Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tổ chức và quản lý không gian cảnh quan khu vực bờ phía đông sông bạch...

Tài liệu Giải pháp tổ chức và quản lý không gian cảnh quan khu vực bờ phía đông sông bạch đằng (đoạn từ đường ngô quyền đến cầu thủ ngữ)

.PDF
50
1
94

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA HÀNH CHÍNH LUẬT LỚP D14QLDT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN CẢNH QUAN KHU VỰC BỜ PHÍA ĐÔNG SÔNG BẠCH ĐẰNG (ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG NGÔ QUYỀN ĐẾN CẦU THỦ NGỮ) GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S KTS CÙ THỊ ÁNH TUYẾT SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG PHÚC LOAN MSSV: 1425801050006 BÌNH DƯƠNG, NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 2018 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học MỤC LỤC Phần 1. Phần mở đầu ........................................................................................................... 4 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................... 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 5 1.3 Nhiệm vụ đề tài ...................................................................................................... 5 1.4 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 6 1.5 Khách thể nghiên cứu ............................................................................................ 6 1.6 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 6 1.7 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................ 6 1.8 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 12 1.8.1 Định tính ............................................................................................................ 12 1.8.2 Vẽ và sử dụng bản đồ ........................................................................................ 12 Phần 2. Nôi dung nghiên cứu ............................................................................................ 13 Chương 1. Tổng quan về khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ) ............................................................................................... 13 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................... 13 1.2 Tổng quan về cảnh quan bờ sông Bạch Đằng: ......................................................... 14 1.2.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 14 1.2.2 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 19 1.2.3 Liên hệ vùng ...................................................................................................... 21 1.2.4 Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................... 22 1 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học 1.2.5 Phân tích hình thái không gian ven sông tại khu vực ........................................ 27 1.2.6 SWOT ................................................................................................................ 30 1.1.7 Giá trị của tổ chức không gian cảnh quan ven bờ sông tại khu vực nghiên cứu31 1.1.8 Bố cục không gian cảnh quan ............................................................................ 35 1.1.9 Thực trạng quản lý đô thị ................................................................................... 36 1.3 Kết luận chương 1 .................................................................................................... 45 Chương 2. Cơ sở khoa học ............................................................................................. 46 2.1 Cơ sở pháp lý ........................................................................................................... 46 2.2 Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 51 2.2.1 Các thuật ngữ ..................................................................................................... 51 2.2.2 Cơ sở về hình thái không gian đô thị ven sông ................................................. 51 2.2.3 Cơ sở về bố cục không gian cảnh quan ......................................................... 52 2.2.4 Cơ sở về quản lý tổ chức không gian ................................................................ 55 2.3 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 57 2.3.1 Trong nước......................................................................................................... 57 2.3.2 Ngoài nước......................................................................................................... 57 2.4 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 63 Chương 3. Đề xuất giải pháp ......................................................................................... 64 3.1 Đề xuất về giải pháp tổ chức không gian cảnh quan khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ) ....................................... 64 3.1.1 Cảnh quan thiên nhiên ....................................................................................... 64 3.1.2 Cảnh quan nhân tạo............................................................................................ 66 3.1.3 Cảnh quan hoạt động: Cảnh quan hoạt động sẽ được xuất theo hai hình thức: không gian tĩnh và không gian động........................................................................... 73 2 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học 3.2. Đề xuất giải pháp quản lý không gian cảnh quan khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ).................................................... 76 Phần 3. Kết luận – Kiến nghị............................................................................................. 77 Kết luận .......................................................................................................................... 77 Kiến nghị ........................................................................................................................ 77 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 78 TÀI LIÊU THAM KHẢO ................................................................................................. 84 3 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN CẢNH QUAN KHU VỰC BỜ PHÍA ĐÔNG SÔNG BẠCH ĐẰNG (ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG NGÔ QUYỀN ĐẾN CẦU THỦ NGỮ) Phần 1. Phần mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Nghiên cứu đề tài tổ chức không gian cảnh quan ven sông đã và đang được các ngành, nhà khoa học,… rất quan tâm. Việt Nam ta là nước có mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho giao thông đường thủy và phát triển kinh tế, việc khai thác giá trị đúng cách bao giờ hết cũng được đưa lên hàng đầu. Các vấn đề giữ gìn và phát triển không gian ven sông là nhiệm vụ quan trọng của mọi cơ quan quản lý nhà nước và người dân để góp phần xây dựng bộ mặt cho đô thị nước ta. Sông Bạch Đằng là lưu vực sông gắn liền các văn hóa lịch sử và các hoạt động vui chơi giải trí, thương mại - dịch vụ của Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Sông Bạch Đằng là một trong những lưu vực thoát nước chính cho Thành phố. Cùng với những vai trò quan trọng nêu trên, khu vực ven sông Bạch Đằng còn rất có tiềm năng trong việc tổ chức các không gian cảnh quan đô thị, điều hòa khí hậu,... Điều này đã được cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Bình Dương quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, lưu vực sông nghiên cứu đang đối mặt với nhiều vấn đề như: chưa được tạo dựng và quản lý phát triển; nhà ở ven bờ san sát nhau, thiết kế không đồng bộ về chiều cao, màu sắc, khoảng lùi, làm phá vỡ không gian kiến trúc cảnh quan của đô thị; hạ tầng kỹ thuật chưa tốt được biểu hiện qua: đường xá hư hại, ngập lún khi thủy triều dâng, không được trải nhựa mà làm bằng đất đá khiến cho việc đi lại khó khăn, vỉa hè bị xuống cấp, hệ thống cống thoát nước thô sơ không phòng vệ; tình trạng buôn bán hàng rong, hát karaoke trên vỉa hè rất nhiều dẫn đến xả rác bừa bãi, ô nhiễm tiếng ồn, làm mỹ quan đô thị giảm đi. Theo quyết định số 1072, ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Đô thị Thủ Dầu Một đến năm 2020, định hướng về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, các tuyến 4 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học trục cảnh quan chính trong đô thị, tuyến cảnh quan dọc theo sông Bạch Đằng: bao gồm cảnh quan đô thị ven sông, tạo lập hình ảnh phố ven sông với nhiều không gian công cộng, quảng trường ven sông. Đoạn sông nghiên cứu cần được xem xét và quy hoạch định hướng phát triển theo quyết định trên nhằm nâng cao tính hiệu quả và chất lượng sống của người dân quanh đây. Vì vậy, dưới góc nhìn của sinh viên chuyên ngành Quản lý đô thị, nghiên cứu đề tài “Giải pháp tổ chức và quản lý không gian khu vực bở phía Đông sông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ)” là mang tính cấp thiết nhằm đưa ra được giải pháp quy hoạch, cải tạo không gian cảnh quan ven bờ sông và tuyến đường dọc sông. Quy hoạch xây dựng nhà ở ven bờ sông tạo được bộ mặt kiến trúc, cảnh quan phù hợp với những yêu cầu của Thành phố đặt ra trong quy hoạch định hướng tương lai. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung: Đưa ra các giải pháp tổ chức và quản lý không gian nhằm tạo dựng và quản lý khu vực bờ phía Đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ) làm cơ sở phát triển không gian cảnh quan đô thị, phù hợp với Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 7 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị [1] 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Định hướng tổ chức không gian cảnh quan khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng. Dựa trên tổ chức không gian cảnh quan đề ra giải pháp quản lý không gian cảnh quan khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng. 1.3 Nhiệm vụ đề tài: Tìm hiểu thực trạng của khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ). Đánh giá và phân tích cảnh quan khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ) 5 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học Đưa ra các giải pháp quản lý nhà nước về tổ chức không gian cho khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ) Đề xuất các hướng tổ chức không gian cho khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ) 1.4 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp tổ chức và quản lý không gian khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ) 1.5 Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu về: Người dân sống dọc theo bờ Đông sông Bạch Đằng. Người dân buôn bán (bán rong, cố định). Cán bộ quản lý(quản lý trật tự xây dựng đô thị và quản lý trật tự xã hội đô thị) Người tham gia sử dụng các không gian dịch vụ công cộng tại khu vực. 1.6 Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Tại khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ) thuộc phường Phú Cường và phường Chánh Nghĩa Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay (Ngày 2 tháng 5 năm 2012, thị xã Thủ Dầu Một chính thức trở thành thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đồng thời chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 2012). Theo Quyết định số 1072/QĐ ngày 26 tháng 6 năm 2012 về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Đô thị Thủ Dầu Một đến năm 2020: Điều 1, khoản 4 Định hướng tổ chức phát triển không gian đô thị 4.2 Định hướng tổ chức không gian đô thị: khu vực phía Nam Thủ Dầu Một (quanh Đại lộ Bình Dương và đường Phú Lợi) là khu vực dịch vụ, kinh doanh, tài chính, thương mại cấp tỉnh, là trung tâm chính trị, hành chính của Thủ Dầu Một gồm đầy đủ các công trình dịch vụ đô thị tương đương cấp quận. Bao gồm các phường: Phú Cường, Chánh Nghĩa,…[2] 1.7 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Đề tài “Giải pháp tổ chức không gian cảnh quan trục sông cầu rào Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” của Bùi Minh Tâm năm 2015 trường Đại học Kiến trúc 6 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học Hà Nội có nêu: Thành phố Đồng Hới là đô thị tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Bình đã và đang trở thành một trong những điểm đến du lịch quan trọng của cả nước, nằm trên tuyến du lịch Di sản Miền trung, có Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Thành phố Đồng Hới có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ khá dày đặc. Sông Cầu Rào là một sông ngắn nhỏ, chảy qua trung tâm của thành phố, nhưng đóng vai trò quan trọng, là nơi tụ thủy, thoát nước của thành phố, tuy nhiên hiện nay việc sử dụng hạ lưu của sông để nuôi tôm gây cản trở cho việc thoát lũ.Trong những năm gần đây tuy đã có xây dựng và tu bổ sông Cầu Rào, nhưng chiều rộng dòng sông chỉ khoảng 50 m, và đê cũng không cao. Nút giao cắt giữa sông Cầu Rào với trục Đông Tây của thành phố, đường Trần Hưng Đạo là nút giao thông rất quan trọng, tuy nhiên hiện nay nhiều công trình đang xây dựng một cách tự phát, chưa có sự thống nhất về mặt kiến trúc và thẩm mỹ. Sông Cầu Rào có cảnh quan đẹp, thuận lợi cho việc phát triển các khu cây xanh công viên, khu sinh thái, tuy nhiên hiện tại việc tổ chức cảnh quan trục sông vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Đồ án quy hoạch chung điều chỉnh xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt kèm theo Quyết định số 1538/QĐ-CT ngày 06/7/2012; đã xác định hướng phát triển tuyến sông Cầu Rào là một trong 3 trục cảnh quan cây xanh mặt nước trọng yếu của đô thị, là trục xương sống của trung tâm TP, là trục kết nối nhiều chức năng đa dạng của đô thị. Trục này có chức năng hòa hợp đô thị với không gian ven sông; Hành lang xanh đô thị dọc theo sông Cầu Rào là nơi nghỉ ngơi và diễn ra các hoạt động của cư dân đô thị. Tuy nhiên nội dung đồ án chỉ mang tính định hướng, thiếu các giải pháp cụ thể đối với không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào. Để có thể giữ chân du khách lưu trú lâu hơn thì việc tạo nên những sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy giá trị của cảnh quan sông Cầu Rào là đòi hỏi cấp thiết trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị Đồng Hới. Đồng thời theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị, trên cơ sở nội dung của đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035, nâng cao chất lượng kiến trúc cảnh quan và tạo lập môi trường sống đô thị bền vững, cần thiết phải nghiên cứu giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đối với trục sông Cầu Rào. 7 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học Đề tài “tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Son, tỉnh Quảng Bình (từ bến thuyền du lịch tới cửa động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình)” của Nguyễn Thành Long năm 2016 trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có nêu: Quảng Bình là một vùng đất hẹp thuộc khu vực miền Trung có đầy nắng và gió Lào rất khó để phát triển kinh tế; may mắn thay nơi đây đã được thiên nhiên ban tặng nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút được hàng trăm nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng. Mà đặc biệt là đến với khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Với tổng diện tích 343.300ha, trong đó vùng lõi là 123.300ha và vùng đệm là 220.000ha, vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là 85.754 ha, Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50km về hướng Tây Bắc. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Phong Nha đã được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào tháng 7 năm 2015. Kể từ khi trở thành di sản thế giới, lượng khách du lịch đến đây tăng vọt, tuy nhiên hiện nay công tác quy hoạch tại đây còn nhiều bất cập. Không gian cảnh quan các khu vực tham quan chưa được đầu tư đúng mức. Vẫn còn nhiều lộn xộn trong kiến trúc, cảnh quan cũng như công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Một trong những khu vực cần thiết phải đầu tư để thể hiện điểm nhấn, ấn tượng của du khách khi đến với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là tuyến tham quan du lịch trên dòng sông Son, đoạn từ bến thuyền du lịch (hay còn gọi là bến thuyền Xuân Sơn) đến cửa động Phong Nha. Bên cạnh động Phong Nha là động Tiên Sơn có thể nói là điểm đến thu hút lượng khách chủ yếu đối với Phong Nha - Kẻ Bàng đã được đưa vào khai thác từ lâu nay. Điều này cho thấy, hiện nay du khách chưa được thưởng thức và khám phá một cách đầy đủ vẻ đẹp của di sản này. Việc tổ chức quy hoạch không gian cảnh quan dọc tuyến hai bên bờ sông Son đoạn đoạn từ bến thuyền du lịch (hay còn gọi là bến thuyền Xuân Sơn) đến cửa động Phong Nha là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới, khai thác vẻ đẹp nội tại của dòng sông. 8 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học Đề tài “tổ chức cảnh quan hai bên bờ sông Cần Thơ – khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ” của Hoàng Nam năm 2015 trường Đại học Kiến trúc có nêu: Yếu tố sông nước là thành phần tự nhiên, mang tính đặc thù trong tổng thể không gian cảnh quan, mang lại nhiều giá trị văn hóa tinh thần, góp phần tạo lập hình ảnh đặc trưng cho đô thị. Ở những khu vực có dòng sông chảy ngang qua, yếu tố sông nước chiếm vị trí định hướng quan trọng trong giải pháp tổ chức cảnh quan. Từ xưa các đô thị phát triển từ sự hình thành cụm dân cư dọc sông rạch, do đó sông Cần Thơ không chỉ mang lại yếu tố cảnh quan, mà còn là không gian văn hóa, sinh hoạt của người dân từ lâu đời. Dòng sông là mặt tiền cửa ngõ phía Nam của thành phố, giúp điều hòa vi khí hậu, dòng chảy hiền hòa uốn lượn tạo nét địa hình cảnh quan đặc sắc. Hầu hết các hoạt động của cư dân miền sông nước được thể hiện rõ nét ở hai bên bờ sông này. Những con thuyền xuôi ngược vận chuyển hàng hóa nông sản, những khu chợ ven sông tấp nập thuyền ghe. Từ khu vực để lại dấu ấn lịch sử và kiến trúc thời Pháp thuộc – bến Ninh Kiều, cho đến không gian chợ nổi đặc trưng miền Tây sông nước, tất cả được thể hiện trọn vẹn trên dòng sông. Mặc dù vậy, chính quyền địa phương đến nay chưa có sự quan tâm đúng mức đến cảnh quan dòng sông và vai trò của nó trong sự hình thành không gian kiến trúc cảnh quan khu vực nói riêng và bộ mặt đô thị nói chung. Cảnh quan khu vực ven sông chưa được quan tâm, nhiều bất cập còn tồn tại và ngày càng trầm trọng: nhà dọc sông, không gian xanh thiếu chăm sóc, bờ sông bị lấn chiếm… Các khu vực lịch sử, truyền thống gắn liền sông nước như bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng chưa được đầu tư tôn tạo để xứng đáng với giá trị vốn có. Công tác quản lý và xây dựng đô thị còn kém làm cho không gian phát triển một cách hỗn độn và nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, dần trở thành nơi nhàm chán kém thu hút. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước dâng, cùng các hiện tượng tự nhiên như xói mòn, sạt lở đang dần hủy hoại không gian bờ sông, khiến dòng sông trở thành một yếu tố đe dọa cuộc sống đô thị, bị ngăn cách và lãng quên vai trò trong các giải pháp cải tạo đô thị hiện hữu. Hiện tại, không gian cảnh quan khu vực ven sông Cần Thơ cũng đã có một số công trình nghiên cứu quy hoạch và kiến trúc thực hiện,tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở các đánh giá chung, các giải pháp đưa ra chưa cụ thể, không phù hợp với điều kiện địa phương, và hơn hết là chưa tận dụng được yếu tố sông nước như là một giá trị đặc trưng .Vì vậy, đề tài 9 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học “ Khai thác yếu tố sông nước trong tổ chức cảnh quan hai bên bờ sông Cần Thơ khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ” là vô cùng cần thiết để nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp cho sự phát triển không gian cảnh quan của trung tâm thành phố Cần Thơ trong tương lai. Đề tài “tổ chức không gian cảnh quan khu vực ven biển Mỹ Khê và các vấn đề cần nghiên cứu” của Văn Tín năm 2016 trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có nêu: Bãi biển Mỹ Khê được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp ở Việt Nam, với chiều dài hơn 7 km có dải cát rộng, độ dốc thoải, được che chắn kín đáo, xung quanh có rừng phi lao rất thích hợp với việc phát triển các khu du lịch biển. Tuy nhiên, hiện tại các hoạt động du lịch ở biển Mỹ Khê vẫn chưa đạt được kỳ vọng của tỉnh Quảng Ngãi. Việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại khu vực ven biển còn sơ sài, chưa rõ ràng, chưa khai thác hết giá trị cảnh quan thiên nhiên. Một số loại hình quán ăn, quán nhậu tự phát mọc tràn lan dọc tuyến đường ven biển ảnh hưởng tới mỹ quan khu vực. Dịch vụ vui chơi giải trí ở khu vực ven biển còn nghèo nàn nên chưa khai thác đúng tiềm năng du lịch biển vốn có. Các không gian công cộng phục vụ sinh hoạt cộng đồng còn thiếu nhiều, dẫn đến việc gắn kết cộng đồng còn hạn chế. Ô nhiễm môi trường do ý thức kém của người dân và khách du lịch, thêm vào đó là công tác quản lý môi trường chưa được triệt để dẫn đến mất mỹ quan khu vực ven biển. Trong khi khu vực này mới được xác nhập vào Thành phố Quảng Ngãi nên yếu tố tạo thị trường sẽ mạnh mẽ hơn trước, sẽ là khu vực tiềm năng thu hút du lịch trong tương lai. Vì vậy đề tài “ Tổ chức không gian cảnh quan khu vực ven biển Mỹ Khê- TP Quảng Ngãi” là cần thiết để nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp cho sự phát triển không gian cảnh quan khu vực ven biển với mục đích phát triển du lịch và phục vụ lợi ích cộng đồng cho TP Quảng Ngãi. Đề tài “tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Vạn Phúc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” của Đỗ Quang Khải năm 2016 trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có nêu: Tuyến đường Vạn Phúc là một trong những tuyến đường nằm trong khu vực phát triển đô thị tại khu vực phía Tây nội đô thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, kiến trúc tổng thể của tuyến phố và khu vực đã trải qua thời gian, cùng sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội nên nhiều khu vực trên tuyến phố đã xuất hiện một số công trình xây mới, 10 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học xây chen hoặc cơi nới từ công trình cũ không đồng bộ chưa tạo dựng được không gian kiến trúc cảnh quan toàn tuyến đẹp, hiện đại. Không gian kiến trúc cảnh quan hai bên mương không được sự quan tâm của người dân cũng như sự quản lý của nhà nước. Mật độ xây dựng một số khu vực quá cao, thiếu không gian xanh, không gian trống. Các công trình đa phần đang bị xuống cấp, không có sự thống nhất về hình thức cũng như phong cách kiến trúc. Sau khi tuyến đường hình thành, nếu không có sự nghiên cứu và quản lý sẽ gây mất mỹ quan đô thị. Ngoài ra do công trình xây dựng lộn xộn, không có hướng tuyến rõ ràng sẽ tạo nên các ô đất xen kẹt, các công trình siêu mỏng, siêu méo. Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Vạn Phúc nhằm tạo ra bộ mặt kiến trúc, 2 cảnh quan phù hợp với những yêu cầu của thành phố đặt ra, giúp cho việc lưu thông, giao thông thuận lợi, chống ách tắc, khai thác tốt các chức năng và hiện trạng xây dựng trên tuyến phố chính của thủ đô, có kiến trúc cảnh quan hiện đại, khang trang xứng tầm với một tuyến phố lớn của thành phố trong thời kỳ phát triển mới là cần thiết. Kết luận: Các đề tài đã đánh giá được những vấn đề về thực trạng tổ chức không gian cảnh quan ven bờ sông, phân tích những cơ sở khoa học cho việc tổ chức cảnh quan, các điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hóa xã hội... Đồng thời tổng kết được các khuynh hướng, quan điểm về tổ chức không gian, các quy luật bố cục cảnh quan, các nguyên tắc tổ chức không gian nhằm làm phong phú thêm phương án tố chức không gian cảnh quan ven bờ sông. Từ những kinh nghiệm cũng như các quan điểm rút ra trong quá trình nghiên cứu, luận văn đưa ra một số giải pháp áp dụng cho việc tổ chức không gian cảnh quan khu vực bờ sông, nhằm phát tôn tạo và phát huy giá trị của bờ sông nghiên cứu. Nhưng ngoài các vấn đề về tổ chức không gian cảnh quan ven bờ sông thì chưa thấy nêu ra được phương hướng quản lý khu vực mà luận văn nghiên cứu, vì vậy tác giả nghiên cứu đề tài “giải pháp tổ chức và quản lý không gian cảnh quan khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ)” không chỉ nêu lên ý tưởng tổ chức không cảnh quan ven bờ sông mà còn đưa ra các giải pháp quản lý thích hợp với khu vực nghiên cứu. 11 Đặng Phúc Loan D14QLDT 1.8 Phương pháp nghiên cứu: 1.8.1 Định tính: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Quan sát thực địa. Cảm nhận, điền giả. Phỏng vấn sâu. 1.8.2 Vẽ và sử dụng bản đồ: 12 Nghiên cứu khoa học Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học Phần 2. Nôi dung nghiên cứu Chương 1. Tổng quan về khu vực bờ phía đông sông Bạch Đằng (đoạn từ đường Ngô Quyền đến cầu Thủ Ngữ). 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: [3] Bờ đông sông Bạch Đằng và Chợ Thủ Dầu Một được hình thành khoảng gần 2 thế kỷ, có vị trí thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán với các tỉnh miền Tây và các vùng lân cận. Là nơi trung tâm thương mại tiêu biểu của Bình Dương, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cũng chính vì thế, chợ Bình Dương không chỉ là nơi mua bán mà còn là một biểu trưng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của Bình Dương và Nam Bộ. Ngày nay, khu vực nghiên cứu là khu trung tâm buôn bán sầm uất của Bình Dương và vùng Ðông Nam Bộ, theo dòng thời gian nơi đây gắn liền những biến động thăng trầm, chứng kiến sự phát triển kinh tế xã hội, là biểu hiện sinh động nhịp sống văn minh đô thị của người Bình Dương. Không chỉ là nơi buôn bán, vui chơi giải trí nơi đây còn được coi như bộ mặt văn hóa của cả vùng dân cư. 13 Đặng Phúc Loan Nghiên cứu khoa học D14QLDT Tỉnh Bình Dương Vị trí địa lý Dân số Giao thông - Có diện tích là 2694,4 km2 xếp thứ 4 - Dân số 1.995.817 - Quốc lộ 13; trong vùng Đông Nam Bộ. người - Với tọa độ địa lý 10o51' 46" – 11o30' - Mật - Quốc lộ 14; độ 741 - Tỉnh lộ 741; Vĩ độ Bắc, 106o20' – 106o58' kinh độ người/km². - Sông Sài Gòn; Đông. - Sông Đồng Nai; - Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. - Sông Thị Tính. - Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh. - Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. - Phía Tây giáp Tỉnh Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Thủ Dầu Một Vị trí địa lý Dân số Giao thông - Diện tích là 118,67 km² - Dân số là 347.000 người - Quốc lộ 13; - Phía Đông giáp thị xã Tân Uyên - Mật độ dân số 4.238 - Quốc lộ 14; - Phía Tây giáp huyện Củ Chi thuộc người/km² - Tỉnh lộ 741; thành phố Hồ Chí Minh. - Sông Sài Gòn. - Phía Nam giáp thị xã Thuận An. - Phía Bắc giáp thị xã Bến Cát. 15 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học Phường Phú Cường Vị trí Dân số Giao thông - Diện tích là 2,45 km². - Số dân là - Quốc lộ 14; - Phía Đông giáp với phường Phú Hòa. 25.014 - Phía Tây giáp với xã Bình Mỹ, huyện Củ người Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đường Yersin; - Đường Cách mạng tháng 8; - Mật độ là - Đường Thích Quãng đức; - Phía Nam giáp với phường Chánh Nghĩa, 10214 Đông Nam giáp với phường Phú Thọ. - Đường Bạch Đằng. người/km² - Phía Bắc giáp với phường Hiệp Thành, Tây Bắc giáp với phường Chánh Mỹ. Phường Chánh Nghĩa Vị trí Dân số Giao thông - Diện tích là khoảng 476,95 ha. - Dân số là 27.382 - Quốc lộ 14; - Phía Đông giáp phường Phú Hòa. người - Đường 30 tháng 4; - Phía Tây giáp xã Bình Mỹ, huyện - Mật độ là 5741 - Đường Cách mạng tháng 8; Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. người/km² - Phía Nam giáp phường Phú Thọ. - Đường Thích Quãng đức; - Đường Nguyện Tri Phương. - Phía Bắc giáp phường Phú Cường. 17 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học Khu đất nghiên cứu có vị trí địa lý nằm trong Phường Phú Cường và Phường Chánh Nghĩa. Chiều dài khu đất chạy dọc theo bờ đông sông Sài Gòn là 1,2 km. Khu đất có công viên cây xanh cảnh quan, chợ, thương mại – dịch vụ, nhà ở và công trình cơ quan nhà nước. Do có vị trí thuận lợi khu đất là điểm đến cho tất cả mọi người trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh, được xem là bộ mặt của Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 1.2.2 Điều kiện tự nhiên:[4] 1.2.2.1 Khí hậu: Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. 1.2.2.2 Thủy văn, sông ngòi: Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa, nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. 19 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km, chảy qua địa phận Bình Dương ở huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân. Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương, từ huyện Dầu Tiếng đến thị xã Thuận An, dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (khoảng 20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Thuận An rộng khoảng 200m. Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn từ Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua thị xã Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn. Cùng với sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở thị xã Bến Cát, thành phố Thủ Dầu Một tạo nên những vườn cây ăn trái đặc trưng. Sông Bé dài trên 360 km, bắt nguồn từ suối Đắk R'Lấp thuộc tỉnh Đắk Nông có độ cao 1000m so với mực nước biển. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào tỉnh Bình Dương dài khoảng 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại. 20 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học - Cây xanh – mặt nước: Nằm ở khu đất trong vùng trung tâm của Thành phố nhưng đoạn đường Nguyễn Tri Phương lại có nhiều bãi đất trống => cỏ dại mọc rất nhiều làm mất mĩ quan đô thị nói chung và bờ sông nói riêng. Về mặt nước: mặt nước trong khu vực ô nhiễm, màu nước thường là màu sẫm, đậm, rác ở ven bơ rất nhiều. - Công trình xây dựng: Nhà ở trong khu đất nghiên cứu chưa có trật tự. Có nghĩa là nhà cấp II, III, IV xen lẫn nhau tạo nên khung cảnh không đẹp cho bộ mặt Thành phố. Công trình chợ Thủ Dầu Một đã xuống cấp nhưng không được tu sữa. Khó khăn trong công tác giải tỏa đền bù. O - Vì ở vị trí trung tâm Thành phố Thủ Dầu nên công tác cải tạo, quy hoạch đô thị rất được quan tâm. - Nhu cầu của người dân trong và ngoài khu đất càng ngày một tăng cao => phát triển các loại hình trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng là cần thiết. - Về đường thủy: Sông Sài Gòn là đường giao thông quan trong của nước ta, với vị trí nằm ven bờ đông sông Sài Gòn => phát triển kinh tế tỉnh nhà và dịch vụ công công trên sông. - Cây xanh – mặt nước: Dễ dàng quy hoạch cây xanh – mặt nước nhằm tạo cảnh quan cho khu đất nhiên cứu. - Xây dựng công trình: Quy hoạch cải tạo lại khu đất nghiên cứu. T - Vì khu đất nghiên cứu nằm ở vị trí trung tâm nên mức giá để đền bù rất cao, cần có nguồn vốn rất lớn => kêu gọi kinh phí từ nhà nước và tư nhân. 1.1.7 Giá trị của tổ chức không gian cảnh quan ven bờ sông tại khu vực nghiên cứu: 1.7.1.1 Giá trị kinh tế: a) Nhà ở: Nhà ở bờ sông luôn có sức hút nhất định với các đơn vị phát triển bất động sản và đặc biệt là với khách mua nhà. Để sở hữu một căn nhà nhìn ra sông, hay thậm chí chỉ cần gần sông, người mua nhà tại các thành phố lớn sẽ phải chi thêm khoảng 15-30% giá tiền so với các khu vực lân cận, thậm chí có nhiều trường hợp lên gấp đôi như: Sông Thames ở London, Sông Seine ở Paris 31 Đặng Phúc Loan D14QLDT Nghiên cứu khoa học Cụ thể giá của nhà liền kề 1 trệt, 2 lầu, sân thượng với diện tích đất 120m2 và diện tích sàn xây dựng: 427,82m2 là 9.53 tỷ đồng (cập nhật vào ngày 19 tháng 10 năm 2017)[6] Có thể thấy Bach Dang’s Gold nằm lệch sang vị trí đắt địa của bờ đông sông Bạch Đằng mà vẫn có lợi thế về không gian và giá cả, vậy nếu phát triển bất động sản ở khu vực nghiên cứu thì tầm phát triển của dự án tăng gấp bội. b) Thương mại – dịch vụ: Cùng với sự phát triển của bất động sản, thương mại – dịch vụ ven bờ sông cũng không kém cạnh hơn. Việc mua nhà và ở ven sông sẽ kéo theo các nhu cầu sử dụng dịch vụ là thiết yếu, các dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, … sẽ đáp ứng nhu cầu này của người dân. Là bờ sông nằm trong đô thị loại I, trong tương lai tiềm năng phát triển của khu vực là vô tận. 1.7.1.2 Giá trị tinh thần: a) Sinh hoạt cộng đồng: Sau những giờ học tập làm việc căng thẳng, người dân trong và ngoài khu vực sẽ đến bờ sông Bạch Đằng vui chơi, giải trí. Với không gian thoáng mát cùng các hoạt động giải trí sẽ giúp người dân xua tan mệt mỏi, căng thẳng. Bờ sông Bạch Đằng cũng sẽ là nơi tổ chức các hoạt động cộng động: Lễ, Tết, hoạt động tình nguyện làm tăng vẻ đẹp cho đô thị và văn hóa truyền thống của tỉnh Bình Dương. Hoạt động văn hóa cộng đồng xem như là một dạng của “cảnh quan hoạt động” trong khu vực đóng vai trò quyết định trong công tác tổ chức không gian cảnh quan. b) Tổ chức không gian cảnh quan: Tổ chức không gian cảnh quan ven sông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng phát triển đô thị như: - Chủ động trong quy hoạch chiến lược về phát triển kiến trúc cảnh quan đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội là một kinh nghiệm mang tầm chiến lược để phát triển đô thị ven sông. 34
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất