Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tổ chức thoát hiểm cho nhà ở liền kề tại khu đô thị mới ở thành phố hà...

Tài liệu Giải pháp tổ chức thoát hiểm cho nhà ở liền kề tại khu đô thị mới ở thành phố hà nội. (từ năm 2018 đến năm 2030) (tt)

.PDF
28
12
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÊ HOÀNG PHƯƠNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THOÁT HIỂM CHO NHÀ Ở LIỀN KỀ TẠI KHU ĐÔ THỊ MƠI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI. (TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2030) Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÊ HOÀNG PHƯƠNG KHÓA 2016-2018 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THOÁT HIỂM CHO NHÀ Ở LIỀN KỀ TẠI KHU ĐÔ THỊ MƠI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI. (TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2030) Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 60.58.01.02 LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG ĐỨC QUANG Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÊ HOÀNG PHƯƠNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THOÁT HIỂM CHO NHÀ Ở LIỀN KỀ TẠI KHU ĐÔ THỊ MƠI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI. (TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2030) LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Học viên KTS. Lê Hoàng Phương LỜI CẢM ƠN Sau hai năm theo học lớp cao học chuyên ngành kiến trúc, khoa Sau đại học, trường Đại học Kiến trúc, dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo, tôi đã thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích. Đó là hành trang giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học và cũng là hành trang cho sự nghiệp sau này. Tôi xin bày tỏ chân thành lòng biết ơn sâu sắc tới các quý thầy, cô trong ban giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc, ban lãnh đạo Khoa Đào tạo Sau đại học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. KTS. Đặng Đức Quang, người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Đồng cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn, đã cho tôi những lời khuyên quý giá, tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành Luận văn khóa học . Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ hết lòng, để tôi có thể hoàn thành khóa học và bảo vệ thành công Luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình hoàn thành luận văn, do thời gian và kiến thức tìm hiểu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong các quý thầy, cô xem xét và góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày tháng năm 2018 Học viên Kts. Lê Hoàng Phương MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................ .. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................. .. MỞ ĐẦU .................................................................................................. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................. 1 Mục đích của đề tài .................................................................................. 3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................... 3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3 Cơ sở khoa học và thực tiễn .................................................................... 4 Kết quả đạt được (tóm tắt các kết luận của luận văn)................................. 4 Một số khái niệm dùng trong luận văn ...................................................... 4 NỘI DUNG ............................................................................................... CHƯƠNG 1: Thực trạng hệ thống thoát hiểm cho nhà ở liền kề ở các dự án tại Hà Nội....................................................................................................9 1.1.Thực trạng hệ thống thoát hiểm tại một số dự án đã hoàn thành ........... 9 1.1.1. Khu đô thị An hưng ........................................................................ 9 1.1.2. Khu đô thị Mỹ Đình ..................................................................... 11 1.1.3. Khu đô thị Mỹ Đình sông Đà ....................................................... 14 1.1.4. Khu đô thị Văn Phú ..................................................................... 18 1.1.5. Khu đô thị Ciputra ....................................................................... 21 1.2. Nhận xét và đánh giá ...................................................................... 25 1.3. Nhận xét rút ra những bất cập yêu cầu cần được giải quyết ............... 26 CHƯƠNG 2: Cơ sở khoa học tổ chức giải pháp thoát hiểm nhà liền kề tại khu đô thị mới ở thành phố Hà Nội.............................................................27 2.1. Cơ sở pháp lý ......................................................................... ........27 2.2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................... 28 2.2.1.Phong thủy trong kiến trúc của người Việt ảnh hưởng đến giải pháp thoát hiểm .............................................................................................. 28 2.2.2. Đặc điểm của nhà ở liền kề ở khu đô thị mới ................................ 30 2.2.3. Đặc điểm tổ chức thoát hiểm trong nhà liền kề ............................. 35 2.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 36 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... .36 2.3.2. Điều kiện kinh tế ......................................................................... 37 2.3.3. Điều kiện văn hóa, xã hội ............................................................. 37 2.3.4. Điều kiện khoa học công nghệ ...................................................... 40 CHƯƠNG 3: Một số giải pháp tổ chức thoát hiểm cho nhà liền kề tại khu đô thị mới ở Hà Nội, lấy nghiên cứu áp dụng cho nhà liền kề khu đô thị mới thuộc dự án Khu nhà ở BTL Thủ đô Hà Nội. ..................... 43 3.1. Quan điểm và nguyên tắc chung ...................................................... 43 3.1.1. Quan điểm. ................................................................................... 43 3.1.2. Nguyên tắc chung. ........................................................................ 43 3.2. Đề xuất các giải pháp ..................................................................... 44 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch ................................................................ 44 3.2.2. Giải pháp về kiến trúc. .................................................................. 45 3.3. Đề xuất quy hoạch, xây dựng cụ thể tại dự án BTL Thủ đô Hà Nội............ 47 3.3.1. Đặc điểm nhà thấp tầng khu nhà ở BTL Thủ đô Hà Nội ....................... 47 3.3.2. Vấn đề cần giải quyết ....................................................................... 49 3.3.3. Đề xuất hướng giải quyết .................................................................. 49 a. Đề xuất quy hoạch ................................................................................ 49 b. Đề xuất kiến trúc .................................................................................. 55 * Đề xuất hướng giải quyết theo trục thoát hiểm ........................................... 55 * Đề xuất hướng giải quyết theo khả năng tiếp xúc bên ngoài của nhà .............. 64 * Đề xuất hướng giải quyết theo công năng sử dụng của nhà .......................... 77 c. Đề xuất giải pháp quản lý ....................................................................... 81 KẾT LUẬN. ............................................................................................ . 1. Kết luận: ............................................................................................ 83 2. Kiến nghị : ......................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ....................................................................... DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Nội dung Viết tắt 1 Bộ Xây Dựng BXD 2 Công nghiệp hóa CNH 3 Công trình xây dựng 4 Khu dân cư. 5 Khu đô thị mới KĐTM 6 Nghị định-chính phủ NĐ-CP 7 Nhà ở thấp tầng NOTT 8 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 9 Quyết định QĐ 10 Thông tư TT 11 Thủ Tướng 12 Ủy ban nhân dân CTXD KDC QCXDVN TTG UBND DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 1.1 Phân tích một số yêu tố thoát hiểm chưa hợp lý của nhà thấp tầng thuộc khu đô thị mới An Hưng Bảng 1.2 Phân tích giải pháp thoát hiểm nhà liền kề dự án Mỹ Đình Bảng 1.3 Phân tích giải pháp thoát hiểm của khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà Sudico Bảng 1.4 Phân tích giải pháp thoát hiểm của khu đô thị mới Văn Phú Bảng 1.5 Phân tích giải pháp thoát hiểm của khu đô thị mới Ciputra Bảng 3.1 Mặt bằng các loại nhà thấp tầng Bảng 3.2 Vật liệu sử dụng cho ban công Bảng 3.3 Bảng vật liệu sử dụng cho cửa đi và cửa sổ Bảng 3.4 Bảng vật liệu sử dụng cho cửa chính. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình Tên hình Hình 2.1 Hình ảnh minh họa sử dụng sân trong của người Việt Hình 2.2 Minh họa biệt thự liền kề Hình 2.3 Minh họa nhà liền kề khối ghép Hình 2.4 Các biểu đồ đặc trưng cho thời tiết khí hậu Hà Nội Hình 2.5 Biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ không khí tại Hà Nội Hình 2.6 Vật liệu tre được sử dụng nhiều để làm nhà Hình 2.7 Ứng dụng ống thoát hiểm của ông Eric Hooper Hình 2.8 Ứng dụng thoát hiểm bằng balo skysaver Hình 2.9 Hình ảnh thực tế sử dụng thang trượt máng thoát hiểm Hình 3.1 Sơ đồ các chức năng của giải pháp tổ chức thoát hiểm Hình 3.2 Thoát hiểm từ ban công hoặc qua cầu thang lên mái Hình 3.3 Thoát hiểm từ ban công hoặc qua cầu thang lên mái Hình 3.4 Nhà thấp tầng đã được xây thô xong Hình 3.5 Khu đô thị mới vẫn trong quá trình thi công Hình 3.6 Hoa sắt cố định, vấn đề an ninh được giải quyết nhưng vấn đề an toàn lại khó khăn Hình 3.7 Mặt bằng mẫu căn hộ 1 mặt thoáng lô C Hình 3.8 Mặt bằng chi tiết tầng 1 Hình 3.9 Mặt bằng chi tiết tầng 2 Hình 3.10 Mặt bằng chi tiết tầng 3 Hình 3.11 Ví dụ một số mẫu ban công Hình 3.12 Chi tiết mặt bằng mái Hình 3.13 Mặt cắt minh họa hướng thoát hiểm Hình 3.14 Mặt bằng tổng thể căn hộ điển hình Hình 3.15 Mặt bằng chi tiết tầng 1 Hình 3.16 Mặt bằng chi tiết tầng 2-3 Hình 3.17 Mặt bằng chi tiết tầng 4 Hình 3.18 Mặt bằng chi tiết tầng mái Hình 3.19 Hình minh họa mặt cắt Hình 3.20 Mặt bằng tổng thể căn hộ điển hình Hình 3.21 Mặt bằng chi tiết căn hộ Hình 3.22 Mặt bằng chi tiết tầng 2-3 Hình 3.23 Mặt bằng chi tiết tầng 4 Hình 3.24 Mặt bằng chi tiết tầng mái Hình 3.25 Mặt bằng cắt minh họa Hình 3.26 Mặt cắt thể hiện công năng nhà kết hợp sinh hoạt và kinh doanh Hình 3.27 Mặt bằng tầng 1-2 loại hình sinh hoạt kết hợp kinh doanh Hình 3.28 Mặt bằng tầng 3-5 loại hình sinh hoạt kết hợp kinh doanh 1 MỞ ĐẦU * Sự cần thiết của đề tài Từ xa xưa, văn hóa người Việt đã có quan niệm an cư thì mới lạc nghiệp hay thứ nhất dinh cơ thứ nhì âm phần. Có chỗ ở ổn định công việc mới có thể tập trung thăng tiến trong công việc. Vì vậy xây nhà luôn là một việc lớn trong cuộc đời người Việt. Khái niệm nhà ở trong tiếng Anh (house), Pháp (maison), Ý (casa) đều có mục đích chung là dùng để chỉ một thực thể vật chất làm nơi cư ngụ của con người; trong đó, kiến trúc luôn được liên kết với các vấn đề về bản sắc thị giác và bản sắc văn hóa. Đối với người Việt nhà ở không chỉ là thứ che mưa, che nắng, mà còn biểu trưng cho tinh thần gia tộc, là “đình miếu” của con cháu thờ phụng tổ tiên, là một hình thức tư hữu tài sản có màu sắc tôn giáo. Có lẽ vì vậy mà người Việt Nam thiết tha có một nếp nhà và mong muốn nếp nhà của mình phải luôn tiếp tục lưu truyền cho con cháu. Trải qua chiều dài của lịch sử, nhà người việt nói chung và khu vực đồng bằng bắc bộ nói riêng đã có nhiều sự thay đổi bắt kịp với xu hướng chung của thế giới. Trong những thập niên gần đây quá trình đô thị hóa ở nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội. Nhiều khu đô thị mới với các dãy nhà ở liền kề được xây dựng đáp ứng nhu cầu ở của người dân đô thị. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ vẫn chưa được quan tâm. Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2017, xảy ra 626 vụ, trong đó có: 7 vụ cháy gây thiệt hại về người, 9 vụ cháy gây thiệt hại lớn về tài sản. Thiệt hại về người: 18 người chết, 9 người bị thương; thiệt hại về tài sản: Ước tính trên 400 tỷ đồng. Số liệu này tăng hơn so với cùng kỳ năm 2016 (tăng 4 vụ cháy; tăng 14 người chết, giảm 6 người bị thương; thiệt 2 hại về tài sản tăng hơn 300 tỷ đồng). Lực lượng Cảnh sát PC&CC đã trực tiếp tham gia CNCH 43 vụ, cứu được 35 người, tìm được 8 thi thể. Qua thống kê số vụ cháy hàng năm cũng như hậu quả thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra vẫn có dấu hiệu gia tăng (trung bình từ 600 - 800 vụ/năm). Địa bàn xảy ra cháy tập trung nhiều ở các quận nội thành (chiếm khoảng 75%). Số vụ cháy lớn chỉ chiếm từ 1- 2% nhưng thiệt hại chiếm khoảng 80-85% do xảy ra tại các địa điểm tập trung đông người như nhà cao tầng, quán karaoke, nhà hàng, quán ăn. Phòng chống cháy nổ đang trở thành một vấn đề nóng. Một số vụ cháy nổ trên địa bàn Hà Nội năm 2017 [1] Do vậy tác giả chọn đề tài:" Giải pháp tổ chức thoát hiểm cho nhà ở liền kề tại đô thị mới ở Hà nội từ năm 2018 đến 2030" là rất cần thiết. 3 * Mục đích của đề tài Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tổ chức thoát hiểm cho nhà ở liền kề tại các khu đô thị mới ở thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo an toàn sinh mạng, tiện nghi sinh hoạt, mỹ quan đô thị. * Nội dung nghiên cứu - Thực trạng hệ thống thoát hiểm cho nhà ở liền kề tại các khu đô thị mới ở Hà Nội. - Phân tích các cơ sở khoa học để xây dựng các nhà liên kề. - Đề xuất một số giải pháp tổ chức hệ thống thoát hiểm trong nhà ở tại các khu đô thị mới. * Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: giải pháp tổ chức thoát hiểm cho nhà ở liền kề trong khu đô thị mới tại thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: nhà liền kề trong khu đô thị mới tại thành phố Hà Nội. - Thời gian: Từ 2018 đến năm 2030. * Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu nghiên cứu có liên quan - Điều tra xã hội học, khảo sát đánh giá thực trạng tình hình nhà ở liền kề tại các khu đô thị tại thành phố Hà Nội - Phân tích các thông tin thu thập được nhằm đánh giá xu hướng xây dựng nhà ở tại Hà Nội - Đề xuất giải pháp tổ chức thoát hiểm cho nhà ở liền kề tại các khu đô thị mới ở Hà Nội 4 * Cơ sở khoa học và thực tiễn - Điều kiện tự nhiên-khí hậu; Kinh tế-xã hội; Cơ sở văn hóa, lối sống - Đặc điểm xây dựng nhà ở - Nhu cầu sử dụng nhà ở - Các quy định pháp luật, tiêu chuẩn thiết kế được ban hành * Kết quả đạt được (tóm tắt các kết luận của luận văn) Điều kiện cần và đủ đảm bảo Các giải pháp tổ chức thoát hiểm cho nhà ở liền kề có thể áp dụng thành công: - Phát triển xây dựng đúng quy hoạch. - Biện pháp thay đổi nhận thức của người dân về phòng chống cháy nổ bảo vệ an toàn sinh mạng. - Đảm bảo đúng quy định theo pháp luật về phòng chống cháy nổ - Đưa ra các giải pháp thoát hiểm phù hợp với từng hoàn cảnh. * Một số khái niệm dùng trong luận văn Khái niệm về nhà ở: Nhà ở truyền thống: Trong quá trình xây dựng không gian ở cho mình, bằng sự khéo léo của bàn tay và khối óc, con người đã tạo lập không gian sống thích nghi với điều kiện tự nhiên, mỗi công trình nhà ở đều phản ánh khả năng hiểu biết của con người về mối quan hệ giữa hình dạng và chức năng. Các hình dạng sẵn có trong tự nhiên luôn là kiểu mẫu lý tưởng để con người tham khảo cho một mục đích cụ thể. Có lẽ vì vậy, kiến trúc nhà ở của người Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc, đậm nét của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và hình thành nên kiến trúc bản địa: Người Việt thường chọn những vùng đồng bằng có nhiều bùn, nước thích hợp cho điều kiện trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng các vật liệu sẵn có trong tự nhiên. Đối với nhà ở, có thể chia làm ba dạng: Người nghèo thì lợp tranh, vách đất, nền đất, kèo cột làm bằng tre nứa; 5 khá hơn thì làm nhà bằng gỗ (xoan), mái lợp rạ, cỏ tranh…, vách bằng bùn nhào rơm, nền đất hoặc lát gạch; người giàu có, sang trọng thì làm nhà bằng gỗ có chạm trỗ (lim, mít, kiền kiền…), mái lợp ngói, tường gạch, nền gạch… Về chức năng, người nghèo làm nhà một gian hai chái hoặc ba gian hẹp, còn nhà trung bình và nhà giàu thì làm nhà ba gian hai chái, hoặc năm gian hai chái. Tất cả các nhà này thường được bố trí quay về hướng Nam phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam, vai trò của nhà phố trong thời gian qua đã tạo thành nét đặc trưng riêng của kiến trúc thành thị Việt. Đây là loại hình nhà hiện thân tuyệt vời của tư duy linh hoạt, tư duy thiết thực của cư dân đô thị Việt: Vừa dùng làm mục đích cư trú vừa dùng để kinh doanh sinh lời.[28] Nhà ở hiện đại: Trong điều kiện xã hội hiện đại, xu hướng phổ biến đã chuyển dần từ phương thức ở kiểu đại gia đình theo huyết thống sang căn hộ độc lập – tiểu gia đình (cặp vợ chồng trẻ và con nhỏ). Quan niệm coi trọng đất đai – nhà ở với mục đích tạo dựng di sản và để lại cho con cháu tuy vẫn còn tồn tại nhưng đã dần “mềm hóa” trong đời sống xã hội Việt Nam. Đến nay, đô thị Việt Nam đang tồn tại 3 dạng nhà ở phổ biến là: Nhà Biệt thự, không gian vườn rộng và biệt lập bao quanh hoặc trước sau; nhà phố – liền kề có mặt tiền bám sát đường giao thông và nhà ở dạng căn hộ chung cư. Cả ba loại hình nhà ở này tùy theo diện tích, tiện nghi, vật liệu xây dựng, vị trí mà có giá trị được phân thành nhiều hạng khác nhau. Trong đó, loại hình nhà ở dạng phố – liền kề, bám trục giao thông vẫn là xu hướng chính của quá trình chỉnh trang, quy hoạch đô thị. Đến khi đô thị phát triển, đặc biệt là các đô thị lớn, mật độ dân cư ngày càng tăng, nhu cầu nhà ở ngày càng cấp bách, hình thái nhà ở dạng căn hộ trở thành xu hướng phát triển tất yếu của các đô thị hiện đại. Quốc gia Singapore đã cung cấp nhà ở đầy đủ tiện nghi cho 86% người dân với 775 6 550 căn hộ từ những năm 1966 và thời gian qua, Việt Nam cũng đã quan tâm đẩy mạnh, phát triển loại hình nhà ở dạng này.[28] Tuy nhiên, loại hình nhà chia lô được xem như đang chiếm ưu thế, phù hợp với bối cảnh hiện nay và rất khó thay đổi, lý do là: Tập quán nhà gắn liền với đất là tài sản có giá trị có thể để lại cho con- cháu; tâm lý thích tính riêng tư; dễ và chủ động xây thêm, cơi nới hay thay đổi công năng (chuyển qua kinh doanh, cho thuê…), đặc biệt là chủ động về phong thủy…. trong khi, nhà ở dạng căn hộ – chung cư mặc dù có những ưu điểm nhất định như giá thành, diện tích và công năng sử dụng hợp lý, có không gian cảnh quan với các thiết chế văn hóa, giải trí phục vụ cộng đồng, khoảng cách di chuyển, điều kiện về dịch vụ và chăm sóc y tế thuận lợi… nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm lớn của cư dân đô thị Việt.[28] Tóm lại, dù nhà ở của người Việt có thay đổi trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, nhưng quan niệm sống về nếp nhà vẫn còn được lưu giữ và việc kế thừa tôn thống, kế thừa di sản nhà ở luôn được người Việt quan tâm. Trong không gian hạn hẹp của đô thị (mật độ dân cư cao, diện tích đất có giới hạn), loại hình nhà phố đang chiếm ưu thế nhưng nhà ở dạng căn hộ – chung cư sẽ là xu hướng phát triển tất yếu. Do đó, việc khắc phục những tồn tại, bất cập trong nhà ở dạng căn hộ như chất lượng, hình thành ý thức và thói quen của người dân trong việc sử dụng các tiện nghi chung… và khai thác các đặc trưng của nhà phố để thiết kế, tạo lập không gian kiến trúc nội-ngoại thất của căn hộ chung cư, qua đó bố trí sắp xếp vị trí căn hộ phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, khai thác tối đa hiệu quả công năng… Điều này sẽ giúp cho người dân đô thị Việt dần hình thành lối sống, nếp nhà phù hợp với điều kiện phát triển đô thị hiện tại Khái niệm nhà ở theo tiêu chuẩn quốc gia : Nhà ở riêng lẻ 7 Công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở. Nhà ở liên kế Loại nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị. Nhà ở liên kế mặt phố (nhà phố) Loại nhà ở liên kế, được xây dựng trên các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt. Nhà liên kế mặt phố ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác. Nhà ở liên kế có sân vườn Loại nhà ở liên kế, phía trước hoặc phía sau nhà có một khoảng sân vườn nằm trong khuôn viên của mỗi nhà và kích thước được lấy thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực. Quy định chung Nhà ở liên kế được xây dựng theo quy hoạch chung tại các tuyến đường trong đô thị hoặc ngoại vi. Việc thiết kế và xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế và quy định về kiến trúc đô thị được duyệt đối với nhà ở riêng lẻ. Khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà liên kế hai bên tuyến đường đô thị phải hài hòa với tổng thể kiến trúc tuyến phố và phải bảo đảm mỹ quan riêng của công trình. Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà ở liên kế mặt phố cần đảm bảo các nguyên tắc sau :
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan