiếp đến GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ. Phân loại các lý thuyết, các quan điểm GDPL khác nhau trong lịch sử. Từ đó, phân tích, luận giải đưa ra những luận điểm về GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Quan sát quá trình GDPL của GV,CBQL và học viên ở các trường SQQĐ. Toạ đàm với GV,CBQL và học viên ở các trường SQQĐ. Điều tra, trưng cầu ý kiến bằng phiếu ankét đối với 96 GV,CBQL và 818 học viên ở các trường SQCT, SQLQ1, SQPH, SQPB và HVBP. Ngoài ra, trưng cầu ý kiến của cán bộ ở một số đơn vị cơ sở để tìm hiểu những nội dung liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài và khẳng định tính khách quan của vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu một số sản phẩm cần thiết như báo cáo tổng kết của các nhà trường có nhiệm vụ GD&ĐT học viên, báo cáo phân tích chất lượng các mặt hoạt động của học viên, giáo án của giảng viên, vở ghi của học viên… Nắm chất lượng học viên tại một số trường SQQĐ. Xin ý kiến chuyên gia của một số nhà khoa học, nhà sư phạm ở trong và ngoài Quân đội đã từng tham gia vào quá trình đào tạo học viên bậc đại học. Tổ chức thực nghiệm một số nội dung nhằm kiểm chứng các biện pháp được đề xuất; việc thực nghiệm được tiến hành tại trường SQLQ1 và SQCT. Các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ Khi xử lý số liệu, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm IBM SPSS Statistics 20 để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. 11 5. Đóng góp mới của luận án * Về lý luận Xây dựng khung lý luận về vấn đề GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, làm rõ khái niệm về pháp luật và GDPL; luận giải làm rõ bản chất, lôgic của quá trình GDPL. Xác định rõ cơ sở khoa học của vấn đề GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ bao gồm: chủ thể, đối tượng, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và con đường GDPL cho học viên. Luận giải đặc điểm, yêu cầu và các yếu tố tác động đến quá trình GDPL cho học viên phù hợp với mục tiêu đào tạo người cán bộ quân đội trong bối cảnh hiện nay. * Về thực tiễn Khảo sát thực trạng GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay còn nhiều hạn chế. Luận án xác định được các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến kết quả GDPL cho học viên. Từ đó, đề xuất hệ thống biện pháp GDPL để tác động tới 3 mặt: nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật của học viên. Đồng thời, luận án còn khẳng định tính đúng đắn, tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm, kết hợp với sự đánh giá của các nhà khoa học, đội ngũ GV,CBQL và học viên. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp các chủ thể giáo dục, nhất là đội ngũ GV,CBQL ở các trường SQQĐ vận dụng vào quá trình GDPL cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT, xây dựng các trường SQQĐ chính quy, tiên tiến, mẫu mực. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các môn pháp luật, Công tác đảng, công tác chính trị, Giáo dục học quân sự ở các trường SQQĐ cũng như các quá trình GDPL ở các đơn vị quân đội. 7. Kết cấu luận án Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu; 4 chương (13 tiết); kết luận, kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 12 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu giáo dục pháp luật 1.1.1. Các công trình nghiên cứu giáo dục pháp luật của tác giả nước ngoài Giáo dục pháp luật là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao văn hóa pháp lý, hình thành ý thức và hành vi pháp luật công dân. Ở ngoài nước, đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu với những công trình tiêu biểu như sau: Trong giáo trình: “Теория государствa и правa - Lý luận nhà nước và pháp luật” [105], các tác giả N.I.Matuzova, A.V.Malưko (2001), đã quan niệm GDPL là một thể thống nhất giữa các thành tố: Chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức. GDPL là hoạt động có chủ đích của nhà nước, các tổ chức xã hội và mỗi công dân nhằm truyền đạt các kinh nghiệm pháp luật; sự tác động có hệ thống lên ý thức và hành vi của con người nhằm hình thành nhận thức, định hướng giá trị, cách nhìn nhận tích cực, bảo đảm cho việc thực hiện và sử dụng pháp luật. GDPL trang bị cho mọi người những hiểu biết về nhà nước và pháp luật, về các đạo luật, các quyền tự do, dân chủ của mỗi cá nhân, định hướng cho công dân thực hiện những hành vi pháp luật hợp pháp. Trong đề tài: “Правовое воспитание в Российской Федерации Giáo dục pháp luật ở Liên bang Nga” [106], của tác giả T.I. Akimova, K.V. Naumenkova (2014), trên cơ sở tiếp cận dưới các góc độ khác nhau các tác giả có những quan niệm khác nhau về GDPL. Theo tác giả T.I. Akimova, “Giáo dục pháp luật là sự tác động có định hướng, có tổ chức, mang tính hệ thống lên các cá nhân nhằm làm hình thành tri thức pháp luật, thói quen, hành vi xử sự tích cực theo pháp luật, văn hóa pháp luật”; hoặc theo tác giả K.V. Naumenkova, “Giáo dục pháp luật có thể định nghĩa như là một hệ thống các biện pháp định hướng làm hình thành tư tưởng pháp luật, các nguyên tắc, chuẩn 13 mực pháp luật, những nhân tố làm nên các giá trị văn hóa pháp luật của dân tộc và nhân loại”. Như vây, mỗi định nghĩa đưa ra đều chứa đựng góc nhìn chủ quan của mỗi tác giả, nhưng không phải tất cả họ đều thống nhất cách hiểu về tính cấp thiết phải tạo dựng trong con người tư tưởng pháp luật, sự tôn trọng pháp luật; các tác giả đi đến kết luận: “Giáo dục pháp luật là làm hình thành quan hệ - cách xử sự tôn trọng pháp luật, coi pháp luật như một giá trị xã hội lớn lao, có liên quan mật thiết đến mỗi cá nhân; phát triển thái độ trách nhiệm, tính thần không khoan nhượng với thói chuyên quyền, nạn tham nhũng”. Luận án Tiến sĩ của tác giả Strelaieva (2008), “Правовое воспитание в условиях становления правового государства - Giáo dục pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền” [104], gồm 2 chương, 7 tiết. Chương 1, tác giả luận án bàn về cơ sở lý luận của GDPL với 03 tiết: (1) Bản chất, phân loại GDPL; (2) Cấu trúc của GDPL và (3) Chức năng của GDPL. Theo tác giả, bản chất của GDPL là quá trình định vị một cách bền vững những nguyên tắc, tư tưởng pháp luật vào trong ý thức pháp luật của đối tượng được giáo dục. Chương 2 luận án với tiêu đề “Khía cạnh tổ chức GDPL trong xã hội Nga đương đại” gồm 4 tiết được dành để bàn về (1) Hệ thống xã hội hóa GDPL trong xã hội Nga đương đại; (2) GDPL trong tiếp cận với các nhóm xã hội khác nhau; (3) GDPL trong hệ thống định hướng nghề nghiệp cho các luật gia hiện nay; (4) Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục lại về pháp luật. Do vậy, để xây dựng một nhà nước thượng tôn pháp luật thì cần phải tăng cường giáo dục pháp luật cho các đối tượng trong xã hội. Luận án Tiến sĩ của tác giả Vilay Philavong (2017), “Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [94], đã quan niệm: GDPL cho công chức hành chính Lào là những tác động có tổ chức, có định hướng, có chủ định của chủ thể giáo dục để cung cấp tri thức, bồi dưỡng tình cảm và hành vi hợp pháp cho công chức hành chính nhằm mục đích hình thành cho họ có ý thức, niềm tin và thói quen hành động 14 phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Trên cơ sở phân tích thực trạng GDPL cho công chức hành chính ở Lào, tác giả đề xuất 10 giải pháp nhằm tác động vào các thành tố của quá trình GDPL đồng thời tăng cường phát huy vai trò trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền; phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan (tư pháp, đài phát thanh, truyền hình…) để tạo điều kiện cho công chức hành chính tiếp cận pháp luật một cách kịp thời chính xác; tăng cường quan hệ quốc tế trong GDPL cho công chức hành chính. Ngoài ra, có thể kể thêm một số công trình nghiên cứu có cùng chủ đề GDPL, như: Krưgina I.A. (1999), với cuốn sách: “Правовая культура, правовое воспитание и управление правовоспитательным процессом в современном российском обществе - Văn hóa pháp luật, giáo dục pháp luật và quản lý quá trình giáo dục pháp luật trong xã hội Nga hiện nay” [101]; Pochtar T.M. (2001), với cuốn sách chuyên khảo: “Правовое воспитание в педагогических вузах: вопросы методологии и методики - Giáo dục pháp luật trong các trường đại học sư phạm: Những vấn đề phương pháp luận và phương pháp” [103]. Các công trình nghiên cứu khoa học trên đây ở những mức độ khác nhau đã đề cập đến khái niệm, bản chất, các yếu tố cấu thành GDPL. Tóm lại, những công trình nghiên cứu về GDPL trên thế giới đã phản ánh về quá trình GDPL của một số nước như: Liên bang Nga và các nước ASEAN. Các công trình đã phân tích tương đối toàn diện, có hệ thống về GDPL cho các đối tượng cụ thể; làm rõ khái niệm, mục tiêu của GDPL, phân biệt rõ phương pháp với hình thức GDPL. Đây là nguồn tài liệu có giá trị để luận án kế thừa làm sáng tỏ tính cấp thiết và cơ sở lý luận GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được áp dụng với các nước có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tư duy giáo dục khác biệt so với nước ta. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu giáo dục pháp luật của tác giả trong nước Những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận GDPL ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho tác giả luận án có cơ sở để xây dựng khung 15 lý thuyết cho đề tài GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ. Trên phương diện này, có thể kể ra một số luận án, đề tài khoa học và bài báo khoa học như sau: Tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai (1995), chủ biên cuốn sách: “Bàn về giáo dục pháp luật” [22]. Lần đầu tiên ở nước ta đã nghiên cứu một cách cơ bản những vấn đề lý luận GDPL bao gồm khái niệm, mục đích, đối tượng, chủ thể, nội dung, hình thức và phương pháp GDPL. Các tác giả đã làm rõ vai trò trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, các tổ chức xã hội mà trước hết là trách nhiệm của các cơ quan trong ngành giáo dục có trách nhiệm trang bị hệ thống tri thức, bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện thói quen hành vi pháp luật cho mọi người dân. Đề cập đến vai trò của GDPL các tác giả đã khẳng định ý nghĩa to lớn của công tác này trong hoạt động quản lý Nhà nước; trong phát huy dân chủ, mở rộng quyền tự do của mỗi công dân; hình thành phát triển văn hóa pháp lý đồng thời gắn liền với đổi mới hệ thống chính trị, cải cách bộ máy Nhà nước cần được tiến hành cùng với quá trình GDPL. Hiệu quả GDPL cũng là vấn đề được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Sau khi đưa ra ba chỉ số xác định trạng thái của xã hội trước và sau khi có sự tác động của GDPL các tác giả đã nêu lên khái niệm và các chỉ số tính toán hiệu quả GDPL. Trong cuốn sách: “Xã hội học pháp luật” [53], của tác giả Ngọ Văn Nhân (2012), đã bàn đến biện pháp “Tăng cường GDPL, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật”. Theo tác giả, chất lượng, hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật phụ thuộc phần lớn vào trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ này. Vì vậy, việc tăng cường GDPL, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ này là một biện pháp hết sức quan trọng. Quá trình GDPL luôn là thể thống nhất hữu cơ của các thành tố: mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL. Từ lập luận đó, tác giả đi vào 16 phân tích các nét đặc thù thể hiện trong từng thành tố của quá trình GDPL cho đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Tác giả Nguyễn Quốc Sửu (2014) chủ biên cuốn sách: “Tăng cường giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của tỉnh Đắk Lắk” [66], đã chỉ ra những nét đặc trưng của công tác này gắn với sự tác động, ảnh hưởng của những luật tục, tập quán, lối sống, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; đánh giá thực trạng công tác GDPL cho đội ngũ cán bộ công chức hành chính của tỉnh Đắk Lắk thông qua điều tra, khảo sát, đánh giá thực tế; trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này. Trong đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 92-98-223 của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1998), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới” [92], các tác giả cho rằng: Công cuộc đổi mới toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đã và đang đặt ra những yêu cầu phải tăng cường công tác tổng kết lý luận và thực tiễn trên các lĩnh vực phục vụ công cuộc đổi mới. Công tác GDPL ở nước ta cũng không nằm ngoài yêu cầu trên. Từ việc trình bày, phân tích quan niệm về GDPL, các thành tố cơ bản của GDPL, đánh giá thực tiễn công tác GDPL cho cán bộ, nhân dân ở nước ta trong những năm qua, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của công tác này, các tác giả đã nêu lên những biện pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác GDPL trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trong Luận án Phó Tiến sĩ: “Giáo dục pháp luật cho người lao động trong điều kiện đổi mới của Việt Nam” [21], tác giả Trần Ngọc Đường (1986), cho rằng: Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết quản lý xã hội bằng pháp luật, công tác GDPL cho cán bộ và nhân dân cần phải được chú trọng theo quan điểm của Đảng: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật... Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao 17 ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”. Đó là cách thức hiệu quả để tăng cường hiệu lực quản lý xã hội bằng pháp luật. Nguyễn Đình Lộc (1987), với Luận án Phó Tiến sĩ: “Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam” [41], đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật như: Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của ý thức pháp luật; tính cấp thiết của việc nghiên cứu ý thức pháp luật phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá tình hình thực hiện giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, chỉ ra những điểm tích cực, hạn chế trong công tác giáo dục ý thức pháp luật ở nước ta thời kỳ trước đổi mới; từ đó, đề xuất những biện pháp thiết thực cho công tác giáo dục ý thức pháp luật tại Việt Nam. Đây được coi là công trình đặt nền móng cho việc nghiên cứu lý luận về GDPL, có giá trị tham khảo đối với tác giả luận án. Luận án Tiến sĩ của tác giả Dương Thanh Mai (1996), “Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp - hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật” [59], đã nêu lên thực trạng trên diễn đàn khoa học pháp lý hiện nay, quan niệm GDPL vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất, tác giả đã khái quát ở ba quan niệm cơ bản sau: Quan niệm thứ nhất không thừa nhận GDPL; quan niệm thứ hai xem nhẹ vai trò của GDPL; quan niệm thứ ba lại đơn giản hóa, cho rằng GDPL được lồng ghép trong tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả bàn sâu về các biện pháp cụ thể phát huy hiệu quả GDPL thông qua hoạt động tư pháp bằng thực tiễn của Tòa án và luật sư. Tác giả Vũ Thị Hoài Phương (2009), với Luận án Tiến sĩ: “Giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam” [55], sau khi luận giải khá toàn diện về vị trí vai trò, mục đích, nội dung GDPL trong doanh nghiệp nhà nước, luận án đã khảo sát thực trạng GDPL cho người lao động và cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân GDPL trong doanh nghiệp nhà nước. Để nâng cao ý thức, hành vi pháp luật cho các đối tượng giáo dục trong các doanh nghiệp nhà nước 18 luận án đã đề xuất những biện pháp rất cơ bản nhằm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, phát huy vai trò của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục. Tác giả Nguyễn Quốc Sửu (2010), với Luận án Tiến sĩ: “Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” [65], trên cơ sở phân tích đặc điểm và các thành tố cơ bản của GDPL cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Tác giả đã quan niệm GDPL là hoạt động có định hướng, có tổ chức thông qua các phương pháp đặc thù và bằng nhiều hình thức khác nhau hướng tới cung cấp, trang bị cho cán bộ, công chức hành chính những tri thức pháp luật, hình thành tình cảm và hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Luận án đã phân tích khá đầy đủ thực trạng GDPL cho cán bộ công chức hành chính những năm gần đây như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đầu tư từ ngân sách, sự phát triển cơ sở GD&ĐT. Luận án chỉ ra những bất cập hạn chế được biểu hiện đó là sự thiếu quan tâm đến mục tiêu, chủ thể giáo dục thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, nội dung giáo dục dàn trải, công tác kiểm tra đánh giá kết quả GDPL chưa khoa học. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất hệ thống biện pháp nâng cao chất lượng GDPL cho cán bộ công chức hành chính như xác định mục tiêu, nâng cao năng lực giáo dục, ý thức trách nhiệm của chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và những điều kiện đảm bảo cho quá trình GDPL. Luận án Tiến sĩ của tác giả Đoàn Thị Thanh Huyền (2014), “Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay” [33], đã hệ thống hóa các khái niệm cơ bản, các lý thuyết xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu đề tài; tìm hiểu tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay; đánh giá thực trạng quá trình GDPL cho con cái thuộc nhóm tuổi trung học cơ sở, trung học phổ thông trong các gia đình tại tỉnh Quảng Ninh thông qua nghiên cứu nhận thức của các bậc cha mẹ; xác định nội dung, phương pháp, hiệu quả GDPL trong gia đình; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến GDPL cho con cái trong gia đình ở Quảng Ninh hiện 19 nay. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDPL cho con cái trong gia đình. Tác giả Lê Thị Phương Nga (2015), với Luận án Tiến sĩ: “Giáo dục pháp luật cho trẻ em ở nước ta hiện nay” [52], đã nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về đặc trưng cơ bản của GDPL đối với trẻ em; phân tích mối quan hệ biện chứng và sự cần thiết khách quan của GDPL, giáo dục đạo đức, giáo dục quyền con người và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ở nước ta hiện nay. Từ đó, luận án đề xuất việc đổi mới chương trình GDPL cho trẻ em trên nguyên tắc kết hợp, lồng ghép giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục quyền con người và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trong các trường học và cộng đồng, nhấn mạnh vai trò của gia đình trong việc GDPL cho trẻ em. Luận án Tiến sĩ của tác giả Dương Thành Trung (2016), “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” [80], đã chỉ rõ: Đồng bào dân tộc Khmer cư trú ở địa bàn có chiến lược đặc biệt quan trọng về mặt địa chính trị và quốc phòng an ninh, GDPL cho đồng bào dân tộc Khmer là một biện pháp hữu hiệu nhằm trang bị kiến thức, hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật; giúp đồng bào hiểu rõ về các quyền con người, quyền công dân, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia. Từ đó, tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn theo các yếu tố cơ bản cấu thành quá trình GDPL và đề xuất 4 nhóm biện pháp bảo đảm GDPL cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tới. Tác giả Nguyễn Thị Tĩnh (2016), với Luận án Tiến sĩ: “Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay” [70], trên cơ sở nghiên cứu kết hợp giữa khoa học giáo dục, khoa học chuyên ngành với các khoa học liên ngành, tác giả đã vận dụng lý luận GDPL trong điều kiện, bối cảnh đặc thù của người dân Đắk Lắk, xây dựng các hình thức GDPL mới như: Kết hợp GDPL với giáo dục tư tưởng đạo đức, chính trị, lối sống, phong tục tập quán của người bản địa; kết hợp GDPL trong gia đình với giáo dục nhà trường và xã hội… Thông qua đề tài, lần đầu tiên thực trạng GDPL cho người dân tỉnh 20 Đắk Lắk được phân tích, đánh giá một cách khoa học dưới tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan. Từ đó, là tiền đề thực tiễn để thực hiện các mục tiêu, biện pháp GDPL cho người dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng và người dân các dân tộc thiểu số nói chung. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về GDPL: Sở Tư pháp Hà Nội (1993), Đề tài khoa học cấp thành phố: “ Giáo dục nâng cao hiểu biết pháp luật ở Thủ đô - thực trạng và biện pháp” [62]; Sở Tư pháp Hà Nội (1994), Đề tài Khoa học cấp thành phố: “Nghiên cứu tác động của gia đình đối với giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Hà Nội ” [63]; Nguyễn Duy Lãm (1997), Sách tham khảo: “Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay” [36]; Lê Đình Khiên (2002), Luận án Phó Tiến sĩ: “Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính” [35]. Các công trình nghiên cứu này đều khẳng định GDPL là một nội dung quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN. Cho nên, để nâng cao hiểu biết pháp luật cho các đối tượng cần đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề xuất các biện pháp mang tính đồng bộ và khả thi để tác động vào các khâu, các bước của quá trình giáo dục nhằm thay đổi ý thức và hành vi pháp luật của công dân. Tóm lại, những công trình nghiên cứu về GDPL ở nước ta đã luận giải cơ sở lý luận của GDPL, phân tích làm rõ quan niệm GDPL, nội dung, phương pháp, hình thức GDPL; căn cứ theo từng đối tượng nghiên cứu cụ thể các công trình đã làm rõ thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng GDPL. Đây là những tư liệu quý có thể kế thừa những cơ sở lý luận về bản chất, lôgic và các thành tố của quá trình GDPL... Tuy nhiên, GDPL là một lĩnh vực có hướng nghiên cứu rộng, đa dạng và phong phú. Các tác giả trên đây chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc GDPL cho các đối tượng cụ thể ở những địa bàn xác định. Do vậy, vấn đề
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan