Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn khoa học lớp 5...

Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn khoa học lớp 5

.PDF
18
82
115

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HOÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 5 Người thực hiện : Lê Thị Hoa Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Điện Biên 2 Thành phố Thanh Hoá SKKN thuộc lĩnh vực : môn Khoa Học THANH HOÁ NĂM 2019 1 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài ………………………………………………… 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 ……………………………………………. 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu ………………………………………….... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………. 4 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận …………………………………………………….. . 5 2.2 Thực trạng vấn đề ………………………………………………… 5 2.3 Các giải pháp đã sử dụng ………………………………………… 6 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ……………………………. 15 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận ………………………………………………………….. 16 3.2. Kiến nghị ……………………………………………………….. 16 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………… . . 17 2 1. MỞ ĐẦU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song lại thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những thách thức, áp lực…. Nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ có lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Thực tế thời gian gần đây đã có không ít các hiện tượng trẻ em bị lợi dụng, học sinh phổ thông mắc phải các tệ nạn xã hội, thậm chí vướng vào vòng lao lí khi đang còn mặc đồng phục nhà trường … Chính vì thế việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt để giúp các em sớm biết tự bảo vệ, được rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Bên cạnh đó, Đảng ta đã xác định: Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần có những người lao động mới phát triển toàn diện. Do vậy giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, Học để làm; Học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu của Giáo dục phổ thông cũng đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành dộng, năng lực thực tiễn. Điều đó đã khẳng định vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong việc kết hợp dạy chữ với dạy người. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đáp ứng nguồn nhân lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên tôi đã chọn đề tài “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Khoa Học lớp 5” để nghiên cứu. 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường phổ thông phải được tiến hành thường xuyên và bằng nhiều hình thức như: + Giáo dục lồng ghép, tích hợp trong các môn học chính khoá. + Giáo dục thông qua các sinh hoạt tập thể. + Giáo dục trong hoạt động ngoài giờ lên lớp v. v…. Với mong muốn trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết, giúp các em rèn luyện những hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình cộng đồng, Tổ quốc; Giúp các em có khả năng ứng phó tích cực với các tình huống trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh… nên tôi đã chú 3 trọng hơn trong việc bồi dưỡng kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ở nhà trường. Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc giảng dạy môn Khoa Học lớp 5. 1. 3 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Tâm sinh lí lứa tuổi - Những kĩ năng sống thiết yếu. - Các kĩ thuật dạy học tích cực. - Các hình thức tổ chức dạy học 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tài liệu về tâm lí lứa tuổi và kĩ năng sống - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin - Phương pháp thực nghiệm. 4 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Môn Khoa học ở Tiểu học giúp học sinh tìm hiểu những kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về Con người và sức khoẻ; về tự nhiên. Bước đầu hình thành và phát triển một số kĩ năng quan sát, dự đoán, tìm kiếm thông tin, … và vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống. Đặc biệt, trong chương trình môn Khoa học lớp 5 , chủ đề Con người và sức khỏe trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về sự sinh sản, về giới tính và những thay đổi về thể chất, tinh thần trong từng giai đoạn của cuộc đời mỗi con người. Với những đặc điểm trên, môn Khoa học ở Tiểu học có khả năng lớn trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Thực hiện tốt giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn Khoa học sẽ góp phần chuyển các kiến thức môn học thành hành vi, thái độ tích cực, phù hợp giúp học sinh có thể xử trí hiệu quả các tình huống thực tế. Điều đó làm cho việc học tập môn Khoa học trở nên có ý nghĩa đồng thời giúp các em nắm vững, khắc sâu kiến thức. 2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Mặc dù phòng trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được hưởng ứng rộng khắp và được đẩy mạnh trong các nhà trường , tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân: Về phía giáo viên: Do áp lực về chất lượng văn hóa, chất lượng Vở sạch chữ đẹp, áp lực từ các hoạt động chuyên môn, hồ sơ sổ sách v. v. nên có phần xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Chưa chú trọng đến việc tìm tòi những phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp tạo hứng thú cho học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng sống nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Về phía phụ huynh: Cũng chỉ quan tâm nhiều tới việc học tập các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh chứ ít để ý đến việc trang bị cho con những kĩ năng cần thiết để các em có được những hành vi, thói quen tích cực trong hoạt động hàng ngày. Về phía học sinh: Do chưa được rèn luyện thường xuyên nên thường thiếu tự tin, kĩ năng giáo tiếp hạn chế, đặc biệt kĩ năng ứng phó với tình huống chưa linh hoạt và tích cực. Vì vậy hiện tượng nói tục, chửi bậy, gây gổ, cãi lộn…, thói quen bừa bãi, lãng phí, thiếu trách nhiệm .v.v …vẫn còn phổ biến. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tìm hiểu nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn Khoa Học lớp 5. Dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức của từng chủ đề trong môn Khoa học lớp 5, tôi xác định những kĩ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh sau khi học xong chủ đề đó là gì. 5 Ví dụ : Trong chủ đề “ Con người và sức khoẻ” Cần giáo dục cho học sinh những kĩ năng cơ bản, thiết yếu sau : - Kĩ năng tự nhận thức: Học sinh nhận thức được vai trò, vị trí của bản thân trong gia đình, nhà trường, xã hội. Nhận thức rõ về bản thân, học sinh sẽ tự tin trong mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa, với người lớn; biết đặt ra kế hoạch, mục tiêu phấn đấu phù hợp; chủ động đón đợi những thay đổi ở tuổi dậy thì …. - Kĩ năng xác định giá trị : HS xác định được sức khoẻ là vốn quý của mỗi người , phải biết bảo vệ, giữ gìn …. - Kĩ năng ra quyết định: Tự giác thực hiện vệ sinh cá nhân, chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm; phòng tránh bị xâm hại; Kiên quyết nói “không” với các chất gây nghiện …. - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ: Không phân biệt, kì thị đối với người bị nhiễm HIV / AIDS …. - Kĩ năng tìm kiếm sự trợ giúp , ứng phó với tình huống ….. Hay: Trong chủ đề “ Vật chất và năng lượng” Học sinh cần được rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như : - Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm: Tích cực bảo vệ môi trường không khí, môi trường nước …; Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt, năng lượng điện … - Kĩ năng giải quyết vấn đề : Biết tìm kiếm và xử lí thông tin; biết quan sát, giải thích hiện tượng; Biết vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế như giữ gìn bảo vệ các vật dụng, biết giữ an toàn khi sử dụng năng lượng chất đốt, sử dụng điện … Tiếp đó, tôi tìm các địa chỉ cụ thể để tích hợp các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh. Việc này có thể tham khảo trong Tài liệu dành cho giáo viên “ Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học”. Tuy nhiên còn phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể, thực tế của mỗi lớp học, mỗi địa phương để lồng ghép sao cho việc giáo dục kĩ năng sống trở nên tự nhiên, nhẹ nhàng không gượng ép và làm quá tải nội dung bài học. Ví dụ : Bài 9 - 10 : Thực hành nói “ không” với các chất gây nghiện. Các kĩ năng sống cơ bản mà học sinh cần được rèn luyện thông qua bài học này cụ thể là : + Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin từ các tư liệu Sách giáo khoa, từ nguồn cung cấp của giáo viên về tác hại của chất gây nghiện. + Kĩ năng giáo tiếp, ứng xử và kĩ năng từ chối sử dụng các chất gây nghiện. 6 + Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe doạ phải sử dụng các chất gây nghiện. + Ngoài ra còn cần giúp học sinh có kĩ năng thuyết phục, tuyên truyền, giúp đỡ người thân tránh xa và từ bỏ các chất gây nghiện. 2. Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Khoa Học lớp 5. Đây là công việc đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn cả. Việc lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch bài học sao cho vừa đạt được mục tiêu về kiến thức của bài học vừa lồng ghép được giáo dục kĩ năng sống. Ví dụ : Bài 9 - 10 : Thực hành nói “không “ với các chất gây nghiện. Có thể sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: + Lập sơ đồ tư duy. + Hỏi chuyên gia. + Đóng vai. ……. Chẳng hạn : Hoạt động I : Tìm hiểu về chất gây nghiện. * Bước 1: GV khai thác sự hiểu biết của học sinh về các chất gây nghiện bằng cách nêu câu hỏi : “ Các em biết gì về các chất gây nghiện ? “ + GV ghi tóm tắt những ý kiến học sinh nêu ra lên bảng . + Khen ngợi những hiểu biết của học sinh và chốt lại: “ Chất gây nghiện là những chất khi hấp thụ vào cơ thể sẽ kích thích đến hệ thần kinh, có thể làm thay đổi các chức năng sống thông thường và làm cho người sử dụng bị lệ thuộc vào chất đó. Các chất gây nghiện thường thấy là thuốc lá, thuốc lào , rượu , bia , ma tuý …” * Bước 2 : Tìm hiểu tác hại của chất gây nghiện - GV chia lớp thành các nhóm 6. Giao cho mỗi nhóm tìm hiểu về một loại chất gây nghiện ( tham khảo thông tin SGK ) và tổng hợp các thông tin về tác hại của chất gây nghiện đó dưới dạng sơ đồ. * Bước 3: - Đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình ( thuyết minh sơ đồ ) - Các nhóm khác bổ sung. * Bước 4 : - GV nhận xét chung, khen ngợi sự tích cực làm việc của các nhóm . - Cuối cùng có thể tổng hợp kết quả làm việc của các nhóm dưới dạng sơ đồ 7 Ví dụ : răng ám khói, môi thâm dễ mắc bệnh đường hô hấp nguy cơ ung thư phổi cao Thuốc lá, Biểu hiện Tác hại Thuốc lào hút thuôc liên tục Hơi thở hôi ô nhiễm không khí tốn tiền của trẻ em bắt chước * Tiếp đó, để giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc, cụ thể hơn về tác hại của các chất gây nghiện giáo viên có thể tổ chức “ Hỏi chuyên gia ” - Các nhóm lần lượt cử các “ chuyên gia ” của nhóm mình để trả lời, giải đáp các câu hỏi, thắc mắc thuộc lĩnh vực nhóm mình “ nghiên cứu ” Kết thúc hoạt động này giáo viên ( hoặc 1, 2 học sinh ) cần đưa ra kết luận : + Rượu , bia thuốc lá, ma tuý đều là những chất gây nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị nhà nước cấm. Vì vậy, sử dụng , buôn bán, vận chuyển ma tuý đều là những việc làm vi pham pháp luật. + Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng và những người xung quanh; làm tiêu hao tiền của, làm mất trật tự an toàn xã hội. Hay: Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng từ chối. Tôi đã sử dụng phương pháp “ Đóng vai ” như sau: * Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm. Hai nhóm sẽ thảo luận 1 tình huống: - Tình huống 1: Hùng và Thắng chơi rất thân với nhau. Một hôm Hùng rủ Thắng ra một góc kín đáo và nói với Thắng là mình đã tập hút thuốc lá và có cảm giác rất thích thú. Hùng cố rủ Thắng cùng hút thuốc với mình. Nếu là Thắng, em sẽ từ chối thế nào? - Tình huống 2: Sơn được bố cho đi ăn tiệc cưới của một người anh họ. Trong bữa tiệc đó Sơn ngồi cùng mâm với các anh con nhà bác, họ mời và cố ép Sơn phải uống rượu, bia cùng với họ. Nếu là Sơn , em sẽ xử lí thế nào ? 8 - Tình huống 3: Một lần đi học nhóm buổi tối ở nhà bạn về, Tùng gặp một số thanh niên cùng phố đang tụ tập. Họ chặn đường, dụ dỗ và ép Tùng phải cùng hít Hê rô in với họ. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì? * Bước 2: GV hướng dẫn các nhóm chuẩn bị lời thoại như mẫu sau: VD : Tình huống 1: Lời mời 1. Cậu hút thử đi, thích lắm ! 2. Có gì mà sợ, cậu thấy đấy, con trai ai chẳng hút thuốc. ……. Lời từ chối Tớ không hút đâu, sợ lắm. ……. ……. * Bước 3 : Các nhóm lần lượt đóng vai trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét cách xử lí tình huống của các nhóm. * Bước 4 : Tổ chức cho cả lớp thảo luận : + Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu , bia và sử dụng ma tuý … có dễ dàng không ? + Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc, chúng ta nên làm gì ? + Nếu không tự giải quyết được, chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai ? * Bước 5: Kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ trước tác hại của các chất gây nghiện. Mỗi người có thể có những cách từ chối riêng, song cái “đích” phải đạt được là kiên quyết nói “không” với các chất gây nghiện. Với cách lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học và tổ chức các hoạt động học như trên, giờ học không chỉ thành công trong về mặt trang bị kiến thức mà còn đạt hiệu quả cao về giáo dục kĩ năng sôngs cho học sinh. Việc “Lập sơ đồ tư duy” đã giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân tích, xử lí thông tin; kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá các thông tin… Còn thông qua các vai diễn học sinh được bộc lộ khả năng tự nhận thức; khả năng giao tiếp và tự giải quyết vấn đề. Như vậy học sinh được thực hành rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết trong môi trường an toàn trước khi vận dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, khi sử dụng các phương pháp này, giáo viên thường bị “vi phạm” về thời gian. Vì thế giáo viên cần dự kiến cụ thể các hoạt động, đơn giản hoá phần “diễn” đồng thời kiên trì hướng dẫn học sinh để các em thành thạo, khẩn trương trong việc chuẩn bị và phối hợp nhịp nhàng giữa đóng vai và thảo luận. 9 Hoặc: Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại Tôi đã sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn trong Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại + Chia lớp thành các nhóm nhỏ ( 2 bàn quay lại với nhau ). + Nêu câu hỏi thảo luận: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì? + Yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm suy nghĩ và viết ý kiến của mình vào phần giấy đã được chia sẵn. + Thảo luận, thống nhất ý kiến chung và viết vào phần giữa “khăn trải bàn” Ví dụ: Tìm cách tránh xa kẻ đó, không để kẻ đó chạm được tới người mình - Kể lại sự việc đó với người thân trong gia đình hoặc cô giáo … - Tránh xa, bỏ đi ngay … - Nói lớn, hét to lên … - Kể với người tin cậy - Hét lên: “ buông ra, tôi sẽ mách bố mẹ đấy!” - Cắn vào tay kẻ đó và kêu cứu …. Nói to và kiên quyết: “ dừng lại! không được chạm vào người tôi!” Một trong những kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng có hiệu quả để giáo dục kĩ năng sóng trong môn Khoa học là kĩ thuật “Trình bày 1 phút”. Đây là kĩ thuật dạy học tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại những kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn, cô đọng. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời học sinh đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em đồng thời cho giáo viên thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào. Kĩ thuật này thường được tiến hành vào cuối tiết học : Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết nhanh ra giấy những điều quan trọng mình đã hiểu biết được hoặc cảm thấy thú vị qua bài học hôm nay, đồng thời nêu vấn đề mình còn thắc mắc muốn được giải đáp, muốn tìm hiểu thêm. Mỗi học sinh sẽ có 1 phút để trình bày trước lớp những vấn đề đó. 10 Ví dụ : Bài 8: Vệ sinh tuổi dậy thì. Học sinh có thể “Trình bày 1 phút” về những vấn đề như: * HS1 : - Để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, chúng ta cần thường xuyên tắm giặt, gội đầu, thay quần áo, đặc biệt phải thay quần áo lót hàng ngày. Bộ phận sinh dục ngoài phải được vệ sinh hàng ngày bằng xà phòng tắm và nước sạch. - Em muốn biết nên chọn quần áo lót như thế nào và vì sao nên phơi quần áo lót dưới ánh nắng mặt trời ? * HS2 : - Để bảo vệ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện, không xem phim ảnh hoặc sách báo có nội dung không lành mạnh. - Em muốn biết để nâng cao sức khoẻ, nên luyện tập thể dục thể thao ở mức độ như thế nào là phù hợp ? * HS3 : - Đến tuổi dậy thì, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nên thường tiết ra nhiều mô hôi làm cho cơ thể có mùi khó chịu. Đồng thời tuyến dầu ở da cũng hoạt động nhiều khiến da mặt luôn nhờn và xuất hiện trứng cá. - Em muốn biết có nên dùng nước hoa và bôi kem chống mụn để cơ thể bớt mùi khó chịu và ngăn mụn trứng cá không ? v. v…. Khi học sinh “Trình bày 1 phút”, GV ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng. Trước hết khen ngợi các em đã nắm vững nội dung bài học; trình bày khá lưu loát và cô đọng những vấn đề mình tiếp thu được đồng thời đã mạnh dạn nêu ra những thắc mắc, những băn khoăn mà mình muốn tìm hiểu thêm. Điều đó sẽ giúp các em không chỉ nắm vững nội dung bài học mà còn giúp các em vận dụng tốt những kiến thức khoa học vào việc tự chăm sóc sức khoẻ bản thân. Tiếp đó giáo viên động viên các học sinh khác có thể giải đáp những thắc mắc mà các bạn đã nêu ra. Nếu chưa đạt thì giáo viên sẽ giúp các em hoàn thiện câu trả lời và tổng hợp lại các ý kiến cho có hệ thống. Chẳng hạn: Tuổi dậy thì là thời kì có những biến đổi đột ngột, mạnh mẽ về cơ thể và tâm sinh lí. Thể hiện rõ nhất là sự phát triển của bộ phận sinh dục, đánh dấu giai đoạn hình thành giới tính.Vì vậy việc giữ vệ sinh cơ thể đặc biệt là bộ phận sinh dục cần được chú ý. Hàng ngày chúng ta đi đại, tiểu tiện nhiều lần nên vùng sinh dục ngoài dễ bị bẩn vì thế cần có thói quen rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng xà phòng tắm và nước sạch, phải thay quần áo lót hàng ngày. Quần áo lót nên chọn loại vải mềm, dễ thấm mồ hôi và mặc vừa vặn, không nên mặc quá chật hoặc quá rộng để vừa đảm bảo vệ sinh vừa dễ chịu, thoải mái trong sinh hoạt. Chúng ta cũng nên phơi quần áo lót ở những nơi thoáng gió hoặc có ánh sáng mặt trời để các vi khuẩn, nấm bị tiêu diệt hết…. 11 - Khi luyện tập thể thao hay lao động không nên quá sức và chú ý giữ gìn không để tổn thương đến cơ thể và cơ quan sinh dục. Cũng không nên lạm dụng các loại nước hoa, mĩ phẩm … mà nên tắm gội, thay quần áo và rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng tay bẩn nặn trứng cá vì sẽ để lại sẹo. Có thể nói phần lớn các bài học thuộc chủ đề “ Con người và sức khoẻ ” đều có khả năng để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vì thế giáo viên có nhiều cơ hội để lựa chọn, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và có điều kiện để rút kinh nghiệm, học sinh cũng được thực hành nhiều và các kĩ năng ứng phó, xử lí các vấn đề liên quan dến sức khoẻ cũng trở nên thuần thục hơn. Trong chủ đề “ Vật chất và năng lượng” ;“ Môi trường và tài nguyên” các địa chỉ để tích hợp giáo dục kĩ nănh sống tuy có ít hơn song các kĩ năng sống cần được giáo dục trong các chủ đề này lại thiết yếu và quan trọng không kém. Các kĩ năng đó không chỉ giúp các em hoàn thiện về nhân cách, lối sống bản thân, trở thành người có chính kiến, có bản lĩnh, lập trường vững vàng mà còn giúp các em thực hiện tốt trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước . Ví dụ Bài 48 : An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện. Trong bài học này, các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục cho học sinh là: + Kĩ năng ứng phó, xử í tình huống (có người bị điện giật, dây điện bị đứt, …) + Kĩ năng bình luận đánh giá về sử dụng điện. + Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm. Để đạt được mục tiêu về giáo dục kĩ năng sống như trên thì song song với việc nghiên cứu kĩ nội dung bài học, chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo giáo viên còn cần phải lưu ý đến thời điểm tích hợp trong từng hoạt động sao cho phù hợp, tránh ôm đồm và gượng ép. Chẳng hạn, Hoạt động 1 : Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật. Sau khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận về những việc nên làm, không nên làm để đả bảo an toàn khi sử dụng điện ( theo tranh ), giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau: + Ở nhà , ở trường em đã sử dụng điện vào những việc gì ? ( Nấu cơm, đun nước , là quần áo, chạy quạt, chạy tủ lạnh … ) + Khi sử dụng những thiết bị điện đó em đã chú ý đến những gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho người khác? + Nếu thấy có người bị điện giật, em sẽ xử trí thế nào ? Kết thúc hoạt động này giáo viên cần nhấn mạnh : 12 + Không nên chơi diều, thả bóng, đùa nghịch dưới đường dây điện cao thế. + Khi sử dụng các đồ dùng điện cần chú ý kiểm tra dây dẫn, phích cắm trước khi cắm vào ổ điện. Tuyệt đối không cắm điện khi tay đang ướt và chân phải đi giày dép khô. + Khi phát hiện các sự cố bất thường về điện ( dây điện đứt, bị hở , cầu chì cháy…) không được tự sửa chữa mà phải báo ngay với người lớn. + Khi thấy người bị điện giật tuyệt đối không được xông vào kéo người đó ra mà phải nhanh chóng tìm 1 cây gậy gỗ hoặc vật cách điện để hất mạnh dây điện ra khỏi người đó…. Chẳng hạn: Hoạt động 3: Tìm hiểu sự cần thiết và biện pháp tránh lãng phí khi sử dụng điện. Có thể tiến hành như sau: * Bước 1 : - Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp ( hoặc theo nhóm bàn) đọc SGK, thảo luận theo các câu hỏi : + Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm ? + Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện ? * Bước 2 : Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Bước 3 : Tổ chức cho HS “Trình bày 1 phút” về lí do phải tiết kiệm điện và các biện pháp sử dụng năng lượng điện tiết kiệm. * Bước 4 : Liên hệ thực tế : - Hàng tháng, gia đình em thường dùng hết bao nhiêu số điện? và phải trả bao nhiêu tiền ? - Em thấy việc sử dụng điện của gia đình mình đã tiết kiệm chưa ? hay còn lãng phí ở những việc cụ thể nào ? - Sau bài này em sẽ thay đổi thói quen sử dụng điện của bản thân khi ở nhà hay ở trường như thế nào ? Kết thúc bài học GV cần chốt lại các ý cơ bản sau : - Tai nạn về điện là rất nguy hiểm nên khi sử dụng các thiết bị điện cần chú ý để tránh bị điện giật. - Năng lượng điện là tài nguyên của quốc gia và không phải là vô tận nên mỗi người đều phải có ý thức tránh sử dụng điện lãng phí. Tiết kiệm điện chính là tiết kiệm tiền của cho gia đình, xã hội và để cho nhiều người cùng được dùng điện. Cần tích cực tuyên truyền để tất cả mọi người đều thực hiện tiết kiệm điện. 13 2. 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Với những cố gắng kể trên, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Khoa học đã có những kết quả bước đầu. - Kiến thức môn Khoa học và việc rèn luyện kĩ năng sống đã bổ sung hỗ trợ cho nhau làm cho môn học tăng giá trị thực tế và việc học tập trở nên lí thú. - Thông qua các hoạt động chiếm lĩnh tri thức khoa học, các kĩ năng cơ bản như kĩ năng quan sát, giao tiếp , kĩ năng xử lí tình huống …. được hình thành. Ngược lại, quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào thực tế cuộc sống lại làm cho việc học tập môn Khoa học trở nên thiết thực và có ý nghĩa. Qua đó bồi dưỡng cho các em lòng ham thích tìm hiểu khoa học, rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và sẵn sáng vận hiểu biết khoa học vào những mục đích đúng đắn, cao đẹp để nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Một điều dễ nhận thấy là học sinh của tôi không còn ngại học môn Khoa học nữa mà trở nên yêu thích môn học này. Các giờ Khoa học bao giờ cũng sôi nổi và hào hứng. Kết quả của môn học cũng rất đáng phấn khởi : Kết quả học kì 1 Năm học 2018 - 2019 của lớp 5A6 Sĩ số 43 Hoàn thành tốt Số lượng 40 Tỉ lệ 93% Hoàn thành Số lượng 3 Tỉ lệ 7% Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ 0 Bên cạnh đó, những kĩ năng sống cơ bản của các em cũng dần được hoàn thiện. Điều đó thể hiện khá rõ trong các hành vi, thói quen hàng ngày của các em, như: + Các em đã biết tự chăm sóc bản thân bằng những việc vừa sức như tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết… + Đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn của công, tiết kiệm điện nước, bảo vệ môi trường, chăm sóc cây xanh …. + Biết cư xử với nhau chan hoà , thân thiện. + Biết khuyên bảo nhau không chơi các trò chơi nguy hiểm, độc hại… + Nhiều em đã tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập cũng như sinh hoạt tập thể. 14 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận : Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một quá trình lâu dài và thường xuyên. Không chỉ thực hiện trong nhà trường mà phải ở cả gia đình và cộng đồng. Vì thế cần phải kiên trì và đồng bộ, cần phải thực hiện tốt ở tất cả các hoạt động trong nhà trường chứ không phải chỉ tập trung ở một vài môn học. Kĩ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng miền vì thế lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các môn học chỉ đạt hiệu quả cao khi được hoà trộn thành một nội dung thống nhất và được giáo viên vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với trình độ học sinh và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, địa phương. Mặt khác, để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thì trước hết mỗi thầy cô cũng cần phải có kĩ năng sống tốt, bởi vậy mỗi thầy cô phải luôn chú ý rèn luyện kĩ năng sống của bản thân mình. Hy vọng rằng những kĩ năng sống mà các em được hình thành và rèn luyện trong nhà trường không chỉ đáp ứng yêu cầu của một giai đoạn nào đó mà sẽ là hành trang cần thiết để các em vững bước vào đời. Để cho mỗi ngày đến trường của các em thực sự là một ngày vui./. 3.2. Kiến nghị Để việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thực sự có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện tôi có một số đề xuất sau: - Nhà trường cần có những biện pháp chỉ đạo cụ thể việc phối kết hợp các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng giáo dục nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao. - Các cấp quản lý giáo dục cần tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá, ngày 25 tháng 3 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Lê Thị Hoa 15 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học NXB Giáo dục, 2010 2. Tư liệu dạy Khoa học 5 NXB Giáo dục 3. Chuyên đề Giáo dục Tiểu học Tập 41, 2010 4. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên TH 13 16 DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP TỪ LOẠI C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả : Lê Thị Hoa Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Điện Biên 2 Thành phố Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa. TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại Kết quả đánh giá xếp loại Năm học đánh giá xếp loại 1 Kinh nghiệm sử dụng phương pháp Thí nghiệm trong dạy học môn Khoa Học Tỉnh B 2005 - 2006 2 Kinh nghiệm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa Lí Tỉnh C 2006 - 2007 3 Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Khoa học Tỉnh B 2007 - 2008 4 Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục Bảo vệ môi trường trong dạy học môn Khoa Học lớp 4 Tỉnh B 2009 - 2010 5 Kinh nghiệm tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 Tỉnh C 2014 0 2015 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan