Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng...

Tài liệu Giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng

.PDF
24
16
107

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI CÁC BÀI TOÁN HỢP LỚP 3 BẰNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Phương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Sơn SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán THANH HOÁ NĂM 2018 0 MỤC LỤC TT 1 1.1 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 NỘI DUNG TRANG MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 1 Đối tượng nghiên cứu 1 Phương pháp nghiên cứu 2 NỘI DUNG 2 Cơ sở lý luận 2 Thực trạng của giáo viên và học sinh trong việc: Dạy và 3 học giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đò đoạn 2.3 thẳng. Những king nghiệm hướng dẫn học sinh giải các bài toán 4 2.4 3 1 2 hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đò đoạn thẳng. Hiệu quả của SKKN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị 17 19 19 20 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Việc dạy và học giải toán hợp hiện nay ở nhà trường Tiểu học học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc nhận dạng bài toán đến việc lựa chọn phương pháp giải. Khi dạy các giáo viên ở đa số các trường đã thực hiện đúng chương trình môn Toán và đều quan tâm đến kỹ năng giải các bài toán có lời văn đặc biệt là các dạng toán dùng đến sơ đồ đoạn thẳng nhưng thực tế cho thấy các em không thích dạng toán này. Đa số các em chưa biết biểu diễn các yếu tố toán học bằng các đoạn thẳng, nếu có thể cách biểu diễn đó chưa chính xác. Nhìn vào sơ đồ không toát lên nội dung cần diễn đạt. Ngay từ lớp 1, 2 và nửa học kỳ I lớp 3 đối với dạng toán này (toán đơn) các em đã gặp các dạng toán này, nhưng hầu hết là giáo viên vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng và hướng dẫn các em giải mà không hướng dẫn kỹ các em vẽ. Về thực tế tôi thấy các em chưa có kỹ năng nên sơ đồ đoạn thẳng vẽ chưa chính xác được. Mặt khác tư duy của một số học sinh trung bình và yếu kém còn hạn chế có khả năng thiết lập các mối quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng cho biết và chưa biết của bài toán nên không thể dùng đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng hay không biết sắp xếp các đoạn thẳng ấy một cách phù hợp để làm nổi rõ mối liên hệ phụ thuộc của đại lượng ấy. Qua việc vận dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng vào giải toán hợp lớp 3 nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành luyện tập, phân tích tổng hợp, suy luận lôgíc, phối hợp một cách linh hoạt giữa cái cụ thể với cái trừu tượng để học tốt môn Toán 3. Khi áp dụng cho việc giải toán hợp lớp 3 tôi thấy sử dụng phương pháp giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng là hợp lý nhất bởi qua việc vận dụng này giúp học sinh biết tự ước lượng các số liệu, đại lượng đề ra từ đó có hướng tóm tắt đề, phân tích đề bằng sơ đồ, để giải bài toán một cách đúng, nhanh và thích hợp nhất đây là việc quan trọng cần thiết trong việc “Dạy và Học” phần giải toán hợp lớp 3 nói riêng và giải toán có lời văn ở tiểu học nói chung. Đây chính là lý do tôi thực hiện trong đề tài này, giúp cho việc dạy và học Toán đạt kết quả cao hơn, phù hợp với sự phát triển về giáo dục của ngành. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Tìm hiểu nội dung các bước giải và phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán lớp 3. - Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích thực trạng giải toán bằng phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng ở trường Tiểu học . Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Các kiến thức về sơ đồ đoạn thẳng. - Sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán hợp lớp3 nhằm phát huy kĩ năng giải toán thành thạo. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1 - Phương pháp thay thế. - Phương pháp chia tỷ lệ. - Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. - Phương pháp lập bảng. - Phương pháp kiểm tra, thống kê toán học. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Tiểu học là bậc học nền móng. Các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển của những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Những kiến thức, kỹ năng môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, nó làm cơ sở cho việc học tập các môn học khác và học tiếp ở các lớp trên. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực; nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Chính vì vậy phải đổi mới dạy toán một cách mạnh mẽ về phương pháp, về việc xét hoàn thành chương trình lớp học, về chấm chữa và nhận xét học sinh. Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Do đó, môn toán có nhiệm vụ góp phần vào thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của bậc học, đó là: Trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tập tiếp hoặc đi vào cuộc sống. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện thói quen phương pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lí phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi. Toán có lời văn trong trương trình tiểu học giữ một vai trò quan trọng. Một phần lớn thời gian học toán của học sinh dành cho việc học giải các bài toán ấy. Kết quả học toán của học sinh cũng được đánh giá qua khả năng giải toán, cả kết quả kiểm tra cũng vậy. Biết giải thành thạo các bài toán là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá trình độ toán học của mỗi học sinh. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học. Theo tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy toán lớp 3 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến toán học, rèn kĩ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học. Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững, thích học nhưng chóng chán. Vì vậy, giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh, tạo 2 ra không khí sẵn sàng học tập và chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Trong quá trình giảng dạy tại trường và tìm hiểu phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng trong dạy học môn Toán lớp 3. Đây là một vấn đề quan trong và rất cần thiết giúp các em giải được những bài toán đơn giản đến những bài toán điển hình một cách tích cực chủ động. Từ đó phát huy tính tích cực nhận thức của các em, tâm lí của các em không sợ học môn toán. 2.2. Thực trạng của giáo viên và học sinh trong việc: Dạy và học giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. 2.2.1. Về giáo viên:Qua tìm tòi nghiên cứu việc vận dụng vào thực tế dạy học sinh phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán hợp ở lớp 3 ở các trường Tiểu học hiện nay tôi thấy: - Đối với bài dạy truyền tải kiến thức mới: Giáo viên dùng sơ đồ đoạn thẳng để phân tích dẫn dắt học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản nhanh hơn, kiến thức trọng tâm được khắc sâu hơn (trực quan rõ ràng), nhất là khi học sinh tự vẽ. - Đối với dạy bài luyện tập, thực hành: Chủ yếu là giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động (theo cá nhân, theo nhóm, theo cả lớp)... giúp giáo viên có thời gian quan tâm đến học sinh yếu, lượng bài tập thực hành được nhiều hơn học sinh làm bài nhanh hơn, kết quả cao hơn. - Bên cạnh đó vẫn còn mặt hạn chế đó là: Khi dạy giáo viên chỉ dừng lại ở dạng bài và các bước giải chứ chưa chú trọng tới kỹ năng giải toán, hoạt động nhóm chưa cao, phần phát huy tính tích cực của học sinh còn hạn chế. 2.2.2. Thực trạng của học sinh Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã có tinh thần trách nhiệm, có ý thức về chuyên môn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy toán 3. Tôi nhận thấy về mức độ hình thành và phát triển năng lực học sinh không đồng đều. Phần nhiều học sinh chưa nắm chắc những kiến thức cơ bản về toán như: - Học sinh chưa biết xác định dạng toán. - Các em chưa có kĩ năng tìm hiểu mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm. - Chưa biết tóm tắt dữ liệu đã nêu ở đề bài bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Chưa nắm được quy trình giải các dạng toán.Từ đó còn nhầm lẫn trong thực hiện các bước giải và lựa chọn sai phép tính. - Một số học sinh thực hiện đúng các bước nhưng tính sai kết quả. - Một số học sinh gặp khó khăn trong việc ước lượng độ dài đoạn thẳng của các đại lượng, việc tự đặt đề theo sơ đồ (ước lượng quá lớn hoặc quá nhỏ so với thực tế). - Phần đặt lời giải một số học sinh còn lúng túng. 2.3.3. Những khó khăn và sai lầm của giáo viên và học sinh thường mắc phải trong việc dạy và học giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. - Ước lượng độ dài của học sinh về các đại lượng của bài toán còn hạn chế. 3 - Một số giáo viên khi dạy còn làm việc thay cho học sinh nhiều, sử dụng phương pháp thuyết trình nhiều, nên chưa phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh. - Một số học sinh chưa thực sự chủ động học tập, hiện tượng nhìn chép vẫn còn. - Biểu thị các đại lượng ở một số học sinh chưa rõ ràng ở nét đứt và nét liền... 2.3. Những kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các bài toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ doạn thẳng. 2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước giải dạng bài toán có lời văn. Để có kết quả cao trong việc dạy học môn toán nói chung và giải toán hợp lớp 3 bằng sơ đồ đoạn thẳng nói riêng. Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện giải theo các bước sau: Bước 1: Đọc kỹ đề bài: Đây là bước đầu tiên giúp các em thấm dần nội dung bài toán, từ đó xuất hiện một hoạt động trí tuệ trong đầu các em và xuất hiện lối tư duy lôgic. Chú ý các em không nên vội tính nhẩm khi chưa đọc kỹ đề bài. Bước 2: Xây dựng thiết lập mối liên hệ giữa các đại lượng đã cho của bài toán. Tìm cách diễn đạt nội dung của bài toán bằng ngôn ngữ, ký hiệu toán học ngắn gọn, cụ thể. Tóm tắt nội dung bằng lời sau chuyển sang dạng dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu hiện bài toán. Bước 3: Lập kế hoạch giải toán. Dùng lối phân tích từ câu hỏi chính của bài toán tìm ra các câu hỏi phụ liên quan lôgíc đến câu hỏi chính. Nghĩa là: - Muốn trả lời được câu hỏi chính phải tìm cái gì trước? (yếu tố chưa biết liên quan đến yếu tố đã biết). - Muốn tìm yếu tố chưa biết phải dựa vào yếu tố nào? (yếu tố đã biết). - Tổng hợp lại là đề này giải được cần tìm cái gì trước, cái gì sau? Bước 4: Thực hiện kế hoạch để tìm kết quả bài toán. Chủ yếu là tính toán và trình bày lời giải sao cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài. Bước 5: Kiểm tra đánh giá. - Kiểm tra cách tính vừa làm có đúng không. GV hướng dẫn học sinh tự kiểm tra bằng cách tính ngược lại các phép tính vừa làm. 2.3.2. Hướng dẫn học sinh giải các dạng toán hợp lớp 3 bằng sơ đồ đoạn thẳng. 2.3.2.1. Giải toán hợp lớp 3 bằng sơ đồ đoạn thẳng thường phân loại theo các dạng cơ bản sau: Dạng 1: Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng và trừ. Dạng 2: Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng. Dạng 3: Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng và nhân. Dạng 4: Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng và chia. 4 * Những lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng người giáo viên cần chú ý: Do khả năng ước lượng độ dài đoạn thẳng còn hạn chế của học sinh, việc nhận thức của học sinh thường dựa vào trực giác bởi vậy người giáo viên cần: - Thường xuyên cho học sinh tập ước lượng độ dài đoạn thẳng. - Khi dùng đoạn thẳng hướng dẫn cho học sinh phải chọn độ dài thích hợp (số lớp dùng đoạn thẳng lớn, sự hơn kém, tỷ lệ giữa các đoạn thẳng phải phù hợp, cân đối với điều kiện bài toán, số lượng cụ thể dùng đoạn thẳng liền nét, số lượng trừu tượng có liên quan dùng nét đứt). 2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh khi giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng qua các ví dụ cụ thể sau: * Dạng 1: Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng và trừ. Với dạng toán này ta thường gặp 4 dạng đề toán sau: Ví dụ 1: (Bài 1 - trang 50 - SGK) Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh? Với dạng toán này ta có thể hướng dẫn học sinh giải theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như: - Áp dụng phương pháp thay thế. - Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. - Áp dụng phương pháp lập bảng. Nhưng ở đây ta chỉ đi sâu vào hướng dẫn học sinh giải bài toán này theo phương pháp sơ đồ đoạn thẳng ta tiến hành như sau: 1) Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài (2 học sinh đọc thành lời to, cả lớp đọc thầm, gạch chân những đại lượng đã biết và chưa biết: đã biết 1 gạch, chưa biết 2 gạch). 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán. - Hướng dẫn học sinh cách ước lượng số bưu ảnh của anh bằng đoạn thẳng dài, số bưu ảnh của em bằng đoạn thẳng ngắn (chú ý độ dài đoạn thẳng sao cho phù hợp). - Học sinh tự lập sơ đồ tóm tắt: Anh Em 15 tấm 7tấm ? bưu ảnh 3) Lập kế hoạch giải: Nhìn vào sơ đồ ta biết: - Muốn tìm số bưu ảnh cả 2 anh em phải tìm gì? (số bưu ảnh của em). - Tìm số tấm bưu ảnh của embằng cách nào? (15-7). - Tìm số tấm bưu ảnh bằng cách nào? (15 + 8). 4) Thực hiện cách giải toán: Bài giải: Em có số tấm bưu ảnh là: 15 -7 = 8 (tấm bưu ảnh) 5 Cả hai anh em có số tấm bưu ảnh là: 15 + 8 = 23 (tấm bưu ảnh) Đáp số: 23tấm bưu ảnh 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 15- 7 = 8 ta tính xem 8 + 7 có = 15 không - Muốn thử lại: 15 + 8 = 23 ta tính xem 23- 8 có = 15 không Ví dụ 2: Cành trên có 18 bông hoa, cành trên có số hoa nhiều hơn cành dưới 6 bông hoa. Hỏi cả 2 cành có tất cả bao nhiêu bông hoa? Với dạng toán này ta có thể hướng dẫn học sinh giải theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như: - Áp dụng phương pháp thay thế. - Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng... Nhưng ở đại đa số học sinh tiểu học ưa hoặc động trực quan nên sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải bài toán trên sẽ có hiệu quả cao hơn. Cụ thể: 1) Đọc kỹ đề (tìm hiểu nội dung đề): Cách tiến hành như ví dụ 1. 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán: - Học sinh tự ước lượng đoạn thẳng dài chỉ số bông hoa trên cành, đoạn thẳng ngắn chỉ số bông hoa cành dưới. - Sơ đồ tóm tắt bài toán: 18 bông Cành trên ? Bông 6 bông Cành dưới 3) Lập kế hoạch giải: Giáo viên đưa vấn đề - học sinh tự giải quyết. - Nhìn vào sơ đồ ta biết được gì? (cành hoa trên hơn cành hoa dưới 6 bông ) - Muốn tính số hoa của cả 2 cành ta phải tính số hoa ở cành nào? (số hoa cành dưới). - Tính số hoa cành dưới bằng cách nào? (18 - 6 = 12). - Tính số hoa cả 2 cành dưới bằng cách nào? (18 + 12 = 30). 4) Thực hiện cánh giải bài toán: Học sinh trình bày Bài giải: Số hoa ở cành dưới là: 18 - 6 = 12 (cành) Số hoa ở cả 2 cành là: 18 + 12 = 30 (cành). Đáp số: 30 cành 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 18 - 6 = 12 ta tính xem 12 + 6 có = 18 không. - Muốn thử lại: 18 + 12 = 30 ta tính xem 30 - 12 có = 18 không. Ví dụ 3 : Đặt đề toán theo sơ đồ tóm tắt rồi giải bài toán. Tóm tắt: 6 Tổ 1 450 kg ? Kg 40kg Tổ 2 bbôbb bbôbô Với dạng đề này thì sẽ có rất nhiều kiểu đề toán với các lời văn khác nhau (tuỳ thuộc vào khả năng của cá nhân học sinh). ng Lưu ý: Giáo viên cần giúp đỡ học sinh. Khi hướng dẫn học sinh giải ví dụ 3 ta hướng dẫn theo các bước sau: 1) Tìm hiểu nội dung đề: Đây là phần học sinh tự đặt đề bài toán dựa vào sơ đồ tóm tắt (giáo viên gợi ý hướng cho học sinh đặt đề phù hợp với các điều kiện của sơ đồ tóm tắt). Chẳng hạn đề: Cửa hàng mậu dịch có 2 tổ bán gạo, 1 ngày tổ 1 bán được 450 kg gạo, tổ thứ 2 bán được số gạo ít hơn tổ 1 là 40 kg. Hỏi 1 ngày đó cả 2 tổ của cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo? 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán: (Sơ đồ đề ra) 3) Lập kế hoạch giải: - Từ sơ đồ cho ta thấy: tổ 2 ít hơn tổ 1 là 40kg. - Để tính được số kg của cả 2 tổ ta phải tính số kg tổ 2. - Tính số kg gạo tổ 2 bằng cách nào? (450 - 40 = 410kg). - Tính số kg gạo 2 tổ ta tính như thế nào? (450 + 410 = 860kg). Từ đó học sinh có thể dễ dàng suy ra lời giải cho mỗi phép tính. 4) Thực hiện cách giải bài toán: Bài giải: Số kg gạo tổ 2 bán được là: 450 - 40 = 410 (kg) Số kg gạo 2 tổ bán được là: 450 + 410 = 860 (kg) Đáp số: 860 kg 5) Kiểm tra cách giải bài toán: - Muốn thử lại: 450 - 40 = 410 ta tính xem 410 + 40 có = 450 không. - Muốn thử lại: 450 + 410 = 460 ta tính xem 860 - 410 có = 450 không. Ví dụ 4 : Đặt đề toán theo sơ đồ tóm tắt sau rồi giải bài toán đó Tóm tắt: 160......... ................ .. ? .............. 40.. ................ bbôbb Dạng đề này khi hướng dẫn học sinh giải yêubbôbô cầu giáo viên chú ý hướng ng dẫn các em dựa vào sơ đồ đoạn thẳng và số liệu để giúp học sinh có thể điền vào chỗ chấm của phần tóm tắt rồi đặt đề toán sao cho phù hợp với thực tế để các em tự rút ra các bước thực hiện cụ thể như sau: 1) Tìm hiểu nội dung đề: học sinh tự làm - Điền vào chỗ chấm của sơ đồ tóm tắt. 7 - Đặt đề toán: hướng dẫn như ví dụ 5. Chẳng hạn: Tóm tắt: 160kg Ngô ? Kg 40kg Gạo bbôbb Đề bài: Gia đình bác Thuỷ bán 160kg ngô vàbbôbô bán số kg gạo ít hơn số ngô ng bán đi là 40kg để mua sách vở và đồ dùng học tập cho chị em Lan. Hỏi gia đình bác Thuỷ bán tất cả bao nhiêu kg gạo và ngô? 2) Xây dựng thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho của bài toán: (Như sơ đồ hình vẽ đã được điền hoàn chỉnh). 3) Lập kế hoạch giải: - Nhìn vào sơ đồ ta biết: Cái đã biết, cái chưa biết, cái cần tìm. - Muốn tìm số kg gạo và ngô bán đi là mấy kg ta phải tính gì? (số kg gạo bán đi là bao nhiêu?). - Tính số kg gạo bán đi bằng cách nào? (160 - 40 = 120kg). - Tính số kg gạo và ngô bán đi tất cả bằng cách nào? (160 + 120). Học sinh từ đó dễ dàng tìm lời giải cho mỗi phép tính. 4) Thực hiện cách giải bài toán: Bài giải: Số kg gạo bán đi là: 160 - 40 = 120 (kg) Số gạo và ngô bán đi là: 160 + 120 = 280 (kg) Đáp số: 280 kg 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 160 - 40 = 120 ta tính xem 120 + 40 có = 160 không. - Muốn thử lại: 160 + 120 = 280 ta tính xem 280 - 120 có = 160 không. * Dạng 2: Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng. Với dạng này thường có các dạng đề toán như sau: Ví dụ1: (Bài 2 - trang 50 - SGK) Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ 2 đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả 2 thùng đựng được bao nhiêu lít dầu? Với bài toán này ta có thể hướng dẫn học sinh theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như: - Áp dụng phương pháp thay thế. - Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. Ở đây chỉ vận dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau: 1) Tìm hiểu nội dung: Như các ví dụ trên. 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán. - Các em tự ước lượng đoạn thẳng dài cho số lít dầu thùng thứ 2, đoạn thẳng ngắn cho số dầu thùng thứ nhất, học sinh tự vẽ sơ đồ tóm tắt - Tóm tắt: 8 Thùng thứ nhất 18 lít 6 lít ? Lít Thùng thứ 2 3) Lập kế hoạch giải: - Vẽ sơ đồ ta thấy 2 điều kiện của bài toán: Thùng thứ nhất 18 lít dầu, thùng thứ 2 nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. - Tìm số lít dầu thùng thứ 2 bằng cách nào? (18 + 6 = 24). - Tổng số lít dầu của 2 thùng ta tính như thế nào? (18 + 24 = 42). - Học sinh dễ dàng tìm lời giải cho các phép tính. 4) Thực hiện cách giải bài toán: Bài giải: Số lít dầu thùng thứ 2 là: 18 + 6 = 24 (lít) Số sách của cả 2 ngăn là: 18 + 24 = 42 (lít) Đáp số: 42 lít 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 18 + 6 = 24 ta tính xem 24 - 6 có = 18 không - Muốn thử lại: 18 + 24 = 42 ta tính xem 42 - 24 có = 18 không Ví dụ2 : (Bài 3 - trang 50 - SGK Toán 3) Bài toán: Nêu đề bài toán theo tóm tắt sơ đồ sau rồi giải: - Tóm tắt: 27kg Bao gạo ? Lít 5kg Bao ngô Với đề này ta có thể hướng dẫn học sinh giải theo 2 cách sau: - Áp dụng phương pháp thay thế. - Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. Ở đây chỉ vận dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau: Các bước hướng dẫn tương tự như các ví dụ trên: 1) Tìm hiểu nội dung đề: Đặt đề toán, đọc đề như ví dụ 3 (đề tuỳ thuộc vào học sinh). Ví dụ bài toán: một bao gạo nặng 27kg, 1 bao ngô năng hơn 1 bao gạo 5kg. Hỏi cả 1 bao gạo và 1 bao ngô năng bao nhiêu kg? 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán: (như sơ đồ hình vẽ) 3) Lập kế hoạch giải: Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng ta thấy ngay được bài toán cho biết gì, bắt tính gì, để tính được cái cần tìm ta phải tính gì trước? (học sinh tự trả lời) - Tính số kg ngô bằng cách nào? (27 + 5 = 32). 9 - Tính số kg ngô và gạo bằng cách? (27 + 32 = 59). Học sinh dễ dàng tìm lời giải cho mỗi phép tính. 4) Thực hiện cách giải bài toán: Bài giải: Số ki - lô - gam ngô là: 27 + 5 = 32 (lít) Số ki - lô - gam ngô và gạo là: 27 + 32 = 59 (lít) Đáp số: 59 lít 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 27 + 5 = 32 ta tính xem 32 - 5 có = 27 không - Muốn thử lại: 27 + 32 = 59 ta tính xem 59 - 32 có = 27 không Ví dụ3 : Đặt đề bài toán theo sơ đồ tóm tắt sau rồi giải - Tóm tắt: 198..... ............... . ? .............. 82... .. ............... Với dạng đề này giáo viên thể hướng dẫn học sinh giải tương tự như ví dụ 6 về các bước cụ thể: 1) Tìm hiểu nội dung đề: - Hướng dẫn học sinh điền vào chỗ chấm cho phù hợp của sơ đồ tóm tắt. - Học sinh tự đặt đề toán theo sơ đồ tóm tắt đã điền (GV giúp học sinh yếu) - Đọc đề. Sơ đồ tóm tắt: Khối lớp 2: 198HS 82HS ? Học sinh Khối lớp 3: Đề bài toán: Khối lớp 2 của trường có 198 học sinh, khối lớp 3 có số học sinh nhiều hơn số học sinh khối lớp 2 là 82 học sinh. Hỏi cả 2 khối có tất cả bao nhiêu học sinh? 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán: (như sơ đồ đề tóm tắt đã hoàn thiện). 3) Lập kế hoạch giải: - Nhìn vào sơ đồ tóm tắt ta thấy được các điều kiện của bài toán: cái đã cho, cái cần tìm. - Từ sơ đồ ta tìm được số học sinh khối lớp 3 (198 + 82 = 280). - Nhìn sơ đồ ta tính được số học sinh của cả 2 khối (198 + 280 = 478). - Học sinh dễ dàng tìm lời giải cho các phép tính trên. 4) Thực hiện cách giải bài toán: 10 Bài giải: Số học sinh khối lớp 3 là: 198 + 82 = 280 (học sinh) Số học sinh của cả 2 khối là: 198 + 280 = 478 (học sinh) Đáp số: 478 học sinh 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 198 + 82 = 280 ta tính xem 280 - 82 có = 198 không. - Muốn thử lại: 198 + 280 = 478 ta tính xem 478 - 280 có = 198 không. * Dạng 3: Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng và nhân. Đối với dạng 3 ta có các dạng đề toán sau: Ví dụ 1: (Bài 1 - trang 51 - SGK Toán 3) Quãng đường từ nhà đến chợ huyện dài 5km, quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài gấp 3 lần quãng đường từ nhà đến chợ huyện (theo sơ đồ sau). Hỏi quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài bao nhiêu km? Sơ đồ: Chợ huyện Bưu điện tỉnh Nhà 5km ? km Với đề này ta có thể hướng dẫn học sinh theo 3 cách giải với 3 phương pháp: - Áp dụng phương pháp chia tỷ lệ. - Áp dụng phương pháp thay thế. - Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. Song ở đây ta chỉ đi sâu vào hướng dẫn giải theo phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. Các bước tiến hành tương tự như các ví dụ trên. 1) Tìm hiểu nội dung: Giáo viên cho học sinh đọc đề, gạch 1 gạch dưới chân điều kiện đã biết, 2 gạch dưới chân điều kiện chưa biết và cái cần tìm. 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán: (dựa vào sơ đồ của đề đã cho). 3) Lập kế hoạch giải: - Qua sơ đồ đoạn thẳng trên ta dễ dàng thấy được độ dài quãng đường từ nhà qua chợ huyện đến bưu điện tỉnh chính bằng tổng độ dài quãng đường từ nhà đến chợ huyện và độ dài quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh. - Nhờ sơ đồ ta tính được số km quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh: 5 x 3 = 15 (km). - Từ đó học sinh tính được số km quãng đường từ nhà qua chợ huyện đến bưu điện tỉnh: 5 + 15 = 20 (km). - Học sinh dễ dàng tìm lời giải cho các phép tính. 4) Thực hiện cách giải bài toán: Bài giải: Số km quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh là: 5 �3 = 15 (km) 11 Số km quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh là: 5 + 15 = 20 (km) Đáp số: 20 km 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 5 �3 = 15 ta tính xem 15 : 3 có = 5 không - Muốn thử lại: 5 + 15 = 20 ta tính xem 20 - 15 có = 5 không Ví dụ 2: Tính chu vi hình chữ nhật, biết chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và chiều rộng là 48m. Đối với đề này có thể hướng dẫn học sinh áp dụng giải theo 3 phương pháp khác nhau, chẳng hạn: - Áp dụng phương pháp chia tỷ lệ. - Áp dụng phương pháp thay thế. - Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. Ta chỉ đi sâu vào phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để hướng dẫn học sinh giải các bước tiến hành như ví dụ trên. 1) Tìm hiểu nội dung: (như ví dụ 3) 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán: - Giáo viên hướng dẫn học sinh ước lượng đoạn thẳng dài biểu thị cho số chiều dài đoạn thẳng ngắn biểu thị cho số đo chiều rộng. - Học sinh tự vẽ sơ đồ tóm tắt. Tóm tắt: 48m Chiều rộng ?m 3) Chiều Lập kếdài hoạ Chu vi = ? mét - Nhờ sơ đồ đoạn thẳng ta dễ dàng thấy được 2 điều kiện đã cho của bài toán. - Sơ đồ chỉ cách tính chiều dài: 48 �3 = 144. - Sơ đồ chỉ cách tính nửa chu vi: 48 + 144 = 192. - Giáo viên cho học sinh nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật. Tính chu vi: (48 + 144) �2 = 384. 4) Thực hiện cách giải bài toán: Bài giải: Chiều dài hình chữ nhật là: 48 �3 = 144 (m) Chu vi hình chữ nhật là: (48 + 144) �2 = 384 (m) Đáp số: 384 m 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 48 �3 = 144 ta tính xem 144 : 3 có = 48 không - Muốn thử lại: (48 + 144) �2 = 384 ta tính xem 384 : 2 - 144 có = 48 không Ví dụ 3: Đặt đề bài toán theo sơ đồ tóm tắt sau rồi giải bài toán đó. 12 - Tóm tắt: Ngày thứ nhất 40m ? mét Ngày thứ hai Cách hướng dẫn ví dụ 12 này tương tự ví dụ 8. 1) Tìm hiểu nội dung đề: - Hướng dẫn học sinh đặt lời đề toán, giáo viên gợi ý phần “gấp 2 lần” để học sinh đặt lời toán cho phù hợp (tuỳ thuộc vào cá nhân học sinh). - Đọc đề như ví dụ 3. 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho của bài toán: (như sơ đồ đề tóm tắt đề ra). 3) Lập kế hoạch giải: - Dựa vào sơ đồ các em có thể nhận biết được 2 điều kiện của bài toán. - Nhờ sơ đồ ta tìm được số m đường ngày thứ 2: 40 �2 = 80 (m). - Qua đó tính được số m đường cả 2 ngày: 40 + 80 = 120 (m). - Học sinh dễ dàng tìm lời giải cho các phép tính. 4) Thực hiện cách giải: Bài giải: Số m đường sửa được ngày thứ 2 là: 40 �2 = 80 (m) Số m đường sửa được cả 2 ngày là: 40 + 80 = 120 (m) Đáp số: 120 m 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 40 �2 = 80 ta tính xem 80 : 2 có = 40 không. - Muốn thử lại: 40 + 80 = 120 ta tính xem 120 - 80 có = 40 không. Ví dụ 4: Đặt đề bài toán theo sơ đồ tóm tắt sau rồi giải bài toán đó. Tóm tắt: 40... ............... ? ............... ............... Cách hướng dẫn như ví dụ 6 và 9. 1) Tìm hiểu nội dung đề: - Hướng dẫn học sinh điền vào chỗ chấm của sơ đồ tóm tắt. - Học sinh tự đặt đề - đọc đề như các ví dụ khác. Tóm tắt: 40kg Khối 3 ? Kg Khối 4, khối5 Đề bài toán: Khối lớp 3 thu gom được 45kg giấy lộn, khối lớp 4 và khối lớp5 thu gom được số kg giấy lộn gấp 3 lần giấy lộn khối lớp 3. Tính tổng số kg giấy lộn của cả 3 lớp. 13 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho của bài toán: (như sơ đồ đề tóm tắt đã hoàn chỉnh). 3) Lập kế hoạch giải: - Điền vào sơ đồ và qua sơ đồ các em dễ dàng nhận biết được 2 điều kiện của bài toán. - Sơ đồ chỉ cách tính số kg giấy của 2 khối lớp 4 và 5: 45 �3 = 135. - Nhờ vào sơ đồ ta tính số giấy của cả 3 lớp: 45 + 135 = 190. - Học sinh dễ dàng tìm lời giải cho mỗi phép tính. 4) Thực hiện cách giải: Bài giải: Số kg giấy lộn khối lớp 4 và khối lớp 5 là: 45 �3 = 135 (kg) Số kg giấy lộn của cả 3 lớp là: 45 + 135 = 190 (kg) Đáp số: 190 kg 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 45 �3 = 135 ta tính xem 135 : 3 có = 45 không. - Muốn thử lại: 45 + 135 = 190 ta tính xem 190 - 135 có = 45 không. * Dạng 3: Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng và chia hoặc trừ và chia. Với dạng này ta có thể gặp các dạng đề bài như sau: Ví dụ1: Một thùng đựng 69 lít mật ong, lấy ra 1/3 số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại mấy lít mật ong? Với ví dụ này có thể hướng dẫn học sinh giải theo các cách khác nhau, như: - Áp dụng phương pháp chia tỷ lệ. - Áp dụng phương pháp thay thế. - Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. Song ở đây ta chỉ hướng dẫn học sinh đi sâu vào cách giải áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng cụ thể: 1) Tìm hiểu nội dung: (như các ví dụ trên). 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán: Học sinh tự ước lượng một đoạn thẳng ứng với 69 lít. Chia đoạn thẳng đó thành 3 phần bằng nhau, 1 phần đoạn thẳng là số lít mật ong lấy ra, 2 phần đoạn thẳng là số lít mật ong còn lại. 69 lít Lấy ra Còn lại ? lít 3) Lập kế hoạch giải: - Vẽ sơ đồ đoạn thẳng trên ta dễ dàng nhận thấy 2 điều kiện của bài toán. - Sơ đồ chỉ cách tính số lít mật ong lấy ra: (69 : 3 = 23). - Nhờ sơ đồ ta tính được số lít mật còn lại: (69 - 23 = 24). 4) Thực hiện cách giải bài toán: Bài giải: Số lít mật ong lấy ra là: 14 69 : 3 = 23 (lít) Số lít mật ong còn lại là: 69 - 23 = 46 (lít) Đáp số: 40 lít 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 69 : 3 = 23 ta tính xem 23 �3 có = 69 không - Muốn thử lại: 69 - 23 = 46 ta tính xem 46 + 23 có = 69 không Ví dụ 2 : Số thuyền Thuỷ gấp được là 18 cái và gấp 2 lần số thuyền Hạnh gấp được. Tính số thuyền của cả 2 bạn gấp. Ví dụ này có thể áp dụng 3 phương pháp giải khác nhau: - Áp dụng phương pháp chia tỷ lệ. - Áp dụng phương pháp thay thế. - Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. Đây ta chỉ chú ý hướng dẫn học sinh giải theo phương pháp sơ đồ đoạn thẳng, ta tiến hành các bước sau: 1) Tìm hiểu nội dung. 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán: - HS tự ước lượng đoạn thẳng độ lớn, nhỏ sao cho phù hợp với yêu cầu của đề. - Học sinh tự vẽ sơ đồ tóm tắt bằng đoạn thẳng: 18 cái Thuỷ Hạnh ? cái ? Cái 3) Lập kế hoạch giải: - Vẽ sơ đồ đoạn thẳng này ta dễ dàng thấy được các điều kiện của bài toán. - Sơ đồ chỉ cách tính số thuyền của Hạnh: (18 : 2 = 9). - Sơ đồ chỉ cách tính số thuyền của cả 2 bạn: (18 + 9 = 27). Học sinh tìm lời giải cho mỗi phép tính. 4) Thực hiện cách giải bài toán: Bài giải: Số thuyền Hạnh gấp được là: 18 : 2 = 9 (cái) Số thuyền cả 2 bạn gấp được là: 18 + 9 = 27 (cái) Đáp số: 27 cái 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 18 : 2 = 9 ta tính xem 9 �2 có = 18 không - Muốn thử lại: 18 + 9 = 27 ta tính xem 27 - 9 có = 18 không Ví dụ 3 : Đặt đề bài toán theo sơ đồ tóm tắt sau rồi giải. - Tóm tắt: 180m Ngày đầu Ngày thứ 2 m ? mét 15 Các bước thực hiện tương tự như các ví dụ trên 1) Tìm hiểu nội dung đề: 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho của bài toán: - Học sinh đặt đề, đọc đề theo sơ đồ tóm tắt (giáo viên giúp học sinh yếu). - Cách đọc (như ví dụ 3) - Sơ đồ đề ra. 3) Lập kế hoạch giải: - Nhìn vào sơ đồ các em có thể thấy ngay được 2 điều kiện của bài toán. - Sơ đồ cho ta cách tính số m đường ngày thứ 2: (180 : 3 = 60). - Nhờ sơ đồ ta tính được số m đường cả 2 ngày: (180 + 60 = 240). 4) Thực hiện cách giải: Bài giải: Ngày thứ 2 sửa số m đường là: 180 : 3 = 60 (m) Cả 2 ngày sửa số m đường là: 180 + 60 = 240 (m) Đáp số: 240 m 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 180 : 3 = 60 ta tính xem 60 �3 có = 180 không. - Muốn thử lại: 180 + 60 = 240 ta tính xem 240 - 60 có = 180 không. Ví dụ 4 : Đặt đề bài toán theo sơ đồ tóm tắt sau rồi giải bài toán đó. Tóm tắt: 3200... ............... ? ............... ............... Ví dụ này ta hướng dẫn như ví dụ trên 1) Tìm hiểu nội dung đề toán: 2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho của đề: - Học sinh tự thực hành. - Điền vào chỗ chấm của sơ đồ. - Đặt đề toán theo sơ đồ - đọc đề (như ví dụ 3). Tóm tắt: 3200kg Ngày đầu ? Kg Đề bài Ngày thứtoán: hai Ngày đầu cửa hàng mua được 3200kg gạo, ngày thứ 2 mua được số kg 1 gạo bằng 4 số kg gạo ngày đầu. Hỏi cả 2 ngày mua được bao nhiêu kg gạo? 3) Lập kế hoạch giải: 16 - Nhìn vào sơ đồ ta thấy được 2 điều kiện của bài toán. - Sơ đồ giúp ta tính số kg gạo ngày thứ 2: (3200 : 4 = 800). - Nhờ sơ đồ ta tính được số kg gạo cả 2 ngày: (3200 + 800 = 4000). - Từ đó học sinh dễ dàng tìm lời giải cho mỗi phép tính. 4) Thực hiện cách giải: Bài giải: Ngày thứ 2 mua được số kg gạo là: 3200 : 4 = 800 (kg) Cả 2 ngày mua được số kg gạo là: 3200 + 800 = 4000 (kg) Đáp số: 4000 kg 5) Kiểm tra cách giải: - Muốn thử lại: 3200 : 4 = 800 ta tính xem 800 �4 có = 3200 không. - Muốn thử lại: 3200 + 800 = 4000 ta tính xem 4000 - 800 có = 3200 không. * Ngoài các bài toán hợp có 2 phép tính trên trong toán hợp lớp 3 còn có các bài toán từ 3, 4,... phép tính. Tóm lại: Trên đây là các ví dụ điển hình của 4 dạng toán hợp lớp 3 có thể giải bằng sơ đồ đoạn thẳng. Khi hướng dẫn học sinh giải giáo viên có thể hướng dẫn theo nhiều phương pháp khác nhau với cùng một bài toán. Song khi áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng và giải toán nói chung, toán hợp lớp 3 nói riêng tôi thấy kết quả được nâng lên nhiều so với giải bằng nhiều phương pháp khác nhau. 2.4. Hiệu quả. - Với thời gian có hạn, để khảo sát chất lượng đạt được tôi chỉ thực nghiệm dạy học được 2 tiết, trong đó có sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán hợp lớp 3. Tiết dạy thực nghiệm này với mục đích kiểm chứng tính khả thi của việc sử dụng phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng trên 2 tiết thực dạy: Tiết 1: Bài toán giải bằng 2 phép tính (tiếp theo). Tiết 2: Luyện tập. Tiến hành kiểm tra đánh giá sau 2 tiết dạy.(Có Kế hoạch dạy học kèm theo) - Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra (theo phiếu) để lấy căn cứ đánh giá. Sau khi dạy xong 2 tiết, tôi tiến hành cho 2 lớp cùng làm bài kiểm tra chung 1 đề (lớp 3B là lớp tôi dạy 2 tiết thực nghiệm, lớp 3Alà đối chứng). Kết quả giáo viên chấm bài xử lý số liệu. - Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá là: 10 phút ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM Thời gian: 10 phút Tên:........................................ Lớp:........................................ Bài 1: Quãng đường từ Quảng Xương đi thành phố Thanh Hoá dài 20km, quãng đường từ Thanh Hoá đến NgaHoá Sơn dài gấp 3 lần quãng đường từ Quảng Thanh Nga Sơn Quảng Xương 20km 17 ? km Xương đến thành phố Thanh Hoá (theo sơ đồ sau). Tính độ dài quãng đường từ Quảng Xương đến Nga Sơn. Bài giải: .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. Bài 2: Bạn nào giải đúng ghi Đ vào bài toán sau: bạn nào giải sai ghi S vào 1 Bài toán: Chiều dài hình chữ nhật là 80m, chiều rộng bằng 2 chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật đó. Bạn A: Bài giải: Chiều rộng hình chữ nhật đó là: 80 - 2 = 78 (m) Chu vi hình chữ nhật đó là: (80 + 78) �2 = 316 (m) Đáp số: 316 m Bạn B: Bài giải: Theo bài ra ta có sơ đồ đoạn thẳng: Chiều dài Chiều rộng 80m ?m Nhìn vào sơ đồ ta có: Chiều rộng hình chữ nhật đó là: 80 : 2 = 40 (m) Chu vi hình chữ nhật đó là: (80 + 40) �2 = 240 (m) Đáp số: 240m 2.4.1. Qua 2 tiết thực dạy và bài kiểm tra thực nghiệm và bài kiểm tra đối chứng cho ta kết quả như sau: Điểm HTT HT CHT Số học Số sinh % Số lượng % Số lượng % Lớp lượng 3B 35 30 85,7 5 14,3 0 0 (Lớp thực nghiệm) 3A 36 26 72,2 10 27.8 0 0 (Lớp đối chứng) * Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy: - Với lớp thực nghiệm có chất lượng cao hơn rõ rệt so với lớp đối chứng. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan