Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12...

Tài liệu Giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12

.PDF
127
72
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM , NGUYỄN THỊ HUYỀN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Địa lý Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phƣơng Liên Thái Nguyên, năm 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học lớp cao học cho đến nay, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại khoa Địa lí trƣờng Đại học Sƣ phạm ĐHTN, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp em đã giúp em hoàn thành luận văn thạc sĩ. Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt về sự hƣớng dẫn của Cô giáo, TS. Nguyễn Phƣơng Liên đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Cùng sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của các cán bộ, giáo viên và học sinh trƣờng THPT Bình Yên, trƣờng THPT Khánh Hòa. Đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian thực nghiệm sƣ phạm. Tuy vậy, do thời gian có hạn, cũng nhƣ kinh nghiệm còn hạn chế nên trong luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác chuyên môn sau này. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii Mục lục ....................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................. iv Danh mục các bảng ..................................................................................................... v Danh mục các hình ..................................................................................................... vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 NỘI DUNG .............................................................................................................. 10 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ.................................................... 10 1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................10 1.1.1. Khái niệm về di sản ....................................................................................10 1.1.2. Khái niệm giáo dục di sản...........................................................................12 1.1.3. Phƣơng pháp dạy học..................................................................................12 1.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................14 1.2.1. Đặc điểm chƣơng trình sách giáo khoa Địa lí 12 .......................................14 1.2.2. Đặc điểm tâm lí học sinh THPT .................................................................16 1.2.3. Thực trạng về giảng dạy giáo dục giá trị di sản trong dạy học Địa lí ở trƣờng THPT hiện nay ..........................................................................................18 1.2.4. Thực trạng việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản tỉnh Thái Nguyên...20 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................ 22 Chƣơng 2. GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 ............................................................................................. 23 2.1. Một số di sản tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên ...............................................23 2.1.1. Di sản văn hóa.............................................................................................23 2.1.2. Di sản văn hóa phi vật thể ...........................................................................25 2.1.3. Di sản thiên nhiên .......................................................................................31 2.2. Khả năng lồng ghép giá trị di sản vào dạy học Địa lí lớp 12 ........................32 2.2.1. Các kiến thức về giá trị di sản trong chƣơng trình Địa lí 12 THPT ..........32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiii http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.2.2. Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục giá trị di sản lớp 12 ở trƣờng phổ thông ..36 2.2.3. Phƣơng pháp xác định các kiến thức giáo dục giá trị di sản tích hợp vào nội dung bài học Địa lí 12 trên lớp .............................................................................37 2.3. Các hình thức tổ chức dạy học giáo dục giá trị di sản qua môn Địa lí 12 ở trƣờng THPT .........................................................................................................41 2.3.1. Hình thức tổ chức dạy học nội khoá ...........................................................41 2.3.2. Hình thức tổ chức dạy học ngoại khoá .......................................................43 2.4. Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trƣờng phổ thông ......45 2.5. Các phƣơng pháp dạy học giáo dục giá trị di sản qua môn Địa lí 12 ở trƣờng THPT ...48 2.5.1. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực ........................................................48 2.5.2. Một số phƣơng pháp dạy học nhằm phát triển tƣ duy sáng tạo cho ngƣời học .62 2.6. Một số giáo án minh họa................................................................................67 2.6.1. Giáo án số 1 ................................................................................................67 2.6.2. Giáo án số 2 ................................................................................................73 2.6.3. Giáo án số 3 ................................................................................................80 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................ 87 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 89 3.1. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc thực nghiệm sƣ phạm ............................89 3.1.1. Mục đích .....................................................................................................89 3.1.2. Nhiệm vụ .....................................................................................................89 3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm .............................................................................90 3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm .............................................................................90 3.3. Tổ chức thực nghiệm .....................................................................................90 3.3.1. Những công việc trƣớc khi thực nghiệm ....................................................90 3.3.2. Thời gian thực nghiệm ................................................................................93 3.3.3. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................93 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................................................97 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................ 98 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ UNECO Liên Hợp Quốc THPT Trung học phổ thông GDTX Giáo dục thƣờng xuyên PPDH Phƣơng pháp dạy học THCS Trung học cơ sở KT – XH Kinh tế - Xã hội CLB Câu lạc bộ KHGD Khoa học giáo dục CNTT Công nghệ thông tin CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa SGK Sách giáo khoa TBD Thái Bình Dƣơng GV Giáo viên HS Học sinh VD Ví dụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Nội dung lồng ghép giáo dục giá trị di sản trong dạy học Địa lí lớp 12 .... 33 Bảng 3.1. Tổng hợp điểm kiểm tra của học sinh các lớp thực nghiệm............ 93 Bảng 3.2. Tổng hợp điểm kiểm tra của học sinh các lớp đối chứng................ 94 Bảng 3.3. Đánh giá xếp loại học lực của các lớp thực nghiệm theo từng trƣờng ...... 94 Bảng 3.4. Đánh giá xếp loại học lực của các lớp đối chứng theo từng trƣờng 94 Bảng 3.5. Đánh giá xếp loại học lực của HS cả 2 trƣờng ................................ 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Biểu đồ xếp loại của các lớp thực nghiệm theo từng trƣờng ........... 95 Hình 3.2. Biểu đồ xếp loại của các lớp đối chứng theo từng trƣờng ............... 95 Hình 3.3. Biểu đồ xếp loại học lực của học sinh ở cả 2 trƣờng theo lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................................................................................. 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNvi http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là đất nƣớc có nhiều di sản đƣợc vinh danh ở tầm quốc tế. Thời gian qua, để hội nhập và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên của đất nƣớc ngang tầm quốc tế, nƣớc ta đã có nhiều hoạt động tích cực. Bên cạnh việc phê chuẩn các Công ƣớc quốc tế là việc tham gia vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên. Nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên đã đƣợc UNESCO công nhận. Hiện nay nƣớc ta có 7 di sản thiên nhiên thế giới, 3 kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, 4 di sản văn hóa phi vật thể, 2 di sản tƣ liệu thế giới. Các di sản ở Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố hiện đại và truyền thống. Nét hiện đại và truyền thống đƣợc thể hiện tổng hòa qua các đền đài, miếu mạo, các di tích lịch sử - văn hóa… hay nói một cách tổng thể hơn là các di sản. Tại Hà Nội, ngày 16/01/2013 Bộ Giáo dục và đào tạo cùng với Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã kí và ban hành hƣớng dẫn số 73 về “sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trƣờng phổ thông, trung tâm GDTX”. Hƣớng dẫn đƣợc ban hành nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trƣờng phổ thông, trung tâm GDTX để hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phƣơng pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dƣỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. Gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hƣởng ứng các chƣơng trình về bảo vệ di sản, các trƣờng học đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao hiểu biết cho học sinh về giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản. Đặc biệt là thông qua các bộ môn học, nhà trƣờng và giáo viên đã đƣa giá trị di sản của địa phƣơng, đất nƣớc và trên thế giới vào trong bài học. Đối với môn Địa lí việc giáo dục giá trị di sản là hết sức cần thiết, trong chƣơng trình địa lí 12 là hệ thống các kiến thức về Địa lí tổ quốc đƣợc thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1 http://www.lrc.tnu.edu.vn hiện một cách toàn diện nhất trong chƣơng trình phổ thông. Thông qua chƣơng trình địa lí lớp 12, học sinh có cái nhìn toàn diện, tổng quát nhất về đặc điểm tự nhiên, dân cƣ – kinh tế - xã hội của nƣớc ta. Đồng thời ở lớp học này học sinh đã có tƣ duy trực quan, tổng quát một cách sâu sắc và thể hiện rõ thái độ đối với môi trƣờng xung quanh. Là địa bàn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội… Thái Nguyên đã và đang tiến hành các hoạt động bảo vệ, giữ gìn và phát huy các di sản này nhƣ các lễ hội: lễ hội Đền Đuổm, lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Đền Xƣơng Rồng…, các di tích lịch sử nhƣ Nhà tù Chợ Chu, di tích lịch sử và nghệ thuật Đền Giá… Nhằm phát huy đƣợc hết các giá trị di sản của địa phƣơng, thông qua dạy học môn Địa lí lớp 12, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giáo dục giá trị di sản tỉnh Thái Nguyên trong dạy học Địa lí lớp 12” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: trên cơ sở nghiên cứu tổng quan lí luận và thực tiễn về giáo dục giá trị di sản, đề tài đề xuất những phƣơng pháp giáo dục phù hợp với việc giáo dục giá trị di sản trong dạy học Địa lí 12. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về di sản, giáo dục giá trị di sản thông qua hoạt động dạy học địa lí. + Khảo sát thực tế và Thu thập và xử lí tài liệu về di sản ở tỉnh Thái Nguyên. + Thiết kế, xây dựng một số bài học trong chƣơng trình Địa lí lớp 12 THPT để thực nghiệm các phƣơng pháp giáo dục giá trị di sản tỉnh Thái Nguyên đã đề ra. + Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm và đánh giá kết quả thực nghiệm + Kiến nghị và đề xuất giáo dục giá trị di sản ở tỉnh Thái Nguyên trong dạy học địa lí 12. 3. Lịch sử nghiên cứu 3.1. Trên thế giới Trên thế giới, việc bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị, các di sản văn hóa trƣớc đây là công việc của nội bộ mỗi quốc gia, nhƣng từ những năm 60 của thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2 http://www.lrc.tnu.edu.vn kỉ XX, nó đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế. Đặc biệt là sau “Thập niên văn hóa” của UNESCO (1988 - 1998) với mục tiêu là thức tỉnh nhân loại về nhân tố văn hóa trong phát triển xã hội, khuyến nghị các nhà lãnh đạo quốc gia đƣa ra các nhân tố văn hóa vào các chƣơng trình phát triển của đất nƣớc. Thập niên này đƣợc nhiều nƣớc, nhiều dân tộc, trong đó có Việt nam đón nhận và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Năm 1970 một Ủy ban di sản thế giới đƣợc thành lập và một bản công ƣớc về “Di sản thiên nhiên và di sản văn hóa” đã ra đời. năm 2001, UNESCO đã ra “Tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hóa”, tới năm 2003 ra công bố “ Công ƣớc về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”. Ở Canada, đối với việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản đã đƣợc diễn ra từ sớm cùng với việc ra đời nhiều tổ chức liên quan đến di sản nhƣ tổ chức cộng đồng di sản, tổ chức giáo dục di sản… Tất cả những ai quan tâm đến di sản đều có thể trở thành thành viên của các tổ chức trên, hoặc có thể là tình nguyện viên cho một hoặc nhiều chƣơng trình liên quan đến di sản, nếu là thƣơng nhân có thể quyên góp hoặc ủng hộ những hoạt động về bảo vệ, giữ gìn di sản… Ở Hoa Kì, bên cạnh việc thành lập các tổ chức liên quan đến di sản nhƣ hiệp hội bảo vệ di sản, hiệp hội về những kì quan di sản... thì di sản đã đƣợc đƣa vào trƣờng học từ cấp trung học cơ sở. Thông qua các khóa học ngắn hạn và những hoạt động trải nghiệm thực tế. Ở Cộng Hòa Liên Bang Đức: hàng năm vào mùa xuân, nhà nƣớc mở hội chợ triển lãm, giới thiệu các hàng thủ công mĩ nghệ của các miền trong cả nƣớc tại thủ đô Beclin. Đồng thời mời cả các nghệ nhân danh tiếng về dự, nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp [19] Ở Liên Bang Nga, năm 1997 mở cuộc thi “Cửa sổ vào nƣớc Nga” thu hút sự tham gia của các tỉnh, thành phố khu vực trên khắp nƣớc Nga ở mọi lĩnh vực văn hóa: thƣ viện. bảo tàng, nhà hát… Ngoài ra còn tổ chức các semina ở các tỉnh bàn về các vấn đề tồn tại hiện nay trong hoạt động văn hóa ở địa phƣơng [19] 3.2. Ở Việt Nam Di sản luôn là một vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu ở nƣớc ta hiện nay, nhất là trong quá trình toàn cầu hóa với nền kinh tế mở cửa. Để góp phần nâng cao hiệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN3 http://www.lrc.tnu.edu.vn quả quản lí, bổ sung và hoàn chỉnh dần công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc, nhà nƣớc cũng ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhƣ: Pháp lệnh số 14 – LCT/HĐNN ngày 31/3/1984 về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh; Quyết định số 25 – TTg ngày 19/1/1993 về đầu tƣ cho việc sƣu tầm, giữ gìn các di sản văn hóa… Vấn đề giáo dục việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc hiện nay đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức quan tâm. Đó là một trong những việc cấp bách, cần làm ngay trong thực trạng văn hóa dân tộc đang chịu tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng. Cùng với nét khởi sắc của nền văn hóa văn nghệ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, trong đời sống vật chất và tinh thần của đất nƣớc đã xuất hiện những hiện tƣợng có nguy cơ bị xâm thực, bào mòn các giá trị văn hóa. Tại Nghị quyết V Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII nêu rõ “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Văn hóa đƣợc kết tinh từ trong lịch sử hình thành, đấu tranh, phát triển dân tộc. Theo dòng chảy của những biến động lịch sử, văn hóa đƣợc cấu thành và lan tỏa, thấm dần vào đời sống xã hội. Và trong sự đa dạng, phong phú của các giá trị truyền thống, thị hiếu thẩm mĩ, lối sống bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc chắt lọc, hun đúc thành những giá trị tinh thần cốt lõi, mang tinh bền vững và tính kế thừa. Nói một cách ngắn gọn, chính di sản văn hóa là yếu tố hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, Nghị quyết Trung ƣơng V, khóa VIII đề cập vấn đề “nghiên cứu xây dựng Luật di sản văn hóa dân tộc”. Nghị quyết nêu chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc hƣớng cả vào văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, chính sách đề ra việc “tiến hành sớm việc kiểm kê, sƣu tầm, chỉnh lí vốn văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóa bác học và văn hóa dân gian) của ngƣời Việt và các dân tộc thiểu số; phiên dịch, giới thiệu kho tàng văn hóa Hán Nôm. Bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa và các danh lam thắng cảnh… Hơn bao giờ hết các vấn đề về văn hóa, di sản văn hóa và giá trị văn hóa dân tộc từ lâu đã đƣợc hàng trăm nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu từ các góc độ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN4 http://www.lrc.tnu.edu.vn phạm vi khác nhau, hàng trăm ấn phẩm đã đƣợc xuất bản gần một thế kỉ qua đã tích lũy rất nhiều tri thức, tìm hiểu về vấn đề này. Các công trình gắn với tên tuổi các nhà khoa học lớn: Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giàu, Nguyễn Hồng Phong, Trần Quốc Vƣợng… Trong các tác phẩm kể trên, cuốn sách “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” do GS. Trần Văn Giàu viết và xuất bản năm 1980 đã trực tiếp đề cập đến chủ đề này và có thể coi đây là mốc đánh dấu việc nghiên cứu giá trị văn hóa Việt Nam. Với nhiều cuốn sách đã đƣợc xuất bản nhƣ “ Một con đƣờng tiếp cận di sản văn hóa”, “ Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”… của Cục di sản văn hóa, các đề tài nghiên cứu khoa học nhƣ “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế” hay “Nghiên cứu nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa làng (Từ thực tiễn một số làng Việt cổ)” của PGS.TS Đặng Văn Bài, tác giả Đinh Thị Thanh Thủy với bài viết “giáo dục việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trong nhà trƣờng”… Các sách và các đề tài nghiên cứu tập trung chú trọng vào việc bảo vệ, phát huy các di sản thông qua một cơ chế có sự tham gia của các cấp chính quyền và nhân dân nơi sở tại, tuy nhiên lại chƣa nhận ra rằng muốn bảo vệ, bảo tồn và phát huy đƣợc giá trị của các di sản còn cần thông qua nhiều phƣơng thức khác nhƣ tuyên truyền, giáo dục đối với thế hệ trẻ nhất là với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trƣờng. Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tác giả đề tài đã tiếp cận theo hƣớng tập trung làm rõ giá trị của các di sản để từ đó tìm cách bảo vệ và phát huy các di sản, có sự phối kết hợp của nhiều bộ phận trong đó có giáo dục. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm duy vật biện chứng: Phép biện chứng duy vật khẳng định vật chất có trƣớc và quyết định ý thức. Phép biện chứng gồm 2 nguyên lí cơ bản: + Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: chỉ ra cho các nhà khoa học nghiên cứu tính vô hạn của thế giới và tính hữu hạn của các sự kiện, hiện tƣợng cụ thể và các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN5 http://www.lrc.tnu.edu.vn mối liên hệ phức tạp của chúng. Nguyên lí này đòi hỏi quán triệt tính hệ thống và tính toàn diện trong nghiên cứu. + Nguyên lí về tính phát triển của thế giới: nguyên lí này đòi hỏi trong nghiên cứu khoa học phải xem xét các sự kiện, hiện tƣợng trong trạng thái động và biến đổi không ngừng. Trong đề tài, vận dụng quan điểm này mọi sự vật, hiện tƣợng đều đƣợc nhìn nhận bằng hiện thực khách quan. Dùng hiện thực khách quan để giải thích các khái niệm và quy luật Địa lí. - Quan điểm hệ thống: Mọi sự vật hiện tƣợng đều tồn tại trên cơ sở của mối quan hệ với các sự vật hiện tƣợng khác, tức là tồn tại và phát triển trong một hệ thống. Đến năm 1940, lý thuyết về hệ thống đƣợc hình thành do nhà sinh vật học L.Béctơ – Lan – Phi khởi xƣớng. Theo đó “hệ thống là tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tƣơng hỗ”. Mọi đối tƣợng hiện tƣợng đều có mối liên hệ biện chứng tạo thành một chỉnh thể gọi là hệ thống, mỗi hệ thống lại nằm trong một hệ thống lớn hơn và mỗi hệ thống lại đƣợc chia thành các hệ thống có cấp thấp hơn. Quan điểm này đƣợc sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa phƣơng pháp dạy học giáo dục giữ gìn di sản với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phƣơng tiện dạy học Địa lí THPT, mối quan hệ giữa chƣơng trình Địa lí THPT với hệ thống chƣơng trình Địa lí trong nhà trƣờng. - Quan điểm tổng hợp: Di sản cùng với các thành phần của nó là một thể thống nhất hoàn chỉnh, nếu một thành phần thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác, đồng thời các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại tƣơng hỗ lẫn nhau. Bởi vậy, nghiên cứu một thành phần nghĩa là phải đặt nó trong mối quan hệ với các thành phần khác. Quan điểm này đƣợc sử dụng để nghiên cứu các tài liệu về phƣơng pháp dạy học giáo dục giá trị di sản qua môn Địa lí ở trƣờng THPT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN6 http://www.lrc.tnu.edu.vn - Quan điểm lịch sử - lôgic: Trong nghiên cứu khoa học, quan điểm lịch sử - logic là quan điểm hƣớng dẫn tiến trình tìm tòi sáng tạo khoa học. Thực hiện quan điểm này một mặt cho phép ta nhìn thấy toàn cảnh sự xuất hiện, sự phát triển, diễn biến và kết thúc của các đối tƣợng, mặt khác giúp ta phát hiện quy luật tất yếu của sự phát triển đối tƣợng. Quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu khoa học yêu cầu phải nghiên cứu các đối tƣợng bằng phƣơng pháp lịch sử. Tìm hiểu phát hiện nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến và sự phát triển của đối tƣợng trong không gian, thời gian với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để tìm cho đƣợc quy luật tất yếu của các sự vật, hiện tƣợng. Nghiên cứu phải thống nhất giữa tính lịch sử và tính logic, từ lịch sử tìm ra logic, sự phân tích logic phải trên cơ sở của sự phân tích lịch sử khách quan. Xem xét quá trình lịch sử là để tìm ra quy luật tất yếu của sự phát triển lịch sử đó. Mỗi một di sản đều có quá trình phát sinh, tồn tại trong một thời gian nhất định. Nói cách khác các hiện tƣợng này có quá trình phát sinh, phát triển và suy vong. Trong quá trình nghiên cứu khi xem xét hay đánh giá cần phải đứng trên quan điểm lịch sử - lôgic, quan điểm này đòi hỏi phải nhìn nhận quá khứ để lí giải ở mức độ nhất định cho hiện tại và dự báo tƣơng lai. Nếu tách rời quá khứ khỏi hiện tại thì khó có thể giải thích thoả đáng sự phát triển ở thời điểm hiện tại và nếu không chú ý đến tƣơng lai thì ngành khoa học này mất đi khả năng dự báo. - Quan điểm phát triển bền vững: Quan điểm phát triển bền vững là quan điểm về "sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ. Để đạt đƣợc điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trƣờng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN7 http://www.lrc.tnu.edu.vn Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng sinh thái học. Quan điểm này đƣợc nghiên cứu ngày càng rộng rãi nó là một trong các tiêu chuẩn mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều muốn vƣơn tới. Bảo vệ và giữ gìn di sản đang là một trong những vấn đề ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Quan điểm này đƣợc sử dụng để nghiên cứu các hƣớng nhằm bảo vệ các di sản. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập tài liệu: Là phƣơng pháp truyền thống và có ý nghĩa quan trọng đối với mọi công tác nghiên cứu và học tập. Đối với việc nghiên cứu về các di sản tỉnh Thái Nguyên và các phƣơng pháp giáo dục giữ gìn di sản thì việc thu thập tài liệu càng trở nên quan trọng. Bao gồm việc thu thập các bài viết, các đề tài nghiên cứu, các bài báo viết về bảo vệ di sản, quản lí di sản, sử dụng các phần mềm hỗ trợ… Ngoài ra cần phải thu thập kinh nghiệm từ những ngƣời đi trƣớc có kinh nghiệm để hoàn thiện thêm cho đề tài nghiên cứu. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Sau khi thu thập tài liệu cần tiến hành phân tích, kiểm tra tính xác thực, độ tin cậy của tài liệu đã có, đối chiếu thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau để lựa chọn thông tin chính xác nhất. Sau đó chọn lọc và tổng hợp lại những tƣ liệu cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Đây là phƣơng pháp cần đƣợc áp dụng từ đầu cho tới cuối của quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đề tài, đảm bảo tính khoa học, chính xác cho đề tài đƣợc nghiên cứu. - Phƣơng pháp toán học: Sau khi tiến hành thực nghiệm, khóa luận cần sử dụng phƣơng pháp toán học để sử lí số liệu và đƣa ra đƣợc kết quả cuối cùng. Từ kết quả đó đánh giá đƣợc tính thực tiễn của đề tài trong dạy học Địa lí. - Phƣơng pháp chuyên gia: Trong đề tài này, phƣơng pháp chuyên gia đƣợc tác giả sử dụng trong việc tìm hiểu về giá trị, quá trình hình thành và sự thay đổi của các di sản theo thời gian. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN8 http://www.lrc.tnu.edu.vn Từ việc hiểu rõ về giá trị di sản tác giả sẽ có cái nhìn chính xác về di sản, có biện pháp thích hợp để đƣa những giá trị di sản này vào trong dạy học Địa lí. - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Là phƣơng pháp để kiểm định khả năng áp dụng vào thực tế của mỗi công trình nghiên cứu khoa học, phƣơng pháp này sẽ cho thấy rõ những ƣu, nhƣợc điểm của công trình khoa học khi áp dụng vào thực tiễn. Qua đó, giúp cho ngƣời làm khoa học có thể điều chỉnh quá trình nghiên cứu khoa học của bản thân sao cho khả năng ứng dụng vào thực tế ở mức độ cao nhất. 5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung: nghiên cứu một số di sản tỉnh Thái Nguyên và vận dụng để giáo dục giá trị di sản trong dạy học địa lí lớp 12 - Giới hạn về lãnh thổ nghiên cứu: Tỉnh Thái Nguyên. 6. Những đóng góp của luận văn - Luận văn đã tổng quan đƣợc cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục di sản văn hóa vào dạy học môn Địa lí nói chung và Địa lí lớp 12 nói riêng. - Xác định đƣợc các nội dung, phƣơng pháp và một số hình thức tổ chức giáo dục di sản văn hóa vào dạy học Địa lí lớp 12. - Thiết kế một số giáo án có sử dụng di sản văn hóa vào dạy học Địa lí lớp 12 THPT. - Góp phần giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản trong thế hệ trẻ. - Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên địa lí nói chung và giáo viên địa lí lớp 12 nói riêng. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục đề tài gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục giá trị di sản vào trong dạy học. - Chƣơng 2: Giáo dục giá trị di sản tỉnh Thái Nguyên trong dạy học Địa lí 12 - Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9 http://www.lrc.tnu.edu.vn NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm về di sản Di sản là giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia một dân tộc để lại [36] Di sản là tài sản của mỗi quốc gia, đó là các di chỉ, di tích hay danh thắng chỉ rừng, núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc, văn hóa dân tộc… có những giá trị về tự nhiên, những giá trị về văn hóa vật thể hoặc phi vật thể đƣợc để lại từ xa xƣa và tồn tại cho tới ngày nay [31] Đồng với quan điểm này France.L cũng có định nghĩa về di sản nhƣ sau: “Di sản là những giá trị vật chất, phi vật chất đƣợc lƣu giữ nhiều đời”. Với cách hiểu này ta thƣờng thấy xuất hiện trong các thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay đó là “di sản thế giới” (World Heritage), “di sản thiên nhiên” (Natural Heritage) và “di sản văn hóa” (Cultural Heritage). Thuật ngữ “di sản” đã đƣợc dùng từ lâu ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở cách hiểu thứ nhất còn cách hiểu thứ hai thì thuật ngữ “di sản” mới chỉ đƣợc sử dụng trong vài thập niên trở lại đây. Bởi trƣớc khi có “Công ƣớc bảo vệ di sản thế giới về văn hóa và thiên nhiên” gọi tắt là “ Công ƣớc bảo vệ di sản thế giới” đƣợc UNESCO thông qua và có hiệu lực thi hành (12/1975) thì trên thế giới chƣa sử dụng thuật ngữ “di sản” để chỉ những giá trị vật chất và tinh thần mang tầm vóc quốc gia, dân tộc hay nói rộng hơn là của toàn thế giới. UNESCO chia di sản văn hóa thành hai loại: di sản văn hóa vật thể (Physical Culture) và di sản văn hóa phi vật thể (Nonphysical Culture). Di sản văn hóa vật thể bao gồm những di tích, công trình lịch sử, đền đài cung điện, sách cổ, các tác phẩm văn học dân gian, các mẫu vật, các công cụ sản xuất đã đƣợc phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN10 http://www.lrc.tnu.edu.vn hiện đƣa về lƣu giữ hoặc còn chƣa phát hiện, các di tích danh lam thắng cảnh. Di sản văn hóa phi vật thể là các hình thức âm nhạc, ca múa, sân khấu, ngôn ngữ, truyền thuyết và các sinh hoạt nghi lễ, kinh nghiệm dân gian, bí quyết chữa bệnh, phong tục tập quán…[31] * Di sản văn hóa phi vật thể - Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dƣợc học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác [7] * Di sản văn hoá vật thể - Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [7] * Di tích lịch sử - văn hoá - Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học [7] * Danh lam thắng cảnh - Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học [7] * Di vật - Là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học [7] * Cổ vật - Là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên [7] * Bảo tàng - Là thiết chế văn hóa có chức năng sƣu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trƣng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con ngƣời và môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN11 http://www.lrc.tnu.edu.vn trƣờng sống của con ngƣời, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hƣởng thụ văn hóa của công chúng [7] 1.1.2. Khái niệm giáo dục di sản - Khái niệm giáo dục thông qua di sản có nghĩa rộng hơn, gồm giáo dục di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), di sản thiên nhiên; giáo dục di sản văn hóa trong đó bao hàm cả giáo dục truyền thống. Giáo dục di sản chính là giáo dục về những di sản xung quanh chúng ta, các di sản xung quanh trƣờng học. Nơi đâu có làng bản, cộng đồng dân cƣ, ở đó có di sản và những tri thức về di sản, ký ức về di sản, về lịch sử: đó là ngôi làng, miếu thờ hay ngôi nhà của mình; là những thửa ruộng bậc thang hay ruộng thổ canh hốc đá; là các tri thức dân gian về thời tiết, ẩm thực, sản xuất, nghề thủ công, phong tục tập quán... “Di sản quanh ta có nghĩa là di sản của từng địa phƣơng. Với những di sản nhỏ nhất, tƣởng nhƣ chỉ liên quan đến một nhóm cộng đồng thôi nhƣng đó chính là cuộc sống của họ. Những ngƣời sống trên mảnh đất ấy phải hiểu di sản của chính mình, phải biết khai thác di sản của mình cho các mục tiêu khác nhau, trong đó có mục tiêu dạy học [9] 1.1.3. Phƣơng pháp dạy học Hiện nay, thuật ngữ “phƣơng pháp” đƣợc hiểu ở các bình diện khác nhau. Trong bình diện rộng nhất nó đƣợc hiểu là phƣơng pháp luận, thí dụ phƣơng pháp biện chứng, phƣơng pháp siêu hình…bao trùm lên toàn bộ các khoa học, tiếp đó là các phƣơng pháp cụ thể hơn nhƣ: phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp di truyền, phƣơng pháp cấu trúc…rồi đến các phƣơng pháp cụ thể hơn nữa, nhƣ các phƣơng pháp mô hình, phƣơng pháp toán học, phƣơng pháp thực nghiệm, áp dụng cho một nhóm khoa học, và các đặc thù cho mỗi khoa học cụ thể. “Phƣơng pháp” nói chung là một khái niệm rất trừu tƣợng ví nó không mô tả những trạng thái, những tồn tại tĩnh trong thế giới hiện thực, mà nó chủ yếu mô tả phƣơng hƣớng vận động trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Phƣơng pháp là con đƣờng, cách thức tiến hành một việc gì đó. Phƣơng pháp dạy học là hình thức vận động của một hoạt động đặc thù là: hoạt động dạy học [28] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan