Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp tăng cường huy động đóng góp của cộng đồng vào dự án xây dựng giao thô...

Tài liệu Giải pháp tăng cường huy động đóng góp của cộng đồng vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới xã quảng văn, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

.PDF
91
432
51

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO DỰ ÁN XÂY DỰNG GIAO THÔNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI XÃ QUẢNG VĂN, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ HUÊ PGS.TS. BÙI ĐỨC TÍNH Lớp: K45 KTNN Niên khóa: 2011- 2015 Huế, tháng 05 năm 2015 SVTH: Nguyễn Thị Huê i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Sau thôøi gian thöïc taäp taïi Uyû ban nhaân daân xaõ Quaûng Vaên, toâi ñaõ hoaøn thaønh baøi thöïc taäp toát nghieäp cuûa mình vôùi ñeà taøi: “Giaûi phaùp taêng cöôøng huy ñoäng ñoùng goùp cuûa coäng ñoäng vaøo döï aùn xaây döïng giao thoâng cuûa chöông trình noâng thoân môùi xaõ Quaûng Vaên, huyeän Quaûng Xöông, tænh Thanh Hoùa”. Ñeå hoaøn thaønh khoaù luaän naøy, ngoaøi söï noã löïc, coá gaéng cuûa baûn thaân, toâi ñaõ nhaän ñöôïc söï giuùp ñôõ taän tình vaø nhöõng lôøi ñoäng vieân chia seû cuûa raát nhieàu caù nhaân vaø taäp theå. Tröôùc tieân, toâi xin chaân thaønh caûm ôn söï dìu daét vaø daïy doã cuûa caùc giaûng vieân trong khoa Kinh teá vaø Phaùt trieån, caùc giaûng vieân trong tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Hueá vaø caùc giaûng vieân cuûa Ñaïi hoïc Hueá. Ñaëc bieät, toâi xin chaân thaønh caûm ôn thaày giaùo PGS.TS. Buøi Ñöùc Tính ñaõ nhieät tình höôùng daãn vaø giuùp ñôõ toâi trong quaù trình thöïc taäp, nghieân cöùu vaø hoaøn thaønh khoaù luaän naøy. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn caùc baùc, caùc chuù, caùc anh, chò ôû Uyû ban nhaân daân xaõ Quaûng Vaên, huyeän Quaûng Xöông, tænh Thanh Hoùa ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi, cung caáp caùc thoâng tin, caùc soá lieäu. Cuoái cuøng, toâi xin caûm ôn gia ñình, baïn beø ñaõ ñoäng vieân, chia seû, hoã trôï toâi veà moïi maët ñeå toâi yeân taâm hoaøn thaønh baøi khoaù luaän naøy. Maëc duø coá gaéng, noã löïc nhöng do kieán thöùc vaø naêng löïc cuûa baûn thaân coøn coù haïn neân baøi laøm cuûa toâi khoâng theå traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt. Kính mong nhaän ñöôïc söï ñoùng goùp yù kieán cuûa thaày coâ vaø caùc baïn ñeå khoaù luaän ñöôïc hoaøn thieän hôn. Moät laàn nöõa toâi xin chaân thaønh caûm ôn! Hueá, thaùng 5 naêm 2015 Sinh vieân Nguyeãn Thò Hueâ SVTH: Nguyễn Thị Huê ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ĐỒ THỊ ......................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG.............................................................................. viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... ix PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3 3.1. Phương pháp điều tra và thu thập thông tin............................................................3 3.2. Phương pháp phân tích SWOT: Giúp xác định những điểm mạnh và điểm yếu tiềm ẩn của xã trong việc thực hiện chương trình nông thôn mới...................................3 3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập sẽ được tính toán và xử lý qua excel. ...................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu: ...............................................................................................3 PHẦN II- NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO DỰ ÁN XÂY DỰNG GIAO THÔNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI .....................................................................4 1.1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới .........................................................................................................4 1.1.1. Các khái niệm .......................................................................................................4 1.1.2. Quan điểm về huy động nguồn lực của cộng đồng ...............................................5 SVTH: Nguyễn Thị Huê iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính 1.1.3. Nội dung huy động nguồn lực của cộng đồng vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới .....................................................................................6 1.1.4. Mức độ tham gia của người dân vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới .........................................................................................................8 1.1.5. Đặc điểm sự tham gia người dân vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới .........................................................................................................9 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của cộng đồng vào dự án xây dưng giao thông của chương trình nông thôn mới ..........................................................9 1.2. Cơ sở thực tiễn về huy động nguồn lực của cộng đồng vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới .........................................................................13 1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về huy động nguồn lực của cộng đồng vào dự án xây dựng giao thông nông thôn ...........................................................13 1.2.2. Kinh nghiệm huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng các công trình GTNT ở trong và ngoài nước ........................................................................................15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO DỰ ÁN XÂY DỰNG GIAO THÔNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI XÃ QUẢNG VĂN..................................................................................21 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................21 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................21 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................23 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................24 2.2. Thực trạng huy động đóng góp của người dân vào dự án xây dựng giao thông thuộc chương trình nông thôn mới xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................................................30 2.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ..........................................................................30 2.2.2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng nông thôn mới ở xã Quảng Văn ................................................................................................................44 2.2.3. Thực trạng xây dựng và đóng góp xây dựng GTNT của chương trình xây dựng NTM xã Quảng Văn ......................................................................................................47 SVTH: Nguyễn Thị Huê iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính 2.2.4. Sự tham gia của chính quyền xã trong việc huy động đóng góp của người dân vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới.................................49 2.2.5. Thực trạng tham gia đóng góp của người dân vào xây dựng giao thông nông thôn ............................................................................................................................51 2.2.6. Khó khăn của người dân trong việc tham gia vào dự án xây dựng GTNT thuộc chương trình NTM.........................................................................................................66 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO DỰ ÁN XÂY DỰNG GIAO THÔNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI XÃ QUẢNG VĂN, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA ..............................................................................................................68 3.1. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương và các tổ chức xã hội trong xây dựng các dự án GTNT...................................................................................68 3.2. Tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng dự án GTNT. ...68 3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng đường GTNT ............................................................................................................................69 3.4. Phát huy triệt để các hình thức và đối tượng tham gia xây dựng dự án GTNT .....71 3.5. Hoàn thiện công tác hoạch định xây dựng đường giao thông nông thôn theo đề án xây dựng NTM ..............................................................................................................72 3.6. Đổi mới tổ chức quản lý đường giao thông nông thôn ..........................................72 PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................74 1. Kết luận......................................................................................................................74 2. Kiến nghị ...................................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................77 PHỤ LỤC SVTH: Nguyễn Thị Huê v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BPTT : Ban phát triển thôn CTGTNT : Công trình giao thông nông thôn GTNT : Giao thông nông thôn HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Uỷ ban nhân dân NTM : Nông thôn mới VH-TT-DL : Văn hóa- thể thao- du lịch THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TDTT : Thể dục thể thao KHKT : Khoa học kỹ thuật SVTH: Nguyễn Thị Huê vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ĐỒ THỊ Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã.....................................49 SVTH: Nguyễn Thị Huê vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 1: Dân số và lao động của xã Quảng Văn qua 3 năm (2012 – 2014) ..................25 Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Văn qua 3 năm (2012-2014)...........26 Bảng 3: Thực trạng phát triển kinh tế xã Quảng Văn qua 3 năm (2012-2014).............29 Bảng 4. Hệ thống giao thông của xã Quảng Văn năm 2014 .........................................31 Bảng 5: So sánh tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã Quảng Văn với Bộ tiêu chí......................................................................................................................40 Bảng 6: Bộ công cụ SWOT nhằm phân tích thuận lợi và khó khăn trong xây dựng NTM ..............................................................................................................................45 Bảng 7: Tổng hợp xây dựng đường GTNT trong xây dựng NTM năm 2014...............47 Bảng 8: Tổng hợp nguồn vốn xây dựng đường GTNT trong xây dựng NTM (20112014) ..............................................................................................................................48 Bảng 9: Các hình thức để người dân biết tới chương trình NTM .................................51 Bảng 10: Lý do tham dự các cuộc họp của người dân trong xây dựng GTNT .............52 Bảng 11: Các hình thức tham gia của người dân trong việc đóng góp ý kiến cho xây dựng GTNT ...................................................................................................................54 Bảng 12: Mức độ đóng góp của người dân cho xây dựng GTNT.................................56 Bảng 13: Mức độ tham gia giám sát của người dân vào xây dựng GTNT ...................59 Bảng 14: Mức độ hài lòng của người dân đối với việc quản lý tài chính của chính quyền địa phương ..........................................................................................................61 Bảng 15: ý kiến chung của người dân về cách xây dựng GTNT có hiệu quả...............63 Bảng 16: Đánh giá chung của người dân về chương trình nông thôn mới ...................65 SVTH: Nguyễn Thị Huê viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu:” Giải pháp tăng cường huy động đóng góp của cộng đồng vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”.  Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn huy đông nguồn lực trong việc xây dựng công trình giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng tham gia của người dân trong việc xây dựng giao thông nông thôn của chương trinh nông thôn mới tại xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới ở xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.  Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra và thu thập thông tin - Phương pháp phân tích SWOT - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu  Kết quả nghiên cứu: - Khái quát chung về xã Quảng Văn - Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã Quảng Văn - Phân tích thuân lợi và khó khăn trong công tác xây dựng NTM tại xã Quảng Văn - Thực trạng xây dựng và đóng góp xây dựng GTNT của chương trình NTM xã Quảng Văn - Sự tham gia của chính quyền xã trong việc huy động người dân đóng góp cho xây dựng GTNT - Thực trạng tham gia đóng góp của người dân vào xây dựng GTNT - Đưa ra các giải pháp tăng cường huy động đóng góp của cộng đồng vào xây dựng giao thông nông thôn của chương trình nông thôn mới. SVTH: Nguyễn Thị Huê ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông thôn là lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước, nông thôn đã có sự đổi mới và phát triển đáng kể. Đây là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm cả về tổng kết lý luận và thực tiễn. Để phát triển nông thôn đúng hướng, có cơ sở khoa học, hợp lý thì phải tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn, đây là công việc hết sức quan trọng. Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đây là vấn đề có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc phòng, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng nông thôn. Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05-8-2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp và phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Cùng với đó ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ 491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 gồm 19 tiêu chí và đươc chia thành 5 nhóm. Vấn đề nông thôn mới được đề cập một cách cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu xây dựng đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ nét. Nhiều công trình hạ tầng cơ sở, phúc lợi xã hội được nâng cấp, sữa chữa hoặc xây mới, phục vụ tốt cho đời sống dân sinh. Đây là cái đích của Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các địa phương tích cực triển khai thực hiện. SVTH: Nguyễn Thị Huê 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xây dựng chương trình nông thôn mới, xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành thực hiện chương trình nông thôn mới, nhằm xây dựng làng xã có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Một trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí số 2 về giao thông nông thôn trong hạng mục cơ sở hạ tầng mà người dân đặc biệt quan tâm. Đây là tiêu chí khó làm trong 19 tiêu chí vì có liên quan tới kinh phí, quy hoạch, sự đồng thuận của người dân. Đến nay sau khi triển khai đề án xây dựng nông thôn mới xã Quảng Văn giai đoạn 2011-2014 trục đường giao thông trong xã đã có những đổi mới rõ nét. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các công trình giao thông nông thôn xã Quảng Văn còn gặp khó khăn như: về kinh phí xây dựng, nhận thức của người dân còn chưa cao, việc huy động đóng góp về sức người, sức của ở người dân vào xây dựng giao thông nông thôn còn hạn chế. Xuất phát từ những vấn đề trên em tiến hành nghiên cứu đề tài:” Giải pháp tăng cường huy động đóng góp của cộng đồng vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động nguồn lực của người dân trong việc xây dựng giao thông nông thôn tại xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn huy động nguồn lực trong việc xây dựng công trình giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng tham gia của người dân trong việc xây dựng giao thông nông thôn của chương trình nông thôn mới tại xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới ở xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. SVTH: Nguyễn Thị Huê 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp điều tra và thu thập thông tin - Số liệu thứ cấp: Số liệu đã được công bố và xử lý về nông thôn mới của ban thống kê xã, báo cáo tình hình thực hiện giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới của xã giai đoạn 2011-2014. - Số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin tại xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng. Cụ thể là điều tra chọn mẫu, tôi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 60 hộ ở 3 thôn trong xã, phương pháp này nhằm thu thập thông tin về mức độ hiểu biết, đánh giá về mức độ tham gia của người dân đối với chương trình nông thôn mới nói chung và cụ thể là đối với dự án xây dựng giao thông nông thôn. Qua đó đánh giá một số khó khăn và đưa ra cá giải pháp để thực hiện xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn xã. 3.2. Phương pháp phân tích SWOT: Giúp xác định những điểm mạnh và điểm yếu tiềm ẩn của xã trong việc thực hiện chương trình nông thôn mới. Nội dung S – Điểm mạnh W – Điểm yếu O – Cơ hội S–O W–O T – Thách thức S–T W–T 3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập sẽ được tính toán và xử lý qua excel. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu huy động nguồn lực của cộng đồng vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 4 năm từ 2011-2014. SVTH: Nguyễn Thị Huê 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính PHẦN II- NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO DỰ ÁN XÂY DỰNG GIAO THÔNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI 1.1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới 1.1.1. Các khái niệm  Khái niệm nông thôn Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn nhiều quan điểm khác nhau, khi nói về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị: - Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị. Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn… - Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp). Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa cũng kém hơn đô thị. - Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn thành thị. Tuy nhiên những di sản văn hóa phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn đô thị. Trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, nông thôn được định nghĩa là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông. Một quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhưng ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, SVTH: Nguyễn Thị Huê 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”.( Theo giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn, Nguyễn Ngọc Nông).  Khái niệm về nông thôn mới Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức về nông thôn mới. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 26 của ban chấp hành Trung ương Đảng(khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thì nông thôn mới được hiểu là: - Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại. - Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. - Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. - Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. - Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.  Khái niệm về giao thông nông thôn Giao thông nông thôn được định nghĩa là sự di chuyển người và hàng hóa ở cấp huyện và cấp xã. Giao thông nông thôn có thể chia thành 3 loại nhỏ như sau: cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu, đường thủy và cảng), phương tiện vận chuyển và con người. Theo Quyết định 167 về quản lý mạng lưới đường giao thông nông thôn được các cán bộ cấp huyện và xã quản lý. 1.1.2. Quan điểm về huy động nguồn lực của cộng đồng Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống đường giao thông nông thôn. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, có chính sách giúp đỡ các gia đình thuộc diện chính sách, người nghèo, vùng dân tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác. Chính sách "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trong phát triển giao thông nông thôn giai đoạn vừa qua đã đóng góp tích SVTH: Nguyễn Thị Huê 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính cực vào việc phát triển giao thông nông thôn song cũng cần được xem xét lại cho phù hợp với tình hình giai đoạn phát triển tiếp theo, đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc xây dựng chương trình nông thôn mới dựa vào nội lực và do người dân làm chủ xuất phát từ: - Nhu cầu thực tế đòi hỏi phải có mô hình phát triển nông thôn. - Các bài học, những mô hình thành công trong và ngoài nước. - Các nguyên tắc cơ bản phát triển dựa vào nội lực và do người dân làm chủ. Tinh thần chỉ đạo của Trung ương “người dân địa phương chịu trách nhiệm chính và thực hiện việc xây dựng và phát triển, Trung ương, tỉnh, huyện và các đơn vị tư vấn, hỗ trợ và thúc đẩy” 1.1.3. Nội dung huy động nguồn lực của cộng đồng vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới Huy động nguồn lực của cộng đồng vào việc xây dựng nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ. Khi tham gia vào xây dựng các công trình giao thông nông thôn với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động xây dựng các công trình giao thông nông thôn, huy động nguồn lực của cộng đồng ở đây được thể hiện: Tham gia góp ý xây dựng các công trình GTNT; tham gia trực tiếp vào xây dựng các công trình GTNT; tham gia kiểm tra, giám sát; tham gia quản lý các công trình. Các nội dung về huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng các công trình GTNT theo đề án nông thôn mới được thể hiện như sau: - Tham gia góp ý xây dựng các CTGTNT: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người dân về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng GTNT. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng; Người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích SVTH: Nguyễn Thị Huê 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ công đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi. + Sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch xây dựng các công trình GTNT, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn như: đầu tư xây dựng công trình mới, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính, … trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi. - Tham gia trực tiếp vào xây dựng các công trình GTNT bao gồm: + Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy trì bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc làm, tăng thu nhập cho người dân. +Tham gia đóng góp xây dựng các CTGTNT: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ. - Tham gia kiểm tra, giám sát: thông qua các chương trình, hoạt động có sự kiểm tra, giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở của Đảng và Nhà nước nói chung và nâng cao hiệu quả chất lượng công trình. Ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình. Việc kiểm tra có thể được tiến hành ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư trên các khía cạnh kỹ thuật cũng như tài chính. - Tham gia quản lý các công trình: đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham gia; các công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do nông dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu công trình. Việc tổ chức của người dân tham gia duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng công trình. Người dân tham gia vào xây dựng các công trình GTNT có nghĩa là họ đang thực thi tính dân chủ cơ sở thông qua một số hình thức: - Có quyền được biết một cách tường tận, rõ ràng những gì có liên quan mật thiết SVTH: Nguyễn Thị Huê 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính và trực tiếp đến đời sống của họ. - Được tham dự các buổi họp, tự do phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm và thảo luận các vấn đề của cộng đồng. - Được cùng quyết định, chọn lựa các giải pháp hay xác định các vấn đề ưu tiên của cộng đồng. - Có trách nhiệm cùng mọi người đóng góp công sức, tiền của để thực hiện các hoạt động mang tính lợi ích chung. - Người dân tự lập kế hoạch dự án và quản lý điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương trình dự án phát triển cộng đồng. Sự quyết định và tự quản của người dân được đánh giá ở mức độ cao bởi lẽ nó thể hiện tăng năng lực, quyền lực của người dân. Mang tính bền vững vì người dân thể hiện vai trò làm chủ với trách nhiệm cao của mình. 1.1.4. Mức độ tham gia của người dân vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới Có nhiều mức độ tham gia của người dân như: - Tham gia ít + Người dân được thông báo và giao nhiệm vụ, hiểu rõ những việc cán bộ muốn họ tham gia, sau đó người dân đóng góp công sức hay tiền của theo khả năng của mình. + Người dân được hỏi ý kiến: kế hoạch công tác do cán bộ thiết kế và quản lý, người dân được mời tham gia thảo luận, hỏi lấy ý kiến, cán bộ lắng nghe nghiêm túc, sau đó cán bộ điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) cho phù hợp với dân rồi cùng thực hiện. - Tham gia thường xuyên: + Cán bộ khởi xướng, người dân cùng tham gia lấy quyết định: cán bộ là người khởi xướng, có ý tưởng. Người dân chủ động tham gia cùng cán bộ trong các khâu lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện. + Người dân khởi xướng và cùng cán bộ ra quyết định: người dân khởi xướng, lập kế hoạch, cán bộ cùng dân quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện. + Người dân khởi xướng quyết định chọn các phương án và có sự hỗ trợ của cán bộ: người dân khởi xướng, lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức SVTH: Nguyễn Thị Huê 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính thực hiện, kiểm tra giám sát. Cán bộ đóng vai trò khi người dân cần. + Người dân tự lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, cán bộ hỗ trợ khi cần thiết. Các mức độ tham gia này có thể minh họa phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” với các bước dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. 1.1.5. Đặc điểm sự tham gia người dân vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới Huy động nguồn lực của cộng đồng nó được thể hiện ở các mức độ tham gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau và tùy thuộc vào trình độ nhận thức, văn hoá, điều kiện địa lý của từng vùng miền khác nhau, mức độ tham gia của người dân vào phát triển thôn, xã ở các cấp độ khác nhau. Các mức độ tham gia của người dân có thể được coi như một tiến trình liên tục và chia thành 5 cấp độ khác nhau - Tham gia thụ động: người dân thụ động tham gia vào các hoạt động xây dựng các công trình GTNT, bảo gì làm đấy, không tham dự vào quá trình ra quyết định. - Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: thông qua việc trả lời các câu hỏi điều tra của các nhà nghiên cứu. Người dân không tham dự vào quá trình phân tích và sử dụng thông tin. - Tham gia bởi nghĩa vụ hay bị bắt buộc: thông qua việc đóng góp lao động, tiền hay một số nguồn lực khác. Người dân cho rằng đây là nghĩa vụ họ phải đóng góp. Các hoạt động thường do các tổ chức quần chúng, cán bộ dự án khởi xướng, định hướng và hướng dẫn. - Tham gia bởi định hướng từ bên ngoài: người dân tự nguyện tham gia vào các tổ, nhóm do dự án hoặc các chương trình khởi xướng. Bên ngoài hỗ trợ và người dân tự chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định. - Tự nguyện: người dân tự khởi xướng về việc xác định, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động phát triển không có sự định hướng từ bên ngoài. 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của cộng đồng vào dự án xây dưng giao thông của chương trình nông thôn mới - . Các yếu tố về kinh tế - xã hội SVTH: Nguyễn Thị Huê 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Mạng lưới giao thông nông thôn trong toàn xã phải đảm trách một nhiệm vụ quan trọng là nối liền các vùng, các cụm sản xuất với nhau, với thị trường trong huyện, trong thành phố và với cả nước để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá. Thúc đẩy sự sản xuất và giao lưu giữa các vùng từng bước đưa kinh tế hộ gia đình phát triển, làm cho đời sống nông thôn trên toàn xã thực sự thay đổi đi lên trong mọi lĩnh vực của đời sống. Vì vậy nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhu cầu cơ bản thiết yếu của mọi người, nó trở thành công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo đồng thời góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. * Điều kiện kinh tế Giao thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nó có vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân. Lợi ích mà ngành giao thông mang lại bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dù vậy, song do hạn chế về nguồn lực (vốn, lao động, đất đai…), mức sống của dân cư nông thôn nói chung còn thấp và tổng mức phí mà họ phải đóng cho địa phương còn cao, tỷ lệ các hộ nghèo còn ở mức cao cũng như nhận thức của người dân nông thôn còn chưa cao nên việc xây dựng các con đường giao thông nông thôn cho người dân nông thôn bên cạnh việc hình thành một hệ thống chính sách nhất là chính sách đầu tư của mọi thành phần kinh tế còn cần phải thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả đầu tư, kết hợp với tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng để họ từ chỗ thụ động trông chờ vào nhà nước trở nên tự giác tham gia tích cực vào các chương trình xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt làm đường giao thông nông thôn. Người dân địa phương rất phấn khởi về các dự án làm đường giao thông của huyện và của xã, bởi vì lợi ích to lớn mà đường giao thông sẽ mang lại cho họ. Có nhiều hộ cho rằng cuộc sống sống của gia đình họ được cải thiện nhờ có đường giao thông nông thôn. Sức lao động trong nông thôn được giải phóng và họ không phải gồng gánh trĩu nặng như trước đây nữa. Nhiều người dân đã được chăm sóc sức khoẻ tại trạm y tế của xã nhất là những phụ nữ và trẻ em. Việc đi đến bệnh viện, ra chợ hay đi đến trường học trở nên thuận tiện hơn nhiều, giảm được nhiều thời gian và chí phí. Thị trường cũng như việc SVTH: Nguyễn Thị Huê 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính buôn bán của người dân được cải thiện. * Điều kiện văn hoá, xã hội Hầu hết người dân nông thôn đều cho rằng giao thông nông thôn là rất quan trọng, Với họ, thì việc xây dựng và cải tạo đường xã, thôn, xòm còn quan trọng hơn là cải tạo đường Huyện. Do thu nhập bình quân của họ còn thấp mà các khoản phí đóng góp thì lại cao nhưng chất lượng các con đường thì lại chưa cao, thời gian thi công thì kéo dài và theo thời gian nó xuống cấp nhanh chóng. Các nguồn lực cho việc bảo dưỡng định kỳ tại địa phương lại rất ít. Nên các con đường bị xuống cấp gây bụi bặm và đá văng trúng người khi ô tô, xe máy chạy qua. Người dân muốn có sự ham gia của họ trong các dự án đường ô tô liên xã, liên thôn được tăng lên. Và họ muốn rằng họ là người đầu tiên được hưởng lợi và là những người có liên quan chặt chẽ đến chất lượng và sự bền vững của các con đường giao thông này. Người dân muốn tham gia trực tiếp vào việc thiết kế và giám sát thi công các con đường tại địa phương. Vấn đề cần thiết ở đây là công tác hỗ trợ thông tin, công tác truyền thông phải được đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả để có được kết quả trong vấn đề nhận thức để người dân có thể tham gia tích cực vào việc xây dựng cải tạo đường giao thông nông thôn. Phụ nữ và người nghèo do thiếu kiến thức về kỹ thuật, địa vị thấp và kiến thức hạn chế nên không có tiếng nói và bị hạn chế tham gia vào các chương trình giao thông nông thôn. - Các yếu tố về cơ chế, chính sách, chủ trương của nhà nước * Các yếu tố về cơ chế Đặc thù của các công trình giao thông nông thôn là phân tán và trải rộng trên các địa bàn. Việc thi công xây dựng còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu địa hình và nguồn vốn của địa phương. Bên cạnh đó chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế để cùng với người dân xây dựng các công trình giao thông mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Trong giai xây dựng GTNT theo nông thôn mới cần đẩy mạnh về cơ chế chính sách nhằm thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là huy động nguồn lực của cộng đồng trongxây dựng GTNT nông thôn. Xây dựng cơ chế chính sách phát triển giao thông nông thôn cần quan tâm đến các vấn đề: - Xác định vai trò của giao thông nông thôn đối với công tác giảm đói nghèo và cải SVTH: Nguyễn Thị Huê 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan