Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục đào tạo thị xã dĩ an từ năm 1999 đến năm 2015...

Tài liệu Giáo dục đào tạo thị xã dĩ an từ năm 1999 đến năm 2015

.PDF
100
1
64

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HỒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỊ XÃ DĨ AN TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2015 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ NGÀNH: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƢƠNG, NĂM 2019 UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HỒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỊ XÃ DĨ AN TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 8229013 NGƢỜI HƢ NG D N HOA HỌC: PGS – TS NGUYỄN VĂN HIỆP BÌNH DƢƠNG – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS - TS. Nguyễn Văn Hiệp. Các số liệu, thống kê, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra luận văn còn có sự kế thừa từ các công trình nghiên cứu của những tác giả đi trƣớc và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới. Bình Dương, ngày 22 tháng 2 năm 9 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của Thầy cô, Gia đình, Bạn bè và Anh chị em đồng nghiệp. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS -TS Nguyễn Văn Hiệp, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận Văn. Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Quý thầy cô và cán bộ của Trƣờng đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin gửi lời cám ơn đến Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dƣơng, Phòng Tổ chức Cán bộ, Chánh văn phòng, các phòng ban thuộc sở Giáo dục và Đào Tạo Bình Dƣơng, Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã Dĩ An đã cung cấp các số liệu có liên quan đến đề tài để tôi hoàn thành Luận Văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến BGH trƣờng nơi tôi công tác, Quý đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình tham gia học tập và thực hiện luận văn. Bình Dƣơng, ngày 22 tháng 2 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hồng ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BDTX Bồi dƣỡng thƣờng xuyên CBQL Cán bộ quản lý CB-GV-NV Cán bộ - Giáo viên – nhân viên GDTX Giáo dục thƣờng xuyên GD-ĐT Giáo dục và đào tạo GDMN Giaó dục mầm non PCGDMN Phổ cập giáo dục mầm non PCGDTHCS Phổ cập giáo dục trung học cơ sở PCGDTH Phổ cập giáo dục tiểu học PC GDTrH Phổ cập giáo dục trung học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XHHGD Xã hội hóa giáo dục TTHTCĐ Trung tâm học tập cộng đồng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. iii MỤC LỤC ............................................................................................................ iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii D N LUẬN ........................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. ........................... 1 1.1.Lý do chọn đề tài. .................................................................................... 1 1.2.Mục đích nghiên cứu. .............................................................................. 2 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .............................................................. 3 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ................................................... 5 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 5 3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5 4. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 5 4.1 Nguồn tƣ liệu ........................................................................................... 5 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 6 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 6 5.1 Về mặt khoa học ...................................................................................... 6 5.2 Về mặt thực tiễn ...................................................................................... 6 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ......................................................................... 6 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH DĨ AN THỜI Ỳ TRƢ C NĂM 1999. ................ 8 1.1. Đặc điểm tự nhiên và địa lý hành chính vùng đất Dĩ An. .......................... 8 1.2 Đặc điểm dân cƣ, kinh tế – xã hội ............................................................. 13 1.3.Bối cảnh phát triển Giáo Dục – Đào tạo Dĩ An trƣớc 1999. ..................... 16 1.4. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục Dĩ An trƣớc 1999. ................. 22 1.4.1. Thành tựu........................................................................................... 22 1.4.2. Những hạn chế, bất cập. .................................................................... 24 Tiểu kết chƣơng 1. .............................................................................................. 26 iv CHƢƠNG 2.GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO DĨ AN TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2010. ..................................................................................................................... 27 2.1.Chủ trƣơng phát triển giáo dục. ................................................................. 27 2.2.Giáo dục mầm non. .................................................................................... 29 2.3. Giáo dục Tiểu học. .................................................................................... 32 2.4 Giáo dục Trung học cơ sở. ......................................................................... 36 2.5 Giáo dục cộng đồng. .................................................................................. 39 2.6 Đầu tƣ cho giáo dục. ................................................................................. 41 2.7. Xây dựng nguồn nhân lực. ........................................................................ 43 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 50 CHƢƠNG 3:GIÁO DỤC ĐÀO TẠO DĨ AN TỪ 2011 ĐẾN 2015 VÀ ĐỊNH HƢ NG GIÁO DỤC TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2025. ................................ 51 3.1.Chủ trƣơng phát triển giáo dục .................................................................. 51 3.2.Tình hình giáo dục đào tạo Dĩ An 2011 – 2015. ....................................... 53 3.2.1 Giáo dục mầm non. ............................................................................ 54 3.2.2. Giáo giục tiểu học.............................................................................. 56 3.2.3 Giáo dục Trung học cơ sở. ................................................................. 61 3.2.4. Giáo dục cộng đồng. .......................................................................... 64 3.2.5 Đầu tƣ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. .......................................... 65 3.2.5 Xây dựng nguồn nhân lực. ................................................................. 66 3.3. Định hƣớng phát triển giáo dục từ năm 2015 đến năm 2020 và tầm nhìn chiến lƣợc đến 2025. ........................................................................................ 71 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................... 76 ẾT LUẬN ......................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM HẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. So sánh chất lƣợng đào tạo bậc tiểu học từ 2000 đến 2010 ............ 34 Biểu đồ 2.2: Số trƣờng, số lớp, số phòng học, số giáo viên THCS 1999 -2010. . 38 Biểu đồ 3.3. Hiệu suất đào tạo từ 2011 – 2015. ................................................... 59 Biểu đồ 3.4. T lệ giáo viên trên lớp ở thị xã Dĩ An từ năm học 2011 đến 2015 60 Biểu đồ 3.5 Số lƣợng giáo viên các cấp từ 2011 -2015 ...................................... 68 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Hiệu quả đào tạo các cấp 1976-1999 ................................................... 23 Bảng 2.1: Bảng so sánh số trƣờng, số lớp mầm non công lập năm 2000 – 2010. 29 Bảng 2.2: Bảng so sánh số trƣờng, lớp tiểu học ở Dĩ An 2000 đến 1010. ........... 33 Bảng 2.3: Số trƣờng, số lớp, số phòng học, số giáo viên THCS 1999 -2010. ..... 37 Bảng 2.8.Tỉ lệ giáo viên các cấp .......................................................................... 44 Bảng 3.1. So sánh số trƣờng số lớp mầm non công lập ở Dĩ An từ..................... 55 2011 – 2015. ......................................................................................................... 55 Bảng 3.2. Thống kê số trƣờng, số lớp, số HS các trƣờng tiểu học ở thị xã Dĩ An giai đoạn 2011 -2015 ............................................................................................ 57 Bảng 3.3. Thống kê hiệu suất đào tạo tiểu học của thị xã Dĩ An từ năm 2011 đến 2015. ..................................................................................................................... 58 Bảng 3.4. Thống kê số lƣợng GVTH từ 2011-2015. ........................................... 60 Bảng 3.5: Thống kê số trƣờng, số lớp, số giáo viên dạy lớp THCS TX. Dĩ An 2011 – 2015. ......................................................................................................... 62 Bảng 3.6 : T lệ xếp loại học lực học sinh THCS từ 2011 – 2015. ..................... 63 Bảng 3.7.Tỉ lệ giáo viên các cấp .......................................................................... 67 vii D N LUẬN 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Lý do chọn đề tài. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, nơi có nhiều tuyến giao thông huyết mạch đi qua, thị xã Dĩ An đƣợc chọn làm điểm xuất phát trong phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Diện mạo đô thị thị xã Dĩ An hôm nay đã có sự thay đổi nhanh chóng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngày càng đƣợc hoàn thiện. Sau hơn 15 năm tái lập, tốc độ đô thị hóa nhanh, tăng trƣởng kinh tế về giá trị sản xuất công nghiệp bình quân mỗi năm đạt gần 20%/ năm, doanh thu thƣơng mại dịch vụ tăng bình quân trên 30%. Để có sự tăng trƣởng vƣợt trội về kinh tế, ổn định xã hội trong suốt thời gian qua ngành giáo dục đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho Dĩ An. Đảng ta đã từng khẳng định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam” [7, tr.176]. Thực hiện đổi mới của Đảng cộng Sản Việt Nam, từ khi tách huyện Dĩ An đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đặc biệt là giáo dục. Sau khi tái lập, ngành giáo dục thị xã Dĩ An luôn là ngọn cờ đầu trong phong trào giáo dục của tỉnh Bình Dƣơng, đã trở thành một bộ phận quan trọng gắn kết và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, xây dựng xã hội mới theo quan điểm “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tại kỳ họp Đảng bộ thị xã Dĩ An khóa X nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã nhấn mạnh ba mục tiêu mà sự nghiệp giáo dục, đào tạo phải đạt tới là nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài, trong đó phát triển nhân lực là mục tiêu có ý nghĩa quan trọng và đƣợc ƣu tiên hơn. Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển, thời gian qua thị xã Dĩ An đã có nhiều chƣơng trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trong đó giành ƣu tiên lớn ngân sách cho phát triển giáo dục các cấp, đặc biệt chú ý các trƣờng đào tạo nghề cho thanh niên. Ngành giáo dục Dĩ 1 An đang từng bƣớc hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế xã hội. Trong suốt thời gian từ khi tái lập huyện đến nay, ngành giáo dục thị xã Dĩ An đã tạo nên những thành tựu hết sức quan trọng và to lớn, cung cấp cho xã hội nhiều lớp thế hệ trẻ đủ thông minh, sáng tạo, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc, vì dân tộc, góp phần xây dựng đất nƣớc. Từ chỗ khẳng định những kết quả đã đạt đƣợc trong quá trình phát triển của mình từ năm 1999 đến năm 2015, chúng ta có thể rút ra những thành tựu và hạn chế, những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển của ngành giáo dục thị xã Dĩ An. Đây là một yêu cầu cấp thiết để từ đó đƣa ra những giải pháp thiết thực cho sự đổi mới và tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục ở Dĩ An trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, góp phần quan trọng vào việc phát triển nền giáo dục và đào tạo của nƣớc nhà theo khẳng định của Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII và Nghị Quyết trung ƣơng 6 khóa IX: “Cùng với khoa học Công nghệ, Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”. Có thể khẳng định giáo dục đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội đối với cả nƣớc nói chung, Bình Dƣơng và Dĩ An nói riêng. Vì vậy tôi nhận thấy việc nghiên cứu về giáo dục – đào tạo thị xã Dĩ An trong giai đoạn từ 1999 đến 2015 là một vấn đề hết sức cần thiết. Qua đây sẽ cho ta cái nhìn tổng thể về ngành giáo dục đào tạo, những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Dĩ An. Với những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Giáo dục – đào tạo thị xã Dĩ An từ năm 1999 đến năm 2015” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của mình. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu quá trình phát triển của ngành giáo dục thị xã Dĩ An từ năm 1999 – 2015, khôi phục đƣợc bức tranh giáo dục Dĩ An trong hơn 15 năm tái lập dƣới nhiều gốc độ: quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc; quá trình phát triển của ngành giáo dục thị xã Dĩ An, trình bày cụ thể những thành tựu đã đạt đƣợc, những hạn chế, yếu kém cần đƣợc khắc phục. Từ đó, nhận thức toàn diện hơn vai trò động lực của giáo dục đối với sự phát triển xã hội. Bên cạnh đó, 2 cung cấp luận cứ khoa học về giáo dục, góp phần định hƣớng cho công tác giáo dục ở thị xã Dĩ An trong những năm tới, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Dĩ An nói riêng, tỉnh Bình Dƣơng nói chung. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Giáo dục không phải là đề tài mới mẻ, các công trình nghiên cứu về giáo dục cả nƣớc và giáo dục ở Bình Dƣơng nói chung, Dĩ An nói riêng tƣơng đối nhiều. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về giáo dục ở Bình Dƣơng các tác giả chỉ đề cập một góc độ nhỏ của ngành giáo dục ở địa phƣơng mà chƣa có công trình nào đánh giá tổng thể ngành giáo dục của thị xã Dĩ An từ sau tái lập đến nay một cách toàn diện. Cụ thể có các công trình nhƣ sau: Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm” (1975 – 1985) của Bộ Giáo dục do Nxb Giáo dục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết công tác giáo dục 10 năm sau ngày giải phóng, những phân tích nhận xét về những thành tựu và hạn chế của ngành giáo dục Việt Nam sau mƣời năm đổi mới. Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mƣời năm đổi mới giáo dục (1986- 1996) đã tổng hợp báo cáo của các địa phƣơng sau 10 năm tiến hành đổi mới giáo dục, trong đó, thành tích giáo dục của các địa phƣơng đƣợc trình bày rất cụ thể. Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến 2020 nêu ra những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Những tài liệu trên đã đánh giá về sự phát triển của ngành giáo dục trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc, trong đó, tài liệu dành phần lớn trình bày chủ trƣơng, đƣờng lối để đƣa giáo dục phát triển ở mỗi giai đoạn cụ thể. Tác phẩm Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dƣơng, 40 năm xây dựng và phát triển (1975-2015) do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dƣơng biên soạn đã lƣu giữ những tƣ liệu quý giá của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà trong 40 năm qua, ghi lại công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh, cùng các thế hệ nhà giáo qua các thời kỳ, đồng thời tài liệu 3 này cũng nhằm để giáo dục lòng tự hào và tinh thần tôn sƣ trọng đạo cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Luận văn thạc sĩ “Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010” của Thạc sĩ Trần Văn Hai (2006), Đại học sƣ phạm Hà Nội. Công trình này đã đánh giá về thực trạng giáo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Dƣơng và đề ra các giải pháp phát triển giáo dục trung học phổ thông ở Bình Dƣơng từ 2006 đến 2010. Luận văn thạc sĩ “Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non của các phòng giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm (2014), Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, công trình này đã đánh giá thực trạng XHH GDMN của các phòng GDĐT tỉnh Bình Dƣơng, đề xuất một số biện pháp quản lý công tác XHH GDMN để tăng cƣờng công tác XHH GDMN của các phòng GDĐT tỉnh Bình Dƣơng. Luận văn thạc sĩ “Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020” của Thạc sĩ Trần Quang Vinh (2017), Đại học Thủ Dầu Một. Công trình đề cập về chất lƣợng giáo dục ở thị xã Dĩ An cấp tiểu học và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lƣợng giáo dục tiểu học dƣới góc độ ngƣời quản lý. Luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương” của Thạc sĩ Đào Quang Tuyên (2017), Đại học Thủ Dầu Một. Công trình đề cập đến những giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động học tập cho học sinh tiểu học. Nhìn chung các công trình nêu trên ít nhiều có đề cập đến ngành giáo dục thị xã Dĩ An, đây là nguồn tài liệu quý, giúp tôi nghiên cứu, hoàn thành đề tài. Tuy vậy, chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu quá trình phát triển ngành giáo dục – đào tạo thị xã Dĩ An từ năm 1999 đến năm 2015 một cách toàn diện và có hệ thống. Vì vậy trong công trình nghiên cứu này, tôi sẽ tập trung làm rõ quá trình phát triển giáo dục Dĩ An trên tất cả các mặt từ khi tái lập huyện 1999 cho đến năm 2015. 4 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về “ngành giáo dục thị xã Dĩ An từ năm 1999 đến năm 2015”. Nội dung nghiên cứu chủ yếu về giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, THCS, giáo dục cộng đồng, đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất và nhân lực cho ngành giáo dục. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: đề tài tìm hiểu về sự phát triển giáo dục – đào tạo trên địa bàn thị xã Dĩ An từ bậc học mầm non đến THCS và giáo dục cộng đồng. Về thời gian: Tác giả chọn mốc thời gian từ năm 1999 đến năm 2015 để nghiên cứu vì đây là thời gian sau 15 nặm Dĩ An tái lập huyện và đã đạt nhiều thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên luận văn vẫn dành một phần để khái quát về bối cảnh giáo dục thị xã Dĩ An trƣớc năm 1999 nhằm tạo một cái nhìn liên tục về quá trình phát triển của giáo dục ở Dĩ An. 4. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Nguồn tƣ liệu Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học, ngƣời nghiên cứu xác định cần tiếp cận và sử dụng các nguồn tƣ liệu có nội dung cốt lỗi nhằm chứng minh và kiến giải nhiều vấn đề khi nghiên cứu giáo dục ở Dĩ An từ năm 1999 đến năm 2015. Với ý nghĩa đó, trƣớc hết tôi chú ý đến các nguồn tƣ liệu có tính chất định hƣớng, liên quan trực tiếp đến giáo giáo dục ở Bình Dƣơng, Dĩ An mà Sở giáo dục – đào tạo Bình Dƣơng và phòng giáo dục thị xã Dĩ An cung cấp thông qua các báo cáo tổng kết hàng năm, k yếu thi đua….. Nguồn tƣ liệu phục vụ cho luận văn còn có các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về giáo dục nói chung đƣợc khai thác chủ yếu từ các Văn kiện Đảng, các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Ủy ban nhân thị xã Dĩ An. Ngoài ra, trên cơ sở tƣ liệu và kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, những số liệu thống kê có liên quan đã giúp ngƣời nghiên cứu có một cái nhìn tổng thể về giáo dục tỉnh Bình Dƣơng nói chung và giáo dục thị xã Dĩ An nói riêng, đây cũng là nguồn tƣ liệu đáng tin cậy để tôi 5 hoàn thành luận văn. Ngƣời nghiên cứu đã kế thừa những công trình này và trình bày một cách có hệ thống về ngành giáo dục thị xã Dĩ An từ 1999 – 2015. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và tìm hiểu đề tài, trên lập trƣờng quan điểm của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, tôi đã sử dụng phƣơng pháp chính là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic, ngoài ra còn vận dụng một số phƣơng pháp khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp so sánh, phân tích…Với những phƣơng pháp vận dụng trong nghiên cứu nêu trên sẽ làm phong phú và đảm bảo tính khoa học cho công trình nghiên cứu. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5.1 Về mặt khoa học Trên cơ sở các nguồn tƣ liệu, luận văn dựng lại bức tranh lịch sử ngành giáo dục Dĩ An 1999 – 2015 một cách hệ thống và toàn diện, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó, rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp để khắc phục những hạn chế. Đồng thời bổ sung tƣ liệu trong việc nghiên cứu lịch sử giáo dục ở Dĩ An nói riêng và bình Dƣơng nói chung. 5.2 Về mặt thực tiễn Luận văn khái quát tổng thể về ngành giáo dục ở thị xã Dĩ An từ sau tái lập huyện đến 2015 để từ đó giúp cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển ngành giáo dục Dĩ An trong tƣơng lai. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần dẫn luận và kết luận, luận văn gồm có: Chƣơng 1: Giáo dục Dĩ An thời kỳ trƣớc tái lập huyện (1999). Trình bày đôi nét về lịch sử vùng đất Dĩ An và bối cảnh hình thành và phát triển nền giáo dục Dĩ An đến trƣớc lúc tái lập huyện với những khó khăn, thuận lợi, những thành tựu đạt đƣợc trong tiến trình xây dựng và phát triển. Chƣơng 2: Giáo dục Dĩ An từ năm 1999 đến năm 2010. Trình bày những nét chính của giáo dục Dĩ An từ sau tái lập huyện, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng trong chính sách phát triển ngành giáo dục của chính quyền địa phƣơng, những 6 thành tựu, hạn chế của ngành giáo dục trong triến trình phát triển từ năm 1999 đến 2010. Chƣơng 3: Giáo dục Dĩ An từ 2011 đến 2015. Bƣớc phát triển mới của giáo dục Dĩ An trong chặng đƣờng đầu thực hiện chiến lƣợc giáo dục 2011 – 2020, những thành tựu, hạn chế đạt đƣợc. Định hƣớng phát triển của ngành giáo dục thị xã Dĩ An đến năm 2020 và tầm nhìn chiến lƣợc đến năm 2025. 7 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH DĨ AN THỜI Ỳ TRƢ C NĂM 1999. 1.1. Đặc điểm tự nhiên và địa lý hành chính v ng đất D An. Dĩ An là một trong những vùng đất có các điều kiện địa lý tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế và xã hội. Về vị trí địa lý Thị xã Dĩ An nằm ở khu vực trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa, là khu vực phát triển nhanh và năng động, với vị trí nhất cận thị, nhì cận giang đã biến vùng đất khô cằn Dĩ An thành vùng có lợi thế đắc địa “tấc đất – tấc vàng” cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. “Vùng đất Dĩ An từ lâu đã đƣợc biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao thƣơng và hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nƣớc” [20, tr.27]. Dĩ An là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, miền Bắc… Hiện nay thị xã Dĩ An có diện tích tự nhiên 6010ha với 297.435 nhân khẩu, mật độ dân số khoảng 4949 ngƣời/km2. Về địa hình, địa mạo Dĩ An có 4 kiểu địa hình chính, trong đó địa hình đồng bằng tích tụ trên phù sa cổ chiếm hầu hết diện tích với đặc trƣng bề mặt khá bằng phẳng và hầu nhƣ không bị phân cách bởi các sông suối. Các kiểu địa hình còn lại gồm địa hình đồi núi sót; địa hình sƣờn bóc mòn xâm thực và địa hình đồng bằng tích tụ trên phù sa trẻ chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ. Theo các nhà nghiên cứu địa chất, các dạng địa hình ở đây đều có nguồn gốc ngoại sinh gồm hai nhóm: Địa hình nguồn gốc bóc mòn và địa hình nguồn gốc tích tụ - xâm thực. Về thổ nhƣỡng Lịch sử phát triển địa chất vùng đất Dĩ An đã trải qua quá trình lâu dài và phức tạp với sự có mặt của 10 phân vị địa tầng với thành phần đất đá và nguồn gốc kiến tạo khác nhau gồm trầm tích và phun trào, cho đến cuối thế Pleistocen đầu thế Holocen toàn thị xã mới trong tình trạng lục địa. Ngày nay Dĩ An nằm trong vùng có chế độ kiến tạo ổn định, các tai biến địa chất hầu nhƣ không xảy ra.Theo số liệu nghiên cứu của ngành nông nghiệp, đất đai ở Thị xã Dĩ An gồm 5 nhóm chính: Đất nâu vàng, đất phù sa, đất xám, đất xói mòn và đất mặt nƣớc. 8 Trong đó phần lớn thuộc nhóm đất bạc màu và bị khô hạn, toàn bộ thị xã có khoảng 957,5ha thuộc nhóm đất phù sa, phân bố ở địa hình thấp, điều kiện tƣới tiêu thuận lợi phù hợp cho canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên Dĩ An có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có độ cao 25 đến 35m so với mực nƣớc biển, có khả năng chịu lún tốt, rất thuận lợi cho các lĩnh vực xây dựng, giao thông. Về khí hậu Dĩ An nằm trong vùng khí hậu Đông Nam Bộ, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi một tài nguyên khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển của con ngƣời và sự sống của muôn loài. Dĩ An có địa hình bằng phẳng không bị núi non phân cách, vì vậy khí hậu ở đây có đặc điểm đồng nhất, đặc trƣng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Trong một năm khí hậu có sự thay đổi khá rõ, đƣợc phân chia thành 2 mùa: mùa mƣa và mùa khô. Xét về tổng thể Dĩ An là vùng đất quanh năm mƣa thuận gió hòa với nhiệt độ và độ ẩm cao, nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội. Khí hậu ở Bình Dƣơng cùng chung với chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam bộ: nắng nóng và mƣa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26oC - 27oC, nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39oC và thấp nhất từ 16oC -17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm, lƣợng nƣớc mƣa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm [6, tr.11]. Về địa lý hành chính Năm 1698, Dĩ An thuộc tổng Bình An, huyện Phƣớc Long, dinh Trấn Biên. Năm 1808, dinh Trấn Biên đổi thành trấn Biên Hoà, huyện Phƣớc Long nâng lên thành phủ Phƣớc Long, tổng Bình An nâng thành huyện Bình An Năm 1832, khi "Ngũ trấn" đƣợc đổi thành "Nam Kỳ lục tỉnh", trấn Biên Hoà thành tỉnh Biên Hoà có 4 huyện, Dĩ An thuộc địa phận huyện Bình An. Năm 1880, Thực dân Pháp sắp xếp lại cơ cấu hành chính củng cố chính trị, Dĩ An trở thành một phần thuộc tỉnh Biên Hoà, một phần thuộc quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Đến năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hoà thành lập quận Dĩ An trực thuộc tỉnh Biên Hòa, gồm 3 tổng: An Thủy, Chánh Mỹ Thƣợng, Long Vĩnh 9 Hạ. Trong đó tổng Chánh Mỹ Thƣợng trƣớc đây thuộc quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa, còn 2 tổng An Thủy và Long Vĩnh Hạ trƣớc đây thuộc quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Năm 1962, tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trƣờng, Long Phƣớc Thôn và Long Bình trả lại cho quận Thủ Đức. Từ năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận. Quận Dĩ An gồm 8 xã: Bình Trị, Tân Hiệp, Tân Hạnh, Hóa An, Bình An, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp, An Bình; quận lị đặt tại xã An Bình. Đến tháng 9 năm 1960, khu u Sài Gòn - Gia Định chia huyện Thủ Đức thành hai huyện là Dĩ An và Thủ Đức đến năm 1961 trở lại nhƣ cũ. Năm 1962, chia tiếp một lần nữa thành hai huyện là Nam Thủ Đức và Bắc Thủ Đức. Tháng 7 năm 1967, Dĩ An thành quận của phân khu 5. Tháng 8 năm 1971, huyện Dĩ An đƣợc nhập với huyện Bắc Thủ Đức thành quận An Đức. Tháng 10 năm 1972, Dĩ An đƣợc giao về tỉnh Biên Hoà mãi đến đầu năm 1974 Dĩ An giao về tỉnh Thủ Dầu Một. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định sáp nhập các tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phƣớc và 3 xã An Bình, Bình An, Đông Hòa thuộc huyện Thủ Đức thành tỉnh Sông Bé. Tháng 3 năm 1977, 2 huyện Lái Thiêu và Dĩ An của tỉnh Sông Bé sáp nhập lại thành huyện Thuận An. Ngày 23 tháng 7 năm 1999, Dĩ An đƣợc tái lập theo Nghị định 58/1999/NĐCP của Chính phủ, khi mới tái lập Dĩ An có 5 đơn vị hành chính gồm thị trấn Dĩ An và 4 xã: Tân Đông Hiệp, Đông Hòa, Tân Bình, Bình An; thành lập xã An Bình trên cơ sở 319 ha diện tích tự nhiên và 5.350 nhân khẩu của thị trấn Dĩ An. Về giao thông Dĩ An trƣớc đây vốn là một vùng đất phát triển ngành kinh tế chính là nông nghiệp, dân số chỉ vài vạn ngƣời, chủ yếu là nông dân. Khoảng đầu thập niên 90 thế k trƣớc, ít ai nghĩ rằng Dĩ An sẽ vƣợt lên trở thành một trong những vùng công nghiệp hàng đầu của cả tỉnh và cả nƣớc. Dĩ An khi đó chỉ là một huyện nông thôn, ngƣời dân nhiều đời gắn bó với nghề trồng trọt ở nhũng vùng đất gò đồi khô cằn. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ 10 còn quá nhỏ bé, sau khi tái lập, TX.Dĩ An chỉ có 5 tuyến đƣờng chính với tổng chiều dài khoảng 28km, còn lại chủ yếu là đƣờng đất, đƣờng cấp phối trong các xóm, ấp. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế và đô thị hóa, đặc biệt từ thời khắc lịch sử tái lập huyện (01/01/1999), Dĩ An đã trỗi dậy với chủ trƣơng đổi mới đƣợc cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đƣờng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phƣơng. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc ồ ạt chảy về Dĩ An, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phƣơng quy tụ về. Hiện nay trên địa bàn thị xã Dĩ An có nhiều tuyến đƣờng quan trọng đi qua nhƣ quốc lộ 1A, quốc lộ 1K, xa lộ Hà Nội, quốc lộ 52 nối liền giao thông với Đồng Nai, Vũng Tàu, cùng với đólà tuyến đƣờng Tân Vạn – Mỹ Phƣớc vừa thông tuyến nối từ Bến Cát qua Thủ Dầu Một, Thuận An đến Dĩ An tạo thêm sự nhộn nhịp trong giao thƣơng. Đặc biệt Dĩ An có tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam xuyên Việt chạy qua, ga Dĩ An với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Ngoài ra Dĩ An còn có nhà máy toa xe lửa đƣợc xây dựng từ thời pháp thuộc vào loại lớn nhất nhì miền Nam đến nay vẫn còn hoạt động. Về đƣờng thủy Dĩ An có cảng Bình Dƣơng thuộc Bình An, nằm trên sông Đồng Nai ngay cạnh xa lộ Hà Nội luôn hoạt động tấp nập. Có thể khẳng định, với vị trí thiên thời, địa lợi, sau khi tái lập, Dĩ An đã vƣơn mình mạnh mẽ, biến vùng đất khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nƣớc. Hiện nay Dĩ An là một trong những đơn vị hành chính có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất của tỉnh Bình Dƣơng với nhiều khu công nghiệp lớn nhƣ Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đƣờng, Dapark, Phú Mỹ, Dệt may Vinatex…. Không chỉ ấn tƣợng bởi kinh tế phát triển, năng động, vùng đất Dĩ An xƣa và nay còn đƣợc biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét chung hòa quyện vào lịch sử - văn hóa phƣơng Nam nhƣng vẫn giữ đƣợc những nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tƣợng khó phai trong lòng mỗi ngƣời dân. Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, đất và ngƣời Dĩ An đã, đang và sẽ tiếp tục tạo đƣợc hình ảnh và ấn tƣợng sâu sắc trong lòng của bạn bè trong nƣớc và quốc tế. Dĩ An luôn là vùng đất của hội tụ. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất