Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong tập thơ góc sân và khoảng trời của ...

Tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong tập thơ góc sân và khoảng trời của trần đăng khoa

.PDF
73
299
88

Mô tả:

Đà Nẵng, tháng 01/2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô Th.S Lê Sao Mai đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, cùng gia đình và các bạn trong tập thể lớp 14STH đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành khóa luận. Là một sinh viên bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khóa luận, do kinh nghiệm còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018 Sinh viên Trần Nguyễn Phương Hiền 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 5. Giả thiết khoa học................................................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................. 4 7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 8. Cấu trúc của đề tài.................................................................................................. 5 NỘI DUNG .................................................................................................................. 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.................... 6 1.1. Khái niệm chung về văn học thiếu nhi............................................................... 6 1.1.1. Khái niệm về văn học thiếu nhi ........................................................................ 6 1.1.2. Đặc trưng của văn học thiếu nhi ...................................................................... 6 1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của của văn học thiếu nhi .................................................. 7 1.2. Khái quát chung về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.......................... 9 1.2.1. Một số khái niệm về đạo đức và giáo dục đạo đức .......................................... 9 1.2.1.1. Khái niệm về đạo đức ...................................................................................... 9 1.2.1.2. Khái niệm về giáo dục đạo đức ....................................................................... 9 1.2.2. Vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học...................................... 10 1.2.3. Vai trò của văn học trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh......................10 1.3. Tác giả Trần Đăng Khoa và tập thơ “Góc sân và khoảng trời” ....................11 3 1.3.1. Tác giả Trần Đăng Khoa..................................................................................11 1.3.2. Tập thơ “Góc sân và khoảng trời”................................................................... 12 1.3.2.1. Sơ lược về nội dung tập thơ............................................................................ 12 1.3.2.2. Giá trị nội dung ..............................................................................................14 1.3.2.3. Giá trị nghệ thuật............................................................................................14 1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học ............................................................17 1.4.1. Đặc điểm về nhận thức.....................................................................................17 1.4.1.1. Tri giác............................................................................................................ 17 1.4.1.2. Chú ý............................................................................................................... 17 1.4.1.3. Trí nhớ ............................................................................................................ 18 1.4.1.4. Tư duy ............................................................................................................. 19 1.4.1.5. Tưởng tượng ................................................................................................... 19 1.4.2. Đặc điểm về nhân cách.....................................................................................19 1.4.2.1. Tình cảm ......................................................................................................... 19 1.4.2.2. Ý chí ................................................................................................................ 20 Tiểu kết .......................................................................................................................20 Chương 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA TẬP THƠ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA ................................................................................................21 2.1. Khảo sát, phân loại nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời”..................................................................... 21 2.1.1. Mục đích khảo sát.............................................................................................21 2.1.2. Bảng khảo sát, phân loại nội dung giáo dục đạo đức thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa ................................................................21 2.1.3. Nhận xét ............................................................................................................ 22 4 2.2. Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa ....................................................23 2.2.1. Tình yêu thiên nhiên ........................................................................................23 2.2.2. Tình yêu quê hương, đất nước trong kháng chiến chống Mĩ ........................28 2.2.3. Tình cảm yêu thương con người...................................................................... 33 2.2.4. Tình cảm gia đình.............................................................................................36 2.2.5. Tình yêu thương loài vật ..................................................................................40 2.2.6. Tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu .................................................................. 43 Tiểu kết .......................................................................................................................48 Chương 3: THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA TẬP THƠ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA......................................................50 3.1. Mục đích .............................................................................................................. 50 3.2. Thiết kết một số bài giảng điện tử giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa ....................50 3.2.1. Giáo án 1 ........................................................................................................... 50 3.2.2. Giáo án 2 ........................................................................................................... 54 3.2.3. Giáo án 3 ........................................................................................................... 56 Tiểu kết .......................................................................................................................63 KẾT LUẬN................................................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................66 PHỤ LỤC.................................................................................................................... 67 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, những kiến thức ở bậc học này không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học tự nhiên và xã hội mà còn hình thành nhân cách kĩ năng sống cho các em. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng, cung cấp cho các em một công cụ giao tiếp, một phương tiện tư duy và giáo dục về đức, trí, thể, mĩ. Phân môn Tập đọc ở Tiểu học là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Bên cạnh đó, môn Tập đọc còn giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh, hình thành cho các em phương pháp và thói quen làm việc với sách cho các em. Vì việc học không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc, nên bên cạnh đó tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu vốn ngôn ngữ, kiến thức về đời sống, văn học, văn hóa của đất nước. Dạy Tập đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Như vậy, phân môn Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học là vô cùng cần thiết. Mỗi người sống đúng mực, đúng đạo đức thì xã hội mới tồn tại và phát triển lâu dài. Trẻ em được tu dưỡng, giáo dục về đạo đức, về kĩ năng sống sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức rất cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Văn học thiếu nhi là một bộ phận của nền văn học dân tộc và có vị trí đặc biệt trong việc giáo dục trẻ em. Bởi thông qua tiếp cận các tác phẩm văn học, các em học sinh sẽ được tìm hiểu về văn hóa dân tộc, được học những bài học đạo đức, học về kĩ năng sống,… Có thể nói, văn học thiếu nhi chính là mảnh đất màu mỡ để giáo dục nhân cách cũng như giáo dục đạo đức cho học sinh. Trần Đăng Khoa là một nhà thơ có rất nhiều tác phẩm có giá trị và là một trong những cây bút đóng góp to lớn vào nền văn học thiếu nhi nước nhà. Điển hình là những bài thơ của ông được trích dẫn để giảng dạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, tiêu biểu là tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. Đây là tập thơ hay và gần gũi phù hợp với độ tuổi các em không phải vì ngôn ngữ thơ trau chuốt, hay vì tập thơ được viết ra bởi một người mệnh danh “Thần đồng” thơ. Tập thơ được các em yêu thích bởi ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu sức biểu cảm, những hình ảnh thơ dung 1 dị, thân thương. Những bài thơ, vần thơ của ông đều ấm lên tình yêu, niềm tin vào cuộc sống. Qua cái nhìn ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ thơ, Trần Đăng Khoa đã tạo nên một thế giới trẻ thơ ở trong thơ. Đọc thơ ông không chỉ các em thấy được sự đồng cảm với mình mà những bạn đọc lớn tuổi hơn như được tìm lại chính tuổi thơ của mình. Bên cạnh diễn tả tâm hồn của trẻ thơ đầy hồn nhiên, trong sáng, “Góc sân và khoảng trời” cho chúng ta biết về cuộc sống vất vả, nguy hiểm nhưng không thiếu niềm vui của những cậu bé, cô bé sinh ra và lớn lên ở nông thôn, trong hoàn cảnh chiến tranh. Đó là những em bé chăm ngoan, hiếu thảo, biết lao động giúp đỡ gia đình, chăm sóc cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo, yêu thiên nhiên, loài vật… Qua đó, bạn đọc – nhất là các em thiếu nhi không chỉ được sống trong thế giới của chính mình mà sau mỗi bài thơ câu thơ còn là một bài học về đạo đức mà Trần Đăng Khoa muốn gửi gắm. Là cuốn sách “gối đầu giường”, đi cùng năm tháng của biết bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam, “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa mang đến cho các em những bài học đạo đức đầu tiên về cuộc sống lao động học tập, về tình yêu thương gia đình, yêu thiên nhiên, đất nước,… Sau thời gian tìm hiểu về tập thơ “Góc sân và khoảng trời” cũng như các bài thơ được trích trong chương trình SGK Tiếng Việt Tiểu học và nhận thấy được tính giáo dục rất cao về đạo đức cho các em học sinh thông qua mỗi bài thơ cũng như tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục đạo đức qua tác phẩm văn học là cách dạy phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học và có ưu thế trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa và tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. Sau đây, tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài: Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học tập 1, giáo trình đào tạo Giáo viên Tiểu học, hệ Cao đẳng Sư phạm và Sư phạm 12 + 2, nhà xuất bản Giáo dục, năm 1998. Ở công trình này, các tác giả đã bàn về “Thế giới Khoa bắt nguồn từ những cảnh sắc quen thuộc”, tất cả những tác phẩm của nhà thơ bắt đầu từ khoảng sân và khoảng trời, từ những bờ ao bến nước. Tất cả những đều giản dị ấy đã làm nên màu sắc thơ Trần Đăng Khoa. 2 Hồng Diệu, Đọc lại tuổi thơ Trần Đăng Khoa, báo văn nghệ số 48, ngày 18 tháng 10 năm 1980. Tác giả đã thể hiện đầy đủ màu sắc nghệ thuật và các sử dụng từ ngữ linh hoạt trong thơ Trần Đăng Khoa. Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình văn học trẻ em, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2003. Tác giả đã đề cập đến con người và sự nghiệp sáng tác thơ của Trần Đăng Khoa, những nét đặc sắc về nghệ thuật trong thơ anh. Qua đó bạn đọc thấy được tâm hồn trẻ thơ qua cách nhìn, cách miêu tả cảnh vật, với trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, ngôn ngữ chính xác biểu cảm của nhà thơ nhỏ tuổi. Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương, Văn học thiếu nhi Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, 1994. Tác giả đề cập đến “Nông thôn Việt Nam trong thơ Trần Đăng Khoa”. Tác giả đã giúp bạn đọc nhìn thấy được thế giới thiên nhiên, loài vật và con người trong thơ Trần Đăng Khoa hiện lên thật sống động. Đến với thơ Trần Đăng Khoa, ta được sống với một bầu không khí rất riêng của làng quê nông thôn Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu viết: “Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” có rất nhiều bài thơ hay, tập thơ này có vị trí xứng đáng trong thơ Việt Nam và tôi chưa thấy trên thế giới trẻ em nào lại có những bài thơ như vậy cả. Tinh hoa, văn hóa dân tộc đã dồn đúc lại trong một số ít người, trong đó có Khoa” (An ninh thế giới, số 116, 11-3-1999). Như vậy, các tài liệu trên chủ yếu đề cập đế những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật của tập thơ Trần Đăng Khoa nói chung và tập thơ “Góc sân và khoảng trời” nói riêng, chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên vẫn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi chọn đề tài “Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa” với mục đích tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong tập thơ. Trên cơ sở đó, thiết kế một số bài giảng điện tử trong phân môn Tập đọc ở chương trình tiểu học có trích từ tập thơ “Góc sân và khoảng trời” nhằm tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng Khoa và thiết kế bài giảng ở một số tiết Tập đọc trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học. 5. Giả thuyết khoa học Thông qua việc khảo sát, phân loại nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”, chúng tôi xây dựng và thiết kế được một số bài giảng điện tử tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” có trong các tiết Tập đọc chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Đề tài là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên, phụ huynh và học sinh Tiểu học trong quá trình dạy và học môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác có liên quan. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề chung liên quan làm cơ sở lí luận của đề tài. - Khảo sát, thống kê, phân loại những nội dung giáo dục đạo đức được rút ra trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. - Thiết kế và xây dựng một số bài giảng điện tử trong các tiết Tập đọc có trích thơ từ tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa và tích hợp giáo dục đạo đức cho các em. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Trong quá trình nghiên cứu tập thơ, chúng tôi chọn tham khảo, phân tích các tài liệu sách báo hoặc diễn đàn mạng rồi tổng hợp các tài liệu để làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân loại: Mục đích của chúng tôi là khảo sát nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ, nên trong quá trình nghiên cứu, phân tích tập thơ, chúng tôi sẽ lần lượt khảo sát và tìm hiểu từng nội dung sau đó thống kê, phân loại phù hợp các giá trị đạo đức trong mỗi bài thơ thuộc tập thơ. 4 - Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi áp dụng phương pháp này cho toàn bài nghiên cứu để phân tích, làm rõ những nội dung giáo dục đạo đức có trong tập thơ từ đó tìm ra ý nghĩa của mỗi nội dung đó để làm tài liệu và kinh nghiệm cho giảng dạy sau này. 8. Cấu trúc của đề tài - Phần mở đầu gồm: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc đề tài. - Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài Chương 2: Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa Chương 3: Thiết kế một số bài giảng điện tử tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa được trích trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học. - Phần kết luận - Tài liệu tham khảo - Phụ lục 5 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm chung về văn học thiếu nhi 1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, văn học thiếu nhi “Theo nghĩa hẹp, gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi”. Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam quan niệm văn học thiếu nhi tường tận hơn, chi tiết hơn. Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận… Cụ thể: - Mọi tác phẩm được sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi. - Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích…trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mình. Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự nhiên…nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức, tâm hồn trẻ. 1.1.2. Đặc trưng của văn học thiếu nhi Tác phẩm dành cho văn học thiếu nhi thường trong sáng, hồn nhiên, dễ hiểu. Đặc trưng này xuất phát từ bản chất ngây thơ, ngộ nghĩnh của trẻ con. Bởi sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng là đặc điểm ổn định trong mọi chuyển biến của lứa tuổi thiếu nhi, bởi vì đấy là lứa tuổi còn say mê chơi đùa, nhu cầu vui chơi giải trí của các em xuyên thấm trong mọi hành động hoạt động. Các nhà thơ, nhà văn đã hiểu được đặc điểm này của thiếu nhi và đưa nó vào chính những tác phẩm của mình. Sự dễ hiểu, ngắn gọn không chỉ được thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn ở trong câu văn câu thơ. Trẻ con có tư duy đơn giản, nên những tác phẩm thiếu nhi cũng phải thật đơn giản, dễ hiểu thì các em mới tiếp thu được. 30 30 Thơ mộng và lãng mạn chính là đặc trưng thứ hai của văn học thiếu nhi. Ngây thơ, ngộ nghĩnh, dễ yêu thương, dễ hờn dỗi… Đôi mắt trẻ thơ là khoảng trời xanh, áng mây trắng, đi vào mắt chúng là cả một thế giới đẹp thơ mộng. Thế giới trong đôi mắt trẻ đầy trí tưởng tượng và rất sinh động. Người ta vẫn thường nói “Hồn nhiên và thơ mộng nhất vẫn là đôi mắt trẻ con”. Các tác phẩm văn học thiếu nhi luôn lôi cuốn, hấp dẫn các em bởi chất thơ, chất truyện trong đó. Đó là thế giới thuộc về các em mà không ai có thế xâm phạm. Ở đó, thể hiện sự tưởng tượng, bay bổng cùng sự khát khao của các em. Những điều kì diệu, lí thú, hấp dẫn bám chặt lấy tâm hồn của trẻ thơ để chắp cánh tình cảm, ước mơ của các em hơn nữa. Tính giáo dục là đặc trưng cuối cùng và được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của văn học thiếu nhi. Vì văn học thiếu nhi đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho các em. Thiếu nhi vốn yêu cái tốt, cái đẹp, cái hay,… nên các nhà văn nhà thơ tài tình kết hợp hình tượng nghệ thuật với cái nội dung giáo dục một cách đầy sáng tạo, đầy chất nhân văn. Nhờ vậy, những bài học đạo đức từ các tác phẩm tác động đến tâm hồn các em một cách nhẹ nhàng, sâu sắc, tinh tế nhưng không kém phần gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu, Các truyện cổ tích “Cây khế”, “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, … giúp các em nhận định được như thế nào là xấu xa, độc ác như thế nào là hiền lành, nhân hậu qua hình tượng các nhân vật. Những đức tính tốt đẹp hiền lành, nhân hậu, hiếu thảo, khiêm nhường, yêu thương cũng sẽ được các em tiếp nhận, tiếp thu để học tập. Trẻ em nhận biết thế giới xung quanh ở mức cảm tính, nên việc tiếp xúc với cái đẹp của ngôn từ cùng trí tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn học thiếu nhi sẽ là cơ sở để các em rung động và cảm nhận được cái đẹp của thế giới bao la đầy âm thanh, sắc màu. Các truyện thần thoại sẽ đưa trẻ thơ gặp những loài vật, cỏ cây, hoa lá thật sinh động, diệu kì hay những câu chuyện cổ tích sẽ đưa các em vào thế giới mới lạ với những nàng công chúa xinh đẹp, giỏi giang, chàng hoàng tử thông minh, tài năng. Thiếu nhi vốn sẵn trong mình trí tưởng tượng phong phú, bao la nên khi gặp những yếu tố kì ảo, huyền diệu trong tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng, sáng tạo của các em càng được thăng hoa, góp phần phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp tinh tế hơn hướng các em đến chân – thiện – mĩ. 1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của văn học thiếu nhi 31 31 Văn học thiếu nhi có vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ cho các em. Tô Hoài, một nhà văn có nhiều kinh nghiệm viết cho thiếu nhi cũng đã khẳng định: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy”. Tác phẩm văn học thiếu nhi không phải hiện ra như một người thầy thuyết giáo, mà là một người bạn đồng hành, người đối thoại với các em. Bằng ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh, bằng giọng văn dí dỏm, thấm đẫm chất thơ, tác phẩm văn học thiếu nhi ngấm sâu vào thế giới cảm xúc của trẻ thơ, nhen lên trong trái tim non trẻ của các em những tình cảm trong sáng nhân hậu, làm cho các em biết tôn trọng, yêu thương, biết điều hay lẽ phải, biết tin yêu vào cuộc đời, khao khát khám phá hiểu biết, ước mơ đi xa hơn, chứ không sớm lụi tàn vì hoài nghi sợ hãi. Bằng cách đó, văn học thiếu nhi đã chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Học sinh Tiểu học là lứa tuổi mà nhận thức tình cảm chiếm ưu thế. Các em tiếp xúc với thế giới bên ngoài và thế giới bên ngoài đi vào các em thong qua các giác quan. Sự tiếp nhận hoặc của thụ văn học của học sinh Tiểu học cũng vậy. Cái hay cái đẹp của văn học được các em cảm nhận trước hết, từ những hình ảnh sinh động trực quan đó, các em có sự rung động cảm xúc. Các tác phẩm văn học đã gieo vào lòng các em sự yêu mến thế giới xung quanh, giúp các em hiểu về truyền thống lao động, mở rộng nhận thức về thiên nhiên cũng như mở rộng nhận thức cho các em về văn hóa, xã hội,… Các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ truyện hiện đại đã đi sâu vào thế giới tâm hồn của thiếu nhi, ảnh hưởng đến nhận thức và hình thành quan điểm sống tích cực của các em. Được tiếp xúc với tác phẩm văn học qua các bài tập đọc, kể chuyện; dưới sự hướng dẫn của cô giáo, những ấn tượng mà học sinh thu nhận được sẽ hình thành ở các em những phẩm chất đạo đức bền vững. Không ai có thể phủ nhận vai trò của giáo dục đạo đức bởi “Thông qua cái đẹp vươn tới nhân tính” (Beelinxki). Thông qua cái đẹp trong văn học để khơi gợi những tình cảm đạo đức, những ý niệm đạo đức cho thiếu nhi. Khi đọc tác phẩm văn học, các em biết cảm nhận những vẻ đẹp trong mối quan hệ giữ người với người, vẻ đẹp trong các hành động cao thượng của các nhân vật trong tác phẩm, các em biết cảm thong, lo lắng đối với số phận nhân vật, yêu ghét rõ ràng; các em đề cao những nhân vật thiện, nhân vật dũng cảm mà các em yêu thích. 32 32 Như vậy, ngoài vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển tri thức hiểu biết về thế giới tự nhiên, văn hóa xã hội cho thiếu nhi. Văn học thiếu nhi đã góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tâm hồn, hình thành nhân cách toàn diện cho các em. 1.2. Khái quát chung về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 1.2.1. Một số khái niệm về đạo đức và giáo dục đạo đức 1.2.1.1. Khái niệm về đạo đức Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo. Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. 1.2.1.2. Khái niệm giáo dục đạo đức Giáo dục theo nghĩa rộng là giáo dục xã hội, được coi là lĩnh vực hoạt động của xã hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm xã hội – lịch sử, chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thành lực lượng tiếp nối sự phát triển xã hội, kế thừa và phát triển nền văn hóa của loài người và dân tộc. Giáo dục theo nghĩa hẹp là giáo dục trong nhà trường, đó là quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch, có quy trình chặt chẽ nhằm mục đích cung cấp kiến thức, kĩ năng hình thành thái độ, hành vi cho thiếu niên, xây dựng và phát triển nhân cách theo quy mô mà xã hội đương thời mong muốn. Giáo dục đạo đức là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Nhờ đó con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự đánh giá suy nghĩ về hành vi của bản thân. Vì thế công tác giáo dục đạo đức góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển. 33 33 Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi từ bên ngoài xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của đối tượng giáo dục. Giáo dục đạo đức trong trường phổ thông là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể có quan hệ biện chứng với các quá trình bộ phận khác như giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp, … giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. 1.2.2. Vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện. Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước, Tổ quốc. Đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa không chỉ là thành phần quan trọng về cơ bản của giáo dục mà là mục đích của toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong giáo dục không những có kiến thức mà phải có đạo đức. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, xuất phát điểm là học sinh Tiểu học. Coi đó là cái căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Khi nói đến nhân cách của việc học trong chế độ mới chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ phải học; học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”. Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua hành vi đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Vì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự phát triển nhân cách bắt nguồn từ môi trường này. Các nề nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây. 1.2.3. Vai trò của văn học trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh 34 34 Chức năng giáo dục của văn học chính là chức năng tác động cải tạo quan điểm, tư tưởng, đạo đức của con người. Văn học có khả năng định hướng con người vào mục tiêu nhất định. Nó hình thành cho con người khả năng nhận biết cái đúng, cái sai, cái đẹp cái xấu, cái thiện, cái ác,…trong cuộc sống; bồi dưỡng và nhân lên ở con người một tình yêu thiết tha với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng đồng điệu, cảm thông với những số phận khác nhau trong cuộc đời, đồng thời dạy cho con người biết khinh ghét những thói đời đen bạc, xấu xa, biết khâm phục những con người dám vượt qua ngang trái bất công để vươn tới đỉnh cao của vinh quang, dung cảm và anh hung. Văn học cũng dạy con người biết sống vị tha, có lương tâm và trách nhiệm với chính mình, với người thân và với cuộc đời… Đồng thời nó cũng làm cho tâm hồn con người trở nên trong sáng, thánh thiện hơn và ý thức về cuộc sống cũng trở nên tự giác hơn. Như vậy, văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng có tác dụng giáo dục, cải tạo quan điểm tư tưởng đạo đức rất lớn. Nhưng văn học giáo dục con người không phải như một nhà thuyết giáo mà như một người bạn đồng hành, đối thoại, tâm tình với bạn đọc, một tấm gương để người đọc tự soi mình nên đã chuyển quá trình giáo dục, thuyết phục từ bên ngoài thành quá trình tự giáo dục, tự thuyết phục một cách tự giác nhằm hoàn thiện nhân cách của mình. 1.3. Tác giả Trần Đăng Khoa và tập thơ “Góc sân và khoảng trời” 1.3.1. Tác giả Trần Đăng Khoa Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện là trưởng ban Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ Hạt gạo làng ta, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971). Trần Đăng Khoa nhập ngũ tại Trường Lục quân Việt Nam, làm lính hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn 35 35 học Thế giới mang tên M.Goocky thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ vào lính, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời, hiển nhiên, không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi. Những tác phẩm lớn nhất của Trần Đăng Khoa còn được mọi người biết đến: - Từ góc sân nhà em, 1968. - Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới - Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974. - Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986. - Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nxb Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần, gây tiếng vang trên văn đàn những năm bế tắc của phê bình văn học Việt Nam. Ông 3 lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000). 1.3.2. Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” 1.3.2.1. Sơ lược về nội dung tập thơ “Góc sân và khoảng trời” là tập thơ của Trần Đăng Khoa được xuất bản lần đầu tiên năm 1968 khi tác giả mới 10 tuổi. Tập thơ mới đầu có tên là “Từ góc sân nhà em”, sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa, nay tập thơ tên là “Góc sân và khoảng trời”. Tập thơ như là những trang ký ức, nhật ký của tác giả thời thơ ấu. Tập thơ gồm có 105 bài thơ và “Trường ca đánh Thần Hạn” có 4 chương. Những bài thơ nhỏ nhắn, đáng yêu mở ra cả một thế giới tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên và trong sáng. Bài thơ đầu tay “Con bướm vàng” được làm trong một khoảnh khắc ngẫu hứng của cậu bé tám tuổi đá đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên và chói sáng của một “thần đồng”: “Con bướm vàng/bay nhẹ nhàng/trên bờ cỏ/em thích quá/em đuổi theo/ nó vỗ cánh/vút lên cao…”. Bài thơ đơn giản như thể không có gì, nhưng lại khiến người đọc ngỡ ngàng, thích thú, vì trong đôi cánh của con bướm nhỏ, qua cái 36 36 nhìn dõi theo của cậu bé, người đọc nhận ra cả một tuổi thơ đã đi qua không bao giờ trở lại của mình. Những bài thơ có mặt trong tập thơ đầu tiên, sẽ trở lại trong tập thơ thứ hai của Trần Đăng Khoa có nhan đề “Góc sân và khoảng trời” xuất bản năm 1973. Những bài thơ trong tập “Góc sân và khoảng trời” đã chiếm được tình cảm yêu mến của độc giả. Giữa những ngày đánh Mĩ ác liệt, giọng thơ trong trẻo hồn nhiên và sôi nổi của Trần Đăng Khoa như một nguồn sống, một nguồn lực tinh thần gieo vào lòng người để niềm tin vượt lên bom đạn thử thách. Trong rất nhiều bài thơ gắn liền với tên Trần Đăng Khoa, người đọc nhiều thế hệ vẫn không thể quên “Hạt gạo làng ta”, không chỉ vì lời thơ đã được phổ nhạc, mà bởi lẽ, qua cảm nhận của một cậu bé mười tuổi, hạt gạo quê hương làm thức dậy bao nỗi niềm, hạt gạo trĩu nặng những mồ hôi và cả máu của mẹ, của em trong những tháng năm cả nước ra trận, khi những chàng trai bỏ cày cầm súng, hạt gạo từ hậu phương gửi ra tuyền tuyến là những yêu thương, khát vọng được chắt chiu từ những người phụ nữ làng quê đảm đang, tảo tần, nghị lực… “Hạt gạo làng ta/ có bão tháng bảy/ có mưa tháng ba/ giọt mồ hôi sa/ những trưa tháng sáu/ nước như ai nấu/ chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ/ mẹ em xuống cấy…”. Trong bản in lần thứ 23, đoạn "Đôi lời của tác giả" đề ngày là tháng 11 năm 1996, Trần Đăng Khoa đã viết: "...Làng tôi là một trạm nghỉ chân trên đường đi B của các trung đoàn đồng bằng Bắc bộ, trong suốt thời chống Mỹ sau khi huấn luyện ở núi rừng Yên Tử. Hàng ngàn chú bộ đội đã lần lượt rải chiếu ngủ trên nền đất nhà tôi, đã mắc võng nằm trong vườn cây nhà tôi. Các chú nghe thơ tôi, chép thơ tôi vào sổ tay và mang nó ra mặt trận. Sự tiếp xúc có phần ngẫu nhiên đó đã dậy tôi một cách nghiêm túc phải viết như thế nào. Đấy là điều lý giải vì sao thơ tôi đã có mặt từ những năm chiến tranh..." "...Trong tập thơ, có bài tôi viết trong lúc sát hạch, nghĩa là các cô chú đến chơi, vây quanh rồi ra đề cho tôi làm, như bài "Bên sông Kinh Thầy", "Sao không về Vàng ơi?" Có bài tôi viết nhanh theo những thông tin và yêu cầu của báo Văn nghệ, như bài "Lời một bạn gái 12 tuổi". Có bài tôi viết để thay một bức thư trả lời, như bài "Thơ vui." "Con bướm vàng là bài thơ đầu tiên tôi viết vào tháng 2 năm 1966, khi tôi 8 tuổi, đang học ở học kỳ II lớp 1 trường làng. Suốt 10 năm học phổ thông, tôi đã được đăng báo in sách khoảng trên 200 bài thơ và 4 trường ca." Đọc lại những bài thơ ấy trong những ngày hôm nay, dù ở một hoàn cảnh khác, vẫn chưa bao giờ thấy hết xúc động. Phải chăng đấy chính là sức mạnh của thơ ca, mà 37 37 có lẽ cậu bé Trần Đăng Khoa khi làm thơ bằng cái nhìn và tâm hồn của một đứa trẻ, đã không hề chú tâm ý thức về điều đó? 1.3.2.2. Giá trị nội dung Góc sân và khoảng trời được sáng tác trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của cuộc kháng chiến chống Mĩ nên chứa đựng rất nhiều yếu tố thời đại. Trần Đăng Khoa với lòng căm thù giặc sâu sắc, đã tố cáo tội ác của giặc nhưng không phải bằng việc kể ra các sự kiện, thống kê những con số như một nhà sử học mà như một nhà thơ với những vần thơ “mạnh hơn những tiếng bom”. Cảm hứng chủ đạo trong tập thơ là tình cảm của Trần Đăng Khoa dành cho quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Đó là tình yêu thương, gắn bó, tự hào, lạc quan và tin tưởng vào ngày toàn thắng của cách mạng. Tập thơ còn thể hiện một năng lực quan sát nhạy bén của Trần Đăng Khoa đối với những cảnh vật cuộc sống ở nông thôn. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Trần Đăng Khoa đã biết sử dụng nhiều cách biểu hiện khác nhau trong tập thơ để khắc họa, miêu tả thế giới với những sự vật vô cùng phong phú, đa dạng và sinh động. Tất cả những gì ông nhắc đến trong thơ không xa lạ, cao siêu mà ngược lại rất gần gũi quen thuộc, thân thương. Gần gũi, quen thuộc đến mức chúng ta không để ý, không nghĩ rằng trăng, cây lúa, con trâu, con mèo, cánh cò, những đồ vật trong nhà lại có thể viết thành thơ với những nét vô cùng độc đáo của nó. Trần Đăng Khoa với đôi mắt trẻ thơ, với tài năng thiên bẩm cùng với sự học tập, lao động, sáng tạo nghiêm túc đã viết nên những vần thơ thật hay, có ý, có tình. 1.3.2.3. Giá trị nghệ thuật Cái hay của tập thơ không phải ở nội dung phản ánh hiện thực. Dù giới hạn một cách khiêm tốn trong góc sân và khoảng trời của riêng Khoa, nhưng tập thơ đã dàn trải ra đủ các loại đề tài, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn như đồ vật, loài vật, người thân, cho đến cuộc sống sản xuất và đấu tranh trong những năm chống Mỹ, cả tình cảm đối với Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Không có gì chắc chắn để nói rằng đề tài rộng thơ mới có tầm vóc lớn. Sức mạnh của thơ ông , nói như Xuân Diệu: “Chính tâm hồn bên trong của con người qui tụ cảnh vật bên ngoài vào quanh một cái trục, biến vật vô tri thành ra xúc cảm, tình cảm”. Cần phải nói thêm rằng, cái hay của thơ ông nằm ở khả năng trực giác đến kỳ lạ được biểu đạt qua một thế giới ngôn từ lung linh, sống động và nhạc điệu đa âm, đa sắc. Ấn tượng nhất ở thơ Trần Đăng Khoa là nghệ thuật sử dụng và sáng tạo từ láy. Thơ cho thiếu nhi nói chung, từ láy xuất hiện nhiều làm cho thế giới thơ trở nên lung 38 38 linh sống động. Nhưng dùng từ láy đến đậm đặc, phong phú và đầy sáng tạo có lẽ ông được xếp vào hàng số một. Trong tập “Góc sân và khoảng trời”, có tới 306 từ /105 bài, điều đáng lưu ý là số lượng từ láy ấy không hề lặp lại. Từ láy trong tập thơ có khả năng tượng hình, tượng thanh sống động, ấn tượng: Tiếng gà/ Khát khát/ Tiếng chó/ Khau khau/ Tiếng gọi nhau/ Ơi ới… Cả đất trời buổi sáng như rung lên nhịp rung của sự sống mới bởi hàng loạt các từ láy tượng thanh liên hoàn: À uôm… ếch nói ao chuôm/ Rì rào gió nói trong vườn rộng rênh/ Âu âu chó nói đêm thanh/ Tẻ te gà nói sáng banh ra rồi/ Vi vu gió nói mây trôi/ Thào thào trời nói xa vời mặt trăng. Các từ láy ấy không chỉ diễn tả chính xác đặc điểm tự nhiên của từng loài vật, hiện tượng mà còn bộc lộ cái hồn của chúng. Vạn vật đang nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ huyền bí mà ông nghe được bằng trực giác hồn nhiên của mình. Thơ Trần Đăng Khoa sử dụng đa dạng với các hình thức tu từ: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, tượng trưng… rất bất ngờ. Nhiều bài nhân cách hoá toàn phần như Mưa, Đánh thức trầu, Buổi sáng nhà em, Đám ma bác Giun,… Vạn vật được nhìn qua con mắt tinh tế của sinh hoạt làng quê, tâm lý đời thường: Mụ gà cục tát như điên. Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi, của phong tục tập quán: Đám ma đi đến là dài. Qua những vườn chuối vườn khoai vườn cà… Có những hình ảnh xuất thần, ngộ nghĩnh, dễ thương: Hàng bưởi/ Đu đưa/ bế lũ con/ Đầu tròn trọc lóc… Hếch cái mũi trâu cười/ Nhe cả hàm răng sún… So sánh trong tập thơ khá đặc sắc làm nhiều nhà thơ lớn phải thán phục như hình ảnh trăng: Trăng ơi từ đâu đến/ Hay biển xanh diệu kỳ/ Trăng tròn như mắt cá/ Không bao giờ chớp mi. Ẩn dụ trong thơ Trần Đăng Khoa cũng rất bất ngờ: Nét chữ chênh vênh nắng gió. Chữ cũng động cựa như núi đồi trắc trở. Hay những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng: Ông trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận,… Nền trời rừng rực ráng treo/ Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay. Cuối cùng phải nhắc đến là nhạc điệu trong thơ Trần Đăng Khoa. Nhà thơ Phạm Hổ có nhận xét, thơ Trần Đăng Khoa với tập Góc sân và khoảng trời “có sự phong phú trong nhạc điệu, mỗi bài thơ, có một nhạc điệu riêng, âm sắc riêng”. Nhạc điệu là cấp độ siêu ngôn ngữ, thế giới âm thanh của ký hiệu ngôn từ. Nhạc điệu góp phần tạo hình, tạo nghĩa cho tác phẩm thơ. Nhạc điệu có cơ sở từ cấu trúc của thể thơ. Ấn tượng nhất là thể thơ nhịp ngắn 2, 3 hoặc 4, 5 chữ. So với toàn tập, ông dùng lối thơ này không nhiều (24/105 bài) nhưng bài nào cùng thuộc hàng xuất sắc. Âm điệu réo rắt, rộn ràng của lối thơ ấy như ảnh hưởng từ những khúc đồng dao trong trò chơi tuổi nhỏ của ông. Nhiều nhất và thành công nhất là thể lục bát (46/105 bài). Âm điệu thơ miên man, lắng sâu. Những lời hát ru dân gian có lẽ đã thấm vào máu thịt của ông từ thuở 39 39
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan