Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông d...

Tài liệu Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

.PDF
125
4
84

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẶNG QUANG DŨNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GIỐNG CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH Chuyên Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Quang Dũng i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng, thầy là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Yên Khánh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu trong quá trình nghiên cứu luận văn này. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Hà nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Quang Dũng ii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi Danh mục bảng .......................................................................................................... vii Danh mục sơ đồ, hình .................................................................................................. ix Trích yếu luận văn ........................................................................................................ x Thesis abstract ............................................................................................................ xii Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4. Những đóng góp mới của luận văn.................................................................. 3 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống .............................................................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống .......................... 4 2.1.1. Lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ................................... 4 2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ...................... 13 2.1.3. Nội dung nghiên cứu liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ..... 15 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ......... 21 2.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa giống trên thế giới và Việt Nam .............................................................................. 26 2.2.1. Tình hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản của một số nước trên thế giới ..................................................................................... 26 2.2.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam .............. 30 iii 2.2.3. Một số mô hình điển hình trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam .......... 32 2.2.4. Bài học kinh nghiệm vận dụng cho liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ..... 35 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 36 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 36 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 36 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình .................. 37 3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 40 3.2.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ......................................... 40 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 41 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 44 3.2.4. Phương pháp phân tích ................................................................................. 44 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 44 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 46 4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình .............................................................................................. 46 4.1.1. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa của huyện Yên Khánh ........... 46 4.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa giống của huyện Yên Khánh .................... 48 4.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện Yên Khánh ......................................................................................... 51 4.2.1. Đặc điểm cơ bản của các tác nhân trong liên kết ........................................... 51 4.2.2. Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của một số xã trên địa bàn huyện Yên Khánh ...................................................................... 57 4.2.3. Kết quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ..................................... 77 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống .......... 81 4.3.1. Từ phía hộ nông dân ..................................................................................... 81 4.3.2. Từ phía doanh nghiệp ................................................................................... 83 4.3.3. Từ phía các tác nhân khác ............................................................................. 83 4.3.4. Các yếu tố môi trường khác .......................................................................... 85 4.4. Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện ................................................................... 85 4.4.1. Định hướng................................................................................................... 85 4.4.2. Giải pháp chủ yếu ......................................................................................... 86 iv Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 93 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 93 5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 94 Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 96 Phụ lục ..................................................................................................................... 99 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân CC Cơ cấu CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa DN Doanh nghiệp DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính HTX Hợp tác xã HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp LĐ Lao động LĐNN Lao động nông nghiệp LKKT Liên kết kinh tế NL Nguyên liệu NS Năng suất GTSX Giá trị sản xuất GTSXNN Giá trị sản xuất nông nghiệp SL Sản lượng SXNN Sản xuất nông nghiệp UBND Ủy Ban Nhân Dân XHCN Xã hội chủ nghĩa vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Khánh năm 2015............................ 37 Bảng 3.2. Tình hình chuyển dịch lao động huyện Yên Khánh giai đoạn 2005-2015 ................................................................................................. 38 Bảng 3.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Yên Khánh giai đoạn 2005-2015 ................................................................................................. 39 Bảng 4.1: Diện tích gieo trồng lúa huyện Yên Khánh giai đoạn 2013-2015.................. 46 Bảng 4.2. Biến động diện tích lúa giống tại khu vực điều tra giai đoạn 2013-2015 ................................................................................................. 49 Bảng 4.3. Năng suất lúa giống giai đoạn 2013-2015 tại khu vực điều tra ................... 49 Bảng 4.4. So sánh năng suất lúa thường với lúa giống ............................................... 50 Bảng 4.5. Thông tin chung về hộ điều tra .................................................................. 53 Bảng 4.6. Thông tin chung về nhà khoa học .............................................................. 55 Bảng 4.7. Nội dung cơ chế liên kết giữa các tác nhân tham gia liên kết ..................... 60 Bảng 4.8. Kết quả thực hiện cung ứng vật tư của doanh nghiệp ................................. 62 Bảng 4.9. Kết quả chuyển giao kỹ thuật của DN........................................................ 64 Bảng 4.10. Nội dung liên kết và trách nhiệm của HTX và nông dân ............................ 67 Bảng 4.11. Tỷ lệ nông dân sử dụng đầu vào hỗ trợ từ mối liên kết............................... 68 Bảng 4.12. Tình hình liên kết trong cung ứng dịch vụ của nông dân với HTX ............. 68 Bảng 4.13. Hình thức thanh toán các hộ điều tra với HTX trong liên kết (%) .............. 69 Bảng 4.14. Tình hình thu mua lúa giống của doanh nghiệp.......................................... 69 Bảng 4.15. Tình hình liên kết chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất lúa giống tại huyện Yên Khánh...................................................................................... 71 Bảng 4.16. Tình hình chuyển giao kỹ thuật cho hộ sản xuất lúa giống ......................... 72 Bảng 4.17. Tình hình tập huấn hỗ trợ kĩ thuật giai đoạn 2013-2015 ............................. 73 Bảng 4.18. Mức độ đáp ứng nhu cầu chuyển giao kĩ thuật của hộ liên kết ................... 73 Bảng 4.19. Nguồn mua phân bón của các hộ trồng lúa giống ....................................... 75 Bảng 4.20. Nguồn mua thuốc BVTV của các hộ trồng lúa giống ................................. 76 Bảng 4.21. Lợi ích trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống đối với các hộ liên kết và không liên kết............................................................................................ 77 vii Bảng 4.22. Lợi ích Nhà khoa học khi tham gia liên kết................................................ 78 Bảng 4.23. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nhóm hộ liên kết và không liên kết .......... 80 Bảng 4.24. Lý do các hộ nông dân chưa liên kết .......................................................... 82 Bảng 4.25. Nhận xét của hộ đối với các yếu tố hỗ trợ phát triển các mối liên kết kinh tế trong sản xuất lúa giống ................................................................. 84 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 4.1. Tăng trưởng hợp đồng tiêu thụ nông sản ở Mỹ giai đoạn 1969 - 2005 ....... 26 Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ lúa giống huyện Yên Khánh ................................................ 48 Sơ đồ 4.2. Vai trò của các tác nhân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ........ 52 Sơ đồ 4.3. Khái quát các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Yên Khánh...................................................................................... 58 Sơ đồ 4.4. Mức độ hài lòng của người dân với kết quả cung ứng đầu vào của doanh nghiệp Hồng Quang ........................................................................ 63 Sơ đồ 4.5. Khối lượng lúa giống tiêu thụ thông qua liên kết của hộ điều tra................ 65 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình............................... 36 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đặng Quang Dũng Tên Luận văn: Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời và cây lúa giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, lúa giống là một trong những yếu tố quyết định tới năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa. Những năm 60, ở nước ta hầu như chỉ có những cánh đồng lúa 1 vụ với những giống lúa địa phương cao cây, dài ngày, tuy chất lượng khá nhưng năng suất thấp. Yên Khánh là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Ninh Bình, với trên 93% dân cư sống ở nông thôn và 71% lao động nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp với trồng lúa nước nên năng suất lúa hàng năm của huyện luôn đứng đầu cả tỉnh, tuy nhiên do sử dụng giống lúa cũ nên chất lượng lúa thấp. Những năm gần đây huyện được là nơi thí điểm các giống lúa mới có năng suất và chất lượng tốt nên có phần nào cải thiện được việc sản xuất lúa giống tại địa phương. Tuy nhiên việc sản xuất lúa giống tại địa phương vẫn còn gặp những vấn đề khó khăn, tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống. Đây là cơ sở để nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình’’. Để có căn cứ cho việc phân tích triển khai nghiên cứu, đề tài dựa trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống, nghiên cứu về nội dung và cơ chế liên kết của các hình thức liên kết (liên kết 2 nhà, liên kết 3 nhà, liên kết 4 nhà) trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Phần cơ sở lý luận nêu lên những khái niệm, vai trò, mục tiêu của các tác nhân tham gia liên kết và các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống. Phần cơ sở thực tiễn trình bày kinh nghiệm liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản ở một số nước trên thế giới như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Kenya, Thái Lan, Hàn Quốc và kinh ngiệm liên kết của một số địa phương trong nước. Đề tài tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia trong mối liên kết bao gồm hộ nông dân sản xuất, HTX dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp Hồng Quang, các cơ quan nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật trên địa bàn, chính quyền địa phương. Số liệu điều tra được thu thập từ 2014 tới nay bằng các phương pháp phỏng vấn, phiếu điều tra, sử dụng phương pháp thống kê kinh tế, các nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất và tiêu thụ, nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tác nhân tham gia, nhóm x chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, kết quả sản xuất, nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và tình hình thực hiện liên kết, nhóm chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Huyện Yên Khánh là một huyện thuần nông có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất Nông Nghiệp nói chung và lúa giống nói riêng. Diện tích đất nông nghiệp và thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình. Các mối liên kết chính trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của các tác nhân tham gia đó là: - Liên kết giữa HTX với nông dân thông qua thỏa thuận miệng: cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào cho hộ sản xuất, tổ chức thu mua sản phẩm. - Liên kết giữa HTX với Doanh nghiệp Hồng Quang thông qua hợp đồng liên kết bằng văn bản, trong đó HTX có vai trò là tổ chức đại diện hộ sản xuất trong thanh toán trả nhận với Doanh nghiệp, đại diện hộ sản xuất trong ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp: doanh nghiệp cung ứng 100% giống sản xuất, cung ứng một phần vật tư nông nghiệp và thực hiện thu mua toàn bộ lượng giống sản xuất ra trên diện tích đã cam kết như trong hợp đồng. - Liên kết giữa cơ quan nghiên cứu khoa học với doanh nghiêp tiêu thụ trong việc tìm giống mới và đưa giống mới vào sản xuất nhân giống. - Liên kết giữa cơ quan nghiên cứu khoa học với hộ sản xuất lúa giống để chuyển giao các kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch. Nói chung, các mối liên kết đạt hiệu quả chưa cao đặc biệt trong liên kết tiêu thụ sản phẩm. Tỷ lệ người dân thực hiện liên kết khá cao tuy nhiên sản lượng lúa giống mua theo hợp đồng còn thấp, tình trạng doanh nghiệp ép giá người nông dân vẫn còn. Trong quá trình liên kết các tác nhân chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố: Về phía hộ nông dân thì việc sản xuất và tiêu thụ lúa giống chịu ảnh hưởng về điều kiện sản xuất, kinh tế của hộ, nhận thức của hộ trong việc thực hiện liên kết. Về phía doanh nghiệp thì đây là tác nhân quan trọng trong mối liên kết 4 nhà. Tuy nhiên tình trạng ép giá vẫn xảy ra do "độc quyền mua" từ phía doanh nghiệp cũng gây ảnh hưởng tới việc sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân. Các yếu tố khác như trung tâm khuyến nông và các hoạt động tín dụng, ngân hàng được đánh giá khá tốt trong việc hỗ trợ phát triển các mối liên kết trong sản xuất lúa giống. Các yếu tố khác chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình, tuy nhiên việc triển khai, thực hiện cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương chưa được các hộ sản xuất đánh giá cao là một vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc. Từ những vấn đề nghiên cứu trong đề tài, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp, ý kiến đề xuất qua đó tăng cường mối liên kết giữa các nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống. xi THESIS ABSTRACT Name of the author: Dang Quang Dung Thesis title: Solutions to strengthen the linkages in rice seed’s production and consumption of households in Yen Khanh district, Ninh Binh province. Major: Agricultural Economics Code: 60.62.01.15 Name of university: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Vietnam has a long history in agricultural cultivation and rice plays an important role in the agricultural structure of Vietnam. In particular, rice seed is one of factors significantly affecting the productivity, yield and economic efficiency of rice cultivation. In the 1960s, in Vietnam, there was almost one-crop paddy fields with local varieties which are tall, long-term crop, good quality but low productivity. Yen Khanh is a plain district in Ninh Binh province with over 93% of its population living in rural areas and 71% of them works in agriculture. With favourable natural conditions and climate for wet rice cultivation in Yen Khanh, the annual rice productivity is always highest in the province. However, the quality of rice is still low due to growing traditional rice varieties. In recent years, the district has been choosen to implement the new rice variety pilots that brings high productivity and good quality, thus partly replacing the local seed production. However, the district still encounters difficulties and challenges in farming and selling the rice seed. This is the basis for researching on the topic: "Solutions to strengthen the linkages in rice seed’s production and consumption of households in Yen Khanh district, Ninh Binh province". To provide a framework for the analysis and implement, the study is based on the rationale and practical liturature of linkage in rice seed production and consumption, the content and catergories of linkage (2 parties linkage, 3 parties linkage and 4 parties linkage). The rationale outlines the concepts, roles, objectives of the parties involved the linkage and the factors that influence the linkages in the production and consumption of rice seed. The practical part presents the experience of the linkage in production and consumption of agricultural products in some countries in the world such as USA, EU, China, Kenya, Thailand and Korea, as well as that of some domestic provinces. The study has a focus on the parties involved in the linkage including rice farmers, agricultural service cooperatives, Hong Quang enterprise, institutions of research and technology transfer in the area and the local authorities. xii The primary data from 2014-2016 were collected by interviewing and doing survey via questionnaires, then analysed by economic statistical methods through group of the indicators on the current situation of production and consumption, group of the indicators reflecting the characteristics of the linkages’ participants, group of the indicators reflecting the production effectiveness and efficiency, group of the indicators reflecting the results of implementing the linkages and groups of the indicators reflecting economic efficiency. The study shows the results that are: Yen Khanh district is an agricultural district with favorable natural conditions for agricultural production in general and rice seed in particular. The area of agricultural land and per capita income are at the medium level. The main linkages in the production and consumption of rice seed are: - The linkage between cooperatives and rice farmers through oral agreement: materials supply, input services for households and rice collection. - The linkage between the cooperatives and Hong Quang enterprise through a written contract, in which the cooperative plays a role as representative organization of rice farmers in payments and in contract sign with the enterprise that suplies 100% of rice seeds, a part of input materials and purchases all farmers’ products under the contract commitment. - The linkage between scientific research institutions and consuming enterprises in finding new rice seeds and introducing them into propagation. - The linkages between scientific research institutions and rice seed producing farmers to transfer cultivation, care and harvesting techniques. In general, the linkages do not work very effective, particularly in marketing and consumption. The percentage of people involving the linkages is quite high, but the yield of rice seeds consumed under the contract is still low. Enterprises put the pressure on farmers to get lower prices still exist. In the process of linkages, stakeholders are affected by a lot of factors: On the farmer's side, the production and consumption of rice seed is influenced by the production and economic conditions of the households, the perception of the household in implementing the linkages. On the business’ side, they play an important role in the 4 parties linkages. However, they still put the pressures on farmers due to the selling "monopoly" that affects the production and consumption of rice farmers. xiii Other factors, such as extension centers and credit and banking activities, are well appreciated in supporting the development of linkages in rice seed production. Influence of other factors are only rated on a medium level, however, the implementation of local government policies and mechanisms have not been highly appreciated by farmers. From above analysis, the author also proposes a number of solutions and recommendations in order to promote the linkages between the parties in the rice seed production and consumption. xiv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Trong đó ngành trồng lúa là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Vì vậy, cây lúa giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam, việc tăng năng suất cho cây lúa có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà khoa học ước tính khoảng 15 - 20% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới. Những năm 60, ở nước ta hầu như chỉ có những cánh đồng lúa 1 vụ với những giống lúa địa phương cao cây, dài ngày, tuy chất lượng khá nhưng năng suất thấp. Trong thời gian 20 năm trở lại đây, nhiều cơ quan nghiên cứu đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày, có phẩm chất tốt, đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, cho phép tạo ra những cánh đồng lúa 2 - 3 vụ với năng suất có thể đạt 6 - 7 tấn lúa/ha/vụ, đã thay thế hầu hết những cánh đồng lúa 1 vụ dùng giống lúa địa phương, năng suất thấp, phẩm chất kém. Thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi cấp bách phải nghiên cứu tìm ra những giống lúa có năng suất cao, chất lượng đảm bảo xuất khẩu, nhưng đồng thời phải kháng sâu bệnh, tạo ra hạt giống lúa khỏe phục vụ sản xuất, có như vậy mới tạo cho sản xuất lúa an toàn, bền vững lâu dài, giữ vững an toàn lương thực, đảm bảo xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống người nông dân (Nguyễn Văn Hiển, 1992). Yên Khánh là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Ninh Bình, với trên 93% dân cư sống ở nông thôn và 71% lao động nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp với trồng lúa nước nên năng suất lúa hàng năm của huyện luôn đứng đầu cả tỉnh, tuy nhiên do sử dụng giống lúa cũ nên chất lượng lúa thấp. Thời gian gần đây, huyện Yên Khánh được thí điểm dự án xây dựng vùng sản xuất lúa giống trên quy mô lớn tại xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh. Tuy nhiên việc sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện còn gặp nhiều vấn đề bất cập do công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân về hiệu quả của sản xuất lúa giống so với lúa thịt, việc tiêu thụ sản phẩm cũng gặp 1 không ít những khó khăn do các kênh tiêu thụ đầu mối chưa có động lực trong việc phân phối sản phẩm. Ngoài ra, việc nhân rộng sản xuất lúa giống vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập do triển khai chưa đồng bộ, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu dẫn đến năng suất, chất lượng chưa được cải thiện nhiều so với các giống lúa cũ. Thực trạng này đòi hỏi cần phải có giải pháp hợp lý để sản xuất và tiêu thụ lúa giống tại huyện Yên Khánh (UBND huyện Yên Khánh, 2012). Để góp phần làm rõ và giải quyết những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình’’. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống. - Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của các hộ nông dân ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường liên trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của các hộ nông dân ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân sản xuất lúa giống và các tác nhân tham gia vào mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện: hộ nông dân, HTX, thương lái, cán bộ kĩ thuật, DN. 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu lý luận, thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống; Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Phạm vi thời gian: - Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: giai đoạn 2014 - 2016; - Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: năm 2016, 2017; - Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 5/2016-5/2017. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 1.4.1. Những đóng góp mới Về lý luận: Đã làm rõ giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Về thực tiễn: Cung cấp cơ sở dữ liệu, giải pháp có giá trị tham khảo để tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, cũng như các địa phương có đặc điểm tương tự. 1.4.2. Ý nghĩa của luận văn 1.4.2.1. Về lý luận Qua việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Luận văn là một tài liệu tham khảo, góp phần hệ thống tư liệu khoa học về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống, phục vụ công tác nghiên cứu; làm rõ cơ sở lý luận về lúa giống, những yếu tổ ảnh hưởng tới liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống; một số lý luận liên quan tới phương pháp nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống. 1.4.2.2. Về thực tiễn Luận văn đã có những đánh giá sâu hơn về thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của các hộ nông dân ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình so với các đề tài trước. Bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của địa phương. 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GIỐNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GIỐNG 2.1.1. Lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản a. Khái niệm về sản xuất Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm (Nguyễn Bích Lâm, 2012). b,Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Theo Từ điển tiếng Việt nghĩa hẹp (NXB từ điển Bách khoa, 1998), tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển sang hình thái giá trị của sản phẩm. Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán. Theo quan điểm này, quá trình tiêu thụ sản phẩm bắt đầu từ khi đưa sản phẩm vào lưu thông và kết thúc khi bán hàng xong. Theo nghĩa rộng (NXB từ điển Bách khoa, 1998), tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng tổ chức sản xuất ra sản phẩm, tạo ra sản phẩm hàng hóa và đưa ra thị trường tiêu thụ (Nguyễn Hữu Quỳnh, 2013). Tiêu thụ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của các chủ thể tái hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bởi tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của DN, có tiêu thụ được sản phẩm thì DN mới có thể thu hồi vốn để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, mặt khác trong cơ chế thị trường tiêu thụ sản phẩm còn quyết định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của một cơ sở hay một DN kể từ khi bắt đầu quá trình sản xuất cho đến khi bán được sản phẩm và thu hồi vốn. c. Khái niệm liên kết “Liên kết” là kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ. Liên kết đề cập đến hai hay từ nhiều đối tượng có tính độc lập tương đối với 4 nhau cùng thực hiện một công việc khi một cá nhân không thực hiện được hoặc cùng thực hiện để mang lại lợi ích tốt hơn hoặc chia sẻ rủi ro. d. Khái niệm liên kết kinh tế Theo Từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức bách khoa thì: “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà Nước”. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau. Theo David W. Pearce (1999) cho rằng “Liên kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển”. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững. Tác giả Trần Văn Hiếu (2005) cho rằng: “Liên kết kinh tế là quá trình thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác tốt các tiểm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế”. Theo Hồ Quế Hậu (2008) thì liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung. Theo Quyết định số 38-HĐBT ngày 10/4/1989 thì “Liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất”. Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để thực hiện. Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kể 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất