Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Giáo án bài quy luật địa đới và quy luật phi địa đới...

Tài liệu Giáo án bài quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

.PDF
4
304
86

Mô tả:

BÀI 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI I. MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: - Nắm được khái niệm và nguyên nhân của quy luật địa đới và phi địa đới. - Hiểu và trình bày được biểu hiện của quy luật địa đới, phi địa đới của lớp vỏ địa lý. - Nhiệt độ tăng dẫn đến sự thay đổi và chuyển dịch các đới khí hậu, kéo theo là thảm thực vật tự nhiên (có thể dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật). 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện năng lực tư duy (phân tích sự tác động của các thành phần, hiện tượng tự nhiên,...), quy nạp,... - Sử dụng hình vẽ để trình bày được biểu hiện của quy luật địa đới, phi địa đới. 3/ Thái độ: - Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên. - Có ý thức về tự nhiên, quan tâm tới sự thay đổi của môi trường tự nhiên, cân nhắc với những hành động của mình có liên quan tới môi trường. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1/ Giáo viên: - Lược đồ cảnh quan tự nhiên. - Một số tranh ảnh. - Hình 12.1, 18.2, 19.11 và 21 (phóng to). - Tập bản đồ Địa lí tự nhiên đại cương. 2/ Học sinh: SGK, các tư liệu liên quan đến biểu hiện của quy luật địa đới và phi địa đới III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1/ Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh. 2/ Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu khái niệm lớp vỏ địa lí? Câu 2: Trình bày biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí? 3/ Bài mới: a) Vào bài: Giờ trước chúng ta đã được học quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, hôm nay chúng ta tìm hiểu 2 quy luật mới đó là quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. b) Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: TÌM HIỂU QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI Nội dung chính 1/ Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp, nhóm 2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thảo luận I. Quy luật địa đới - Bước 1: HS quan sát hình 12.1, 14.1, 19.1, 19.2 kết hợp nội dung SGK và kiến thức đã học, hãy 1/ Khái niệm: cho biết: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa + Quy luật địa đới là gì? lí theo vĩ độ. + Giải thích nguyên nhân.  GV nhận xét, chuẩn kiến thức bằng các hình vẽ minh họa. - Hãy cho biết quy luật địa đới có những biểu hiện 2/ Biểu hiện của quy luật: như thế nào qua các thành phần tự nhiên? - Hình thành các vòng đai nhiệt - Bước 2: GV tiến hành đàm thoại kết hợp với giải trên Trái Đất. thích minh họa bằng hình vẽ để HS nắm được quy - Hình thành các đai khí áp và các luật địa đới về sự phân bố các vòng đai nhiệt trên đới gió trên Trái Đất. TĐ. - Hình thành các đới khí hậu trên - Bước 3: Chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận trong 7’, sau đó đại diện Trái Đất. nhóm trình bày, bổ sung. + Nhóm 1,2: Làm rõ sự phân bố các đai khí áp và đới gió thông qua câu hỏi cuối mục b. + Nhóm 3,4: Lí giải vì sao khí hậu có tính đới. Nêu tên các đới KH thông qua hình 14.1 + Nhóm 5,6: Trả lời câu hỏi mục d, tang 78 – SGK. Nêu và chứng minh sự phân bố các yếu tố thực vật, đất có tính địa đới.  GV chuẩn kiến thức sau khi các nhóm trình bày. Chuyển ý: GV yêu cầu 1 HS nhắc lại khái niệm quy luật địa đới, nguyên nhân. Hỏi: Trong mỗi đới nếu đi theo chiều kinh tuyến (từ Tây - Đông hoặc ngược lại) thì cảnh quan có đồng nhất không ? Tại sao? Hoạt động 2: TÌM HIỂU QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI 1/ Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp, nhóm II. Quy luật phi địa đới 1/ Khái niệm 2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thảo luận. - Khái niệm: Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân - Bước 1: HS dựa vào hình 18, 19.1, 19.11 kết hợp bố theo địa đới của các thành phần đia lí và cảnh quan. nội dung SGK và kiến thức đã học: - Nguyên nhân: Do nguồn năng + Đọc tên các thảm thực vật theo chiều kinh lượng bên trong Trái Đất đã gây tuyến? Tại sao có sự thay đổi đó? nên các vận động kiến tạo, đã tạo ra + Đọc tên các vành đai thực vật, đất theo chiều sự phân chia bề mặt Trái Đất như ngày nay. cao, giải thích sự thay đổi đó. + Quy luật phi địa đới là gì? - Bước 2: HS phát biểu - GV chuẩn kiến thức - Bước 3: GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm hoàn thành PHT (Phụ lục) + Nhóm 1: Tìm hiểu về quy luật địa ô? + Nhóm 2: Tìm hiểu về quy luật đai cao? 2/ Biểu hiện của quy luật : - Quy luật địa ô - Quy luật đai cao  Nội dung ở phần phụ lục * Các quy luật địa đới và phi địa - Bước 4: Đại diện các nhóm lên trình bày, các đới diễn ra đồng thời và tương hỗ nhóm khác bổ sung. GV nhận xét và chuẩn kiến lẫn nhau. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể mỗi quy luật lại thức. chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1/ Tổng kết: - Biểu hiện của quy luật địa đới, phi địa đới trong lớp vỏ địa lí. 2/ Hướng dẫn học tập: - Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Soạn bài mới thoe hướng dẫn: + Trình bày tình hình dân số thế giới hiện nay. Giải thích nguyên nhân, hậu quả của gia tăng dân số. + Các công thức thành phần cấu tạo nên gia tăng dân số : tỷ suất sinh, tỷ suất tử, tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học. Ảnh hưởng của chúng đến dân số Thế giới. 3/ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… V. PHỤ LỤC 1/ Phiếu học tập: Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của mình hãy hoàn thành PHT sau: Quy luật đai cao Quy luật địa ô Khái niệm Biểu hiện 2/ Thông tin phản hồi phiếu học tập: BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT ĐAI CAO VÀ ĐỊA Ô Khái niệm Biểu hiện Quy luật đai cao Quy luật địa ô Là sự thay đổi có quy luật của Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ các thành phần tự nhiên và cảnh cao địa hình. quan theo kinh độ. Là sự phân bố các vành đai đất Là sự thay đổi của các thảm và thực vật theo độ cao thực vật theo kinh độ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan