Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn q...

Tài liệu Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội

.PDF
125
163
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THU HẰNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THU HẰNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH YẾN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận văn “Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên - thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong Luận văn này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong Danh mục các tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên Nguyễn Thị Thu Hằng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN...................................................i DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN.......................................................ii MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3 1.4. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP .................................................................................................. 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................ 4 1.1.1. Các nghiên cứu chủ yếu ............................................................................................................ 4 1.1.2. Những kết quả nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu...............................................10 1.2. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp… ................................................................................................................... 11 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản..........................................................................................................11 1.2.2. Tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm của người lao động bị thu hồi đất ……………………………………………………………………………………..16 1.2.3. Tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. ................................................................................................................................................20 1.2.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp....................................................................................................................................22 1.2.4. Các hoạt động giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp…. .....................................................................................................................................................26 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp .................................................................................................................................................29 1.3. Cơ sở thực tiễn giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp .............................................................................................................. 34 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước .............................................................34 1.3.2. Bài học rút ra cho quận Long Biên ......................................................................................37 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 38 2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận: ................................................................................ 38 2.2. Các phƣơng pháp cụ thể .................................................................................. 39 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu ....................................................................39 2.2.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học ....................................................... 41 2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả ........................................................................ 41 2.2.5. Phương pháp so sánh..................................................................................... 43 2.2.6. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử.......................................................... 43 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở QUẬN LONG BIÊN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................................................................... 45 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình thu hồi đất nông nghiệp ở quận Long Biên -Thành phố Hà Nội ..................................................................... 45 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Long Biên......................................................45 3.1.2. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp. ............................................................................................53 3.1.2.4. Tình hình thu hồi đất của các hộ điều tra ..............................................................................60 3.2. Ảnh hƣởng của thu hồi đất nông nghiệp tới việc làm và đặc điểm của ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Long Biên ........................... 61 3.3. Các hoạt động giải quyết việc cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên. ......................................................................................... 71 3.3.1. Hoạt động giải quyết việc làm thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề ..........................................................................................................................................71 3.3.2. Hoạt động giải quyết việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm và cơ sở dạy nghề… ...................................................................................................................................................74 3.3.3. Hoạt động giải quyết việc làm thông qua phát triển làng nghề truyền thống và các doanh nghiệp ...............................................................................................................................................77 3.3.4. Hoạt động giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động .......................................79 3.3.5. Hoạt động giải quyết việc làm thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội .....81 3.3.6. Hoạt động giải quyết việc làm thông qua thị trường sức lao động................................82 3.4. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên ..................................................................... 84 3.3.1. Những kết quả chủ yếu..................................................................................................................84 3.3.2. Những hạn chế, và nguyên nhân................................................................................................86 3.3.2.2. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập............................................................................87 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở QUẬN LONG BIÊN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................................................................................ 91 4.1. Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đến giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên. ....................................... 91 4.1.1. Thuận lợi ...........................................................................................................................................91 4.1.2. Khó khăn ...........................................................................................................................................92 4.2. Định hƣớng về giải quyết việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Long Biên ........................................................................................ 92 4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Long Biên........................................................................ 96 4.3.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách và công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện....................96 4.3.2. Giải pháp về công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho nông dân bị thu hồi đất .............. 103 4.3.3. Giải pháp nhằm nâng cao tính chủ động của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trong giải quyết việc làm và sử dụng nguồn kinh phí bồi thường một cách hiệu quả.104 4.3.2. Các giải pháp về tổ chức và quản lý ......................................................................................... 104 4.3.4. Một số giải pháp đặc thù khác................................................................................................... 107 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 110 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................... 114 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động quận Long Biên ................................................. 48 Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế quận Long Biên (2011 - 2015) ................................................... 51 Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu các loại đất quận Long Biên qua các năm 2011, 2013, 2015 ....................................................................................................................................... 54 Bảng 3.4. Diện tích, tỷ trọng đất nông nghiệp quận Long Biên qua các năm 2011, 2013, 2015 ....................................................................................................................................... 55 Bảng 3.5. Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi qua các năm 2011, 2013, 2015 quận Long Biên ................................................................................................................................. 57 Bảng 3.6. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp ở 3 phường (2011-2015) .......................... 59 Bảng 3.7. Kết quả điều tra các chỉ tiêu về thu hồi đất nông nghiệp ................................... 60 Bảng 3.8: Cơ cấu việc làm theo ngành của các hộ điều tra ................................................. 62 Bảng 3.9: Tình trạng việc làm trước và sau khi thu hồi đất của người lao động .............. 65 Bảng 3.10. Tình hình sử dụng tiền bồi thường ..................................................................... 68 Bảng 3.11. Bình quân thu nhập/hộ/năm của các nhóm hộ trước và sau khi thu hồi đất .. 69 Bảng 3.12: Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015 của quận Long Biên ................... 76 Bảng 3.13: Số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đi xuất khẩu lao động ....................... 80 Bảng 3.14. Kết quả lao động bị thu hồi đất tìm được việc làm tại các phiên giao dịch việc làm của quận Long Biên giai đoạn 2011-2015 ............................................................ 84 i DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Biểu đồ 3.1: Giá trị thu nhập các ngành kinh tế quận giai đoạn 2011 - 2015.................... 52 Biểu đồ 3.2: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Long Biên giai đoạn 2011- 2015........ 53 Biểu đồ 3.3. Diện tích đất nông nghiệp trước và sau khi thu hồi đất tại địa bàn điều tra ...................................................................................................................................... 59 ii MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa với mục tiêu chuyển nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghi ệp sang nền kinh tế dựa trên công nghiệp. Hệ quả tất yếu của quá trình đó là hình thành các khu công nghiê ̣p và kèm theo đó là quá trình đô th ị hóa được hình thành và phát triển, tạo ra sự thay đổi lớn về kinh tế - xã hội. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng một bộ phận diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ quá trình phát triển đô thị và các khu kinh tế, khu công nghiệp. Vì vậy, có hàng chục vạn hộ gia đình nông nghiệp, nông thôn phải hy sinh những quyền lợi cơ bản của mình là nhường đất - tư liệu sản xuất quan trọng nhất của người nông dân cho các dự án để tái định cư ở những nơi ở mới, dẫn đến sẽ có hàng triệu lao động nông nghiệp buộc phải chuyển đổi nghề do bị mất đất sản xuất. Điều đó có tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của đối tượng dân cư phải nhường đất để đến các khu tái định cư. Nhưng tác động lớn nhất là người nông dân rơi vào trạng thái bị động và thiếu các điều kiện đảm bảo cuộc sống khi họ bị mất việc làm và buộc phải chuyển đổi nghề từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, việc thực hiện các dự án phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa thời gian qua cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề như: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, lao động nông nghiệp mất việc làm truyền thống và khó chuyển đổi nghề nghiệp, cách thức đền bù, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường… Trong đó, vấn đề giải quyết việc làm để ổn định đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp nổi lên như một hiện tượng vừa mang tính khách quan của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vừa mang tính đặc thù của một nước nông nghiệp như nước ta. Với thực trạng thu hồi đất nông nghiệp hiện nay của cả nước, cũng như ở nhiều tỉnh, thành phố không có quỹ đất dự phòng, trong khi số nhân khẩu ở nông thông ngày một gia tăng đã dẫn đến tình trạng bức xúc về giải quyết việc làm ở 1 những khu vực này, nhất là những người nông dân ở độ tuổi lao động bị thu hồi đất. Thực tiễn cho thấy có một số nông dân bị thu hồi đất rơi vào cảnh “ba không”: không đất, không nghề nghiệp, không nhà cửa. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho các hộ nông dân bị thu hồi đất là điều cần thiết. Quận Long Biên đươ ̣c thành l ập theo Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính phủ “Về viê ̣c thành lập Quận Long Biên và quận Hoàng Mai ”. Từ khi thành lập đến nay, quận đã có thay đổi cơ bản về đô thị, đồng nghĩa với đó là diê ̣n tić h đấ t nông nghiê ̣p bi ̣thu hồ i chuyể n sang phát triể n cơ sở ha ̣ tầ n, gxây dựng các khu đô thi ̣và các công trình phúc lơ ̣i xã hô.̣i Long Biên hiện nay được đánh giá là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh. Cũng giống như nhiều vùng đô thị hóa khác, nông dân quận Long Biên cũng bị mất đất và rơi vào tình cảnh không có việc làm, cuộc sống của bản thân họ và gia đình họ trở nên khó khăn. Chính vì vậy, việc giải quyết việc làm cho lao động ở các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ở Long Biên là một bài toán không đơn giản. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên - thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành kinh tế chính trị. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm giải đáp cho câu hỏi nghiên cứu: Giải pháp nào được đặt ra nhằm giải quyết việc làm ổn định cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở Quận Long Biên? 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tình hì nh thu hồi đất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho các hộ dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. 2 - Đánh giá thực tra ̣ng vấn đề giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên – thành phố Hà Nội. - Đề xuấ t một số giải pháp nâng cao hi ệu quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Long Biên - Thành phố Hà Nội. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian : Đề tài nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Long Biên, trong đó nghiên cứu và khảo sát chủ yếu ở các phường: gồm phường Phúc Lợi, Việt Hưng, Giang Biên Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2011- 2015. 1.4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Long Biên - thành phố Hà Nội Chương 4: Định hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Long Biên - thành phố Hà Nội 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các nghiên cứu chủ yếu Vấn đề việc làm nói chung, việc làm của người có đất bị thu hồi nói riêng, là một vấn đề rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng rất nhạy cảm và tác động sâu rộng đến thành công của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nên là chủ đề nhận được sự quan tâm rộng rãi của các nhà khoa học, các nhà quản lý kinh tế. Khi xem xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả chia các nghiên cứu thành các nhóm nội dung thu dần cấp độ mà các nghiên cứu đề cập đến. Dưới đây là những nhóm nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài: - Nhóm tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề việc làm nói chung: + Lê Thi (1991) nghiên cứu “Vấn đề việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa vị người phụ nữ nông thôn hiện nay” [31]. Đây là những nghiên cứu có tính cơ bản và hệ thống đầu tiên về vấn đề việc làm. Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra tính bức xúc của vấn đề giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn và vấn đề việc làm phát huy vai trò của người phụ nữ ở khu vực này. + Đề tài cấp Nhà nước KX 04.04 về "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần" [6]. Đây là một công trình lớn trong Chương trình KX 04 nằm trong hệ thống 10 chương trình khoa học công nghệ được Nhà nước triển khai nghiên cứu giai đoạn 1990-1995. Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã đóng góp một số luận cứ, cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước ta trong việc hình thành các chủ trương, chính sách về giải quyết vấn đề việc làm thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Ngân hàng thế giới (2011), “Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch 4 đất đai tự nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân” [19]. Đây là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam với chủ đề “Xã hội và các xung đột đất đai” nhằm hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường cải thiện chính sách và thực tiễn về thu hồi và chuyển dịch đất đai để đạt được sự tăng trưởng bền vững trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng hiện nay. Nội dung của tác phẩm bao gồm ba báo cáo: Đề xuất về hoàn thiện chính sách Nhà nước thu hồi đất và cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam; Nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam; Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam. + Nguyễn Duy Phương (2013),"Quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay” [21]. Tác giả phân tích bốn nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nước ta, trong đó có nguyên nhân do việc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các thành phố lớn và các vùng phụ cận. Tác giả cho rằng, việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động đã trở thành một chính sách xã hội quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện thành công mục tiêu giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2020, theo tác giả cần quán triệt và thực hiện đồng bộ bốn quan điểm và giải pháp sau: Một là, giải quyết việc làm phải thực hiện một nguyên tắc cơ bản là đảm bảo công bằng xã hội; Hai là, cần cụ thể hóa các qui định tại điều 12, 13 và 14 Bộ luật Lao động năm 2012; Ba là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế; Bốn là, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. + Trần Ngọc Diễn (2013), “Chất lượng việc làm ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp” [7]. Trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu của Chương trình xếp hạng Quốc gia về Việc làm (BestViet), tác giả nhận thấy một số thực trạng đáng lo ngại trong vấn đề việc làm và môi trường làm việc tại các doanh nghiệp như: Chất lượng việc làm đáng lo hơn tình trạng thất nghiệp? Nhu cầu của người lao động đang thay đổi? Người lao động tập trung kỳ vọng vào các lợi ích ngắn hạn? Tác giả đề xuất năm 5 giải pháp cải thiện chất lượng việc làm trong doanh nghiệp là: xây dựng môi trường làm việc an toàn, ổn định và thân thiện; khai thác và phát huy hiệu quả nguồn lực lao động; doanh nghiệp cần chú trọng tới gây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng; không ngừng nâng cao trình độ tay nghề và ý thức của người lao động; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao động, nhà đầu tư và Nhà nước. - Nhóm tài liệu liên quan đến việc làm cho người lao động bị thu hồi đất: + Lê Du Phong (Chủ biên), “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia” [20]. Nội dung cuốn sách nêu một số vấn đề lý luận, thực trạng về thu nhập, đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia trong thời gian qua ở nước ta, đồng thời cho thấy những khó khăn, tồn tại. Qua đó, tác giả đưa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia trong thời gian tới. + Nguyễn Thị Thơm - Phí Thị Hằng (Đồng chủ biên), “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa” [34]. Từ nghiên cứu thực trạng một số tỉnh trọng điểm đồng bằng sông Hồng mà Hải Dương là tiêu biểu, các tác giả đã bàn sâu về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mọc lên khắp nơi đã làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Người nông dân mất đất, mất tư liệu sản xuất đồng nghĩa với mất hoặc thiếu việc làm. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp lúc này là vấn đề bức thiết đặt ra; từ đó các tác giả đưa ra phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Hải Dương đến năm 2010 và những năm tiếp theo. + Nguyễn Hữu Dũng (2004), “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn” [8]. Tác giả nêu lên 6 thực trạng về lao động và việc làm ở nông thôn trong quá trình đô thị hóa và đưa ra các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề này. + Nguyễn Hữu Dũng (2005), “Đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá với việc đảm bảo điều kiện sống và làm việc của người lao động” [9]. Ở bài viết này, tác giả cho rằng công nghiệp hóa kéo theo quá trình đô thị hóa và có tác động hai mặt: một mặt, làm cho bộ mặt của các tỉnh, thành phố thay đổi theo hướng hiện đại; mặt khác, làm cho một số lao động bị mất việc làm sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp và tác giả đưa ra các hướng giải quyết cho vấn đề nêu ra. + Nguyễn Hữu Dũng (2008), “Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động việc làm” [10]. Tác giả cho rằng, việc phát triển các khu công nghiệp là một kênh giải quyết việc làm một cách hữu hiệu nhất đối với lao động nông thôn, đặc biệt là lao động ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Bài viết cũng cho rằng, để lao động nông thôn, trong đó có lao động ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất có thể tiếp cận hoặc làm việc được ở các khu công nghiệp cần phải có hàng loạt các chính sách tác động, nhất là tạo điều kiện để phát triển thị trường sức lao động. Muốn vậy, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần được đặt lên hàng đầu. Nếu không chuyển đổi được nghề thì lao động ở các vùng bị mất đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ luôn phải bị đứng ngoài quá trình ấy. Và do đó, đời sống và thu nhập của người lao động nông thôn sẽ không thể cải thiện. + Hà Thị Hằng (2008), “Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất ở nước ta hiện nay” [14]. Tác giả đã đề cập khái quát tình trạng thu hồi đất của nông dân ở nước ta, phân tích sự ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến việc làm, thu nhập của nông dân từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho đối tượng này trong thời gian tới. + Nguyễn Tiệp (2008), “Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất” [33]. Tác giả đã giới thiệu cho người đọc một số nét trong nghiên cứu về những khó khăn trong giải quyết việc làm của người dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, và tác giả cũng cho rằng, những khó khăn đó rất khó tìm ra giải pháp giải quyết thoả đáng trong thời gian tới, vì theo tính toán của 7 tác giả, trong vòng 5 năm tới sẽ có khoảng 12 triệu lao động thiếu việc làm. Tác giả cũng đã phân tích 5 khó khăn có tính khái quát trong giải quyết việc làm đối với dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, và cho rằng, những khó khăn trong giải quyết việc làm ở nhóm đối tượng này là do việc thu hồi đất nông nghiệp chưa có sự gắn kết với quy hoạch, kế hoạch, chính sách và biện pháp chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động; việc tổ chức triển khai còn thiếu công khai, dân chủ, minh bạch, thiếu thông tin, tuyên truyền để người lao động chủ động học nghề, chuyển nghề và tự tạo việc làm. Tồn tại này là căn nguyên xảy ra những phức tạp trong đời sống, gây hậu quả nặng nề và mất lòng tin của một bộ phận nhân dân vào chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, dẫn đến những khiếu kiện, có nguy cơ mất ổn định xã hội. + Lê Văn Lợi (2013), “Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và giải pháp khắc phục” [15]. Tác giả phân tích thực tế cho thấy, quá trình thu thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu đô thị, khu công nghiệp đã làm nảy sinh một số vấn đề xã hội như: Nông dân mất tư liệu sản xuất, cuộc sống bấp bênh; tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng kéo dài; tình trạng “hẫng hụt” về văn hóa, lối sống của một bộ phận dân cư khi phải trở thành thị dân một cách “bất đắc dĩ”; tệ nạn xã hội gia tăng; ô nhiễm môi trường sống. Từ đó tác giả đề xuất có những đổi mới căn bản về thể chế quản lý đất đai, nhất là quy trình, cách thức thu hồi, phân chia lợi ích và kèm theo đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp về an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống của nhân dân. - Nhóm nghiên cứu về vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở một số địa phương. + Đề tài khoa học cấp Bộ (2010), “Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở ngoại thành Hà Nội”. Đề tài tìm hiểu thực trạng thu hồi đất và giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất ở ngoại thành Hà Nội, phát hiện những nguyên nhân, mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thu hồi đất và giải quyết việc làm cho nông dân, trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết 8 việc làm cho người dân bị thu hồi đất. + Đề tài khoa học cấp Bộ (2010), “Việc làm và thu nhập của nông dân vùng Đông Nam bộ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa” [16]. Đề tài phân tích, đánh giá những tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tới phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tới việc làm, thu nhập của người dân nông thôn vùng Đông Nam bộ nói riêng. Đánh giá đúng thực trạng về việc làm và thu nhập của người dân nông thôn vùng Đông Nam bộ trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, khó khăn và những vấn đề còn tồn tại, phân tích nguyên nhân của những vấn đề đó; làm rõ vai trò của nhà nước, các chủ thể tạo việc làm và người lao động trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của vùng Đông Nam bộ. Phân tích tác động của một số chính sách liên quan đến tạo việc làm cho nông dân. Đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập nhằm hạn chế những khó khăn, nâng cao đời sống kinh tế của người dân nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở vùng này. + Nguyễn Văn Nhường (2010), "Chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các cụm công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)” [18]. Tác giả đi sâu vào phân tích những nội dung lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, đồng thời đánh giá thực trạng đời sống người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp tại Bắc Ninh. Qua việc chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân bằng việc sử dụng mô hình SWOT, tác giả đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách về an sinh xã hội đối với người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp. Ngoài ra, còn nhiều công trình khoa học khác đã được công bố liên quan đến đề tài như: “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa” của tác giả Đặng Kim Sơn; “Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay - bài toán không dễ giải” của tác giả Phạm Thị Tuý; “Việc làm cho hộ nông dân thiếu đất sản xuất- vấn đề và giải pháp” của tác giả Bùi Ngọc Thanh, 9 “Phát triển khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng và vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp” của tác giả Nguyễn Sinh Cúc... Những công trình này đã phân tích ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tới việc làm và thu nhập của người nông dân; bước đầu đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này. 1.1.2. Những kết quả nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Những công trình nghiên cứu trên thể hiện luận điểm, luận chứng của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước về biến động đất đai, xu hướng chuyển đổi cơ cấu lao động, xu hướng phát triển đô thị, công nghiệp trong thời gian qua. Một số nghiên cứu có đi sâu phân tích về mức sống, việc làm, thu nhập, lao động của nông dân ở một số vùng, địa phương. Nhìn chung, các công trình trên đã phần nào phản ánh được vấn đề việc làm và giải quyết việc làm, trong đó có lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay, đó là vấn đề không chỉ riêng ở một địa phương hay khu vực nào, mà đang diễn ra ở tất cả mọi miền đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Qua đó cho thấy, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển như Đảng ta đã đề ra là cả một quá trình chông gai, đòi hỏi sự đồng tâm, thống nhất của toàn xã hội mới có thể thực hiện được, trong đó, Nhà nước là người “nhạc trưởng” với vai trò quản lý và điều hành, cần có những cơ chế, chính sách huy động xã hội tham gia một cách tích cực, có vị trí quan trọng nhất. Đối với các công trình trong nước trên bình diện chung của quốc gia, việc nghiên cứu về vấn đề lao động, việc làm được các tác giả đề cập trong các tác phẩm, đề tài khoa học các cấp, luận án tiến sĩ nêu lên những quan niệm cơ bản, định hướng, kinh nghiệm phát triển việc làm và giải quyết việc làm cho các đối tượng khác nhau. Những quan niệm, định hướng, kinh nghiệm đó đã giúp cho tác giả có nhiều cơ sở khoa học cũng như thực tiễn khi triển khai nghiên cứu vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở quận Long Biên (thành phố Hà Nội) được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, những công trình trong nước đề cập đến những vấn đề có tính 10 hiện trạng chung, nhằm giới thiệu một số kết quả nghiên cứu ở các góc độ nhất định của việc thực hiện chính sách về lao động, việc làm trên một số mặt, trên bình diện chung của cả nước hoặc một vài địa phương nhất định; chưa phân tích sâu những căn nguyên của tình hình biến động việc làm và áp lực tạo việc làm cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Các nghiên cứu chưa đưa ra quan niệm chung nhất về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, tạo việc làm cho họ; đặc biệt chưa chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và phương thức tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Đối với các nghiên cứu đánh giá về chính sách, phần lớn các nghiên cứu nghiêng về góc độ quản lý kinh tế và cung cấp các thông tin về thu hồi đất, trong khi đó mảng nghiên cứu, phân tích trực diện về chính sách cho nông dân bị thu hồi đất lại khá hiếm, đặc biệt vấn đề đào tạo, chuyển đổi ngành nghề - mảng then chốt để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất hiện nay hầu như chưa có những đầu tư phân tích một cách thỏa đáng. 1.2. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm về việc làm Tại hội nghị quốc tế lần thứ 13 năm 1983, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm: “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật”. Theo quan niệm này thì người có việc làm là những người lao động ở tất cả các khu vực công và tư nhân, cá thể, hộ gia đình đem lại nguồn thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội. Do đó, khái niệm này khá hoàn chỉnh, phù hợp trong nền kinh tế hiện đại và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Vì vậy, khái niệm này được các quốc gia thừa nhận và đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. 11 Quan niệm của “Đại từ điển kinh tế thị trường”: “Việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh” [28]. Với quan niệm này, có rất nhiều hoạt động của người lao động sẽ không được xem là việc làm. Ví dụ như những hoạt động bảo đảm sự ổn định phát triển của xã hội, hỗ trợ cho những người thân tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh,... để có thu nhập ổn định không được tính đến. Chính những hoạt động đó đã tạo nên sự ổn định về các điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất trực tiếp diễn ra suôn sẻ. Theo PGS.PTS. Phạm Đức Thành, PGS Mai Quốc Chánh, “việc làm là phạm trù dùng để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và những điều kiện cần thiết sử dụng sức lao động đó” [30]. Quan điểm này có mặt tích cực là khái quát được bản chất của việc làm thừa nhận mọi hoạt động có ích đều là việc làm và chỉ ra được cách thức tạo việc làm. Tuy nhiên, quan điểm này dễ làm người ta lẫn lộn giữa việc làm hợp pháp và không hợp pháp, nhất là trong bối cảnh nước ta hiện nay đang xuất hiện rất nhiều hoạt động có ích cho cá nhân hay một nhóm người nào đó nhưng gây nguy hại cho xã hội, không được xã hội thừa nhận. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về việc làm, song đa số các tác giả đều thống nhất quan điểm mà Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012: Luật số 10/2012/QH13 ở Khoản 1, Điều 9, Chương II, Bộ luật Lao động (sửa đổi): “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [27]. Như vậy, việc làm là lao động của con người nhằm tạo ra thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân và gia đình không bị pháp luật ngăn cấm, bao gồm: - Những người làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật (gọi là việc làm được trả công). - Những người làm các công việc tự làm hoặc các công việc gia đình để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho các công việc đó (gọi là việc làm không được trả công) Việc làm là khái niệm mang tính chất động. Vì vậy, người ta chia việc làm 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan