Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp công lập tại thành phố h...

Tài liệu Giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp công lập tại thành phố hồ chí minh hiện nay

.PDF
191
502
69

Mô tả:

ViÖn hµn l©m Khoa häc x· héi viÖt nam Häc viÖn khoa häc x· héi NGUYỄN ĐÌNH TÚ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2018 ViÖn hµn l©m Khoa häc x· héi viÖt nam Häc viÖn khoa häc x· héi NGUYỄN ĐÌNH TÚ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số : 92 29 002 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Thông HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Nguyễn Viết Thông. Các kết quả số liệu được nêu trong luận án là trung thực, rõ ràng, chính xác. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Nguyễn Đình Tú DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD và ĐT CNXH CNXHKH CNH, HĐH ĐH, CĐ GS NXB PGS TCCN THCS THPT TS TSKH XHCN Bộ Giáo dục và Đào tạo Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội khoa học Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đại học, cao đẳng Giáo sư Nhà xuất bản Phó Giáo sư Trung cấp chuyên nghiệp Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tiến sĩ Tiến sĩ khoa học Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 4 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án………………………..4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................ ….. .5 7. Cấu trúc của luận án .......................................................................... 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................. 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục chính trị ........................... 6 1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp hiện nay.................................................. 111 1.3. Các công trình nghiên cứu về phương hướng và giải pháp giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp ...................................... 18 1.4. Những giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ ..................................................... 244 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HIỆN NAY ............ 28 2.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................... ...28 2.2. Các yếu tố cấu thành giáo dục chính trị…………………… …36 2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp hiện nay....................................................................................52 2.4. Vai trò của việc giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp hiện nay…………………………………………………. .................63 2.5. Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp hiện nay………………………………..…...66 Tiểu kết chương 2……………………………………………....….77 Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................................................................................................................... 79 3.1. Một số nét khái quát về giáo dục chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .......................................................................................... 79 3.2. Thực trạng chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp công lập tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............................ 82 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .. 106 Tiểu kết chương 3……………………………………...…………114 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY.................................................................................................... 116 4.1. Phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .............................. 116 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............................................................................................... …..12222 Tiểu kết chương 4……………………………………….…..........148 KẾT LUẬN................................................................................................. 1500 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI……………………………………………………………. .152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 15353 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng; luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng những lớp người kế tục trung thành với lý tưởng “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Đại hội X của Đảng (2006) khẳng định: “Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [43; tr.207]. Đại hội XI của Đảng (2011) đề ra chủ trương: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng chính trị, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [44; tr.182]. Đại hội XII của Đảng (2016) nêu: tiếp tục đổi mới hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng. Việc tạo ra thế hệ học sinh, sinh viên đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước không chỉ giỏi về trình độ chuyên môn mà còn vững vàng về lý tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, là một đòi hỏi bức thiết. Việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ, TCCN không chỉ để góp phần quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học mà còn hình thành các giá trị đạo đức và xây dựng niềm tin vững chắc vào lý tưởng của Đảng. 1 Giáo dục chính trị có vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa. Chính trị, tư tưởng là cơ sở hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học; là nến tảng quy định sự hình thành, phát triển phẩm chất, đạo đức và năng lực của mỗi học sinh, sinh viên. Trong những năm gần đây việc giáo dục lý luận chính trị, trong các trường ĐH, CĐ, TCCN mặc dù đã có nhiều đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp dạy - học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chính trị, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cả về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất…và nhiều vấn đề đặt ra về cơ chế, chính sách trong thời gian tới cần được quan tâm. Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất của Việt Nam, với những đặc điểm khá điển hình về điều kiện sản xuất vật chất, điều kiện kinh tế - xã hội, với những đặc điểm riêng của một địa bàn với cơ cấu dân số phức tạp và đa dạng cả về trình độ và các đặc trưng văn hóa đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. Trong hệ thống trường TCCN nói chung, các trường TCCN công lập chiếm một tỷ trọng lớn, cung cấp lực lượng công nhân đông đảo cho các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong những năm qua đã coi trọng việc giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, nhân cách và phát triển tư duy cho học sinh. Tuy nhiên, việc giáo dục chính trị vẫn còn những hạn chế, bất cập là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận học sinh sa sút về phẩm chất đạo đức, xa rời lý tưởng, lệch lạc về nhận thức, về thế giới quan…dẫn đến những hành vi tiêu cực, bị lôi kéo, mua chuộc bởi những phần tử quá khích, cực đoan, phản động, tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ, thanh niên học sinh có chiều hướng tăng lên. Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tìm ra những giải pháp khả thi để góp phần hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN nói chung và học sinh TCCN công lập Thành phố Hồ Chí Minh 2 nói riêng, tác giả đã chọn vấn đề: “Giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác giáo dục chính trị cho học sinh TCCN trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra được những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận về giáo dục chính trị cho học sinh TCCN hiện nay. Thứ ba, phân tích thực trạng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá khách quan ưu điểm, hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế đó trong việc giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập trên địa bàn Thành phố hiện nay. Chỉ ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Thứ tư, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng Giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, bao gồm các mặt: chủ thể; đối tượng; nội dung; hình thức, phương pháp; chất lượng và hiệu quả giáo dục. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh Về thời gian: phân tích thực trạng từ 2001 đến 2015, đề ra phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm và cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục chính trị cho học sinh TCCN. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ đạo trong luận án là phương pháp luận biện chứng duy vật. Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống, cấu trúc; phương pháp logic, lịch sử; phương pháp so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội học, và các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội khác. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Đưa ra quan niệm về chất lượng giáo dục chính trị và tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN. Đề xuất và luận giải cơ sở khoa học của hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN, đến ngành nghề 4 đào tạo cũng như nhu cầu xã hội tại địa phương trong quá trình tác động đến việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh. Thứ hai, luận án nêu lên một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị cho học sinh TCCN tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thứ nhất, luận án góp phần bổ sung những kinh nghiệm cho đội ngũ các giảng viên đang giảng dạy bộ môn giáo dục chính trị ở các trường TCCN, cho các nhà quản lý, lãnh đạo các trường TCCN và những ai quan tâm đến công tác giáo dục chính trị cho học sinh Việt Nam hiện nay. Thứ hai, luận án đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị cho học sinh không chỉ áp dụng tại các trường TCCN công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn có thể áp dụng cho học sinh TCCN trên cả nước. 7. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương, 14 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên. Người đã căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta: bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Người coi học sinh, sinh viên là nhân tố hàng đầu, nhân tố quyết định vận mệnh của đất nước sau này. Đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài luận án, có thể phân loại thành các nhóm công trình như sau: 1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục chính trị Lê Minh Quân trong cuốn“Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh” (2014) cho rằng: sự phát triển của các bộ môn Chính trị học và môn học chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay; có thể xem là nội dung chủ yếu trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trên phương diện tiếp cận nghiên cứu này một mặt được xem xét như là sự phát triển hợp logic của các bộ môn khoa học có liên quan, mặt khác lại được xem như là sự vận dụng vào những lĩnh vực cụ thể của chính trị...[123; tr.7]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề sau: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn thời đại của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những kiến giải khoa học đối với chính trị nhất quán với quan niệm duy vật về lịch sử và phương pháp về sự phát triển xã hội. Xét đến cùng, chính trị xuất hiện trên cơ sở kinh tế và do kinh tế chi phối và quyết định; những biến đổi về kinh tế mà trực tiếp là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động, của quá trình xã hội hóa sản xuất và của hình thức sở hữu trong quan hệ sản xuất sớm muộn gì cũng làm biến đổi về chính trị [123; tr.15-21]. 6 PGS.TS Trần Thị Anh Đào (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2011) với đề tài “ Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay” [31], đã nhấn mạnh việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam là hết sức cần thiết, quan trọng nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế như hiện nay có nhiều thuận lợi song cũng đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho sự năng động sáng tạo của sinh viên được phát huy nhưng tính chất cạnh tranh khốc liệt của nó lại sinh ra tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn. Mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế đón được gió lành nhưng cũng không tránh khỏi gió độc lọt vào, nhất là sự lợi dụng của các thế lực thù địch, phản động, chống phá cách mạng để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” mà đối tượng chính là thế hệ trẻ trong đó có học sinh, sinh viên. Dưới tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của hội nhập với thế giới, của âm mưu “diễn biến hòa bình”... một số sinh viên, học sinh đã xa rời lý tưởng cách mạng, mất niềm tin, giảm sút tình cảm, đạo đức cách mạng. Nguyễn Đình Trãi (2001), “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ, giảng viên lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh” [134], không những chỉ ra đặc thù của công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị, các môn khoa học Mác - Lênin, mà còn khảo sát sâu hiện tượng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh, đồng thời khái quát thành những vấn đề phát sinh từ những hiện trạng ấy. Trên cơ sở chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém về năng lực tư duy, lý luận của đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị ở các trường chính trị tỉnh, tác giả đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, mà còn có ý nghĩa trực tiếp đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các trường học hiện nay, qua 7 đó mà góp phần vào việc giữ vững định hướng XHCN của sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo. Vũ Thanh Bình, “Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay” [10], đã làm rõ những khái niệm cơ bản liên quan đến chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy các môn khoa học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn giáo dục chính trị TCCN; các tiêu chí xác định chất lượng và những yêu cầu về chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị ở các trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy giáo dục chính trị TCCN. Tác giả cũng đã tiến hành khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị hơn 200 trường. Dựa trên những phân tích về lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường ĐH, CĐ, giáo viên giảng dạy môn giáo dục chính trị TCCN ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới. Cuốn sách“Văn hóa và con người Việt nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế” [7] của GS.TS Hoàng Chí Bảo là một công trình khoa học rất công phu. GS.TS. Hoàng Chí Bảo khẳng định văn hóa dân tộc Việt Nam là cội nguồn, nền tảng, mục tiêu của dân tộc ta trong xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.Tác giả cho rằng phát triển giáo dục là nhằm phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội làm cho đất nước thịnh vượng, hạnh phúc. Ngoài ra tác giả còn cho rằng yếu tố con người sáng tạo ra văn hóa với tư cách là chủ thể hoạt động và văn hóa góp phần phát triển và hoàn thiện con người như C.Mác đã từng nói. Trên cơ sở phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta thực hiện sứ mệnh trồng người ngang tầm với thời đại. Triết lý nhân sinh và hành động thấm nhuần tính văn hóa đạo đức trong ứng xử, cơ sở khách quan quy định bản sắc đa dạng, vấn đề tiếp xúc, giao lưu, đối thoại giữa các vùng miền, có phong tục tập quán đa dạng phong phú, sự thống nhất giữa 8 mục tiêu và động lực của văn hóa …đã được GS.TS Hoàng Chí Bảo phân tích rất kỹ và sâu sắc. Đây thực sự là một cuốn sách có giá trị tham khảo rất tốt về nghiên cứu văn hóa, về nghiên cứu giáo dục chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh. Tô Huy Rứa, “Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng và tổ chức của Đảng trong thời kỳ đổi mới”(2004), [125] tác giả cho thấy trong những năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có thành tựu về lý luận trong từng lĩnh vực nghiên cứu, ứng với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là đã hình thành và phát triển những nhận thức lý luận mới về CNXH và con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người để tác động vào việc cải tạo khách quan, khắc phục bệnh bảo thủ, ỷ lại ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay. Đổi mới nhận thức thực chất là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng, do vậy phải đổi mới nhận thức trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, đổi mới nhận thức kinh tế là quan trọng nhất.Tác giả đã chỉ ra phương hướng, các giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh công tác lý luận, tư tưởng chính trị của Đảng phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trước hết là nâng cao trình độ tư tưởng, lý luận trong Đảng, tạo sự chuyển biến nhận thức, thống nhất tư tưởng trong Đảng và trong xã hội, góp phần tiếp tục bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đi đến thắng lợi cuối cùng. Đây là tài liệu nghiên cứu, tham khảo bổ ích cho tác giả trong quá trình viết luận án. Ngoài ra, còn rất nhiều tác phẩm và bài viết đăng trên các báo, tạp chí cũng đi sâu vào nghiên cứu hoạt động giáo dục lý luận Mác - Lênin nói chung và giáo dục chính trị nói riêng cho học sinh các cấp học như: PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ với “ Học thuyết Mác trước sự thử thách của thời đại”, (Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 5/1992); GS.TS Nguyễn Ngọc Long: “ Triết học Mác - Lênin với việc nhận 9 thức xã hội trong thời đại ngày nay”, (Tạp chí Triết học, số 4/1993); GS.TS. Nguyễn Phú Trọng: "Đề cương giới thiệu bản qui định về chế độ học tập lý luận chính trị trong trường Đảng” trình bày tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) năm 1999; PGS.TS Trần Thành với “ Tư duy lý luận đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn”, (Tạp chí Lý luận chính trị, số 2/2001); “ Một số vấn đề phương pháp luận trong tổng kết thực tiễn”, (Tạp chí Lý luận chính trị, số 2/2004); TS. Lương Gia Ban (2002): “ Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2010), GS.TS. Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội; “Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới” (2010), GS.TS. Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội;“Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế” (2010), GS.TS. Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ vai trò của công tác giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên trong các trường ĐH, CĐ, TCCN hiện nay và việc nâng cao giáo dục chính trị cho học sinh TCCN trong tình hình mới, đặc biệt là thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một việc cấp thiết. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể, định hướng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong thời gian tới. Các nhà nghiên cứu Xô Viết trước đây và hiện nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và khoa học chính trị như “Nhân cách của sinh viên”(1974), V.L.Lisốpski và A.V.Mitriev, Nxb Đại học Tổng hợp Lêningrat; “Thế giới quan khoa học và những vấn đề lý luận của việc xây dựng thế giới quan khoa học trong xã hội xã hội chủ nghĩa”(1975), V.I. Vaxilenco, Nxb Matxcova; “Những vấn đề cấp bách của việc hình thành thế giới 10 quan Mác- Lênin”(1985), T.L.Xmecôp; “Êkip Goócbachốp- nhìn từ bên trong (1996),V.A.Métvêđép, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. Đây là những công trình nghiên cứu dưới thời Liên Xô cũ và sau khi Liên Xô sụp đổ đã cho chúng ta cái nhìn khái quát về quá trình hình thành, phát triển và bước đầu cải tổ hệ thống XHCN, có những giá trị to lớn trong việc nghiên cứu so sánh vấn đề về lý luận chính trị trong quá trình, hình thành đổi mới và phát triển. Bài viết “Tổng thuật về những điểm nóng về lý luận ở Trung Quốc năm 2006” do Nguyễn Thị Tuyết biên dịch (Tạp chí Những vấn đề chính trị - xã hội số 7+8/2007). Tác giả bài viết đề cập đến những vấn đề lý luận đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ triết học, luật học, chính trị học, kinh tế học đến tâm lý học, sử học... Trong đó, triết học được đặt lên hàng đầu với những “điểm nóng” là: quan hệ giữa quan điểm phát triển một cách khoa học và triết học mácxít; quan hệ giữa chủ nghĩa Mác và vấn đề tính hiện đại; triết học sinh thái và triết học chính trị. Đặc biệt, bài viết “Những gợi ý từ tuyến đầu giảng dạy lý luận mácxít” (Tạp chí Cầu thị số 24/2005 được tác giả Nguyên Đức Sâm biên dịch trên tạp chí Những vấn đề chính trị - xã hội số 16/2006), đã phản ánh những khó khăn, hạn chế trong giáo dục chính trị ở các trường đại học của Trung Quốc (Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nam Khai, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, Đại học Kinh tế mậu dịch đối ngoại Trung Quốc, Đại học Kinh tế tài chính pháp luật Trung Quốc...) và nêu lên một số giải pháp nhằm “thúc đẩy môn học lý luận mácxít ra khỏi tình trạng luẩn quẩn hiện nay”. 1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp hiện nay Thực trạng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN nhằm nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ chính trị cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng trong giáo dục con người và đào tạo nghề nghiệp, tuy nhiên đã có nhiều 11 luận án, bài viết, bài báo của nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học đánh giá dựa trên nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể là: TS. Huỳnh Công Minh tại hội thảo khoa học về“Đổi mới và phát triển giáo dục chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” (2010) đã viết: Giáo dục dạy người, đào tạo dạy nghề là chức năng đã được xã hội xác định.Và, cả hai đang trên đường đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành trong giáo dục phổ thông và tập trung xây dựng những người lao động lành nghề trong đào tạo. Thước đo giá trị của trường chuyên nghiệp ngày nay là thời gian và điều kiện tổ chức cho người học thực hành nghề nghiệp, thực hành cả trong và ngoài nhà trường ngay từ khi còn đang đi học. Tác giả khẳng định: công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong học sinh ở các trường trung cấp nghề hiện nay là công tác rất quan trọng nhằm bồi dưỡng cho học sinh khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về thái độ, tinh thần học tập của học sinh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Muốn được như vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải suy nghĩ, đầu tư mạnh mẽ từ cơ sở vật chất, trường lớp và thiết bị đào tạo, đến nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, từ chất lượng đội ngũ sư phạm và chế độ chính sách cho giáo viên, cán bộ quản lý đến cơ chế hoạt động hợp tác đào tạo và đầu tư, và cơ chế tổ chức quản lý. Ngoài các yếu tố vừa nêu trên có ý kiến cho rằng giáo dục chuyên nghiệp đang gặp một số khó khăn lớn trên bước đường phát triển là vấn đề tâm lý xã hội vì rất nhiều phụ huynh thích con em mình học trung cấp ở trường đại học hơn là học chuyên nghiệp [84; tr.7-8]. Đề tài KX.10-08 do GS.TS. Nguyễn Hữu Vui làm chủ nhiệm về: “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở Việt Nam - những vấn đề chung” [149], Hà Nội 2002, trình bày một cách tổng quát về đội ngũ giảng viên 12 Mác - Lênin, về những phương pháp giảng dạy truyền thống thường gặp ở đội ngũ và khẳng định: muốn đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có hiệu quả, phải lấy người học làm trung tâm, sử dụng các phương pháp tích cực hóa và ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả. Đề tài đã đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp trong giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như môn giáo dục chính trị TCCN hiện nay và đề ra những giải pháp cơ bản để đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học này. Các giải pháp truyền thống cũng như hiện đại phải thực hiện theo tôn chỉ là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở phát triển học thuyết lên ngang tầm thời đại; xây dựng chương trình giảng dạy cho phù hợp với các đối tượng khác nhau; đổi mới quy trình giảng dạy; đổi mới hình thức giảng dạy. Đề tài KX.10-09 do PGS.TS. Tô Huy Rứa chủ trì (1994): "Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị các trường đại học, cao đẳng" [126], đã khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học lớn ở các khu vực trung tâm (đặc biệt là Thủ đô Hà Nội). Đề tài đã đánh giá khái quát năng lực đào tạo lý luận Mác - Lênin của một số trường đại học tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đội ngũ giảng viên trẻ dạy môn lý luận chính trị hiện nay đã có những bước phát triển về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản và cần thiết của việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất một khung chương trình tổng thể đào tạo giảng viên các môn lý luận Mác - Lênin với những bổ sung, thay đổi phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin trong thời kỳ hiện tại. Do đó, việc nâng cao chất lượng về mọi mặt, đặc biệt là về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên giảng dạy môn chính trị nói chung là một đòi hỏi cấp thiết. Các tác giả đã phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, chính trị nói chung 13 tại những cơ sở đào tạo uy tín tại Hà Nội, đã được nghiên cứu khá kỹ, có những đánh giá sát thực về những ưu, khuyết điểm, về những xu hướng biến đổi đội ngũ giảng viên. Đề tài KX.10-09 do GS. Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm: “Đổi mới qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Mác - Lênin - kiến nghị và giải pháp”, Hà Nội, 1996 [29], làm rõ thực trạng đào tạo và giảng dạy của đội ngũ giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, đồng thời đề xuất những giải pháp đổi mới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, trong những năm qua đội ngũ giảng viên mặc dù có nhiều chuyển biến về chất lượng cũng như số lượng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị nói chung. Đánh giá thực trạng của đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin hiện nay, tác giả cho rằng còn nhiều giảng viên sử dụng phương pháp truyền thống, thiên về lý luận, quan trọng hóa người dạy, hoạt động nghiên cứu thực tế còn thụ động, giảng viên chưa xem đây là cơ hội để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, nằhm xây dựng bài giảng sinh động, hấp dẫn và dễ hiểu. Đề tài còn chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và tập trung phân tích nguyên nhân chủ yếu là chế độ, chính sách, kinh phí nghiên cứu khoa học còn hạn hẹp, ban giám hiệu chưa quan tâm thực sự đến đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin... Tại Hội thảo khoa học quốc gia của Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2014), đã chỉ rõ vị trí, vai trò, nhu cầu về đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo hiện nay, từ đó làm rõ những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đặc thù của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị; những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo giảng viên lý luận chính trị; các nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo giảng viên lý luận chính trị hiện nay. Các nhà khoa học đã chỉ rõ thực trạng đội ngũ giảng viên 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan