Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại chi cục hải qua...

Tài liệu Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại chi cục hải quan gia thụy

.DOC
65
129
88

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết luận nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Tác giả luận văn: Trương Thị Tuấn Anh SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp ii Học viện Tài chính MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i MỤC LỤC........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................vi CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁM SÁT HẢI QUAN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU.....................................4 1. 1. Một số nhận thức cơ bản về hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu...............4 1.1.1. Khái niệm hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu......................................4 1.1.3. Các loại hàng hóa được phép nhập khẩu chuyển cửa khẩu.....................5 1.1.4.Yêu cầu quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.........6 1.2. Một số vấn đề chung về giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu................................................................................................7 1.2.1. Khái niệm của giám sát hải quan............................................................7 1.2.2. Đặc điểm giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu...................................................................................................................7 1.2.3. Nội dung giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu...................................................................................................................8 1.2.3.1. Thời gian giám sát và đối tượng chịu sự giám sát................................8 1.2.6. Nguyên tắc giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.......17 1.2.7. Vai trò của giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.............17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN ICD GIA THỤY............................................................................................21 2.1. Giới thiệu chung về Chi cục Hải quan Gia Thụy....................................21 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển và phát triển của Chi cục Hải quan Gia Thụy..........................................................................................................21 SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp iii Học viện Tài chính 2.1.2. Cơ cấu, tổ chức.....................................................................................21 2.1.3. Chức năng.............................................................................................22 2.1.4. Nhiệm vụ..............................................................................................22 2.2. Tình hình hoạt động của Chi cục Hải quan ICD Gia Thụy trong giai đoạn 2012- 2014.......................................................................................................23 2.3. Thực trạng giám sát Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy...............................................................28 2.3.1. Cơ sở pháp lý Chi cục hải quan Gia Thụy giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.............................................................28 2.3.2. Các loại hàng chuyển cửa khẩu tại chi cục Hải quan ICD Gia Thụy.............29 2.3.3. Các biện pháp đang sử dụng để giám sát hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy........................................................30 2.3.4. Kết quả giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu của chi cục Hải quan ICD Gia Thụy............................................................................32 2.4. Đánh giá giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại chi cục Hải quan ICD Gia Thụy............................................................................37 2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan ICD Gia Thụy...........................37 2.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan ICD Gia Thụy...........................38 2.4.2.1. Nhân tố tích cực.................................................................................38 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN ICD GIA THỤY................................................................43 3.1. Mục tiêu hoạt động của Chi cục Hải quan ICD Gia Thụy.......................43 3.1.1. Mục tiêu chung của chi cục Hải quan ICD Gia Thụy..........................43 SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp iv Học viện Tài chính 3.1.2. Mục tiêu giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.................................................................................................................44 3.2. Phương hướng hoạt động của Chi cục Hải quan ICD Gia Thụy trong thời gian tới.............................................................................................................44 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.....................................................................................46 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu........................................46 3.3.2. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật hiện đại phục vụ giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu..............47 3.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu....................48 3.3.4. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng trong giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.............................................................50 3.3.6. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành hải quan và các ban, ngành liên quan thực hiện giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu đạt hiệu quả.............................................................................................52 3.3.7. Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu......................................................................52 3.4.1. Với Tổng cục hải quan Việt Nam và cục hải quan Hà Nội...................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................58 SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp v Học viện Tài chính DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. WTO: World Trade Organization 2. TK: Tờ Khai 3. XNK: Xuất Nhập Khẩu 4. NSNN: Ngân Sách Nhà Nước 5. ICD: Inland Container Depot 6. DSHH: Danh sách hàng hóa 7. GSQL: Giám sát quản lý SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp vi Học viện Tài chính DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số liệu về tờ khai và kim ngạch xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy (từ năm 2012-2014)................................................................24 Bảng 2.2. Kết quả công tác thu thuế xuât khẩu, nhập khẩu............................26 Bảng 2.3. Kết quả thu thuế xuất nhập khẩu năm 2014....................................27 Bảng 2.4. Số liệu tờ khai theo hệ thống thông quan điện tử...........................33 Bảng 2.5. Kết quả điều tra chống buôn lậu và xử lý.......................................34 Bảng 2.6. Tổng hợp số liệu về hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu...........36 SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 1 Học viện Tài chính LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hóa của nền kinh tế hiện nay mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước ta, đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức ( lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng và nhiều chủng loại), đòi hỏi sự quản lý có hiệu quả của ngành. Tại Việt Nam, vai trò của Hải quan rất quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Đồng thời là công cụ của Đảng và Nhà nước để bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh quốc gia, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là hết sức cần thiết trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay. Với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của mình, Chi cục Hải quan Gia Thụy đã và đang cố gắng tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật một cách tốt nhất. Chi cục đã đạt được nhiều kết quả trong quá trình hiện đại hóa thủ tục Hải quan và hiện đại hóa ngành Hải quan. Rất nhiều biện pháp đã được chi cục áp dụng triển khai, các quy trình thủ tục Hải quan luôn được cải tiến cho minh bạch, đơn giản hơn, thuận tiện hơn, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình thực tập tại Chi cục Hải quan Gia Thụy, nhận thức được tầm quan trọng của giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu nên em đã chọn đề tài ‘Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy’’ Giám sát Hải quan là nghiệp vụ quan trọng nhất của ngành Hải quan ở các Cảng nội địa, góp phần quản lý tốt hàng hóa nhập khẩu và đảm bảo nguồn thu thuế cho ngân sách Nhà nước. Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 2 Học viện Tài chính hiện nay tồn tại nhiều vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện. Em muốn chọn đề tài này mong muốn được đi sâu nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận“ Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy’’. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan Gia Thụy. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Giám sát Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Phạm vi nghiên cứu: Giám sát Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy từ năm 2012- 2014. 4.Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để làm rõ nội dung. Trong đó: Chương 1: Sử dụng phương pháp tổng hợp, duy vật biện chứng, hệ thống hóa. Chương 2: Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích để tổng hợp về lý luận. Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 3 Học viện Tài chính Chương 1: Những vấn đề chung về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Chương 2: Thực trạng giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy trong thời gian tới. SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 4 Học viện Tài chính CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁM SÁT HẢI QUAN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU 1. 1. Một số nhận thức cơ bản về hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 1.1.1. Khái niệm hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu Theo Luật Hải quan: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm các động sản (là hàng hóa,hành lí,ngoại hối ,tiền Việt Nam,phương tiện vận tải, kim khí quý,đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác) có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan. Loại hình chuyển cửa khẩu là việc hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu đang chịu sự giám sát của hải quan từ cửa khẩu này đến một của khẩu khác hoặc địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài của khẩu; từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu này đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu khác. Hàng hóa chuyển cửa khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu và hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra,giám sát hải quan,được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa (ICD), địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, cửa khẩu khác, không phải cửa khẩu nhập hàng hóa, địa điểm kiểm tra hàng hóa thuộc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 5 Học viện Tài chính 1.1.2. Đặc điểm của hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu có các đặc điểm cơ bản sau: - Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập khẩu mà cửa khẩu nhập hàng hóa và địa điểm làm thủ tục hải quan là khác nhau. - Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được niêm phong và do các phương tiện vận tải vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu. - Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. 1.1.3. Các loại hàng hóa được phép nhập khẩu chuyển cửa khẩu Theo quy định của pháp luật Hải quan Việt Nam hiện nay không phải tất cả các hàng hóa nhập khẩu đều được chuyển cửa khẩu mà chỉ một số hàng hóa nhập khẩu được chuyển cửa khẩu để làm thủ tục Hải quan. Cụ thể hàng hóa nhập khẩu được chuyển cửa khẩu gồm: Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa là chân công trình hoặc kho của công trình; Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng sản xuất được đưa về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất; Hàng hoá nhập khẩu của nhiều chủ hàng có chung một vận tải đơn được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa; Hàng hoá tạm nhập để dự hội chợ, triển lãm được chuyển từ cửa khẩu nhập về địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm; hàng hoá dự hội chợ, triển lãm tái xuất được chuyển từ địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm ra cửa khẩu xuất; Hàng hoá nhập khẩu vào cửa hàng miễn thuế được chuyển cửa khẩu về cửa hàng miễn thuế. SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 6 Học viện Tài chính Hàng hoá nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan được phép chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan; hàng hoá gửi kho ngoại quan xuất khẩu được chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất; Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển từ cửa khẩu nhập về khu chế xuất; hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển từ khu chế xuất ra cửa khẩu xuất. 1.1.4.Yêu cầu quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu Quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là một khâu tác nghiệp quan trọng trong giám sát và quản lý Hải quan. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là những mặt hàng kinh doanh đã có giấy phép nhập khẩu nhưng chưa làm xong thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan tỉnh, thành phố có cửa khẩu nhập khẩu mà chuyển đến Chi cục Hải quan, tỉnh thành phố khác để kiểm tra thu thuế và kết thúc thủ tục hải quan. Do tính chất gián đoạn thủ tục hải quan về không gian và thời gian, việc quản lý Hải quan về không gian và thời gian, việc quản lý hải quan hàng hóa chuyển cửa khẩu chính là quản lý khâu chuyển tiếp giữa hai quá trình thủ tục hải quan. Việc quản lý tốt hàng chuyển cửa khẩu giúp cho công tác hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được tiến hành thông suốt, thuận lợi và đảm bảo đúng, đủ, chính xác qui trình thủ tục hải quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Hàng hóa phải được chứa trong container hoặc phải được chứa trong các loại phương tiện, xe chuyên dùng đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan. - Đối với lô hàng không thể niêm phong được( hàng siêu trường, siêu trọng...) thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu nhập phải thông báo chi tiết SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 7 Học viện Tài chính cho Chi cục trưởng hải quan ngoài cửa khẩu biết về tình hình hàng hóa vận chuyển không niêm phong. - Hàng hóa chuyển cửa khẩu phải đảm bảo nguyên trạng, đi đúng tuyến đường, đúng thời gian ghi trong hồ sơ hải quan. - Chủ hàng chịu trách nhiệm đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, niêm phong hải quan. 1.2. Một số vấn đề chung về giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu 1.2.1. Khái niệm của giám sát hải quan - Theo luật hải quan sửa đổi: Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. - Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là biện pháp mang tính chất nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa của hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập đến Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. 1.2.2. Đặc điểm giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu có các đặc điểm cơ bản sau: - Giám sát hải quan luôn gắn liền với nhiệm vụ của hải quan, hỗ trợ tốt cho hoạt động hải quan và là một khâu không thể tách rời trong quy trình nghiệp vụ hải quan. SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 8 Học viện Tài chính - Giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện từ khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập và trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan cho đến khi hàng hóa được thông quan. - Việc giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan do hải quan tại cửa khẩu nhập tiến hành. Cơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa cho đến khi hàng hóa được thông quan. 1.2.3. Nội dung giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 1.2.3.1. Thời gian giám sát và đối tượng chịu sự giám sát - Thời gian giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu: từ khi hàng hoá nhập khẩu tới địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu nhập, vận chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan cho đến khi được thông quan; - Đối tượng chịu sự giám sát hải quan + Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu nhưng chưa thực xuất khẩu; + Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan nhập khẩu nhưng chưa được thông quan; + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan được lưu trong kho, bãi thuộc phạm vi địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan; + Hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh; + Hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển cửa khẩu. + Hàng hóa phương tiện vận tải chuyển cảng. Trong các đối tượng chịu sự giám sát trên thì hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu cũng chịu sự giám sát của cán bộ công chức hải quan. SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 9 Học viện Tài chính 1.2.3.1. Trách nhiệm của các bên trong giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định: a. Trách nhiệm của người khai hải quan - Đối với hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra hoặc hoặc hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập hoặc hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan, danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container) hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa khác) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi tại khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, kho hàng không kéo dài hoặc cho cơ quan hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế. Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi người khai hải quan nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống. - Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực cảng, cửa khẩu thuộc diện phải niêm phong hải quan. SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 10 Học viện Tài chính + Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong. + Bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định. + Bảo quản nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan theo quy định hiện hành. - Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng chưa có Hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để quản lý, giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi thì người khai hải quan cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa cho cơ quan hải quan. b. Trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi - Kiểm tra thông tin trạng thái tờ khai hải quan trên Hệ thống trên cơ sở thông tin do người khai hải quan cung cấp chỉ cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát khi: + Hàng hóa đã được cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa về bảo quản hoặc đưa về địa điểm kiểm tra hàng hóa hoặc cơ quan hải quan cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai. + Số lượng container, số hiệu container hoặc lượng hàng rời, hàng lỏng đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan phù hợp với thông tin trên tờ khai hải quan. - Trường hợp hàng hóa không kiểm tra thông tin trạng thái tờ khai hải quan trên Hệ thống trên cơ sở thông tin do người khai hải quan cung cấp thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi quản lý cảng, kho, bãi hoặc Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý. SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 11 Học viện Tài chính - Xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống. - Phối hợp với cơ quan hải quan giám sát hàng hóa tại cổng cảng và nơi hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát. c. Trách nhiệm của cơ quan hải quan - Thực hiện các quy định trong Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. - Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát tại cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế: Chi cục Hải quan cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra thông tin do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp và thông tin trên Hệ thống để giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan; xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống. Đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, kho hàng không kéo dài, sau khi xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, công chức hải quan xác nhận trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, ký tên, đóng dấu công chức trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát. - Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan. + Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, đối chiếu số hiệu container, niêm phong của người vận chuyển với thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống để thực hiện niêm phong hải quan. SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 12 Học viện Tài chính + Lập biên bản bàn giao gửi Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định. + Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên biên bản bàn giao hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa gửi kèm biên bản bàn giao. 1.2.4.Quy trình giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 1.2.4.1. Trường hợp lô hàng nhập khẩu được miễm kiểm tra thực tế hàng hóa - Công việc của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu Đối với hàng hóa phải lấy mẫu: + Lập phiếu lấy mẫu 02 bản + Giao chủ hàng 01 phiếu lấy mẫu cùng 01 Đơn đã ghi ý kiến đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu lấy mẫu để chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu. + Lưu 01 phiếu lấy mẫu và 01 Đơn cùng hồ sơ lô hàng Đối với lô hàng không phải lấy mẫu: + Giao 01 Đơn cho chủ hàng chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu để thực hiện thủ tục thông quan theo quy định. + Lưu 01 Đơn cùng bộ hồ sơ hải quan. Xử lý các vướng mắc, vi phạm có liên quan đến lô hàng nhập khẩu do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập chuyển lại (nếu có). - Công việc của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập + Tiếp nhận Đơn và phiếu lấy mẫu do người khai hải quan chuyển đến (đối với hàng hóa phải lấy mẫu). + Thực hiện lấy mẫu theo quy định, phù hợp với từng loại hình; + Thông quan hàng hóa ngay theo quy định; SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 13 Học viện Tài chính + Cập nhật vào sổ theo dõi hoặc nhập máy hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu theo hướng dẫn. + Lưu 01 Đơn. 1.2.4.2. Trường hợp lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu - Công việc của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu: + Niêm phong hồ sơ hải quan gồm: 01 Đơn có ý kiến xác nhận của lãnh đạo Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu; 01 tờ khai hàng hóa nhập khẩu (bản lưu người khai hải quan), giao người khai hải quan chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập để làm thủ tục chuyển cửa khẩu cho lô hàng. + Lưu 01 Đơn cùng hồ sơ lô hàng; + Đối với hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan (hàng siêu trường, siêu trọng …) và không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu nhập (hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt ….) thì Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu phối hợp với người khai hải quan để xác định hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan. Căn cứ để xác định là tên hàng, tính chất, chủng loại hàng hóa và quy cách đóng gói do doanh nghiệp khai trên tờ khai hải quan, vận tải đơn (B/L), phiếu đóng gói (P/L) … Ghi kết quả xác định vào Đơn và đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập giao hàng hóa cho người khai hải quan chịu trách nhiệm vận chuyển về địa điểm kiểm tra ghi trong Đơn. - Công việc của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập: + Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hải quan với lô hàng; + Niêm phong hồ sơ hải quan; + Niêm phong hàng hóa nhập khẩu theo quy định. Đối với hàng hóa không đáp ứng điều kiện niêm phong hải thì ghi rõ tình trạng hàng hóa vào biên bản bàn giao. SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03 Luận văn tốt nghiệp 14 Học viện Tài chính Riêng đối với những lô hàng nhỏ, lẻ của nhiều tờ khai cùng vận chuyển về một địa điểm ngoài cửa khẩu mà doanh nghiệp có văn bản đề nghị được ghép và vận chuyển chung một container/một phương tiện vận tải thì lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập chấp nhận, niêm phong và ghi rõ trong biên bản bàn giao. + Lập Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu: 02 bản, Giao người khai hải quan 01 bản kèm hồ sơ hải quan đã được niêm phong để chuyển cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, lưu 01 bản; + Cung cấp các thông tin cần lưu ý về lô hàng đối với mặt hàng trọng điểm, doanh nghiệp trọng điểm; lô hàng có nghi vấn về giá, mã số, thuế suất … cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết (nếu có); + Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận Bảng thống kê Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu fax đến hàng tuần với thực tế các lô hàng đã làm thủ tục chuyển cửa khẩu ghi trong sổ theo dõi. Nếu phát hiện có sai lệch thì phối hợp với Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để cùng xác minh, làm rõ; + Lưu 01 Đơn; + Cập nhập vào sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng chuyển cửa khẩu. - Công việc tiếp theo của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu: + Tiếp nhận hồ sơ lô hàng, kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan; kiểm tra thực tế và thông quan hàng hóa theo quy định. + Thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập biết kết quả kiểm tra theo các thông tin do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập lưu ý (nếu có); + Ký xác nhận Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê Biên bản bàn giao và fax cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo quy định. 1.2.5. Các phương thức giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu SV: Trương Thị Tuấn Anh Lớp: CQ49/05.03
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan