Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị...

Tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị

.PDF
137
586
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐOÀN THỊ MINH HẢI GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC HUẾ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Huế, ngày 6 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Đoàn Thị Minh Hải i LỜI CẢM ƠN Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức Phòng Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tin tưởng cử tôi tham gia khoá đào tạo thạc sĩ và Ban Quản Lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Trị tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn cùng lớp đã góp ý giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Huế, ngày 6 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Đoàn Thị Minh Hải ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: ĐOÀN THỊ MINH HẢI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC Tên đề tài: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hình thành và phát triển, các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị dần chứng tỏ là một khu công nghiệp năng động, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị hiện nay vẫn còn một số hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chưa phát huy hết tiềm lực sẵn có; một số dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị như khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá chậm triển khai; nhu cầu về nhà ở cho công nhân để yên tâm sinh sống, lao động lâu dài rất cao nhưng đến nay những dự án xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp vẫn chưa được triển khai; thu hút lao động làm việc tuy nhiều nhưng về chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Vì vậy nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị” là hết sức cấp thiết và quan trọng. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp phân tích số liệu nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khu công nghiệp và hoạt động thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016. Chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của chúng. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị trong những năm tới. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích BQL : Ban quản lý DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân FDI : Đầu tư nước ngoài HĐND : Hội đồng nhân dân HĐQT : Hội đồng quản trị KCN : Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế KTXH : Kinh tế xã hội MTV : Một thành viên QĐ : Quyết định TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân iv MỤC LỤC Trang Lời cam đoan............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ............................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iv Mục lục........................................................................................................................v Danh mục bảng ....................................................................................................... viii Danh mục hình ............................................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................3 5. Kết cấu của luận văn.......................................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP .............................................................................6 1.1. Lý luận về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ...............................................6 1.1.1. Vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư .................................................................6 1.1.2. Đặc điểm, vai trò và các nguồn vốn đầu tư vào Khu công nghiệp ...............8 1.1.3. Yêu cầu của việc thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ........................15 1.1.4. Khu công nghiệp và sự cần thiết hình thành khu công nghiệp...................16 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp .......21 1.1.6. Chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ...............................................................................................................25 1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tại các nước trên thế giới, các địa phương tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Trị .....26 1.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư tại các nước trên thế giới ........................26 1.2.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở một số tỉnh trong nước ........................29 v 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Trị..........................................36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ...................................................................38 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị..........................................38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................38 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .............................................................................40 2.1.3. Đánh giá địa bàn nghiên cứu ......................................................................42 2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị........45 2.2.1. Quá trình hình thành và công tác quản lý nhà nước ở các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị ...........................................................................................................45 2.2.2. Thực trạng vốn đầu tư và giải ngân vốn đầu tư ..........................................50 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị.......................................................................................................54 2.3.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị ...............................................................................................54 2.3.2. Phân tích ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị...................65 2.4. Đánh giá chung về công tác thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị............................................................................................................................83 2.4.1. Những kết quả đạt được..............................................................................83 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân....................................................................84 2.4.3. Những vấn đề đặt ra cho tỉnh Quảng Trị ....................................................85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................87 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ.........................................................88 3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị ........................................................................................................................................88 3.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị ..88 vi 3.1.2. Mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào KCN tỉnh Quảng Trị...............................89 3.2. Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị 90 3.2.1. Giải pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng........................................................90 3.2.2. Giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực ....................................................91 3.2.3. Giải pháp liên quan đến tính minh bạch của thông tin ...............................92 3.2.4. Giải pháp liên quan đến môi trường pháp lý ..............................................93 3.2.5. Giải pháp liên quan đến môi trường dịch vụ công .....................................95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................97 1. Kết luận ..........................................................................................................................97 2. Kiến nghị........................................................................................................................98 2.1. Đối với Chính phủ, Ban quản lý và nhà đầu tư .............................................98 2.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Trị ......................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100 PHỤ LỤC ...............................................................................................................102 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vii DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Quy mô mẫu khảo sát............................................................................4 Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016...................42 Bảng 2.2. Tình hình lao động tại Ban quản lý KCN tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016............................................................................................49 Bảng 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ..........................................................................50 Bảng 2.4. Vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 .......51 Bảng 2.5. Số lượng dự án đầu tư được cấp phép và tổng vốn đầu tư đăng ký vào KCN tỉnh Quảng Trị năm 2016...........................................................52 Bảng 2.6. Tỷ lệ vốn đăng ký đầu tư đã thực hiện tại KCN tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016....................................................................................53 Bảng 2.7. Thực trạng cơ sở hạ tầng tại các KCN tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 20142016 .....................................................................................................54 Bảng 2.8. Tình hình thuê và sử dụng đất tại các KCN tỉnh Quảng Trị ...............55 Bảng 2.9. Tổng hợp các văn bản liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư tại các KCN tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016........................................57 Bảng 2.10. Đơn giá tiền thuê hạ tầng và chi phí tu bảo dưỡngtại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị .........................................................................59 Bảng 2.11. Tình hình lao động trong các doanh nghiệp tại cácKCN tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ....................................................................60 Bảng 2.12. Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thu hút đầu tư tại các KCN tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 .................................................63 Bảng 2.13. Kết quả giải quyết và các thông tin liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư tại các KCN tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 .................65 Bảng 2.14. Đặc điểm mẫu điều tra ........................................................................67 Bảng 2.15. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cronbach’s alpha ......68 Bảng 2.16. Kiểm định KMO and Bartlett's Test....................................................69 viii Bảng 2.17. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập ........................70 Bảng 2.18. Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc...........................................73 Bảng 2.19. Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .......75 Bảng 2.20. Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter .....................................76 Bảng 2.21. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy ..................................77 Bảng 2.22. Kiểm tra đa cộng tuyến .......................................................................78 Bảng 2.23. Kết quả phân tích hồi quy đa biến.......................................................78 Bảng 2.24. Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các nhóm của biến loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, chức vụ và thâm niên của các đối tượng điều tra.................................................................................................81 Bảng 2.25. Kết quả phân tích ANOVA cho kiểm định sự khác biệt theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, chức vụ và thâm niên của đối tượng điều tra ......................................................................................................................81 ix DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị .........48 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu sau kiểm định...........................................................80 x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp nói riêng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm giải quyết. Việc thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp như thế nào để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời việc thu hút vốn đó phải đạt được hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 3 khu công nghiệp gồm khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang, khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá với tổng diện tích đất quy hoạch là 341 ha nằm ở các vị trí rất thuận lợi. Kết cấu hạ tầng đã và đang được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện đã có các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động. Các khu công nghiệp này cần huy động số lượng lớn vốn đầu tư phát triển của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nước ngoài. Để các khu công nghiệp là đầu tàu góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong quá trình hình thành và phát triển, các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị dần chứng tỏ là một khu công nghiệp năng động, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị hiện nay vẫn còn một số hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chưa phát huy hết tiềm lực sẵn có; một số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị như khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá chậm triển khai; nhu cầu về nhà ở cho công nhân để an tâm sinh sống, lao động lâu dài rất cao nhưng đến nay những dự án xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp vẫn chưa được triển khai; thu hút lao động làm việc tuy nhiều nhưng về chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Để phát huy hơn nữa nội lực sẵn có, phát triển đúng với tiềm năng, thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư có quy mô vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp là một vấn đề đang rất được quan tâm. 1 Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị” được chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị trong những năm tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khu công nghiệp và hoạt động thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016. Chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của chúng. - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị. Đối tượng khảo sát: Tổ chức doanh nghiệp hiện đang đầu tư kinh doanh hoặc trực tiếp tham gia vào công tác quản lý doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2014-2016; các giải pháp được đề xuất áp dụng cho những năm tiếp theo. Số liệu sơ cấp được điều tra khảo sát trong khoảng thời gian thực hiện đề tài. - Về nội dung: Nghiên cứu phân tích vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN tỉnh Quảng Trị thuộc Ban Quản lý các KCN cấp tỉnh quản lý (Không bao gồm các KCN thuộc khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo và Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị); do chính quyền địa phương cấp tỉnh thu hút và 2 những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Đối với số liệu thứ cấp Được thu thập từ báo cáo tổng kết của Ban quản lý các KCN tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016, phương hướng hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet; chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Trị về thu hút vốn đầu tư vào các KCN và từ cơ quan ban ngành ở TW để định hướng. 4.1.2. Đối với số liệu sơ cấp Được thu thập thông qua khảo sát ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị. Dựa trên cơ sở lý thuyết của những nghiên cứu trước, kết hợp thảo luận với các chuyên gia là Lãnh đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị nhằm có cơ sở để thiết lập thang đo nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài được thể hiện ở Hình 1.1. Cơ sở hạ tầng H1 Môi trường dịch vụ công H2 H3 Nguồn nhân lực H4 Môi trường pháp lý H5 Tính minh bạch của thông tin Mô hình nghiên cứu 3 Quyết định đầu tư của doanh nghiệp Đối tượng điều tra được chọn là những người hiện đang đầu tư vốn hoặc trực tiếp tham gia vào công tác quản lý doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị. Đối tượng điều tra được phân loại theo 03 nhóm dựa vào chức vụ: Thành viên hội đồng quản trị; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng hoặc phó phòng. Bảng 1.1. Quy mô mẫu khảo sát Tên khu công nghiệp Số doanh nghiệp Số quan sát 1. KCN Quán Ngang 16 103 2. KCN Nam Đông Hà 25 61 3. KCN Tây Bắc Hồ Xá 5 22 Tổng cộng 46 186 Quy mô mẫu: Đối với mô hình nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, theo Hair (2006), quy mô mẫu được xác định dựa vào: (1) mức tối thiểu, (2) số lượng biến đưa vào phân tích của mô hình. Với (1) mức tối thiểu (min) là 50 ; (2) m: số biến đưa vào phân tích của mô hình. Quy mô mẫu là: n = 5*m. Với tổng số biến quan sát đưa vào phân tích là 19 biến quan sát, vì vậy, yêu cầu quy mô mẫu sẽ từ 50 đến 95 quan sát. Để nghiên cứu thêm phần tin cậy, tại thời điểm khảo sát, tác giả thực hiện điều tra với quy mô mẫu là 230 quan sát tương ứng với 230 bảng hỏi để khảo sát 46 doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại các KCN tỉnh Quảng Trị. Kết quả thu được 186 bảng hợp lệ từ các đối tượng điều tra làm thông tin phục vụ cho quá trình phân tích. 4.2. Phương pháp phân tích 4.2.1. Đối với số liệu thứ cấp Trên các cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả, phân tổ, so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016. 4.2.2. Đối với số liệu sơ cấp Sau khi thu thập xong dữ liệu, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau 4 đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 20.0, gồm các phương pháp: - Thống kê mô tả, được sử dụng để lượng hóa mức độ đánh giá của các đối tượng điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào các KCN tỉnh Quảng Trị. - Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số cronbach’s alpha; Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn các biến quan sát ban đầu thành các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào các KCN tỉnh Quảng Trị. - Phân tích hồi quy được sử dụng nhằm tìm ra mối quan hệ phụ thuộc giữa một hoặc nhiều biến độc lập đối với một biến phụ thuộc khác nhằm mục đích ước lượng hoặc dự đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy để tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào các KCN tỉnh Quảng Trị. Từ đó, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị trong những năm tới. - Phương pháp phân tích phương sai ANOVA được sử dụng nhằm xem xét sự khác biệt giữa nhóm các biến định lượng với biến phân loại đối tượng cần so sánh. Từ việc phân tích trên giúp đưa ra các nhận xét, kết luận một cách khách quan về những vấn đề liên quan đến nội dung và mục đích nghiên cứu. Việc xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng EXCEL và SPSS. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Chương 2: Thực trạng về thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Lý luận về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp 1.1.1. Vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư 1.1.1.1. Khái niệm đầu tư Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan. Thuật ngữ đầu tư (Investment) có thể hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ ra”, “sự hy sinh”. Từ đó, có thể coi đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi ích nào đó (về tài chính, về cơ sở vật chất, về trình độ,…) cho người đầu tư trong tương lai [21]. Nhà kinh tế học người Anh John M.Keynes cho rằng đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định tiến hành sản xuất, ông chủ yếu tập trung vào khái niệm đầu tư tạo thêm tài sản vật chất mới (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng) để thu về một khoảng lợi nhuận tương lai: “khi doanh nhân mua một tài sản tư bản hay một khoản đầu tư, là anh ta mua quyền để có thu hoạch tương lai. Đó là chênh lệch giữa số tiền bán hàng với phí tổn để cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó”. Quan niệm của ông đã nói lên kết quả của đầu tư về hình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố định, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị, kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra song chưa phản ảnh kết quả đầu tư dùng vốn để đem lại vốn nhiều hơn. Khi đề cập đến khía cạnh rủi ro bất trắc, P.Samuelson nhà kinh tế học người Mỹ quan niệm rằng “Đầu tư là đánh bạc với tương lai”, hay khi đề cập đến vai trò của tiết kiệm, từ bỏ tiêu dùng hiện tại với niềm tin kỳ vọng thu nhập do đầu tư mang lại sẽ cao hơn chi phí của đầu tư, các tác giả “Kinh tế học của sự phát triển” lại cho rằng “đầu tư là một sự hi sinh tất cả các nguồn lực của cải ngày hôm nay để 6 hi vọng đạt được những lợi ích lớn hơn trong tương lai”. Tuy nhiên nếu xét trên giác độ toàn bộ nền kinh tế thì không phải tất cả các hoạt động đều đem lại lợi ích cho nền kinh tế và được coi là đầu tư của nền kinh tế. Các hoạt động như gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phần, mua hàng tích trữ không hề làm tăng tài sản cho nền kinh tế. Các hoạt động này thực chất chỉ là chuyển giao quyền sử dụng tiền, quyền sở hữu cổ phần và hàng hóa từ người này sang người khác, do đó chỉ làm cho số tiền thu về của người đầu lớn hơn số tiền mà bỏ ra tùy thuộc vào lãi suất tiết kiệm, lợi tức cổ phần hoặc giá cả. Theo quan điểm tái sản xuất mở rộng, “đầu tư là quá trình chuyển hóa vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra năng lực sản xuất, tạo ra những yếu tố cơ bản, tiên quyết cho quá trình sản xuất”. Như vậy đứng trên những giác độ khác nhau, có những khái niệm khác nhau về đầu tư. Trong luận văn này, có thể hiểu: Đầu tư là quá trình bỏ vốn (tiền, nguyên liệu, nhân lực, công nghệ,…) vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận [21]. 1.1.1.2. Khái niệm vốn đầu tư Vốn đầu tư là toàn bộ giá trị của tất cả các yếu tố (tiền tệ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kinh doanh, bằng phát minh sáng chế…) được bỏ vào đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã dự định Đối với tất cả quốc gia, vốn là yếu tố không thể thiếu được để phát triển kinh tế. Chủ thể kinh doanh nào cũng cần phải có lượng vốn đầu tư ban đầu để chi phí cho việc thuê đất đai, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị… Vốn đầu tư dùng để đổi mới công nghệ, xây dựng và nâng cấp nhà xưởng…nhằm mở rộng quy mô, phát triển sản xuất. Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của một đơn vị kinh tế hay một quốc gia. Các loại vốn đang trong quá trình đầu tư xây dựng.... được gọi là vốn đầu tư. Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động. Theo Luật Đầu tư (2014) thì khái niệm vốn đầu tư được hiểu là: “Vốn đầu tư 7 là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp”. 1.1.1.3. Khái niệm thu hút vốn đầu tư Thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Thu hút vốn đầu tư bao gồm tổng hợp các cơ chế, chính sách, thông qua các điều kiện về hành lang pháp lý, kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các nguồn tài nguyên, môi trường …để thu hút các nhà đầu tư đầu tư vốn, khoa học công nghệ…để sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Vai trò thu hút vốn đằu tư rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương…qua nguồn vốn đầu tư vào mỗi quốc gia, địa phương ta có thể thấy được trình độ phát triển kinh tế -xã hội. Biểu hiện sự phát triển bền vững, sự hấp dẫn, môi trường đầu tư hoàn hảo, các chính sách hỗ trợ đầu tư, thuận lợi về vị trí địa lý, lực lượng lao động dồi dào cả về số lượng và chất lượng… chính điều kiện này các nhà đầu tư mới cân nhắc triển khai các dự án [14]. Từ những phân tích trên có thể hiểu, thu hút vốn đầu tư là hoạt động khai thác các nguồn lực tài chính nhằm tài trợ vốn cho các dự án đầu tư phát triển của các chủ thể kinh tế. Như vậy, thu hút vốn đầu tư ở đây được hiểu là thu hút vốn đầu tư trực tiếp và kết quả cuối cùng cũng phải hình thành cơ sở sản xuất xã hội và dịch vụ trong nền kinh tế. 1.1.2. Đặc điểm, vai trò và các nguồn vốn đầu tư vào Khu công nghiệp 1.1.2.1. Đặc điểm của vốn đầu tư Những đặc điểm của vốn đầu tư được phân tích sau đây sẽ làm rõ hơn về khái niệm về vốn đầu tư: - Vốn phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Vốn là tiền nhưng không phải mọi đồng tiền đều là vốn. Tiền chỉ là vốn dạng tiềm năng, khi nào chúng được dùng vào đầu tư kinh doanh thì chúng mới biến thành vốn. Tiền là phương tiện trao đổi, lưu thông hàng hóa, còn vốn là để sinh lời, nó luôn chu chuyển và tuần hoàn. Quá trình đầu tư là một quá trình vận động của vốn đầu tư. Cách vận động và phương thức vận động của tiền vốn lại do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định. 8 Ngoài sự phân biệt giữa tiền và vốn, cần phân biệt sự khác nhau giữa vốn và tài sản. Vốn là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận tài sản, nhưng không phải mọi tài sản đều được gọi là vốn. Tài sản có nhiều loại: có loại do thiên nhiên ban tặng, có loại do thành quả lao động của con người tạo ra; có loại hữu hình, có loại vô hình. Những tài sản đó đều được giá trị hóa thành tiền và đưa vào đầu tư thì đều được gọi là vốn đầu tư. Những tài sản này được gọi là tài sản hoạt động để phân biệt với tài sản bất động - tài sản ở dạng tiềm năng [15]. - Vốn đầu tư phải được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều này có nghĩa là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị có thực của tài sản chia ra làm hai loại: tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu… Tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất: bản quyền, phát minh sáng chế, uy tín kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa,... - Trong nền kinh tế thị trường vốn là một loại hàng hóa đặc biệt. Sở dĩ coi vốn là một loại hàng hóa, vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng như mọi loại hàng hóa khác. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời. Nhưng vốn là một loại hàng hóa đặc biệt khác với hàng hóa thông thường, ở chỗ người bán vốn không mất đi quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng vốn mà thôi. Người mua nhận được quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và phải trả cho người bán vốn một tỷ nhất định tính trên số vốn đó, gọi là lãi suất. Như vậy lãi suất chính là giá cả quyền sử dụng vốn. Việc mua bán quyền sử dụng vốn được diễn ra trên thị trường tài chính. Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quỳên sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và các công cụ tài chính nhất định, là tổng hòa quan hệ cung và cầu về vốn. Thị trường tài chính bao gồm hai bộ phận: thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Chỉ khi nào có lợi tức thỏa đáng thì người sở hữu vốn mới bán quyền sử dụng vốn của mình. Đây là nguyên lý có tính chất nguyên tắc để thu hút, huy động vốn trong cơ chế thị trường. - Vốn bao giờ cũng gắn liền với một chủ sở hữu nhất định, không có khái niệm vốn vô chủ. Chủ sở hữu vốn có thể là một chủ như Nhà nước là chủ sở hữu 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan