Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải quyết khiếu nại về đất đai khi nhà nước thu hồi đất tại huyện phú quốc, tỉn...

Tài liệu Giải quyết khiếu nại về đất đai khi nhà nước thu hồi đất tại huyện phú quốc, tỉnh kiên giang

.PDF
106
457
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NGỌC LAN ANH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NGỌC LAN ANH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60.34.04.03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ THANH THÚY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2017 Ngƣời cam đoan Nguyễn Ngọc Lan Anh LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học TS. Bùi Thị Thanh Thúy đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến khoa học trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau đại học cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự động viên giúp đỡ của thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp là nguồn động viên quý báu cho tôi hoàn thành luận văn này! TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2017 Học viên Nguyễn Ngọc Lan Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT CỦA UBND CẤP HUYỆN ............................................................................................................ 9 1.1. Khái quát về khiếu nại, khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất . 9 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại........................................................ 9 1.1.2. Phân loại khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất .............. 19 1.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ................... 23 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ................................................................................................ 23 1.2.2. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ............................................................................................................ 26 1.2.3. Những yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ....................................................................................... 27 1.2.4. Vai trò của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ................................................................................................ 28 1.2.5. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ....................................................................................... 30 1.2.6. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ...................................................................................................... 32 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG ................................................................................................ 39 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và tình hình thu hồi đất, quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ................................................................................ 39 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết khiếu nại về thu hồi đất .......................................................... 39 2.1.2. Tình hình thu hồi đất và quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ............................................................................ 42 2.2. Thực trạng khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang .............................................................. 47 2.2.1. Tình hình khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ................................................... 47 2.2.2. Tình hình giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ...................................... 55 2.2.3. Đánh giá chung ............................................................................. 61 Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG ......................................................................................................................... 67 3.1. Dự báo tình hình và quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang .................................................................................................. 67 3.1.1. Dự báo tình hình............................................................................ 67 3.1.2. Quan điểm ..................................................................................... 69 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ................ 73 3.2.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật ...................... 73 3.2.2. Giải pháp cụ thể với huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang .............. 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT XHCN Xã hội chủ nghĩa UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Số liệu phương án thu hồi đất và quyết định thu hồi đất huyện Phú Quốc qua các năm ........................................................................................... 46 Bảng 2.2. Số liệu hoạt động tiếp nhận đơn và phân loại đơn ......................... 48 Bảng 2.3. Số lượng đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền huyện Phú Quốc so với toàn tỉnh Kiên Giang ....................................................................................... 49 Bảng 2.4. Số liệu tiếp công dân huyện Phú Quốc qua các năm ..................... 57 Biểu 2.5. Số lượng đơn khiếu nại đã giải quyết .............................................. 59 Bảng 2.6. Số liệu giải quyết lần 2 tại UBND tỉnh Kiên Giang ...................... 60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khiếu nại và quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, để mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, là vấn đề được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: "1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, tổ chức, cá nhân. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật" (Điều 30). Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phải giải quyết để đảm bảo các quyền của công dân được thực hiện trong thực tế. Đất đai là một loại tư liệu sản xuất chủ yếu của nông dân, là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, nguồn lực này càng trở nên đặc biệt quý giá khi kinh tế phát triển, xã hội phồn thịnh. "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất" để quản lý sử dụng. Khi thu hồi đất, tất cả những quyền này của người sử dụng đất không còn, không còn tư liệu để sản xuất, điều đó tác động không nhỏ đến quyền lợi và sinh hoạt bình thường của người sử dụng đất. Khi quyền lợi cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng thì công dân sẽ thực hiện quyền khiếu nại để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Huyện đảo Phú Quốc nổi tiếng với những sản phẩm nông nghiệp truyền thống đó là: hạt điều, hạt tiêu Phú Quốc. Cuộc sống của người dân Phú Quốc gắn liền với ngành nghề nông nghiệp thuần túy để tạo ra những sản phẩm có 1 giá trị - nổi tiếng. Đối với người dân Phú Quốc, đất đai thật sự là tư liệu sản xuất vô cùng quý báu, ngoài việc tạo ra những sản phẩm cho xã hội, nuôi sống bản thân và gia đình họ, thì với những thửa đất đó, người sử dụng đất và gia đình họ tiếp tục sử dụng ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác và phát triển sản xuất lâu dài. Năm 2004, thực hiện định hướng phát triển đảo Phú Quốc theo Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt "Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020", huyện Phú Quốc bắt đầu có những thay đổi rõ nét, từng bước triển khai đầu tư xây dựng các công trỉnh hạ tầng, phục vụ cho việc đầu tư phát triển Phú Quốc; tiến hành thực hiện quy trình và triển khai đồng loạt việc giao đất cho các nhà đầu tư để xây dựng các khu phức hợp dịch vụ - du lịch theo đúng định hướng của Chính phủ. Theo đó, các phương án thu hồi đất, bồi thường giải tỏa để triển khai xây dựng các công trình hạ tầng, thực hiện giao đất sạch cho nhà đầu tư bắt đầu được áp dụng trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc. Từ một địa phương với kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nay bị thu hồi đất, không còn đất để sản xuất và không còn chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện Phú Quốc, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nơi ở, đời sống sản xuất, tinh thần của người sử dụng đất bị thu hồi đất ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đặc biệt là việc chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm, thay đổi nơi ở mới, ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, học tập của nhân dân trong vùng dự án, về giá bồi thường,…đã phát sinh tình trạng khiếu nại liên quan đến thu hồi đất của người có đất bị thu hồi tại tất cả các phương án thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc. Xuất phát từ tình hình trên, huyện Phú Quốc phải tập trung lực lượng công chức của thanh tra huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường để tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết khiếu nại của công dân 2 trong việc thu hồi đất, không để phát sinh điểm nóng dẫn đến khiếu nại đông người, góp phần làm ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phương, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để giao đất sạch cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Nhiệm vụ giải quyết khiếu nại khiếu nại về đất đai nói chung, trong thu hồi đất nói riêng là một trong những nhiệm vụ cấp thiết mà huyện Phú Quốc phải tập trung thực hiện để đáp ứng yêu cầu phát triển Phú Quốc. Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Quốc khóa X, nhiệm kỳ 2010 - 2015 cùng với sự chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang, UBND huyện Phú Quốc xác định công tác giải quyết khiếu nại, đặc biệt khiếu nại trong thu hồi đất là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng phải thực hiện tích cực, thường xuyên, đảm bảo đúng trình tự luật định. Địa phương nào trong huyện Phú Quốc để phát sinh khiếu nại đông người, để xảy ra điểm nóng thì Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016 là giai đoạn mà hoạt động thu hồi đất được thực hiện đồng loạt ở các dự án lớn, các công trình trọng điểm, giải quyết khiếu nại (chủ yếu là giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất) thật sự là vấn đề nóng bỏng ở huyện Phú Quốc, trở thành tiêu điểm của tỉnh Kiên Giang. Kết quả công tác giải quyết khiếu nại đã góp phần tích cực cho việc xây dựng và phát triển huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Qua kết quả giải quyết, bàn giao đất cho nhà đầu tư thì nhiều công trình lớn, ấn tượng, mang đẳng cấp quốc tế đã hình thành, tạo đà cho việc triển khai thực hiện các dự án tiếp theo. Ngày nay, nhắc đến huyện đảo Phú Quốc, người ta nghĩ ngay đến huyện đảo phát triển mạnh về dịch vụ, du lịch, với các khu phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp, thu hút nhiều nhà đầu tư và du khách trong, ngoài nước. Trong thời gian 3 tới, Phú Quốc sẽ có nhiều cơ hội, thách thức đan xen lẫn nhau, các nguồn lực từ bên ngoài tiếp tục đầu tư vào Phú Quốc, các dự án phải thu hồi đất tiếp tục được triển khai, trước mắt sẽ triển khai 216 dự án phải thu hồi đất với trên 11.000ha, hơn 8.000 hộ dân bị ảnh hưởng, số tiền bồi thường trên 5.000 tỷ đồng [79, tr.3], việc phát sinh khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc với số lượng lớn sẽ là vấn đề không thể tránh khỏi; đây là vấn đề nổi cộm mà huyện Phú Quốc phải tập trung giải quyết. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, đặc biệt là khiếu nại về đất đai, hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu và đề ra những giải pháp tích cực. Tuy nhiên việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu việc giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để tìm ra những giải pháp đồng bộ có cơ sở khoa học thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài: "Giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang" để triển khai Luận văn thạc sĩ Quản lý công là hoàn toàn cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính là vấn đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học. Có thể chia thành các nhóm sau: * Những công trình nghiên cứu về khiếu nại và giải quyết khiếu nại - Đề tài “Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” do TS. Phạm Hồng Thái làm chủ nhiệm, được hoàn thành vào năm 2002; - Sách tham khảo “Pháp luật về khiếu nại, tố cáo” (2005), NXB thành phố Hồ Chí Minh do PGS.TS Phạm Hồng Thái làm chủ biên; 4 - Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức hiện nay” do ông Nguyễn Sỹ Cương làm chủ nhiệm được nghiệm thu năm 2007; - Khiếu nại, tố cáo hành chính - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp, năm 2011 do Tiến sĩ Lê Tiến Hào - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm đề tài; * Những công trình nghiên cứu liên quan trực diện đến đề tài - Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Khánh Hòa của Nguyễn Thị Lệ Hằng (2010), Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Học viện hành chính, Hà Nội; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác giải phóng mặt bằng ở Thành phố Hà Nội (2011) của Bùi Thị Thúy Ngân - Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Học viện hành chính, Hà Nội; - Giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở huyện An Dương, thành phố Hải phòng (2014) - Luận văn Thạc sĩ quản lý công của Trần Thị Bích Ngọc; - Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang (2015), Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thái Anh; - Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (2012), Luận văn Thạc sĩ ngành lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật của Đặng Công Nhiên; Hầu hết các đề tài này đều nghiên cứu về hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính nói chung, khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số tỉnh thành chủ yếu ở phía bắc, khu vực miền Trung. Tuy nhiên, với đặc thù hiện nay huyện Phú Quốc đang được Trung ương và UBND tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư cho phát triển Phú Quốc, 5 điều này đồng nghĩa với việc huyện Phú Quốc đứng trước thực trạng phải giải quyết khiếu nại, chủ yếu giải quyết khiếu nại đông người, mang tính chất gay gắt, phức tạp khi triển khai thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải tỏa. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc là vấn đề cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đòi hỏi tại huyện Phú Quốc. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu trọng tâm của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc. Từ đó, phát hiện ra những khó khăn, bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại ở huyện Phú Quốc, đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất; - Phân tích, đánh giá thực tiễn về hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; - Đề xuất quan điểm và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất. 6 - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: luận văn giới hạn nghiên cứu về hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất của UBND huyện Phú Quốc. Phạm vi không gian: huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận về việc nghiên cứu đề tài là những luận điểm khoa học của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối đổi mới; sự lãnh đạo của Đảng về cải cách hệ thống thể chế, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, cải cách hành chính; về bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở phương pháp luận, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ở huyện Phú Quốc, giúp cho các nhà quản lý của huyện Phú Quốc, của tỉnh Kiên Giang có cái nhìn tổng thể, toàn diện để vận dụng những cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh Kiên Giang nói chung và đặc thù của huyện Phú Quốc, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại nhằm ổn định tình hình, phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Với việc khảo sát thực tiễn và chỉ ra những mâu thuẫn, bất cập trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ở huyện Phú Quốc, 7 tỉnh Kiên Giang, đề ra những giải pháp khắc phục cụ thể, đề tài có khả năng áp dụng thực tiễn tại huyện Phú Quốc, là nơi còn tiếp tục triển khai thực hiện nhiều dự án thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế ở địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học của giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT CỦA UBND CẤP HUYỆN 1.1. Khái quát về khiếu nại, khiếu nại về đất đai khi Nhà nƣớc thu hồi đất 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại Theo Từ điển Việt Nam, khiếu nại là "kêu nài" [3, tr.474]. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về đất đai sẽ không tránh khỏi tình trạng các cơ quan, tổ chức hoặc công dân "kêu nài" về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của cán bộ, công chức, của các cơ quan nhà nước, vì họ cho rằng những hành vi, văn bản, quyết định của những người đại diện cho quyền lực nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, công dân tiến hành việc khiếu nại đến người có thẩm quyền. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì "khiếu nại" được hiểu là: "thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm, đã chuẩn y” [81, tr.904]. Như vậy, xét về góc độ xã hội, khiếu nại là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội, là sự phản ứng, bất bình của một người đối với hành vi hay quyết định của người khác khi họ cho rằng hành vi đó không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Xét về góc độ chính trị pháp lý, khiếu nại là quyền tự do dân chủ quan trọng của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Điều này được ghi nhận trong các văn bản luật và được thực hiện bởi bộ máy nhà nước. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ: "Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm 9 trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân". Quyền khiếu nại được coi là “quyền để bảo vệ quyền”, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị hành vi của người khác xâm phạm. Nghĩa là, khiếu nại được sử dụng khi quyền của bản thân công dân khiếu nại hoặc của người do công dân đó bảo hộ bị vi phạm bởi quyết định hành chính hoặc hành vi trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước hoặc công chức nhà nước thực hiện. Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân thì khiếu nại là một phương thức để công dân giám sát đối với Nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Quyền khiếu nại là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, góp phần bảo đảm trật tự xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật. Khiếu nại là quyền, là hành vi của các chủ thể như cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân, còn hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Quyền khiếu nại của công dân xuất hiện trong mối liên hệ với quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Quá trình công dân thực hiện quyền khiếu nại chính là quá trình cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền các tài liệu, chứng cứ về sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp ghi nhận, là phương tiện cơ bản để công dân sử dụng bảo vệ lợi ích của mình, của nhà nước, xã hội. Thông qua khiếu nại và giải quyết khiếu nại, Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và hoàn thiện hoạt động quản lý của mình. Khiếu nại là cầu nối, kênh thông tin quan trọng giữa công dân với Đảng và Nhà nước. Do đó, khiếu nại còn được coi là công cụ hữu hiệu để công dân giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước của các cơ 10 quan nhà nước. "Khiếu nại" theo Luật Khiếu nại 2011 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình" (khoản 1 Điều 2). Theo đó, đối tượng của khiếu nại bao gồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (khoản 8 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011). Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (khoản 9 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011). Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức (khoản 10 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011). Như vậy, khiếu nại là sự bất bình dẫn đến việc phản ứng của đối tượng quản lý đối với chủ thể quản lý về hoạt động quản lý của Nhà nước, của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Do đó, khiếu nại là phản ứng trái chiều 11 của đối tượng quản lý với chủ thể quản lý về những hạn chế, bất cập trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức. Về bản chất, khiếu nại là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền của mình, đây là quyền hiến định cơ bản của công dân. Việc công dân thực hiện quyền này sẽ là cơ sở nền tảng để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của mình, góp phần quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vì vậy, khiếu nại có những đặc điểm sau: Thứ nhất, mục đích của khiếu nại là để người khiếu nại bảo vệ và khôi phục lại quyền và lợi ích của người khiếu nại đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xâm hại. Thứ hai, về chủ thể khiếu nại hay còn gọi là người khiếu nại bao gồm: công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại; cơ quan tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (khoản 2 và khoản 4 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011). Các chủ thể này được thực hiện quyền khiếu nại với điều kiện họ là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính; hay nói cách khác, quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại phải xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của người khiếu nại. Việc thực hiện quyền khiếu nại phải do chính người đó thực hiện. Trong trường hợp người khiếu nại không thể tự mình thực hiện quyền khiếu nại thì được thực hiện thông qua người đại diện hoặc ủy quyền cho người khác theo quy định. Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Thứ ba, đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan